Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội

1. Đặt vấn đề

Tiếp cận từ quan điểm hệ thống, báo chí là một tiểu hệ thống thành

viên của hệ thống xã hội trong tổng thể, tồn tại và hoạt động chịu sự tác

động, chi phối của hệ thống xã hội cũng như các tiểu hệ thống khác,

thông qua các mối quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau trong cùng hệ

thống và trong các điều kiện lịch sử xác định. Trong các quan hệ ấy, mối

quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội (DLXH) luôn có ý nghĩa khoa

học – thực tiễn đặc biệt, được giới khoa học xã hội học, chính trị học

cũng như hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội thường xuyên chú ý

trong sự quan tâm đặc biệt từ các phương diện và mục đích khác nhau.

Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, mối quan hệ của báo chí và

DLXH cũng là một trong những vấn đề có vị trí nền tảng và vai trò trung

tâm, thu hút tâm lực của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo,

quản lý cũng như hoạt động tác nghiệp thường ngày của nhà báo.

Bài viết này góp phần bàn luận về phản biện xã hội của báo chí và dư

luận xã hội trên cơ sở cách tiếp cận mới về dư luận xã hội; từ đó ta có cái

nhìn rõ hơn về mối quan hệ gắn bó giữa báo chí và dư luận xã hội trong

xã hội hiện đại.

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 1

Trang 1

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 2

Trang 2

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 3

Trang 3

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 4

Trang 4

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 5

Trang 5

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 6

Trang 6

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 7

Trang 7

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 8

Trang 8

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 9

Trang 9

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 5880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội

