Vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới trong triết học của John Stuart Mill
Nữ quyền là một trào lưu triết học - chính trị xuất hiện ở phương Tây thế kỉ XIX
đấu tranh cho những quyền chính trị và tự do cơ bản của nữ giới. Đến giữa thế kỉ XX, vấn
đề này chính thức được pháp điển hóa trong Hiến chương Liên hiệp quốc, nữ quyền trở
thành một phần quan trọng của nhân quyền. Vì vậy, nghiên cứu lí thuyết này có ý nghĩa rất
lớn trong việc hoàn thiện lí luận về nữ quyền và góp phần thực hiện bình đẳng giới ở Việt
Nam hiện nay. Trong phạm vi bài viết, tác giả nghiên cứu tư tưởng nữ quyền và bình đẳng
của John Stuart Mill trong một số tác phẩm; từ đó ra những ý nghĩa của tư tưởng đó và liên
hệ với việc thực hiện bình đẳng giới và quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới trong triết học của John Stuart Mill
hủ yếu nhất vào vấn đề đòi quyền bầu cử. Đương thời, ở Anh quốc, quyền bầu cử của nữ giới bị phủ nhận. Theo John Stuart Mill, đó là một điều phi lí, một sự mâu thuẫn được bộc lộ rõ ràng. Sự bất công đó “ được thi hành tại một đất nước mà người phụ nữ đang trị vì, rằng người cầm quyền vẻ vang nhất mà đất nước xưa nay đã từng có là người phụ nữ, thì cái bức tranh phi lí và bất công không che đậy ấy thật toàn diện” [5]. Ông khẳng định ngay cả trong các xã hội bất bình đẳng như nước Anh và châu Âu thì vẫn nhận ra bằng chứng rằng khi cho phụ nữ cơ hội, họ có thể vượt trội hơn trên nhiều lĩnh vực như Nữ hoàng Anh Elizabeth I, Nữ hoàng Anh Victoria, hoặc nữ anh hùng Jeanne d'Arc. Một năm sau đó, trong dự thảo Luật cải cách 1867, John Stuart Mill có một sửa đổi nổi tiếng, thay từ người (man) bằng từ người (person), để mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ. Ngược dòng lịch sử, lúc Thomas Jefferson viết Tuyên ngôn độc lập (The Declaration of Independence, 1776) của Hợp chủng quốc Hoa Kì [6] hay Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền (The French Declaration of the Rights of Man and of Citizens of 1789) của Cộng hòa Pháp [7] có xác định như sau đều có xác Nguyễn Thị Xiêm 176 định nam giới là đối tượng được hưởng những quyền tự do chính trị. Điều này cho thấy, vào thời điểm đó quyền chính trị bị giới hạn, chỉ dành cho người đàn ông. Đây đóng góp vượt thời đại của John Stuart Mill khi xác định đối tượng được áp dụng quyền tự do chính trị không chỉ cho người đàn ông trưởng thành (man) mà còn giành quyền đó cho người phụ nữ. Dẫu không thành công ngày thời điểm đệ trình, nhưng đó là sự nỗ lực mạnh mẽ nhất của một nghị sĩ dám đấu tranh cho quyền tự do chính trị của phụ nữ. Phải đến cuối thế kỉ XIX, mục tiêu đòi quyền bầu cử cho nữ giới mới được thực hiện ở một số quốc gia, cụ thể: New Zealand (năm 1893); Finland (năm 1906); Anh, Canada và Nga (năm 1917); Mỹ (năm 1920). Như vậy, bằng tất cả nỗ lực và nhiệt huyết, John Stuart Mill đã truyền thêm sức mạnh cho phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ trong phạm vi gia đình và trên bình diện xã hội - chính trị. Thuyết bình đẳng giới chính là sự bổ sung và hoàn thiện tư tưởng tự do trong triết học chính trị của ông. 2.3. Ý nghĩa tư tưởng của John Stuart Mill về nữ quyền và bình đẳng giới đối với việc thực hiện quyền phụ nữ và quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay Bằng những hoạt động lí luận và thực tiễn, John Stuart Mill đã đấu tranh cho quyền bình đẳng giới. Ông coi đây nhu cầu bức thiết của nhân loại tiến bộ nói chung và phụ nữ nói riêng trong cuộc đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng của con người. Điều đáng lưu ý là trong khi hầu như các học giả nổi tiếng cùng thời đều ngăn cản bình đẳng giới thì John Stuart Mill lại dành cho vấn đề này một sự ủng hộ nhiệt thành nhất. Điều