Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập

TÓM TẮT

Kiến thức chuyên môn của mỗi cá nhân chỉ có thể nâng cao và trở thành kỹ

năng, kỹ xảo nhờ quá trình thực hành, luyện tập trong môi trường thực tiễn. Càng có

nhiều trải nghiệm, người học càng có nhiều cơ hội rèn luyện và hoàn thiện các kỹ

năng của bản thân. Học tập trải nghiệm là một mô hình học tập hướng đến việc trao

cho người học môi trường để có những trải nghiệm thực tế thông qua việc thực hành

và hoạt động liên tục với đa dạng đối tượng, tình huống. Trong phạm vi bài tham luận,

tác giả giới thiệu một số đặc điểm chính của mô hình dạy học này cũng như cách thức

vận dụng trong hoạt động giảng dạy cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự.

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 1

Trang 1

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 2

Trang 2

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 3

Trang 3

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 4

Trang 4

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 5

Trang 5

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 6

Trang 6

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 7

Trang 7

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 8

Trang 8

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5581
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập
nh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của “kiến 
thức” tiếp thu được qua hành động với đối tượng. Kolb đưa ra 6 đặc điểm chính của 
quá trình học từ trải nghiệm, gồm: 
+ Việc học tốt nhất cần chú trọng đến quá trình chứ không phải kết quả; 
+ Học là một quá trình liên tục trên nền tảng kinh nghiệm; 
+ Học tập đòi hỏi việc giải quyết xung đột giữa mô hình lí thuyết với cuộc sống 
thực tiễn; 
+ Học tập là một quá trình toàn diện về thích ứng với cuộc sống thực tiễn; 
+ Học tập là sự kết nối giữa con người với môi trường; 
+ Học tập là quá trình kiến tạo ra tri thức, nó là kết quả của sự chuyển hóa giữa 
kiến thức xã hội và kiến thức cá nhân [2]. 
Như vậy trong giảng dạy các học phần chuyên ngành Quản trị nhân sự, để có thể 
chuyển những kiến thức chuyên môn đã học hình thành kỹ năng cho người học là một 
quá trình đòi hỏi người giảng viên phải liên tục tạo ra môi trường để sinh viên vận 
dụng những lý thuyết cơ bản và tìm ra cách xử lý phù hợp với hoàn cảnh cũng như tính 
chất của tình huống. Quá trình này không chỉ diễn ra trong môi trường giả định tại lớp 
95 
học, mà cần được duy trì trong các hoạt động bên ngoài của người học. Có như vậy, 
kiến thức từ bên ngoài mới trở thành tri thức của riêng người học và là nền tảng vững 
chắc của những kỹ năng phù hợp. 
2.1.2. Chu trình học tập trãi nghiệm 
Kolb đưa ra mô hình về chu trình HTTN gồm các bước như sau: 
Hình 1. Chu trình HTTN [2] 
Bước 1: Kinh nghiệm rời rạc (Concrete Experience - CE). Ở giai đoạn này, 
người học đã có một số kinh nghiệm nhất định nhờ vào các hoạt động trước đây như 
nghe giảng, tự tìm hiểu, đọc sách hay xem các chương trình liên quan. Đây chính là 
“nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Tuy vậy, kinh nghiệm quan 
trọng nhất là những kinh nghiệm mà các giác quan của con người có thể cảm nhận rõ 
ràng được. Thông thường, người học dạng “hời hợt” thường chỉ dừng lại ở các kinh 
nghiệm đó, ghi chép lại và tái hiện nguyên bản trong kì thi và kết thúc việc học. Trong 
HTTN, theo Kolb, đó mới chỉ là sự khởi đầu. Có thể xem đây là những kiến thức bên 
ngoài – “thô” - mới được tiếp nhận, chưa được xử lý và thẩm thấu. 
Bước 2: Quan sát có suy tưởng/phản ánh (Reflective Observation - RO). 
Trong bước này, người học cần phân tích, đánh giá các sự kiện và kinh nghiệm đã có. 
Sự đánh giá này mang yếu tố “phản ánh” (so sánh những điều tiếp nhận với hiểu biết 
đã có, tự lượng giá những điều phù hợp và phản biện những điều chưa đồng tình...) 
Nhờ quá trình này, người học tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm phù hợp. 
Bước 3: “Khái niệm hóa” (Abstract Conceptualization - AC). Sau 
khi có được quan sát chi tiết cùng với suy ngẫm, đánh giá sâu sắc, người học tiến hành 
khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ kinh nghiệm người học có các khái 
