Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp

TÓM TẮT

Sự đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục Trung học phổ thông nói riêng trong những năm

qua đã có sự thay đổi lớn từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp giáo dục. Trước những yêu cầu

mới của giáo dục đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông có đủ

năng lực, tầm nhìn để quản lý sự thay đổi đó, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 8

Trang 8

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 9

Trang 9

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 1840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục - Thực trạng và giải pháp
ện chính 
sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán. Vì 
vậy cần được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện 
79
Vấn đề phát triển ...
nhằm tác động thiết thực vào đội ngũ CBQL 
trường THPT để đem lại hiệu quả quản lý 
cao hơn. 
3.6. Sự lãnh đạo của Đảng và chính 
quyền địa phương đối với việc phát triển đội 
ngũ cán bộ quản lý các trừng trung học 
phổ thông 
Những nĕm qua, Đảng bộ các tỉnh Đông 
Nam Bộ đã triển khai thực hiện tốt các Nghị 
quyết Đại hội VIII, IX, X và XI của Trung 
ương và nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ Tây 
Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Trong đó, 
việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính 
trị của địa phương, Ban thường vụ Tỉnh ủy 
luôn quan tâm chỉ đạo các hoạt động trên lĩnh 
vực GD và đào tạo, triển khai quán triệt và 
thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, 
giải pháp chiến lược của Đảng về GD – ĐT 
như nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc qua 
các khóa và các chỉ thị của Bộ Chính trị về 
lĩnh vực GD – ĐT, Chỉ thị 40/CT-TW ngày 
15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương về việc 
xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà 
giáo và CBQLGD; Quyết định số 09/2005/
QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng 
Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây 
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 
và CBQLGD giai đoạn 2005-2010”; Chiến 
lược phát triển GD giai đoạn 2011 – 2020 của 
Bộ GD – ĐT, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng 
bộ của các tỉnh về GD – ĐT và phương hướng 
phát triển GD từ nay đến nĕm 2020.
Nhìn chung, việc tĕng cường sự lãnh đạo 
của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển đội ngũ 
CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ 
đã được thực hiện sâu sát, kịp thời, đúng trọng 
tâm, thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ, chính 
quyền, nhân dân và ngành GD – ĐT các tỉnh 
Đông Nam Bộ trong việc thực hiện đường lối 
chiến lược của Đảng, thực hiện chiến lược 
phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. 
Vì vậy cần thực hiện đề xuất các giải pháp 
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các 
tỉnh Đông Nam Bộ.
4. Các giải pháp đề xuất
4.1. Giải pháp “Nâng cao nhận thức và 
sự phối hợp giữa Sở GD – ĐT với cấp ủy địa 
phương về công tác phát triển CBQL trừng 
THPT”
Làm cho cấp ủy, chính quyền, các cấp 
quản lý ngành GD và đội ngũ nhận thấy rõ 
tầm quan trọng của CBQL; từ đó xây dựng 
cơ chế phối hợp giữa Sở GD – ĐT với cấp ủy 
địa phương trong công tác xây dựng đội ngũ 
CBQL trường THPT. Có thể nói rằng, việc 
chuyển biến nhận thức của đội ngũ CBQL, 
GV các trường THPT là điều kiện cần, nhưng 
chưa đủ. Để đổi mới nhằm nâng cao tính bền 
vững chất lượng GD, sẽ không thể thiếu sự 
quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy mà 
thực ra đó cũng chính là nhiệm vụ, trách nhiệm 
của lãnh đạo các cấp. Vấn đề đặt ra, muốn có 
sự nhận thức đúng về nhà trường thì ngoài sự 
nỗ lực của đội ngũ, rất cần sự cộng đồng trách 
nhiệm của lãnh đạo các cấp quản lý và sự phối 
hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan. 
Như trên đã nêu, trường THPT là đơn vị 
trực thuộc Sở GD – ĐT, CBQL các trường 
THPT do Giám đốc Sở GD – ĐT bổ nhiệm. 
CBQL các trường THPT vừa chịu sự lãnh 
đạo của Sở vừa chịu sự lãnh đạo của huyện 
ủy, UBND huyện. Theo qui định, công tác xây 
dựng đội ngũ CBQL trường THPT do Sở GD 
– ĐT có trách nhiệm chính, đồng thời phối hợp 