này khiến cho tư tưởng ủng hộ bình đẳng giới của ông đã phải chịu sự chỉ trích và lên án nặng nề từ dư luận xã hội, từ những tác giả cùng thế hệ. Cụ thể, năm 1868, John Proctor đã vẽ một bức tranh với tựa đề “Quý bà Mill tham gia nhóm quý bà” (Miss Mill joins the Ladies) để chế nhạo thậm tệ vì nỗ lực của ông bảo vệ cho những quyền của nữ giới [8]. Năm 1869, cùng với việc xuất bản “Sự áp bức phụ nữ”, cuốn sách được coi kinh thánh của phong trào nữ giới. Các ấn bản đều được bán hết trong năm đầu tiên xuất bản và ngay lập tức được dịch sang các tiếng Pháp, Đan Mạch, Đức, Ý, Ba Lan và Nga. Cuốn sách của ông là một trong những tác phẩm bằng văn bản sớm nhất về đề tài nữ giới của một tác giả nam giới. Sau đó, John Stuart Mill đã cùng với những người bạn đồng chí hướng tổ chức buổi hội nghị đầu tiên của Hội quốc gia vì quyền bầu cử của phụ nữ. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, chủ tịch hội là bà Clementia Taylor đã cho rằng, thành công của Hội phần nhiều đều do sự ủng hộ dũng cảm và nhiệt huyết của John Stuart Mill. Đại diện cho những người phụ nữ, Clementia Taylor bày tỏ: “Mỗi người phụ nữ Anh đều nợ John Stuart Mill một lòng biết ơn sâu sắc” [9]. Điều này cho thấy tư tưởng quyền bình đẳng giới không chỉ có giá trị trong thời đại Victoria mà trong phong trào đấu tranh đòi bình quyền của phụ nữ ở thế kỉ XX, và hiện nay. Lí thuyết về lịch sử của phong trào phụ nữ gồm ba giai đoạn phát triển, hay gọi là các Làn sóng nữ quyền: Làn sóng thứ nhất (The First Wave of Feminism) từ khoảng năm 1848 đến 1918, Làn sóng thứ hai (The Second Wave of Feminism) từ 1918 đến 1968 và Làn sóng thứ ba (The Third Wave of Feminism) từ 1968 đến nay. Trong đó, giai đoạn đầu - làn sóng nữ quyền thứ nhất chính là cơ sở nền tảng quan trọng, khơi nguồn cho sự phát triển bùng nổ của các giai đoạn tiếp theo. Đối với giai đoạn đầu, linh hồn và “người cha” tư tưởng của phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới chính là John Stuart Mill. Ngày nay, đặt bên cạnh phần mộ của John Stuart Mill ở Avignon là một tấm bảng khắc dòng chữ “Bằng tất cả sự kính trọng John Stuart Mill, người bảo vệ phụ nữ” [10]. Cuộc đấu tranh vì nữ quyền và bình đẳng giới ban đầu từ cấp độ quốc gia rồi trở thành phong trào quốc tế; lĩnh vực triết học sang lĩnh vực pháp lí thực tiễn, dẫn đến sự ra đời của pháp luật quốc tế. Đầu thế kỉ XX, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ban hành nhiều công ước về quyền con người, trong đó có vấn đề bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ. Đặc biệt, trong lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 đã nêu “khẳng định lại sự tin tưởng vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình Vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới trong triết học của John Stuart Mill 177 đẳng giữa nam và nữ” [11]. Năm 1948, trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền xác lập nguyên tắc nền tảng là tất cả mọi người đều được hưởng các quyền và tự do một cách bình đẳng, không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính đã ghi nhận vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới tại Điều 2, Khoản 1 Điều 16, Khoản 2 Điều 25 [12]. Tiếp theo, các điều ước quốc tế đã được Liên hợp quốc thông qua nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ước về đăng kí kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện năm 1962... Nguyên tắc bình đẳng giới cũng được khẳng định trong cả hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Đặc biệt, với Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 không chỉ khẳng định lại bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình, quan hệ dân sự, lao động việc làm, đời sống chính trị, giáo