Vai trò phản biện của báo chí và dư luận xã hội
điểm của Đảng CSVN “lấy dân làm gốc”, là tư tưởng về nhà nước dân 
chủ nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, giám sát và phản biện xã 
hội bằng và thông qua báo chí thể hiện sinh động nhất của việc phát huy 
dân chủ xã hội và “quyền lực nơi dân”13. Dân chủ, theo Hồ Chí Minh, “Dân 
chủ có nghĩa là để cho người dân được mở mồm ra nói”14 
 Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám 
sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã 
hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính 
sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với 
công tác tổ chức và cán bộ”. 
 Chẳng hạn, trước Tết Nguyên đán năm 2010, Trung tướng Đồng Sĩ 
Nguyên đã gửi thư cho Bộ Chính trị và Thủ tưởng Chính phủ, phản đối về 
việc nhiều tỉnh cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng, nhưng mãi cuối 
tháng 2 năm 2010, báo chí mới thông tin và từ đó, hình thành tâm trạng bất 
an và lo âu, dư luận phản đối gay gắt vấn đề này. Nhờ đó, Thủ tướng Chính 
phủ đã cho kiểm tra, ra chỉ thị cho các tỉnh tạm dừng ngay việc cho công ty 
nước ngoài thuê rừng, đồng thời chấm dứt việc làm bất lợi này. 
 Vấn đề khai khoáng tràn lan, bừa bãi ở Cao Bằng, chỉ sau loạt bài điều 
tra của Vietnamnet mới khơi nguồn dư luận phản đối, phẫn nộ về chủ 
trương và cách làm của Cao Bằng. Từ dư luận xã hội về những vấn đề 
này, diễn đàn trong và ngoài Hội trường của kỳ họp Quốc hội cũng nóng 
lên “vấn đề "loạn" khai thác khoáng sản gây thất thoát tài sản quốc gia; 
doanh nghiệp "chạy" dự án, địa phương quản lý lỏng, còn Trung ương 
"buông" đã làm "nóng" cả trong và ngoài Hội trường trong ngày thảo 
luận kinh tế - xã hội hôm nay (27/5)”15. 
 Rõ ràng là báo chí không lên tiếng, không xã hội hóa các sự kiện thời 
sự đang diễn ra liên quan mật thiết đến lợi ích cơ bản, lợi ích sống còn 
của cộng đồng dân cư hay của nhân dân nói chung, thì công chúng và 
13 Trích từ câu nói của Hồ Chí Minh. 
14 Trích lại Tuổi trẻ online ngày 12.2.2006. 
15 Vietnamnet: 
chinh-sach-912742/ Cập nhật lúc 19:29, Thứ năm, ngày 27/05/2010 (GMT+7). 
Vai trò phản biện 39
nhân dân khó có thể biết, nên không thể bày tỏ thái độ, phán xét hay 
đánh giá kịp thời về các sự kiện và vấn đề ấy. Nói cách khác, báo chí 
không khơi nguồn thì khó có thể bùng lên dư luận xã hội về những vấn 
đề quốc kế dân sinh. 
 Phản biện bằng báo chí, thông qua báo chí và DLXH là cách làm công 
khai, minh bạch, có thể giúp ngăn ngừa và hạn chế lạm dụng quyền lực 
trong bối cảnh thiếu vắng sự giám sát độc lập. Bởi vì, nếu không ngăn 
chặn, hạn chế được việc lạm dụng quyền lực, sẽ dẫn đến tha hóa quyền 
lực và tha hóa chế độ xã hội. Do đó, trong xã hội hiện đại, vai trò giám 
sát và phản biện xã hội của báo chí và DLXH ngày càng gia tăng, ngày 
càng có ý nghĩa quan trọng đặt biệt. 
 4. Một số yếu tố tác động đến chất lượng phản biện xã hội của báo 
chí và dư luận xã hội 
 Thứ nhất, không ngừng mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời 
sống xã hội, trước hết là dân chủ về kinh tế, tài chính, về công tác tổ 
chức - cán bộ. Tính công khai và dân chủ hoá xã hội được mở rộng đến 
đâu, thì vai trò, năng lực giám sát và phản biện xã hội của báo chí - 
DLXH tăng lên đến đấy. Bộ Chính trị TW Đảng khoá VIII đã ban hành 
Quy chế dân chủ cơ sở với quyết tâm chính trị là mở rộng và nâng cao 
chất lượng dân chủ cơ sở, nhưng trong thực tế kết quả còn chưa được 
như mong muốn. Mở rộng tính công khai và dân chủ hoá là một quá 
trình, một cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh và văn hoá 
chính trị của người lãnh đạo, của bộ máy, sự kiên trì lâu dài và kiên định 
mục tiêu cũng như đòi hỏi bức xúc của nhân dân, của cuộc sống - của dư 
luận xã hội. Chống xu hướng của độc quyền, bưng bít thông tin để dung 
túng, chi phối và trục lợi. Chống độc quyền, hạn chế bưng bít thông tin, 
thực hiện dân chủ phải bằng các quy định pháp luật, đồng thời bằng cơ 
chế giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế lạm dụng quyền lực. Như vậy, công 
khai, dân chủ không dừng lại ở khẩu hiệu chính trị suông, mà phải được 
bảo đảm bằng thể chế xã hội, bảo đảm hành lang pháp lý cho báo chí và 
DLXH thực hiện chức năng phản biện của mình. Dân chủ phải gắn với 
công khai thông tin, bảo đảm quyền được biết, được thông tin của nhân 
dân. Nhân dân có quyền được biết tổng số vay nợ nước ngoài, định 
hướng và hiệu quả đầu tư tiền vay cũng như tiền ngân sách; cần được 
công khai hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh tế nhà nước, cũng như 
việc chi tiêu tài chính công trong các cơ quan. Chống khuynh hướng dân 
chủ hình thức, chiếu lệ hoặc lợi dụng “dân chủ” để trục lợi vì nhóm lợi 
40 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2010 
ích. Dân chủ nhân dân về nguyên tắc là thúc đẩy tự do báo chí, bảo đảm 
cho báo chí làm tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, trước hết là 
giám sát các cơ quan và cán bộ trong bộ máy công quyền và phản biện 
đối với các đề án hay quyết sách lớn. Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ an 
ninh quốc gia và duy trì trật tự xã hội; nhưng đồng thời cũng chú ý bảo 
