Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở khái quát về triết học Mác - Lênin và những thành tựu sau 3 thập kỉ đổi mới đất

nước, bài viết phân tích về vai trò của triết học Mác - Lênin. Thứ nhất, là cơ sở lí luận khoa học của

đường lối đổi mới, với vai trò này, triết học Mác - Lênin là cơ sở lí luận cho Đảng Cộng sản Việt Nam

kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và lựa chọn con đường đổi mới toàn diện. Thứ hai, triết

học Mác - Lênin là cơ sở lí luận khoa học của đổi mới tư duy lí luận. Trong vai trò này, triết học mácxít

đã đưa phạm trù thực tiễn vào lí luận nhận thức và xây dựng nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực

tiễn. Thứ ba, triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức

và phân tích xu hướng phát triển của xã hội. Vai trò của triết học Mác - Lênin tiếp tục chứng minh cho

sức sống vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế kỉ XXI.

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6440
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
nh động của Đảng, làm cơ sở phương pháp luận quan 
trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn 
thiện đường lối đổi mới” [2, tr.197]. Đứng vững trên cơ 
sở lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, cách 
mạng Việt Nam vượt qua được mọi gian nan thử thách, 
cập bến bờ thành công. Vai trò của triết học Mác- Lênin 
trong đổi mới được thể hiện qua những nội dung sau: 
 2.2.1. Triết học Mác - Lênin là cơ sở lí luận 
khoa học của đường lối đổi mới 
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là mục tiêu 
mà nước ta phấn đấu đạt được trong đổi mới. Đạt được 
mục tiêu này, triết học Mác - Lênin đã góp phần quan 
trọng: Thứ nhất, triết học Mác - Lênin là cơ sở lí luận 
khoa học trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đổi mới của 
Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều 
chuyển biến: từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, độc 
lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển; toàn cầu hóa, 
hội nhập quốc tế; ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách 
mạng khoa học - công nghệ, Trong bối cảnh đó, Việt 
Nam kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên 
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí 
Minh. Ý chí ấy, con đường ấy là sự tiếp tục ý nguyện 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1927: “Bây giờ học 
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân 
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa 
Lênin” [8, tr.289]. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, xây 
dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội là khát 
vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn 
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế 
phát triển của lịch sử. Trong Văn kiện Đại hội IX, Đảng 
khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng 
đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa 
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí 
Minh” [1, tr.457]. Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác 
- Lênin, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của hình 
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Xã hội này 
vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó “về 
mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn 
mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng 
ra” [7, tr.33]. Trên cơ sở lí luận khoa học của chủ nghĩa 
Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã từng bước 
xây dựng, cụ thể hóa mô hình này trong thực tiễn. 
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa xã hội đã được làm 
sáng tỏ: đặc trưng chủ nghĩa xã hội; xây dựng kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn 
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Không đứng 
vững trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về 
chủ nghĩa xã hội, con đường đến mục tiêu của nước ta 
sẽ rất lúng túng, mất nhiều thời gian. 
Thứ hai, triết học Mác - Lênin là cơ sở lí luận khoa 
học của đổi mới toàn diện. Theo quan điểm của triết học 
Mác - Lênin, thế giới là một chỉnh thể, các sự vật, hiện 
tượng trong thế giới có mối liên hệ mật thiết với nhau. 
Xem xét, nhận thức sự vật, hiện tượng cần phải có quan 
điểm toàn diện. Đây là bài học phương pháp luận quý 
giá rút ra khi nghiên cứu nguyên lí về mối liên hệ phổ 
biến. Quan điểm toàn diện cũng yêu cầu khi xem xét, 
đánh giá sự vật hiện tượng cần phân biệt được mối liên 
hệ của chúng: Mối liện hệ bên ngoài, bên trong; mối 
liên hệ cơ bản, không cơ bản; mối liên hệ chủ yếu, thứ 
yếu, Đồng thời, phải chỉ ra mối liên hệ nào là cơ bản, 
chủ chốt và quyết định các mối liên hệ khác. Vận dụng 
bài học này trong đổi mới; rút kinh nghiệm sâu sắc từ sự 
đổ vỡ của Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt 
Nam đã quán triệt đường lối đổi mới toàn diện về kinh 
tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại nhưng chủ yếu là 