dục đào tạo mà còn đề xuất những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người mà họ đã được thừa nhận. Các công ước trên được hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia kí kết và thực hiện. Trong luật pháp của mỗi quốc gia, vấn đề bình đẳng giới được coi như một tiêu chí của dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề quyền phụ nữ và bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam - đã khẳng định mục tiêu đấu tranh cho nam nữ bình quyền. Cùng năm đó, Hội Phụ nữ cứu quốc (tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập, trở thành một trong những tổ chức xã hội của phụ nữ lâu đời nhất trên thế giới. Từ khi giành được độc lập năm 1945 đến nay, việc bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Ngay trong Sắc lệnh số 14 ban hành ngày 18/9/1945, một trong những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới đã quy định quyền bình đẳng của phụ nữ trong vấn đề bầu cử. Trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta đã xác định một trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là “đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”. Trên cơ sở đó, Điều 1 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Quy định này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử giữa nam và nữ trên thực tế. Bên cạnh đó, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được Hiến pháp năm 1946 cụ thể hoá tại Điều 6 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”, đồng thời, Điều 9 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [13]. Những quy định kể trên đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại về địa vị pháp lí của phụ nữ Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam được pháp luật thừa nhận và bảo đảm có những quyền bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực. Nếu so sánh với pháp luật quốc tế, thì thấy bình đẳng giới trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam có tiến bộ vượt bậc. Bình đẳng nam nữ (trên tất cả các phương diện) được khẳng định ngay từ Hiến pháp năm 1946, khi nước Việt Nam mới được thành lập. Trong khi đó, tính từ thời điểm Hiến pháp Hoa Kì được ban hành (1789), phải 133 năm sau (1920), ở Hoa Kì, phụ nữ mới được ghi nhận có quyền bình đẳng với nam giới về bầu cử và ứng cử. Năm 1971, phụ nữ ở Thụy Sĩ mới được ghi nhận những quyền này còn phụ nữ ở Kuwait mãi đến năm 1991 mới được quyền bầu cử. Đó là chưa kể một số quốc gia, cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật vẫn chưa ghi nhận phụ nữ có các quyền bình đẳng quan trọng này. Vấn đề bình đẳng giới và quyền phụ nữ được quy định trong Hiến pháp đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như: Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại Nguyễn Thị Xiêm 178 biểu Hội đồng nhân dân, Luật Cư trú, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Quốc tịch... Trong đó, quyền của phụ nữ Việt Nam trong các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ hai yếu tố căn bản đó là “bình đẳng và ưu tiên”. Có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình. Còn quyền ưu tiên (trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu...) có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và xã hội. 3. Kết luận Trong lịch sử triết học phương Tây, đến thời kì Khai sáng, các triết gia mới tiếp cận vấn đề bình đẳng giới như một trong những tiêu chí cần có của xã hội tiến bộ. Tuy nhiên, phải đến John Stuart Mill, vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới mới chính thức trở thành vấn đề chính trị - xã hội, được luận bàn trong nhiều tác phẩm và tranh luận sôi nổi trong những buổi nghị sự. Quan điểm của John Stuart Mill về nữ quyền và bình đẳng giới