Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính

Tóm tắt - Trong những năm gần đây, có rất nhiều phương pháp dạy

học tích cực được áp dụng với mục đích phát huy tối đa tính chủ động

của sinh viên trong quá trình học tập, góp phần vào việc đổi mới phương

pháp dạy học đại học và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

Với bài viết này tác giả mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm vận dụng

phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán

tài chính nhằm tạo ra nhiều hứng thú trong học tập, đồng thời giúp sinh

viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết vào thực tế, có ý thức

tự nghiên cứu, có khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình,.

Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực và học tập hợp tác

không chỉ có ý nghĩa ngay trong quá trình sinh viên học tập ở nhà

trường, mà còn chuẩn bị cho họ những kỹ năng cần thiết phục vụ cho

quá trình công tác, làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính trang 1

Trang 1

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính trang 2

Trang 2

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính trang 3

Trang 3

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính trang 4

Trang 4

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 18420
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính
được dùng trong 
trường hợp tình huống đề cập đến hai quan điểm hoặc giải 
pháp trái ngược nhau cho cùng một vấn đề, ví dụ trường 
hợp có nên hay không ghi nhận một khoản doanh thu. Việc 
tranh luận bảo vệ quan điểm sẽ làm tăng tính chủ động và 
phát triển tư duy của người học, giúp người học hiểu sâu 
và lý giải vấn đề môt cách thông suốt, từ đó đạt được mục 
tiêu của tình huống đề ra trong giảng dạy [5], [7]. 
Ví dụ minh họa một Case Study được áp dụng trong 
giảng dạy môn học Kế toán tài chính: 
Tiết giảng “Kế toán ghi nhận doanh thu đối với giao 
dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình 
dành cho khách hàng truyền thống” 
Nôi dung tình huống: 
Việt Nam Ariline thực hiện chương trình Bông Sen 
Vàng dành cho khách hàng thường xuyên như sau: Trong 
thời hạn 1 năm nếu khách hàng bay đạt 25.000 dặm/1 năm, 
thì khách hàng sẽ được tặng 01 chặng bay khứ hồi Hà Nội 
– Đà Nẵng hoặc 01 đêm sử dụng dịch vụ miễn phí tại Bà 
Nà Hill. Trong năm khách hàng A tích lũy được số dặm là 
76 Nguyễn Linh Giang 
25.100 dặm, do đó khách hàng đủ điều kiện để đổi 01 vé 
máy bay khứ hồi Hà Nội – Đà Nẵng hạng phổ thông và tài 
khoản tích lũy của khách hàng còn dư là 100 dặm sau khi 
nhận vé thưởng [3], [9]. 
Tổng doanh thu cung cấp trong kỳ cho khách hàng A là 
102.888.000 đồng (bằng tiền gửi Ngân hàng). 
Chuyến bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh tương đương 708 dặm. 
Giá vé Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: 
2.997.000đồng/chiều, chưa bao gồm thuế GTGT. 
Giá vé khứ hồi Hà Nội – Đà Nẵng là 5.000.000đồng 
Giá 01 đêm ở Bà Nà Hill là 5.000.000đồng/đêm. 
Hoa hồng đại lý VNA được hưởng trong trường hợp 
Việt Nam Airline làm đại lý cho Bà Nà Hill 25%. 
Giả sử giá vốn là: 3.500.000 đồng trong trường hợp 
Việt Nam Arline không đóng vai trò làm đại lý mà mua đứt 
bán đoạn dịch vụ và cung cấp miễn phí cho khách hàng. 
Hệ thống các câu hỏi: 
1. Cho biết đặc điểm của giao dịch bán hàng hóa, cung 
cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng 
truyền thống trong trường hợp tình huống của Việt 
Nam Airline? 
2. Cho biết nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao 
dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương 
trình dành cho khách hàng truyền thống? 
3. Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cung cấp 
dịch vụ cho khách hàng trong trường hợp của Việt 
Nam Airline này như thế nào? 
4. Trường hợp khách hàng A thực hiện đổi điểm lấy 
vé thưởng dịch vụ bay cho Việt Nam Airline cung 
cấp, kế toán sẽ ghi nhận như thế nào? 
5. Trường hợp khách hàng A thực hiện việc đổi dặm 
lấy 01 đêm sử dụng dịch vụ tại Bà Nà Hill, kế toán 
sẽ ghi nhận như thế nào: 
a. Nếu Việt Nam Airline đóng vai trò là đại lý 
cho Bà Nà Hill? 
b. Nếu Việt Nam Airline không đóng vai trò là 