với cấp ủy địa phương để đảm bảo nguyên tắc 
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ. Do đó, để công 
tác xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT 
được chặt chẽ, khả thi, giữa Sở GD – ĐT và 
cấp ủy địa phương cần xây dựng qui chế phối 
hợp. 
80
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
4.2. Giải pháp 2 “Tĕng cừng sự lãnh 
đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, của 
chính quyền địa phương đối với công tác 
phát triển đội ngũ CBQL các trừng THPT”
Đảng định ra đường lối, chính sách cán bộ 
và quyết định bố trí, quản lý đội ngũ cán bộ. 
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Tĕng cường 
sự lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển đội 
ngũ CBQL trường THPT là yếu tố quan trọng 
có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho đội ngũ 
CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ 
về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với 
yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát 
triển chung, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao 
của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy 
mạnh CNH - HĐH đất nước. 
Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQLGD 
là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước 
ta. Tĕng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý 
Nhà nước đối với đội ngũ CBQL, xem công 
tác này là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy 
đảng, chính quyền, là một bộ phận công tác 
cán bộ của Đảng và Nhà nước. Ngành GD giữ 
vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện công 
tác quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, 
CBQL. Tiếp tục quán triệt và tĕng cường công 
tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, 
đoàn thể, quần chúng và phát triển đảng viên 
trong các trường học. 
4.3. Giải pháp 3 “Xây dựng kế hoạch, 
quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trừng 
THPT các t̉nh Đông Nam Bộ”
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 
và luân chuyển CBQL trường THPT là công 
việc mà cấp QLGD là Sở GD – ĐT cần tiến 
hành thường xuyên hàng nĕm, hoặc trước yêu 
cầu đột xuất của công tác cán bộ. Yêu cầu của 
khảo sát đánh giá phải chính xác, khách quan, 
có hồ sơ lưu lại theo hệ thống, có luân chuyển 
hoặc bố trí công việc khác đối với những 
CBQL chậm tiến, có những dấu hiệu tiêu cực, 
không hoàn thành tốt nhiệm vụ GD – ĐT, 
những khuyết điểm trong lối sống đạo đức,
Muốn chuẩn bị đội ngũ CBQL kế cận 
sẵn sàng thay thế các CBQL khi có nhu cầu, 
thì công tác quy hoạch cán bộ là nhiệm vụ 
quan trọng trong chiến lược phát triển đội ngũ 
CBQL của Sở GD – ĐT. Làm tốt công tác quy 
hoạch giúp cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, 
kỷ cương, chủ động, tránh được tình trạng 
tùy tiện trong bố trí cán bộ. Thực hiện công 
tác quy hoạch theo qui trình khoa học, công 
khai, minh bạch có tách dụng kích thích sự nỗ 
lực, phấn đấu của cán bộ, GV; đồng thời thúc 
đẩy đội ngũ CBQL đương chức không ngừng 
phấn đấu theo yêu cầu phát triển xã hội. 
4.4. Giải pháp 4 “Tĕng cừng công tác 
đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo chuẩn Hiệu 
trưởng trừng THPT”
Giải pháp này nhằm khai thác tiềm lực 
đào tạo sẵn có của địa phương và việc chuẩn 
hoá đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT 
của các tỉnh Đông Nam Bộ, theo phương 
châm địa phương hoá hoạt động đào tạo, bồi 
dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT, gắn 
nhiệm vụ của các trường đại học địa phương 
với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD 
trường THPT. 
a) Định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 
đội ngũ CBQL trừng THPT theo chuẩn HT 
tại trừng Đại học địa phương 
Qua khảo sát, điều tra theo chuẩn Hiệu 
trưởng trường THPT, cho thấy đội ngũ CBQL 
trường THPT của các tỉnh Đông Nam Bộ còn 
một bộ phận chưa đạt chuẩn, một bộ phận 
chưa đạt một số tiêu chí của chuẩn cần phải 
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo toàn 
bộ CBQL trường THPT đều đạt chuẩn đầy đủ 
trong thời gian sớm nhất. Quy trình, nội dung 
triển khai thực hiện theo trình tự các bước như 
81
Vấn đề phát triển ...