được thể hiện trong các tác phẩm, tiêu biểu như “Sự xác minh những quyền của phụ nữ”, “Bàn về tự do”, “Chính thể đại diện”, “Sự áp bức phụ nữ”. John Stuart Mill đã luận bàn vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân, gia đình và xã hội. Bằng cả hoạt động lí luận và thực tiễn, ông đấu tranh cho quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ. Với tinh thần lạc quan, John Stuart Mill tin rằng xu hướng vận động của lịch sử nhân loại sẽ khẳng định những quyền ưu tiên cho phụ nữ và khi mọi xã hội đều trở nên tiến bộ thì bình đẳng giới sẽ được thiết lập. Với tất cả những tư tưởng tiến bộ đó của John Stuart Mill có ý nghĩa rất thiết thực trên phương diện lí luận và thực tiễn đấu tranh bình đẳng giới và nữ quyền hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Roland N.Stromberg, 1968. European intellectual history since 1789, Appleton Century Crofts (Educational Division – Meredith Corporation), New York, tr.82. [2] C.Mác và Ph. Ăngghen, 2001. Toàn tập - tập 2 (2001). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.339, 339, 338, 479. [3] C.Mác và Ph. Ăngghen, 2001. Toàn tập - tập 13 (2001). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.282. [4] John Stuart Mill, 1981. The Collected Works of John Stuart Mill, University of Toronto Press (Canada), Routledge & Kegan Paul (London - England), vol 20, tr.42, 337, 56. [5] John Suart Mill, 1861. Chính thể đại diện. Nxb Tri thức, Hà Nội, Nguyễn Văn Trọng dịch, bản dịch năm 2016, tr.276, 274, 274, 276, 279. [6] Matthew Spalding, 2009. The Declaration of Independence: The Constitution of the United States, publisher by Heritage Foundation, The United States of America, tr.1. [7] Vincent Robert Johnson, 1990. The French Declaration of the Rights of Man and of Citizens of 1789, the Reign of Terror, and the Revolutionary Tribunal of Paris, publisher by Boston College, The United States of America, tr.35. [8] https://www.npg.org.uk/collections/search/portrait/mw115688/Miss-Mill-joins-the-Ladies- Edward-John-Eyre-Robert-Wellesley-Grosvenor-2nd-Baron-Ebury-William-Henry-Smith- John-Stuart-Mill. [9] John Stuart Mill, 1981. The Collected Works of John Stuart Mill, University of Toronto Press (Canada), Routledge & Kegan Paul (London - England), vol 29, tr.373. Vấn đề nữ quyền và bình đẳng giới trong triết học của John Stuart Mill 179 [10] Ngô Thị Như, 2013. Triết học chính trị của John Stuart Mill – Giá trị và bài học lịch sử. Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; tr.174. [11] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/Hien-Chuong-Lien-hop-quoc-1945- 229045.aspx [12] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948- 65774.aspx [13] ABSTRACT Feminism and gender equality in the Philosophy of John Stuart Mill Nguyen Thi Xiem Faculty of Pedagogy, Hanoi Metropolitan University Feminism is a philosophical-political movement that emerged in Western countries in the 19th century with the aim of ensuring civil and political rights for women. By the mid- 20thcentury, this movement was officially codified in the United Nations Charter, making feminism an essential part of human rights. As a result, studying feminism is a matter of great significance, contributing further research on feminism as well as ensuring gender equality in Vietnam. In the study, the author meticulously explored and analyzed the ideal of John Stuart Mill on gender equality and feminism as well as examined the practical significance of these values in advancing gender equality and women’ rights in Vietnam. Keywords: feminism, gender equality, the philosophy of John Stuart Mill.
File đính kèm:
- van_de_nu_quyen_va_binh_dang_gioi_trong_triet_hoc_cua_john_s.pdf