đại lý cho Bà Nà Hill? 
6. Hãy cho biết kế toán sẽ sử dụng các chứng từ và sổ 
chi tiết và sổ tổng hợp nào để phản ánh nghiệp vụ 
kinh tế trên đối với từng Câu hỏi 4, Câu hỏi 5a, Câu 
hỏi 5b trong trường hợp Việt Nam Airline áp dụng 
hình thức Nhật ký chung và có sử dụng các sổ Nhật 
ký đặc biệt? 
Hướng dẫn tài liệu tham khảo: 
* Tài liệu bắt buộc 
- Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, chủ biên 
TS. Nguyễn Công Phương, Trường Đại học Kinh tế Đà 
Nẵng, NXB Tài Chính, 2010; 
- Bài giảng Kế toán tài chính, Bộ môn Kế toán – Tin 
học, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng 
Công nghệ thông tin Đà Nẵng, 2014; 
- Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, chủ biên 
TS Đặng Thị Hòa - TS Phạm Đức Hiếu, NXB. Giáo dục 
Việt Nam, 2009; 
- Thông tư 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 về 
việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 
* Tài liệu tham khảo 
- Tạp chí Kế toán – Kiểm toán; 
- Tạp chí Tài chính; 
- Các Website: 
webketoan.vn; 
danketoan.com; 
giaiphapexcell.com; 
gdt.gov.vn. 
Tính thực tiễn của tình huống: 
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh áp 
dụng các chương trình bán hàng dành cho khách hàng 
truyền thống, tuy nhiên Chế độ kế toán chưa có sự hướng 
dẫn cụ thể, dẫn đến người làm kế toán ở các doanh nghiệp 
còn rất mơ hồ trong việc ghi nhận doanh thu trong trường 
hợp này. Chỉ đến khi Thông tư 200/TT-BTC ban hành ngày 
22/12/2014 thì khái niệm chương trình dành cho khác hàng 
truyền thống mới được đưa ra lần đầu tiên. Chương trình 
dành cho khách hàng truyền thống khác với các chương 
trình chiết khấu, khuyến mãi, đó là đối với chương trình 
này, khách hàng được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số 
điểm theo quy định sẽ được nhận một lượng hàng hóa, dịch 
vụ miễn phí hoặc được giảm giá chiết khấu. Như vậy, tình 
huống Việt Nam Airline đưa ra thực sự nóng hổi, giúp cho 
người học có thể hình dung về thực tế một cách rõ ràng hơn 
và có thể vận dụng các chế độ chính sách kế toán mới để 
giải quyết vấn đề một cách triệt để [2], [3]. 
Tổ chức giảng dạy: 
Giảng viên giới thiệu tình huống cho lớp học và cung 
cấp các kiến thức cần thiết về mặt lý thuyết liên quan đến 
tình huống đưa ra. Giảng viên cần thiết phải giải thích thật 
chi tiết tình huống để sinh viên hiểu rõ các vấn đề cần giải 
quyết và xác định nhiệm vụ, vai trò của sinh viên khi tham 
gia vào tình huống đó. Sau đó, giảng viên sẽ tiến hành 
giảng dạy Case Study theo phương pháp thảo luận nhóm 
và phản biện. Giảng viên cho sinh viên thảo luận khoảng 
10 -15 phút, tiếp theo các nhóm sinh viên sẽ lên trình bày 
và các nhóm khác phản biện. Trong quá trình phản biện, 
giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, điều hành 
chung và có thể đưa ra các gợi ý để kích thích sinh viên 
tham gia trao đổi sôi nổi và đi đúng trọng tâm của bài giảng. 
Tổ chức lớp học và phân bổ thời gian: 
- Đối với công tác chuẩn bị: Giảng viên đưa ra tình 
huống, hướng dẫn các tài liệu bắt buộc và tài liệu tham 
khảo cho sinh viên trước 02 buổi, để sinh viên làm việc 
theo nhóm thảo luận trước ở nhà, nhằm tiết kiệm thời gian 
trình bày và thảo luận trên lớp, để dành nhiều thời gian cho 
tranh luận và phản biện. 
- Đối với cách thức chia nhóm: Sinh viên được chia theo 
nhóm với sĩ số khoảng 5 - 7 người. Các nhóm được chia trên 
tinh thần tự nguyện kết hợp với phân công của giảng viên từ 
đầu khóa học và không thay đổi trong suốt khóa học. Giảng 
viên hướng dẫn sinh viên cách tổ chức nhóm như: bầu 
trưởng nhóm, tên nhóm, ghi danh sách thành viên, cách 
thống nhất phương án giải quyết vấn đề của nhóm 
- Đối với việc tổ chức thảo luận, báo cáo: Các nhóm lên 
trình bày theo nội dung đã phân công, nhóm tự chọn người 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 77 
đại diện trình bày, thời gian trình bày tối đa là khoảng 5-10 
phút; sau đó nhóm trả lời phản biện của các nhóm còn lại; 
giảng viên cũng có thể hỏi những vấn đề trong nội dung 
trình bày, trên cơ sở đó tạo hứng thú cho sinh viên mạnh 
dạn trình bày ý kiến và để không khí lớp học trở nên sôi 