sau: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; 
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng 
chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Thực hiện 
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh 
giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. 
b) Thiết kế và thực thi môn học quản lý 
giáo dục trong chương trình đào tạo giáo 
viên tại trừng Đại học của t̉nh
Xây dựng sự thống nhất quan điểm đưa 
môn học về QLGD vào chương trình đào tạo 
giáo viên THPT của nhà trường; Ra quyết 
định thành lập tổ bộ môn và xây dựng chương 
trình chi tiết môn học QLGD; Tuyển chọn, 
đào tạo, bồi dưỡng GD dạy môn QLGD.
4.5. Giải pháp 5 “Thực hiện tốt công tác 
tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân 
công, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ 
CBQL trừng THPT”
Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL là một 
công việc rất quan trọng nhằm phát hiện và 
lựa chọn được những CBQL có đủ đức, đủ 
tài để xây dựng đội ngũ CBQL làm nòng cốt, 
đồng thời bố trí đúng người, đúng việc sử 
dụng hợp lý và phát huy tối đa vai trò và khả 
nĕng của đội ngũ CBQL các trường THPT, 
tạo điều kiện thuận lợi để phát huy nĕng lực 
của CBQL trong công tác lãnh đạo, quản lý 
trường học: Phát hiện tạo nguồn; Thực hiện 
công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm 
đội ngũ CBQL; Bố trí sử dụng CBQL.
Chúng ta phải nhận thức rằng: dù cán bộ 
được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đến đâu nhưng 
việc bố trí, bổ nhiệm, sử dụng không hợp lý, 
không đúng nĕng lực sở trường thì hiệu quả 
công tác sẽ thấp, thậm chí phản tác dụng. 
4.6. Giải pháp 6 “Tĕng cừng công tác 
thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại hàng 
nĕm đối với CBQL các trừng THPT”
Công tác kiểm tra, đánh giá còn giúp đội 
ngũ CBQL trường THPT thấy được mặt mạnh, 
mặt yếu để tự điều chỉnh và hoàn thiện mình 
nhằm đạt chuẩn và vượt chuẩn; hình thành 
thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá trong quá 
trình quản lý nhà trường, phát huy ưu điểm, 
khắc phục thiếu sót để không ngừng vươn lên 
đạt chuẩn ở mức cao hơn. Sở GD – ĐT là chủ 
thể thực hiện giải pháp này cần triển khai các 
công việc sau đây: Xây dựng kế hoạch kiểm 
tra, đánh giá; Tổ chức triển khai kế hoạch 
kiểm tra, đánh giá thường kỳ nĕng lực quản lý 
của CBQL trường THPT theo chuẩn.
Như vậy, qua kết quả thanh tra, kiểm tra 
giúp cho CBQL biết được bản thân mình chỉ 
đạo tốt hoặc chưa tốt ở khâu nào, từ đó giúp 
cho CBQL tự ý thức và nâng cao nĕng lực 
quản lý nhà trường. Các kết quả thanh tra, 
kiểm tra là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 
bồi dưỡng, đào tạo CBQL của Sở GD – ĐT 
nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 
đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn 
hiện nay. 
4.7. Giải pháp 7 “Thực hiện tốt chế độ 
chính sách, tạo động lực hoạt động cho đội 
ngũ CBQL trừng THPT” 
Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách 
của Đảng, Nhà nước và của địa phương đối 
với đội ngũ CBQL, tạo điều kiện để CBQL 
yên tâm, phấn khởi công tác, nhằm tạo động 
lực thu hút, động viên đội ngũ CBQLGD toàn 
tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD. Có chế độ 
phụ cấp ưu đãi thích hợp cho CBQLGD phát 
huy nĕng lực của CBQL góp phần nâng cao 
chất lượng GD THPT trong toàn tỉnh. Thực 
hiện nghiêm túc chính sách ưu đãi, thu hút và 
sử dụng nhân tài là nhằm động viên, khuyến 
khích, tạo điều kiện thuận lợi để những người 
có tài nĕng phát huy tốt nhất nĕng lực, trí tuệ 
của mình, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ được 
giao, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp CNH 
- HĐH của địa phương, của đất nước. 
82
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Chế độ, chính sách do con người tạo ra, 
nhưng đồng thời nó lại tác động trực tiếp, 
mạnh mẽ đến con người. Chế độ, chính sách 
đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho 
sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự 
hĕng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với 
công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của 
cán bộ, phát huy được sáng tạo, thu hút được 
nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi 