đảm thực hiện quyền được biết, quyền được thông tin của nhân dân; 
đồng thời đặc biệt chú ý lắng nghe, tiếp thu phản biện của báo chí và 
DLXH; coi phản biện xã hội là kênh thông tin quan trọng trong việc hoàn 
thiện chính sách, chủ trương và giải pháp quản lý, điều hành của mình. 
Sinh thời, V. I. Lê-nin đã dùng thuật ngữ “công khai và dân chủ hóa đời 
sống xã hội” từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX như một giải pháp 
đột phá mở ra một kênh thông tin quan trọng để nắm bắt ý kiến, nguyện 
vọng và đề xuất của nhân dân; trong đó, đặc biệt quan trọng là ý kiến của 
các tri thức yêu nước, các nhà khoa học tâm huyết, trí tuệ và bản lĩnh. 
 Thứ hai, nâng cao trình độ dân trí, trước hết và quan trọng nhất là 
trình độ hiểu biết của dân về các văn bản quy phạm pháp luật và thể chế 
phân chia quyền lực của Nhà nước. Bởi vì, giám sát là giám sát bằng 
pháp luật, thông qua và trên cơ sở pháp luật. Trong quá trình hội nhập 
vào WTO, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta đã 
được xây dựng mới và bổ sung rất nhanh, nhưng sự hiểu biết của nhân 
dân về luật pháp còn rất nhiều hạn chế, ý thức chấp hành luật lại càng 
nhiều vấn đề. Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát và phản biện xã 
hội của mình, báo chí cần tích cực truyên truyền, giáo dục, giải thích cho 
nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chính sách và luật pháp của 
Nhà nước, động viên khích lệ nhân dân không chỉ tích cực thực hiện, mà 
còn có khả năng giám sát và phản biện quá trình thực hiện ấy. Mặt khác, 
cũng cần giám sát quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. 
Người đứng đầu cơ quan hành pháp có nên là người đứng đầu cơ quan 
chống tham nhũng hay cần tách ra, độc lập? Việc phân chia quyền lực 
thông thường chỉ thể hiện ngắn gọn trong một văn bản ngắn, thậm chí 
trong một câu, nhưng có thể theo đó, của cải của nhân dân tuôn chảy vào 
túi một nhóm người nào đó vì sự lợi dụng và trục lợi do quyền lực không 
được kiểm soát chặt chẽ. Việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ am 
hiểu luật pháp của nhân dân liên quan chặt chẽ đến vai trò giám sát của 
đại biểu Quốc hội và của Quốc hội nói chung. Cần phải có cơ chế để 
Quốc hội không chỉ có tiếng, mà còn phải có quyền và cần sử dụng 
quyền của mình để bảo vệ lợi ích của nhân dân, của đất nước. Cần nâng 
Vai trò phản biện 41
cao năng lực và quyền lực giám sát của Quốc hội, kết hợp chặt chẽ với 
giám sát và phản biện xã hội của báo chí và DLXH. 
 Cần quán triệt mục đích, nguyên tắc, phương thức phản biện và xây 
dựng văn hóa phản biện, cũng như văn hóa và bản lĩnh tiếp nhận phản 
biện, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình tranh luận - phản 
biện xã hội. 
 Thứ ba, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức 
và văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công 
quyền các cấp, như dư luận xã hội đặt ra, không chỉ nâng cao dân trí mà 
còn phải nâng cao quan trí. Thái độ trách nhiệm của cán bộ công chức 
đối với các vấn đề báo chí và dư luận xã hội nêu ra không chỉ thể hiện 
trách nhiệm pháp lý trước nhân dân, trước Đảng, mà còn thể hiện văn 
hoá chính trị, đạo đức, lối sống và lương tâm của con người. Văn hoá 
chính trị không chỉ là một đòi hỏi chung chung, mà cần có quy định cụ 
thể và một định chế bắt buộc thực hiện, có sự giám sát của nhân dân, của 
báo chí và DLXH. Thời gian gần đây, báo chí lại thông tin về tranh luận 
xung quanh đồng ý hay không đồng ý xây dựng trục giao thông Hồ Tây 
– Ba Vì giữa thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng trước khi trình Thủ 
tướng Quy hoạch Thủ đô, cũng đã nảy sinh vấn đề văn hóa tranh luận. 
Cũng cần nhận thức rằng, chúng ta nên làm quen với việc phê phán hay 
chỉ trích trước một vấn đề, chứ không chỉ quen với việc ca ngợi và tán 
dương không thực chất. 
 Thứ tư, không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng Nhà 
nước pháp quyền, tích cực làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội bằng 
thể chế phân chia quyền lực một cách khoa học, chặt chẽ, có cơ chế kiểm 
soát và giám sát quyền lực để chống lạm dụng quyền lực; chống bao biện 
làm thay, thậm chí tranh nhau làm, nhưng khi có sự cố lại chẳng ai chịu 
trách nhiệm cụ thể. Đảng ta chủ trương thực hiện tốt dân chủ và kiểm 
soát được quyền lực để chống tiêu cực, để phát triển kinh tế, xây dựng 
đất nước phồn vinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là điều mong 
muốn cháy bỏng của nhân dân xuất phát từ những bài học lịch sử của đất 
nước trong những năm đổi mới và truyền thống văn hoá của dân tộc ta; 
cũng như từ những bài học lịch sử của sự sụp đổ Liên Xô. Chừng nào 
chưa có được một cơ chế chống lạm dụng quyền lực một cách hữu hiệu, 
quyền được biết, được thông tin của nhân dân chưa thực sự được tôn 
trọng..., thì vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí và DLXH, của 
nhân dân sẽ còn bị hạn chế và đương nhiên năng lực lãnh đạo của Đảng 
42 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2010 
sẽ không được phát huy và niềm tin của nhân dân không những bị xói 
mòn, mà còn tiềm ẩn những nguy cơ ngoài mong đợi. 
 Thứ năm, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, năng lực tác 