niệm, “lí thuyết mới”. Đây chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển 
đổi thành “tri thức”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ. Không có 
96 
bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được chuyển hóa thành những tri thức hữu ích 
mà chỉ là các trải nghiệm rời rạc có được trong tiến trình học tập hay thực hành. 
Bước 4: Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation - AE). Ở giai đoạn 
trước, người học đã có những khái niệm được đúc kết từ quan sát với các lập luận và 
đánh giá được liên kết chặt chẽ. Các kết luận này cần phải đưa vào thực tiễn để kiểm 
nghiệm tính đúng đắn và phù hợp. Việc này đóng vai trò quan trọng trong quá trình 
hình thành nên tri thức thực. Theo Kolb, chân lí cần được lĩnh hội, hoặc kiểm chứng 
được. Đây là bước cuối cùng để người học xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ 
những bước trước. [2] 
Điểm cốt lõi trong lí thuyết HTTN của Kolb là người học cần thiết phải có sự 
phản ánh (reflect), tức là sự đánh giá, phản biện những gì được tiếp nhận, hướng đến 
các kinh nghiệm của mình, phân tích, khái quát hóa và công thức hóa chúng thành các 
khái niệm; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế... Từ 
đó, lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập 
tiếp theo, cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra. Nói cách khác, HTTN là sự 
hình thành các kinh nghiệm mới bằng sự tương tác giữa kinh nghiệm đã có với những 
hiểu biết rời rạc thu được hiện tại, nhờ sự phản ánh của chủ thể trong hành động, theo 
một chu trình khép kín. Những kiến thức thu nhận trở nên rõ ràng, sống động trong 
hoạt động thực hành khi vận dụng vào kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG GIẢNG 
DẠY CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 
3.1. Các bước thiết kế hoạt động 
Bước 1: Tổ chức cho sinh viên tham gia các trải nghiệm cụ thể. Ở bước này, cần 
tổ chức cho sinh viên tham gia vào hoạt động cụ thể/tình huống cụ thể nhằm khai thác 
những kinh nghiệm đã có của sinh viên, kết nối với tình huống mới. Tình huống/hoạt 
động trải nghiệm được lựa chọn và thiết kế sao cho sinh viên phải sử dụng, khai thác 
và kết nối được kinh nghiệm cũ với bối cảnh mới, khơi dậy sự quan tâm của sinh viên. 
Sinh viên được tham gia tích cực, chủ động, tự chịu trách nhiệm với các hành động của 
mình. Tùy thuộc từng học phần mà giảng viên có thể lựa chọn các hình thức trải 
nghiệm cho sinh viên như xem phim, clip phóng sự hay tình huống mô phỏng. Hoặc 
đó có thể chính là những tình huống mà sinh viên trải qua hay chứng kiến việc diễn ra 
xung quanh bản thân. 
Bước 2: Tổ chức phân tích/xử lí trải nghiệm. Tùy theo nội dung từng học phần, 
việc tổ chức phân tích/xử lí trải nghiệm có thể diễn ra theo các cách sau: sinh viên tìm 
hiểu bản chất hoạt động, tình huống mà họ vừa tham gia; Quan sát, xem xét, suy ngẫm, 
97 
chiêm nghiệm về những hoạt động, hiện tượng đã trải qua; Đưa ra các dự đoán cái gì 
đã diễn ra và cái gì sẽ diễn ra trong tình huống tương tự; Tìm hiểu, thử nghiệm cách 
thức tiến hành hoạt động, tìm ra nguyên lí của hoạt động; Liên hệ với những kinh 
nghiệm đã có... Nhìn chung, đây là giai đoạn sinh viên trực tiếp tham gia vào hoạt 
động, quan sát, thường xuyên đặt câu hỏi và tìm phương án trả lời. 
Bước 3: Tổng quát/khái quát hóa. Yêu cầu sinh viên miêu tả những điều đã trải 
nghiệm, phân tích những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân; từ đó khái quát 
hóa, đúc kết thành kiến thức của riêng mình. Kết quả bước này sẽ giúp sinh viên hình 
thành những kinh nghiệm mới dưới dạng kiến thức mới, kĩ năng mới, thái độ mới và 
giá trị mới dưới các hình thức khác nhau: chia sẻ bằng lời, bài viết ngắn, bài luận, bài 
thu hoạch... Những kinh nghiệm mới của sinh viên được thể hiện rất phong phú, đa 
dạng qua các sản phẩm, hoạt động khác nhau: những chia sẻ ngắn gọn bằng lời, bài 
viết ngắn, bài luận, bài thu hoạch, bài thuyết trình, sản phẩm học tập môn học (tranh 
vẽ, kết quả khảo sát, một nghiên cứu khoa học...). 
Bước 4: Ứng dụng/thử nghiệm tích cực. Bước này yêu cầu sinh viên nêu cách 
thức áp dụng những điều vừa mới học vào thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc trong 