người đồng tâm hiệp lực.
4.8. Giải pháp 8 “Tĕng cừng cơ sở vật 
chất, phương tiện phục vụ dạy - học; phương 
tiện hoạt động giúp CBQL hoàn thành tốt 
nhiệm vụ”
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao 
thì các điều kiện phục vụ công tác có ý nghĩa 
rất quan trọng bởi nếu có đầy đủ các điều 
kiện, phương tiện làm việc thì CBQL mới 
chủ động được công việc của mình. Điều kiện 
ở đây được hiểu là các điều kiện để CBQL 
nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ, có 
điều kiện để thực hiện các ý tưởng về quản 
lý để đáp ứng yêu cầu mới của GD cũng như 
thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Tĕng cường 
cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho nhà 
trường để CBQL có điều kiện làm việc tốt 
hơn, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, sự quan 
tâm của chính quyền địa phương, thì chính 
đội ngũ CBQL có vai trò hết sức quan trọng 
trong việc tham mưu cho cấp có thẩm quyền 
bố trí nguồn lực xây dựng và phát triển nhà 
trường. Chính đội ngũ CBQL, trong đó vai 
trò chủ yếu của CBQL nhà trường, phải xây 
dựng được kế hoạch đầu tư, mua sắm hợp lý, 
tiết kiệm, đầu tư đón đầu nhu cầu phát triển 
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tránh 
lãng phí, làm đi làm lại. Đội ngũ CBQL còn 
phải biết huy động các nguồn lực đóng góp, 
hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội 
cùng chĕm lo xây dựng cơ sở vật chất trường 
học. Đây là một nội dung cần thiết trong việc 
thực hiện xã hội hóa GD.
Trong quá trình thực hiện công tác phát 
triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh 
Đông Nam Bộ phải tùy theo yêu cầu của đội 
ngũ CBQL với thực trạng của ngành GD và 
tình hình KT – XH của địa phương mà tổ 
chức thực hiện từng giải pháp phát triển đội 
ngũ CBQL các trường THPT vào những thời 
điểm thích hợp để đạt hiệu quả cao. 
Sự đổi mới GD nói chung và GD THPT 
nói riêng trong những nĕm qua đã có sự thay 
đổi lớn từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp 
GD. Trước những yêu cầu mới của GD đòi hỏi 
phải có một đội ngũ CBQL trường THPT có đủ 
nĕng lực, tầm nhìn để quản lý sự thay đổi đó, 
đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong 
điều kiện phát triển KT – XH của địa phương. 
83
Vấn đề phát triển ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh (2010), Chương trình hành động số 287/CTr-SGDĐT ngày 11 
tháng 2 nĕm 2011 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 
nĕm 2020. 
[2]. Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương (2009), Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 
nĕm 2009, Ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn 
nhân lực tỉnh Bình Dương.
[3]. Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương (2009), Quyết định số 3759/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 nĕm 
2009, Về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Dương đến nĕm 
2020.
[4]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2012), Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 nĕm 
2012, Về việc phê duyệt diều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bình 
Phước đến nĕm 2015 và tầm nhìn đến nĕm 2020. 
[5]. Ủy ban nhân dân Tỉnh Tây Ninh (2004), Quyết định số 231/2004/QĐ-UB, ngày 28 tháng 10 nĕm 
2004, Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 83-
KH/TU của Tỉnh ủy về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
[6]. Ủy ban nhân dân Tỉnh Tây Ninh (2009), Quyết định số 59/2009/QĐ - UBND ngày 12 tháng 11 nĕm 
2009, Về việc ban hành quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 
2009 - 2020. 
[7]. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học 
Sư phạm, Hà Nội.
[8]. Bộ Giáo dục (2011), Thông tư số 29/2009/TT - BGDĐT ngày 22/10/2009, Ban hành quy định chuẩn 
Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều 
cấp học. 
[9]. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 
tháng 4 nĕm 2011, Về việc phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. 
[10].Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 
tháng 6 nĕm 2012, Về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.

File đính kèm:

  • pdfvan_de_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_truong_thpt_cac_tin.pdf