nổi hơn. Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận nội 
dung và cách thức trả lời, sau đó cử đại diện nhóm trả lời 
hoặc chỉ định từng cá nhân trong nhóm trả lời. 
Qua đó có thể đánh giá được nhóm nào chuẩn bị tốt, 
nhóm nào không. Sau khi nhóm báo cáo trả lời phản biện 
xong, các nhóm khác nếu thấy không thống nhất với cách 
trả lời đó, có thể trình bày cách giải quyết của nhóm mình 
hoặc bổ sung, chất vấn thêm. Cuối cùng, giảng viên là 
người tổng kết lại các vấn đề của mỗi nhóm thảo luận, trên 
cơ sở đó rút ra kết luận về những nội dung lý thuyết mà 
sinh viên cần nắm được. 
Phương pháp đánh giá người học: 
- Đối với đánh giá cá nhân: Thông qua hoạt động thảo 
luận trên lớp giảng viên có cơ sở cho việc cộng điểm 
khuyến khích các cá nhân. Việc đánh giá phải được tiến 
hành công khai, có tham khảo ý kiến của các nhóm khác. 
Bên cạnh đó, giảng viên có thể hỏi bất cứ vấn đề nào đối 
với bất cứ cá nhân nào liên quan đến nhóm thực hiện, để 
đánh giá phân loại cá nhân trong nhóm [7]. 
- Đối với đánh giá nhóm: Thông qua các tiêu thức cho 
điểm trước khi thảo luận đã đề ra, giảng viên tiến hành đánh 
giá công khai cho từng tiêu chí như: trình bày đúng giờ, nội 
dung trình bày dễ hiểu, trả lời các câu hỏi phản biện, tinh 
thần hợp tác và hỗ trợ nhóm có tốt không...[7]. 
4. Đánh giá việc vận dụng phương pháp nghiên cứu 
tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 
4.1. Ưu điểm 
Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống 
trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính mang lại nhiều 
ưu điểm như sau: 
- Giúp nâng cao được tính thực tiễn của môn học Kế 
toán tài chính. Cụ thể, sau khi đã được cung cấp các kiến 
thức lý thuyết, bài tập tình huống sẽ giúp sinh viên có cái 
nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được 
học. Từ đó, thông qua việc xử lý tình huống, sinh viên sẽ 
có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết. 
- Giúp nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú 
của sinh viên trong quá trình học. Khác với việc tiếp thu lý 
thuyết một cách thụ động, khi được giao các bài tập tình 
huống, các nhóm học tập cần chủ động tìm kiếm và phân 
tích các thông tin để đi đến giải pháp cho tình huống. Như 
vậy, để đáp ứng được yêu cầu này, sinh viên phải chủ động 
tư duy, thảo luận và tranh luận trong nhóm hay với giảng 
viên, tìm hiểu thêm về lý thuyết, tài liệu tham khảo để đạt 
đến giải pháp. Chính trong quá trình tư duy, tranh luận, bảo 
vệ và sửa đổi các đề xuất - giải pháp của mình, sinh viên 
đã tham gia vào quá trình nhận thức. Sự tham gia tích cực 
đó góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo 
của sinh viên. Đây chính là lúc quá trình dạy và học tập 
trung vào học phương pháp học, phương pháp tiếp cận, 
phân tích và tìm giải pháp chứ không chỉ giới hạn ở việc 
học các nội dung cụ thể. 
- Giúp sinh viên được rèn luyên và nâng cao kỹ năng 
làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ 
năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. 
Để giải quyết tình huống, sinh viên được yêu cầu làm việc 
trong nhóm từ 5 - 7 thành viên. Cả nhóm cùng phân tích và 
thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp 
của mình cho cả lớp. Lúc này sinh viên tiếp thu được kinh 
nghiệm làm việc theo nhóm, chia sẻ kiến thức, thông tin để 
cùng đạt đến mục tiêu chung. Các kỹ năng như trình bày, 
bảo vệ và phản biện ý kiến cũng được hình thành trong bối 
cảnh này. Sinh viên cũng học được cách tôn trọng và lắng 
nghe ý kiến của người khác để làm cho vốn kiến thức của 
mình phong phú hơn. 
- Trong vai trò là người dẫn dắt, giảng viên cũng sẽ tiếp 
thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn hay 
giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài 
giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. Đây 
cũng là một kênh quan trọng để giảng viên thu thập kinh 
nghiệm từ người học. 
- Các tình huống tốt sẽ có tính chất liên kết lý thuyết rất 
cao. Để giải quyết một tình huống một cách tốt nhất, sinh 
viên phải vận dụng và điều chỉnh nhiều kiến thức lý luận 
khác nhau, đây chính là lúc các lý thuyết rời rạc của một 
môn học được nối lại thành bức tranh tổng thể. Như vậy, ở 