cuộc sống, thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống học tập mới. 
Giảng viên gợi mở những cơ hội để sinh viên có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều 
đã học được với những người khác, chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Ở bước này, 
giảng viên có thể đánh giá kỹ năng của sinh viên thông qua mức độ vận dụng những tri 
thức đã có. Hoạt động thực hành để đánh giá cần đa dạng nhưng phù hợp với những 
môi trường hoạt động hiện tại hoặc trong tương lai của sinh viên. 
Các bước thiết kế và tổ chức hoạt động nêu trên là những gợi ý có tính chất định 
hướng, không phải là quy trình cứng nhắc. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải 
nghiệm trong các môn học cần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với sinh viên nội dung học 
tập, điều kiện của nhà trường. Quan trọng nhất là phải đảm bảo các điểm trọng tâm của 
HTTN: 1) Trải nghiệm cụ thể: đảm bảo có sự kết nối giữa kinh nghiệm cũ và kinh 
nghiệm mới; 2) Phản hồi kinh nghiệm: qua hoạt động, sinh viên phải được quan sát, 
suy ngẫm, phân tích, liên hệ, suy luận, chiêm nghiệm; 3) Khái quát hóa thành kiến 
thức mới của bản thân; 4) Vận dụng trong bối cảnh mới. [2] 
3.2. Những yêu cầu khi thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm 
HTTN xảy ra/xuất hiện khi những trải nghiệm được lựa chọn cẩn thận và được 
hỗ trợ bởi sự phản ánh, phân tích mang tính chất phản biện và tổng hợp. Những trải 
nghiệm được thiết kế để yêu cầu người học trở thành người khởi xướng, đưa ra quyết 
định và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được. Xuyên suốt quá trình HTTN, người học 
98 
thực sự được thu hút vào việc đặt câu hỏi, điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, ham học 
hỏi, hiểu biết, giải quyết vấn đề, nhận trách nhiệm, trở nên sáng tạo hơn... 
Các mối quan hệ, tương tác được phát triển và nuôi dưỡng, như: sinh viên - sinh 
viên; sinh viên – giảng viên; sinh viên – cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức. Giảng viên và 
sinh viên sẽ có khả năng được trải nghiệm những thành công, thất bại, khám phá và 
chấp nhận rủi ro. Những cơ hội được tạo ra sẽ giúp sinh viên và những người hướng 
dẫn khám phá, thử nghiệm giá trị riêng của bản thân họ. 
Vai trò của người dạy trong HTTN là một quá trình hàm chứa nhiều mối liên hệ 
phức tạp, gồm sự cân bằng chú ý của người học đối với vấn đề chuyên môn (subject 
matter), vừa cân bằng được khả năng phản tỉnh về ý nghĩa sâu xa của các quan niệm 
(ideas) với kỹ năng áp dụng chúng. Angela Passarelli và Garima Sharma, trường đại 
học Case Western Reserve University đã nghiên cứu ra một mô hình 4 chức năng mà 
một nhà giáo dục cần thực hiện, đó là: Người hỗ trợ (facilitator), Chuyên gia môn học 
(subject expert), Người thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn (standard-setter/evaluator), 
Người huấn luyện viên (coach). [3]. Các vai trò này thay đổi linh hoạt theo từng bước 
trong chu trình HTTN hay từng giai đoạn thực hiện hoạt động trải nghiệm của người 
học. 
99 
3.3. Vận dụng mô hình HTTN trong giảng dạy chuyên ngành Quản trị 
nhân sự 
Một trong những môi trường hoạt động và làm việc của sinh viên sau khi tốt 
nghiệp chính là môi trường công sở. Mô hình HTTN giúp sinh viên có những trải 
nghiệm sát thực tế và đa dạng của các tình huống trong môi trường doanh nghiệp – cơ 
sở để hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử phù hợp đồng thời có thể đáp ứng yêu 
cầu công việc ngay khi tốt nghiệp.. 
1) Trải nghiệm cụ thể: giảng viên có thể chiếu video clip, trích đoạn phim có 
liên quan nội dung kỹ năng thực hành hoặc yêu cầu sinh viên đóng tình huống với cách 
xử lý theo kinh nghiệm cá nhân. 
2) Phản hồi kinh nghiệm: sinh viên phải được quan sát, suy ngẫm, phân tích các 
vấn đề liên quan kỹ năng/chuyên môn/nghiệp vụ được thể hiện trong video clip, đoạn 
phim theo gợi ý, hướng dẫn của giảng viên. Các câu trả lời dựa trên kiến thức, kinh 
nghiệm hiện có của sinh viên. Có thể tiến hành theo nhóm và trình bày trước lớp để tập 
hợp được đa dạng ý kiến cũng như các quan điểm của sinh viên 
3) Khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân: sinh viên đưa ra ý kiến 