nghiệp, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cũng như cải thiện điều kiện 
làm việc cho đội ngũ nhà báo. Nhà báo phải là những người cần có trình 
độ, am hiểu cuộc sống, nhất là pháp luật- như sự hiểu biết, kinh nghiệm 
vận dụng và năng lực phân tích sự kiện và vấn đề pháp lý. Họ là những 
người có năng lực tác nghiệp thành thạo trong môi trường pháp lý, có 
bản lĩnh hành nghề trong những điều kiện phức tạp của kinh tế thị trường 
- khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và phân tích sự 
kiện pháp lý... Nhà báo thường hoạt động độc lập, đơn tuyến, nên ở họ 
cần phẩm chất đạo đức trong sáng. Cùng với đòi hỏi về trình độ, năng 
lực chuyên môn - bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức, 
cần trang bị cho các nhà báo những phương tiện kỹ thuật - nghiệp vụ 
hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin... để họ có thể tác nghiệp thuận lợi 
trong quá trình thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo 
chí, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới. 
Quốc hội vừa thông qua Luật Phòng chống tham nhũng, theo đó, trao 
cho báo chí nhiều quyền hơn trong việc tiếp cận và khai thác thông tin 
phục vụ hoạt động điều tra của phóng viên. Cũng cần có hành lang pháp 
lý, có chế tài tạo điều kiện và bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong điều kiện 
kinh tế thị trường diễn biến ngày càng phức tạp. Coi việc sử dụng báo chí 
- truyền thông và DLXH như một công cụ hữu ích nhất, nhằm thực hiện 
giám sát và phản biện xã hội, trong việc mở rộng tính công khai và dân 
chủ hoá đời sống xã hội, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham 
nhũng, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội là một trong 
những phương thức và giải pháp tối ưu hiện nay. Cần coi báo chí - truyền 
thông không chỉ là diễn đàn rộng rãi để mọi người dân bày tỏ chính kiến, 
bàn luận những vấn đề quốc kế dân sinh, mà còn là công cụ thể hiện và 
trường học nâng cao năng lực, trình độ dân trí về dân chủ và công khai, 
minh bạch cũng như công cụ tập hợp, tổ chức, huy động DLXH trong 
cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. 
 Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí - DLXH, 
tức là báo chí thể hiện tính độc lập của mình. Tính độc lập không có 
nghĩa là độc lập với chính trị - điều đó không bao giờ có. Báo chí và 
truyền thông là một công cụ thể hiện quyền lực chính trị. Tính độc lập ở 
đây có nghĩa là, khi thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội 
Vai trò phản biện 43
của báo chí - DLXH, nhà báo không “theo đuôi”, nghe một cách thụ 
động, một chiều; phải coi trọng kết quả khai thác, điều tra độc lập của 
mình từ tai mắt của nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về 
những thông tin và các dữ liệu mà mình điều tra được. Đảng và Nhà 
nước cũng cần những chứng cứ độc lập để phản biện chính sách, để đấu 
tranh chống tiêu cực, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội, 
trên cơ sở ấy có thể góp phần gây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân 
vào bộ máy công quyền và chế độ xã hội. Thực tế phản biện xã hội của 
báo chí trong kỳ họp Quốc hội vừa qua đã chứng minh điều đó. 
 Trong quá trình hoạt động, báo chí thực hiện tốt, có hiệu quả chức 
năng giám sát và phản biện xã hội của mình, tức là góp phần tích cực vào 
tính bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, 
đó cũng là giải pháp quan trọng tham gia xây dựng và quảng bá thương 
hiệu quốc gia ở trong nước và nhất là trên trường quốc tế trong thời kỳ 
hội nhập và phát triển bền vững./. 
____________________ 
Tài liệu tham khảo 
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. 
2. Mấy vấn đề về DLXH ở nước ta hiện nay (1989); Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo TW; 
 Hà Nội. 
3. Lương Khắc Hiếu (chủ biên) (1999); Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới Nxb. Chính trị 
 quốc gia; Hà Nội. 
4. Nguyễn Quý Thanh (2005), Xã hội học về dư luận xã hội; Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội 
5. Tạp chí Xã hội học (Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam). 
6. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). 
7. Nguyễn Văn Dững (1994), Báo chí và dư luận xã hội – các hình thức của mối quan hệ tác 
 động; Luận án tiến sĩ báo chí; MGU. 
8. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2000); Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 2, Nxb. 
 Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
9. M. K. Garơskôp: Dư luận xã hội; M., Nxb. Chính trị, 1988. (Bản tiếng Nga). 
10. Tạp chí Những vấn đề triết học (LB Nga); số 11/1983. 
11. Paul Chanlter-Peter Stewart, Basic Radio Journalism, Focal Press, 2004. 
12. Robert L. Hilliard, Writing for Television, Radio and New Media, 8th edition, Thomson, 
 Australia, Canada, Mexico, 2004. 
13. James Glen Stovall, Web Journalism, Pearson, the USA, 2004. 
14. Jonathan Bignell, An Introduction to Television Studies, Routledge, London and New York, 2004. 
15. Một số báo in và báo mạng điện tử. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_phan_bien_cua_bao_chi_va_du_luan_xa_hoi.pdf