Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát

Từ vựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ. Theo

Wilkins (1972), nếu người học không học ngữ pháp thì họ chỉ có thể truyền đạt được rất

ít ý tưởng của mình. Nhưng nếu họ không có vốn từ vựng nhất định, họ hoàn toàn không

thể diễn tả được điều gì trong giao tiếp. Như vậy, từ vựng là công cụ giúp người học có

thể tiến hành giao tiếp thành công. Ngoài ra, từ vựng là nền tảng để phát triển các kỹ

năng ngôn ngữ khác như: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết. Với mong muốn giúp giảng

viên và sinh viên khắc phục khó khăn trong quá trình dạy và học tiếng Anh chuyên

ngành khi tiếp cận hệ thống các từ và thuật ngữ nghiệp vụ, trong phạm vi bài viết này,

tác giả muốn vận dụng nghiên cứu “Cấu tạo từ phái sinh tiếng Anh xét từ góc độ

phương thức cấu tạo” để khảo sát phương thức cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ thống từ

trong các giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành đang giảng dạy tại trường Đại học Cảnh

sát Nhân dân. Trên cơ sở đó, giảng viên và sinh viên dễ dàng suy đoán, nắm bắt nhanh

nhất ngữ nghĩa của hệ thống từ tiếng Anh chuyên ngành. Xa hơn nữa, trên cơ sở khoa

học về từ phái sinh, người dạy và người học còn có thể tạo ra lớp từ mới để sử dụng

trong quá trình dạy và học.