phản biện các giải pháp khác cũng như lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Giảng viên 
theo dõi và đưa ra nhận xét, đánh giá. Sinh viên lắng nghe các ý kiến, liên hệ với hoàn 
cảnh, tình huống và đặc điểm riêng của bản thân để rút ra bài học phù hợp với chính 
mình. 
4) Vận dụng trong bối cảnh mới: giảng viên đưa ra các yêu cầu về bài tập thực 
hành, tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng các tri thức vừa đúc kết. Yêu cầu đó có thể 
là các tình huống giả định và sinh viên phải xử lý tại lớp hoặc có thể là các hoạt động 
thực hiện bên ngoài với những đối tượng cụ thể. Các hoạt động thực tế bên ngoài này 
thường tiến hành theo nhóm, sinh viên quay phim và báo cáo về quá trình cũng như 
kết quả thực hiện tại lớp để giảng viên đánh giá. 
Trong quá trình xây dựng các hoạt động trải nghiệm, để tránh rơi vào lối mòn, 
giảng viên có thể xây dựng các tình huống mở. Tình huống ở đây có thể chỉ là gợi ý về 
chủ đề, còn nội dung chi tiết với các diễn biến cụ thể sẽ do sinh viên xây dựng dựa trên 
kinh nghiệm của mình. Cách thức này làm cho các hoạt động vừa đảm bảo yêu cầu 
thống nhất chương trình giảng dạy ở các lớp, vừa tạo ra sự phong phú, đa dạng trong 
các tình huống thực hành. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, tình huống sát thực tế, 
giảng viên cần kiểm tra, hỗ trợ trong quá trình xây dựng tình huống của sinh viên để có 
sự điều chỉnh kịp thời. Nếu hoạt động diễn ra bên ngoài lớp học, giảng viên cần xác 
định các yêu cầu, mục tiêu cụ thể để sinh viên có thể xây dựng một kế hoạch đầy đủ, 
100 
khả thi cho việc thực hiện. Thông qua cách xử lý tình huống của sinh viên, giảng viên 
đưa ra những nhận xét, đánh giá để sinh viên nhận thấy những ưu điểm cũng như các 
vấn đề chưa xử lý tốt để tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh của 
mình. Để hoạt động hiệu quả, giảng viên cần theo dõi sát hoạt động của sinh viên, nắm 
bắt đầy đủ diễn biến của tình huống, nhanh chóng đưa ra các nhận xét, đánh giá và 
cách xử lý có khi nằm ngoài kế hoạch giảng dạy đã được chuẩn bị. 
Tương tự, mô hình HTTN có thể sử dụng trong việc giảng dạy các học phần 
chuyên ngành quản trị nhân sự,Việc thực hiện mô hình này đòi hỏi người dạy phải 
dành nhiều thời gian thiết kế, lên kế hoạch chi tiết cũng như giám sát liên tục hoạt 
động của người học để có những hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, việc được trải nghiệm 
thực tế các tình huống, hoạt động liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, công việc của 
người học sẽ là động lực gia tăng tính tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình 
thực hiện. Qua đó, sinh viên sẽ đúc kết những kinh nghiệm hữu ích, hiểu biết về khả 
năng của mình cũng như tìm ra cách thức phù hợp để hoàn thiện kỹ năng của bản thân. 
4. KẾT LUẬN 
Đào tạo Quản trị nhân sự có mục tiêu trọng tâm là hình thành kiến thức và kỹ 
năng chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên vì vậy không thể thiếu môi trường phù hợp 
cho người học thực hành. Mặc dù có một số hạn chế nhưng mô hình HTTN là mô hình 
giảng dạy lấy người học làm trung tâm, hướng đến việc tạo điều kiện cho người học có 
cơ hội vận dụng những kiến thức vào các tình huống thực tiễn. Do đó, có thể sử dụng 
mô hình HTTN vào việc giảng dạy hầu hết các học phần chuyên ngành Quản trị nhân 
sự để tăng cường cơ hội vận dụng kiến thức, hình thành và hoàn thiện kỹ năng cho 
sinh viên. Trong quá trình thực hiện, tùy từng học phần cụ thể cũng như mục tiêu thực 
hiện, giảng viên có thể bắt đầu từ các bước khác nhau nhưng cần đảm bảo sinh viên có 
được đầy đủ hiểu biết nền tảng và mở rộng cơ hội trải nghiệm để kiểm chứng lý 
thuyết, đúc kết nên kinh nghiệm mới cho bản thân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Cúc (2017). Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở giáo 
dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Học viện Chính trị khu 
vực I, Báo điện tử baomoi.com, ngày 27/8/2017 
day 
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn 
101 
https://www.simplypsychology.org/learning-kolb.html 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_mo_hinh_hoc_tap_trai_nghiem_cho_sinh_vien_nganh_qua.pdf