mức độ ứng dụng cao hơn, sinh viên không chỉ vận dụng 
kiến thức của một môn học, mà trong nhiều trường hợp 
phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. 
4.2. Hạn chế 
Bên cạnh các ưu điểm đạt được thì việc vận dụng 
phương pháp nghiên cứu tình huống vào giảng dạy môn 
học Kế toán tài chính còn bộc lộ một số hạn chế: 
- Phương pháp nghiên cứu tình huống khó có thể giúp 
giảng viên chuyển tải đầy đủ những kiến thức cơ bản, thiết 
yếu về bài học. Vì vậy, nó cần được phối hợp với các 
phương pháp khác, ví dụ phương pháp thuyết giảng, 
phương pháp phân tích và phương pháp dạy học dựa trên 
vấn đề. 
- Với các lớp đông, sẽ rất khó để mọi sinh viên đều có 
cơ hội phát biểu hoặc tham gia đầy đủ các hoạt động học 
tập, đồng thời giảng viên sẽ gặp khó khăn trong việc tổ 
chức lớp học theo phương pháp này. Việc phân chia theo 
khu vực và sinh viên ngồi theo nhóm với nhau là một biện 
pháp hữu hiệu, ngoài ra giảng viên phải làm việc tích cực 
hơn, di chuyển nhiều hơn trong lớp học. 
- Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi có nhiều thời 
gian, trong khi theo học chế tín chỉ thì thời lượng dành cho 
các môn học nhìn chung bị giảm bớt. Điều này đòi hỏi sinh 
viên phải dành thêm thời gian tự học để chuẩn bị trước 
những yêu cầu do giảng viên đặt ra. Việc giảng viên tư vấn 
cho sinh viên cách tự đọc tài liệu, tự tìm tài liệu tham khảo 
và cách thức làm việc nhóm sẽ giúp sinh viên học tập hiệu 
quả hơn, quản lý thời gian tốt hơn. 
- Để xây dựng được những tình huống có hiệu quả cao, 
giảng viên cần đầu tư nhiều thời gian để tiếp cận các nguồn 
thông tin khác nhau từ thực tiễn cuộc sống và lĩnh vực nghề 
nghiệp có liên quan. Chịu khó cập nhật thông tin trên các 
phương tiện thông tin đại chúng, các trang web chuyên 
ngành và tham khảo các chương trình truyền hình về các 
78 Nguyễn Linh Giang 
vấn đề liên quan đến kinh tế tài chính là rất quan trọng. 
5. Kết luận 
Tóm lại, việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu 
và giải quyết sẽ tạo nhiều hứng thú trong học tập, giúp sinh 
viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết vào thực 
tế, đồng thời tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy 
được những lợi ích của làm việc nhóm, giúp định hướng 
học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các 
phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ 
có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường, mà 
còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho quá 
trình công tác, làm việc sau khi ra trường. 
Hơn thế nữa, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu 
tình huống vào giảng dạy môn học Kế toán tài chính giúp 
cho bài giảng phong phú thông tin hơn, hỗ trợ cho việc vận 
dụng các kiến thức đã học vào tình huống cụ thể trong thực 
tiễn, giúp bài giảng có chất lượng tốt hơn nhằm góp phần 
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Boehrer, J. (1995), How to teach a case, Kennedy School of 
Government Case Programme. 
[2] Bộ tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp - Hệ thống tài 
khoản kế toán – Quyển 1, NXB Tài chính, Hà Nội. 
[3] Bộ tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp – Báo cáo tài 
chính doanh nghiệp độc lập báo cáo tài chính hợp nhất chứng từ và 
sổ kế toán ví dụ thực hành – Quyển 2, NXB Tài chính, Hà Nội. 
[4] Conant, James B. (1949), The growth of the experimental sciences: 
An experiment in general education. New Haven, CT: Yale 
University Press. 
[5] Christensen, C. Roland & Abby J. Hansen (1986), Teaching and the 
case method. Boston: Havard Business School Publishing Division. 
[6] Harvard business School (1989), Learning by the Case Method in 
Marketing. 
[7] Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh 
(2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, 
NXB GD, Hà Nội. 
[8] TS. Nguyễn Công Phương (2010), Giáo trình kế toán tài chính 
doanh nghiệp, NXB Tài chính. 
[9] Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam: 
(BBT nhận bài: 01/08/2015, phản biện xong: 02/11/2015) 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_phuong_phap_nghien_cuu_tinh_huong_trong_giang_day_m.pdf