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 1

Trang 1

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 2

Trang 2

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 3

Trang 3

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 4

Trang 4

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 5

Trang 5

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 6

Trang 6

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 7

Trang 7

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 8

Trang 8

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 9

Trang 9

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát

Vận dụng đặc điểm về phương thức cấu tạo của từ phái sinh trong tiếng Anh để củng cố nguồn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Cảnh sát
ấy) 
irrelevant (không có liên quan) 
irressistible (không thể cưỡng lại) 
3.3. Ngữ nghĩa của từ phái sinh có hình vị phái sinh 
3.3.1. Tạo nghĩa từ lớp từ phái sinh 
Trong hệ thống thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát có các phụ tố có khả 
năng tạo từ mới, làm thay đổi chức năng ngữ pháp và cộng thêm nét nghĩa mới cho 
thuật ngữ. 
– Các hình vị hậu tố và có khả năng tạo từ mới, làm thay đổi chức năng ngữ pháp 
và cộng thêm nét nghĩa mới cho thuật ngữ như: 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021 
 109 
Thuật ngữ Thuật ngữ mới 
rob (cướp) robber (kẻ cướp) 
devorce (ly dị) divorcee (người đã ly dị) 
investigate (điều tra) investigator (điều tra viên) 
arson (đốt nhà) arsonist (kẻ đốt nhà) 
punish (trừng phạt) punishment (sự trừng phạt) 
examine (giám định) examination (sự giám định) 
guilt (lỗi) guilty (có lỗi) 
legal (hợp pháp) legalize (hợp pháp hóa) 
personal (cá nhân) personalize (cá nhân hóa) 
– Các hình vị tiền tố có khả năng cộng thêm nét nghĩa mới cho thuật ngữ như: 
Thuật ngữ Thuật ngữ mới 
trafficking (buôn lậu) anti-trafficking (chống buôn lậu) 
form (cải tạo) reform (cải tạo lại) 
obey (tuân lệnh) disobey (không tuân lệnh) 
arrest (bắt) post arrest (sau khi bắt) 
law (luật pháp) outlaw (ngoài vòng pháp luật) 
appear (xuất hiện) disappear (biến mất) 
force (thúc ép) enforce (bắt buộc tuân theo) 
create (hình thành) recreate (tái tạo) 
3.3.2. Tạo nghĩa từ lớp từ ghép 
– Tạo nghĩa từ lớp từ ghép đẳng lập 
Trong từ ghép đẳng lập, quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố là bình đẳng nhưng 
quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố chưa hẳn có giá trị ngang nhau trong mọi trường 
hợp. Dựa vào quan điểm về mức độ “từ hóa” của từ ghép đẳng lập (Lê, 2003), từ ghép 
đẳng lập được chia làm hai loại: loại mang ý nghĩa thành ngữ (mức độ từ hóa cao) và 
loại không mang ý nghĩa thành ngữ (mức độ từ hóa thấp). 
Từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa thành ngữ: Là nhóm từ ghép đẳng lập có mức độ 
từ hóa cao, nghĩa của từ ghép chỉ có thể suy diễn một phần từ một thành tố (ý nghĩa 
thành ngữ không hoàn toàn) trong thuật ngữ “cut – throat”; tuy ý nghĩa của từ “ cut ”và 
“throat” có ít nhiều gợi nên nghĩa của hành động “cắt” và “cổ” nhưng không đưa đến 
nghĩa của thuật ngữ là “kẻ giết người”. Hay nghĩa của thuật ngữ hoàn toàn không thể 
suy diễn được từ nghĩa của các thành tố cấu tạo (ý nghĩa thành ngữ hoàn toàn) trong 
thuật ngữ “blackmail” (tội tống tiền), nghĩa của thuật ngữ này không được giải thích từ 
các từ “black” là “đen” và “mail” là “thư”. 
Từ ghép đẳng lập không mang ý nghĩa thành ngữ: Tùy theo ranh giới ngữ nghĩa 
giữa các thành tố, mà chúng có thể “liên kết” hay “hòa kết” với nhau. Các thành tố 
trong thuật ngữ liên kết với nhau tạo ra nghĩa thuật ngữ trong các thuật ngữ: crime scene 
(hiện trường vụ án), bloodstain (dấu máu), hay police dog (chó nghiệp vụ). 
– Tạo nghĩa từ lớp từ ghép chính phụ 
Loại từ ghép này được dùng phổ biến trong thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát tiếng 
Anh. Yếu tố phụ làm rõ nghĩa hay hạn định tính chất cho yếu tố chính. Chẳng hạn dùng 
 110 
thuật ngữ “law” (luật) với tư cách là từ đơn dùng để chỉ khái niệm, nghĩa của thuật ngữ 
này rất rộng để nói về “hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm 
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các 
quan hệ xã hội” (Lê Minh Tâm, 2005). 
Nhưng khi thuật ngữ “law” trở thành thành tố chính trong thuật ngữ “ traffic law” 
(luật giao thông) thì nghĩa của thuật ngữ được hạn định lại trong một phạm vi khoa học 
nhất định, có khả năng biểu thị khái niệm khoa học một cách ổn định và chính xác (Luật 
giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh 
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động chấp hành và 
điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực đảm 
bảo trật tự an toàn giao thông) (Đỗ Đình Hòa, 2002). 
Thuật ngữ “birthmark” không được tạo nghĩa từ nghĩa đen của từ “birth”(sinh ra) 
kết hợp với nghĩa“mark”(dấu) mà nghĩa của thuật ngữ “birthmark” phải được kết hợp 
của những đơn vị có cấu trúc chặt chẽ và mang tính thành ngữ về mặt ngữ nghĩa có 
chức năng định danh một hiện tượng khoa học trong lĩnh vực chuyên môn, một đặc 
điểm dùng để nhận dạng người trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hình sự như vậy thuật 
ngữ “birthmark” phải mang nghĩa là “vết chàm”. 
Tuy nằm trong cùng một loại hệ thống từ, nhưng mỗi thuật ngữ có nét đặc trưng riêng 
dùng để khu biệt khái niệm khoa học này với khái niệm khoa học khác, chẳng hạn: 
– Thuật ngữ “police force - the police organization in a particular area” một tổ 
chức công an ở nơi nào đó và khi chuyển dịch sang tiếng Việt là “lực lượng cảnh sát”. 
– Thuật ngữ “police woman - a woman who is a member of a police force”, một 
phụ nữ thành viên của lực lượng cảnh sát, nên khi chuyển dịch sang tiếng Việt là “nữ 
cảnh sát”. 
Tương tự như vậy với các thuật ngữ: 
– Child abuse (tội lạm dụng trẻ em), nhưng drug abuse (tội lạm dụng ma túy) 
– Biological examination (giám định sinh học) nhưng biological traces (dấu vết 
sinh học). 
Các thành tố phụ trong từ ghép đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo rõ 
bản chất của hoạt động, của công việc hay lĩnh vực hoạt động cụ thể của thành tố chính, 
do đó khi chuyển dịch sang tiếng Việt chúng ta phải chú ý đến ý nghĩa biểu niệm của 
thuật ngữ như thuật ngữ “police car” chúng ta không dịch nghĩa của hai thành tố 
POLICE + CAR (cảnh sát + xe hơi = xe hơi của cảnh sát) mà phải dịch là (xe chuyên 
dụng); hay thuật ngữ “police dog” dịch là (chó nghiệp vụ). 
– Tạo nghĩa từ cụm từ 
Khác với thuật ngữ là từ, thuật ngữ là cụm từ có cấu trúc phức tạp hơn, chúng có 
thể là cụm gồm hai thành tố reconnaissance tactics (chiến thuật trinh sát), ba thành tố 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021 
 111 
police professional prevention (phòng ngừa nghiệp vụ) hay cụm gồm nhiều thành tố. 
Thuật ngữ là cụm từ có thể là cụm danh từ, cụm động, hay cụm trạng. 
Khi nói đến thuật ngữ là cụm từ, tức là nói đến mối quan hệ chính phụ giữa các 
thành tố, nói đến thành tố trung tâm và các thành tố phụ trước, phụ sau. Thành tố trung 
tâm mang nội dung nghĩa cơ bản, dùng để gọi tên khái niệm, các hiện tượng, sự việc, và 
những thành tố phụ làm nhiệm vụ giải thích, tăng nghĩa cho thành tố chính làm cho 
nghĩa của thuật ngữ chi tiết hơn, cụ thể hơn và có tính khu biệt rõ ràng. Ví dụ: theft (tội 
trộm cắp) nói chung, nhưng motor vehicle theft (tội trộm cắp tài sản) hay murder (tội 
giết người), murder of women (tội giết phụ nữ) và murder of women who are known by 
offender to be pregnant (tội giết phụ nữ mà biết là người phụ nữ có thai). 
Ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có hiện tượng vay mượn từ để mở rộng và làm 
giàu vốn từ vựng của mình. Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ như thế, sau khi khảo sát 
200 thuật ngữ chuyên ngành, có một điều rất đáng chú ý là các thuật ngữ chuyên ngành 
cảnh sát chủ yếu là các từ vay mượn từ các nguồn ngoại lai như La tinh, Pháp và Hy 
Lạp đặc biệt là La tinh và Hi Lạp. Đây cũng là một lợi thế rất lớn của hệ thuật ngữ 
chuyên ngành cảnh sát tiếng Anh. Việc bắt nguồn từ hai ngôn ngữ La tinh và Hy Lạp 
giúp cho các thuật ngữ này có tính hệ thống và phổ biến cao cả về hình thức lẫn nội 
dung khái niệm. 
Theo quan sát của chúng tôi, năng lực hoạt động tạo từ mới của các phụ tố trong 
tiếng Anh là rất lớn. Các phụ tố có khả năng sản sinh mạnh, đặc biệt là các phụ tố có 
nguồn gốc ngoại lai. 
Ví dụ: 
Từ tiền tố anti – có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp có thể sản sinh ra một loạt thuật ngữ 
mang nghĩa “chống” như: antiburglar (chống trộm cắp), anti – terrorism (chống khủng bố), 
anti – trafficking (chống buôn lậu), antibody (chất kháng thể), anti – bomb (chống ném 
bom), antibusiness (chống lại giới kinh doanh), anticapitalist (người chống chủ nghĩa tư 
bản), anticigarette (chống thuốc lá) hay anti – government (phản đối chính phủ) 
Ví dụ: 
Từ hậu tố – cide của tiếng La tinh có thể sản sinh ra rất nhiều thuật ngữ mang 
nghĩa “giết” hay “ hành vi giết ” như: filicide (hành vi giết trẻ con), fratricide (tội giết 
người – nạn nhân là anh/em trai), homicide (tội giết người), infanticide (tội giết con 
mới đẻ), matricide (tội giết người – mà nạn nhân là mẹ của người đó), parricide (tội giết 
người – mà nạn nhân là cha của người đó), sororicide (tội giết người – nạn nhân là 
chị/em gái), suicide (tự tử), uxoricide (tội giết người – nạn nhân là vợ), mariticide (tội 
giết người – nạn nhân là chồng ) 
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nhưng lại được xếp vào 
nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt phần biến hình và có thêm 
phương thức hư từ, trật tự từ (mặc dù phương thức hư từ và trật tự từ không phải là một 
 112 
phương thức điển hình của tiếng Anh). Về mặt cấu tạo từ, tiếng Anh cũng chủ yếu được 
cấu tạo bằng phương thức phái sinh (phái sinh phụ tố). Nếu xét ở bình diện ngữ nghĩa 
và cách sử dụng mà các phụ tố đó thể hiện, chúng ta có thể thấy trong tiếng Anh các 
phụ tố được chia làm các nhóm chỉ các phạm trù đặc trưng (phủ định, chỉ người, chỉ 
ngành khoa học) và khi được dịch ra tiếng việt chúng tương đương với nhóm từ của 
tiếng Việt. 
Ví dụ: 
– Phạm trù chỉ sự phủ định 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
dis- trong disappear biến mất 
il (+l)- trong illegal bất hợp pháp 
non- trong non-stop không dừng lại 
– Phạm trù chỉ khả năng 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
-able trong writeable có khả năng viết được 
-ible trong visible có thể nhìn thấy 
– Phạm trù chỉ người 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
- or trong investigator điều tra viên 
-ant trong appellant ngƣời chống án 
-ee trong detainee ngƣời bị tạm giữ (do tình nghi) 
-ist trong terrorist k khủng bố 
Ghép từ cũng là phương thức tạo từ mới phổ biến của tiếng Anh, có thể ghép từ 
tạo thành danh từ ghép, động từ ghép hay các ngữ theo các mô hình cấu tạo đã đề cập ở 
phần trên. 
Ví dụ: Từ thuật ngữ “police”, áp dụng mô hình ghép NOUN + NOUN chúng ta có 
thể ghép và tạo ra vô số thuật ngữ mới như: police ambulance (xe cứu thương chuyên 
dụng), police captain (đại úy cảnh sát), police dog (chó nghiệp vụ), police force (lực 
lượng cảnh sát), police man (nam cảnh sát), police officer (sỹ quan cảnh sát), police 
plane (máy bay chuyên dụng), police sergeant (hạ sỹ quan cảnh sát), police station 
(trạm cảnh sát) hay police woman (nữ cảnh sát) 
Các phương thức tạo từ mới của tiếng Anh như phương thức phái sinh phụ tố hay 
phương thức ghép từ là cơ sở để tạo ra nguồn ngữ liệu thuật ngữ vô cùng lớn, giúp 
chúng ta xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng thuật ngữ Anh - Việt chuyên 
ngành cảnh sát. 
Việc tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành 
cảnh sát không phải chỉ để biết các thuật ngữ có nguồn gốc ở đâu, cấu tạo, ngữ nghĩa và 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021 
 113 
cách sử dụng như thế nào, mà còn để tiến hành so sánh đối chiếu với hệ thuật ngữ tiếng 
Việt chuyên ngành cảnh sát. Điều này giúp chúng ta tìm ra những điểm chung và các 
nét riêng biệt của các thuật ngữ chuyên ngành của hai ngôn ngữ nhằm đề xuất các kỹ 
thuật dịch thuật ngữ cho phù hợp. 
4. Kết luận 
Qua việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ phái sinh tiếng Anh, xét 
về phương thức cấu tạo, từ phái sinh tiếng Anh được tạo nên chủ yếu từ hai phương thức: 
– Ở phương thức phụ gia, hình vị phái sinh gồm hai tiểu loại: Phụ gia hình vị tiền 
tố và phụ gia hình vị hậu tố. Các hình vị phái sinh tham gia vào việc cấu tạo nên từ phái 
sinh có số lượng lên đến hàng trăm, và với mỗi hình vị phái sinh, có thể tạo nên hàng 
chục, thậm chí hàng trăm từ phái sinh. Như vậy, từ phái sinh có sức sản sinh rất lớn, tạo 
một số lượng không nhỏ và chúng tạo nên một hệ thống có tính đặc thù về phương thức, 
cách thức cấu tạo, từ đó tạo nên tính đặc thù về cấu tạo từ trong ngôn ngữ này nói riêng, 
trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nói chung. 
– Ở phương thức chuyển loại từ thì tất nhiên là hình thái của từ phái sinh và từ gốc 
tạo nên nó không có sự khác nhau nào cả, và vì vậy, có thể nói đây là cách cấu tạo từ 
đặc biệt. 
Xét về từ loại, các từ phái sinh có hai khả năng: có sự khác nhau với từ gốc và 
không khác với từ gốc. 
Như vậy, từ phái sinh hoàn toàn có thể chuyển đổi hoặc không chuyển đổi từ loại 
so với từ gốc. Sự chuyển đổi về từ loại của từ phái sinh chủ yếu thể hiện ở các từ là thực 
từ, như danh từ, động từ, tính từ. Sự chuyển đổi này là chuyển đổi chủ yếu trong nội bộ 
các thực từ với nhau. Sự chuyển đổi về từ loại ở từ phái sinh có xu hướng là danh hóa, 
động hóa hoặc tính hoá các động (tính) từ, các danh (tính) từ, các danh (động) từ gốc. 
Ngoài ra, sự chuyển đổi từ loại của từ phái sinh cũng có nghĩa và đi kèm theo đó là sự 
chuyển đổi nghĩa từ vựng của chúng. Điều này càng khẳng định thêm nhận định: Không 
có sự thay đổi nào về hình thức (dù là thay đổi bằng cách chuyển loại từ) mà không dẫn 
đến sự thay đổi về mặt nội dung ngữ nghĩa. 
Nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Anh nói chung, từ phái sinh nói riêng cho thấy một 
thực tế là tiếng Anh có phương thức cấu tạo từ thật phong phú. Nó vừa mang tính quy 
luật, đồng thời cũng nhiều trường hợp không có quy luật. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu 
tạo và ngữ nghĩa của lớp từ phái sinh tiếng Anh phần nào làm sáng tỏ và hoàn chỉnh lý 
thuyết cấu tạo từ, giúp cho người học tiếng Anh cách thức xây dựng và làm giàu một 
cách nhanh chóng vốn từ vựng, đồng thời nghiên cứu cũng là một nguồn tài liệu tham 
khảo giúp ích cho người có nhu cầu nghiên cứu về vấn đề từ phái sinh tiếng Anh./. 
 114 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bauer. L (1987). English Word Formation. Cambridge University Press. 
[2] Charles Boyle, Ileana Chersan (2009). English for Law Enforcement. Macmilan Press. 
[3] Đỗ Đình Hòa, (2002). Giáo trình Luật giao thông. Học viện Cảnh sát nhân dân. 
[4] Đỗ Hữu Châu (1997). Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt. NXB Đại học quốc gia Hà 
Nội. 
[5] Đỗ Thị Bích Lài (2000). Đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ ghép đẳng lập 
tiếng Việt. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường). Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 
TP. HCM. 
[6] Hồ Lê, (2003). Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại. NXB Khoa học xã hội Hồ Chí Minh. 
[7] Lê Hương Hoa (2014). English for Investigators. Trường Đại học cảnh sát nhân dân. 
[8] Lê Minh Tâm (2005). Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật. NXB Pháp lý. 
[9] Mai Ngọc Chừ và cộng sự (2000). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
[10] Micheal Mc Carthy (2000). Vocabulary. Oxford University Press. 
[11] Micheal Mc Carthy (2001). Issues in Applied Linguistics. Cambridge University Press. 
[12] Nguyễn Thị Bích Hường (2011). English for Forensic Science. Trường Đại học cảnh sát 
nhân dân. 
[13] V.B.Kansevich (1998). Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. NXB Giáo dục. 
[14] Wilkins, D.A (1972). Linguistics in Language Teaching Australia: Edward Amold. 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_dac_diem_ve_phuong_thuc_cau_tao_cua_tu_phai_sinh_tr.pdf