kinh tế, tập trung đổi mới kinh tế trên cơ sở đó mà 
từng bước đổi mới về chính trị và các lĩnh vực khác. 
Đại hội lần thứ VIII khẳng định: “Xét trên tổng thể, 
Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư 
duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính 
sách nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không 
có mọi sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập 
Đinh Thị Phượng 
52 
trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 
đối mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã 
hội, tạo tiền đề cần thiết về mặt vật chất và tinh thần 
để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố 
niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các 
mặt khác của đời sống xã hội” [1, tr.331]. Đổi mới của 
Việt Nam không thể thành công nếu xa rời cơ sở lí 
luận khoa học của triết học Mác - Lênin. 
2.2.2. Triết học Mác - Lênin là cơ sở lí luận 
khoa học của đổi mới tư duy lí luận 
Trong quá trình đổi mới, nếu không bắt đầu từ đổi 
mới tư duy lí luận thì đổi mới trong thực tiễn sẽ rất lúng 
túng, rơi vào trạng thái tự phát. Đổi mới tư duy lí luận 
có liên hệ gì với triết học Mác - Lênin? 
Thứ nhất, triết học Mác - Lênin đã đưa phạm trù 
thực tiễn vào lí luận nhận thức. Trước C.Mác, một số 
nhà triết học đã đưa phạm trù thực tiễn vào trong triết 
học của mình nhưng họ chưa thấy được vai trò to lớn 
của thực tiễn đối với quá trình nhận thức của con người. 
Đưa phạm trù thực tiễn vào lí luận nhận thức, C. Mác và 
Ph. Ănghen đã làm cho triết học mácxít hơn hẳn về chất 
so với các nền triết học trước đó. Trong Bút kí triết học, 
V.I.Lênin nhận định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lí 
luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, 
mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [5, tr.230]. Mọi nhận 
thức của con người cần phải xuất phát từ thực tiễn; thực 
tiễn cung cấp cho con người “tài liệu thực tế”, “tạo ra 
nhu cầu” nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình nhận thức 
của con người; đồng thời, thực tiễn cũng là động lực, 
mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn, là thước đo tính 
chân thực của nhận thức. Các hoạt động thực tiễn phong 
phú: sản xuất vật chất; hoạt động cải biến chính trị - xã 
hội; thực nghiệm khoa học luôn đề ra những động lực 
mới cho nhận thức của con người phát triển. Nói cách 
khác, thực tiễn đã đặt ra các vấn đề, thôi thúc con người 
phải suy tư, trăn trở và tìm cách giải quyết. Nghiên cứu 
về thực tiễn và vai trò của thực tiễn trong triết học Mác - 
Lênin, bài học phương pháp luận quan trọng được rút ra 
là: xuất phát từ thực tiễn và tôn trọng thực tiễn, thường 
xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lí luận. Trên nền 
tảng lí luận khoa học về thực tiễn của triết học Mác - 
Lênin, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã “nhìn thẳng vào sự 
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [1, tr.10]” - 
nghĩa là xuất phát từ thực tiễn của đất nước để lựa chọn 
đường lối đổi mới phù hợp với nhu cầu phát triển và xu 
hướng của lịch sử. 
Thứ hai, triết học Mác - Lênin đã xây dựng nguyên 
tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Đây là nguyên 
tắc nhận thức nói chung nằm trong hệ thống các nguyên 
tắc phương pháp luận biện chứng duy vật. Nguyên tắc 
này yêu cầu: lí luận phải xuất phát từ thực tiễn; lí luận 
phải phản ánh trung thực đối tượng như vốn có; lí luận 
phải được vận dụng vào thực tiễn; lí luận phải đóng vai 
trò chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn; lí luận phải không 
ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển để đáp ứng yêu 
cầu của thực tiễn. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng 
định: Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên 
tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không 
có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lí 
luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. 
 Thực tiễn trước năm 1986, mô hình kinh tế quan 
liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản 
xuất, nhân dân ở nhiều địa phương táo bạo “phá rào” 
trong sản xuất. Điển hình là khoán ở Hải Phòng và Vĩnh 
Phúc năm 1980; khoán ở xí nghiệp đánh cá Côn Đảo - 
Vũng Tàu; khoán ở công ty xe khách Thành phố Hồ Chí 
Minh... Thực tiễn “phá rào” đã đặt ra động lực phát triển 
mới cho nền kinh tế, không chỉ làm thức tỉnh cả một nền 
kinh tế vốn ì ạch lâu nay mà còn làm “thức tỉnh” ở cả 
trung ương, đặt ra vấn đề cấp bách tổng kết thực tiễn, 
phát triển lí luận mới, đặc biệt là vấn đề về xây dựng mô 
hình kinh tế. 
Trên cơ sở lí luận của triết học Mác - Lênin về 
nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Đảng ta 
đã nghiêm túc xuất phát từ thực tiễn, coi trọng thực tiễn, 
thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện 
lí luận. Đảng rút ra bài học: “Phải tôn trọng quy luật 
khách quan. Coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu và 
cơ sở để đổi mới tư duy lí luận, đường lối, chủ trương, 
cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải xuất 
phát từ thực tiễn. Phải bám sát thực tiễn, coi trọng tổng 
kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận để điều chỉnh, bổ sung, 
phát triển đường lối đổi mới” [2, tr.200]. Đây chính là 
sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lí luận 
và thực tiễn trong đổi mới. 
2.2.3. Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, 
phương pháp luận khoa học trong nhận thức 
và phân tích xu hướng phát triển của xã hội 
Theo Từ điển Triết học: “Thế giới quan là toàn bộ 
những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin quy định 
hướng hoạt động và quan hệ của từng người, của một 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục Tập 9, số 4 (2019), 49-54 
 53 
tập đoàn xã hội, của một giai cấp hay của một xã hội nói 
chung đối với thực tại” [11, tr.539]. Nội dung của thế 
giới quan bao gồm: 1) Hệ thống tri thức, quan điểm, 
tình cảm, niềm tin, lí tưởng 2) Vị trí của con người 
trong thế giới đó. Thành tố quan trọng của thế giới quan 
bao gồm: tri thức và niềm tin. Vai trò thế giới quan, 
phương pháp luận là vai trò quan trọng nhất của triết 
học Mác - Lênin. 
Triết học Mác- Lênin đã cung cấp cho con người hệ 
thống những khái niệm, nguyên lí, cặp phạm trù, quy 
luật: vật chất, ý thức, mối quan hệ vật chất - ý thức; 
nguyên lí về sự phát triển; nguyên lí về mối liên hệ phổ 
biến; 06 các cặp phạm trù cơ bản; 03 quy luật: quy luật 
lượng chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật 
mâu thuẫn; lí luận nhận thức: con đường biện chứng của 
nhận thức, chân lí, thực tiễn; học thuyết hình thái kinh tế 
- xã hội; vấn đề giai cấp và dân tộc; vấn đề nhà nước và 
cách mạng; vấn đề ý thức xã hội; Trong đó học thuyết 
về hình thái kinh tế - xã hội là “hòn đá tảng” của chủ 
nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến vĩ đại 
nhất của C.Mác. Những khái niệm, nguyên lí, quy luật 
và phương pháp luận cơ bản của chúng mang tính phổ 
quát cao. Chúng chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã 
hội và tư duy của con người, trở thành một trong những 
công cụ hữu hiệu giúp con người đi sâu nhận thức và 
hiểu được bản chất của thế giới - một chỉnh thể không 
ngừng vận động, phát triển, có mối liên hệ mật thiết với 
nhau. Chính vì vậy, triết học Mác - Lênin trở thành thế 
giới quan và phương pháp luận khoa học cho hoạt động 
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. 
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước 
theo con đường chủ nghĩa xã hội đang đối diện với 
nhiều thời cơ, thách thức. Trải qua những thăng trầm 
của lịch sử, chủ nghĩa xã hội vẫn trụ vững, ngày càng 
được đổi mới và phát triển. Với thế giới quan khoa học, 
phương pháp luận biện chứng được trang bị, Đảng đã 
nhận định đúng đắn tình hình trong nước và quốc tế, đặc 
biệt là ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa 
học - công nghệ; toàn cầu hóa; hội nhập quốc tế. Đứng 
trước vận hội và thách thức lớn này, nước ta vẫn tiếp tục 
kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, vững tin 
về một xã hội tiến bộ hơn, hướng đến mục tiêu “dân 
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
3. Kết luận 
Hơn 3 thập kỉ đã trôi qua, với bản chất khoa học, 
triết học mácxít đã trở thành ngọn cờ cách mạng của sự 
nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Sự ra đời và hiện thực của 
chủ nghĩa xã hội Việt Nam gần một thế kỉ qua đã chứng 
minh cho tính ưu việt của mô hình, tính đúng đắn của lí 
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó triết học là một bộ 
phận cấu thành. Cơ sở lí luận khoa học của triết học 
Mác - Lênin tiếp tục soi sáng cho công cuộc đổi mới 
của Việt Nam trong chặng đường tiếp theo. Vượt ra 
ngoài khuôn khổ của một quốc gia, vai trò của triết học 
Mác - Lênin còn được nhà nghiên cứu Terry Eagleton 
khẳng định: “thậm chí, không một nhà phê bình C.Mác 
quyết liệt nhất nào lại phủ nhận rằng ông đã làm thay đổi 
hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người” [4, tr.20]. 
Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đổi mới của Việt 
Nam một lần nữa khẳng định cho sức sống vĩ đại của 
chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế kỉ XXI. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Văn kiện Đại 
hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập. NXB Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Báo cáo tổng 
kết một số vấn đề lí luận - thực tiễn qua 30 năm đổi 
mới (1986-2016). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 
Hà Nội. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại 
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. 
trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/bao-cao-
chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-
xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-
dang-1600, (Cập nhật ngày 14/02/2019). 
[4] Terry Eagleton (2012). Tại sao Mác đúng. NXB 
Chính trị- Hành chính, Hà Nội. 
[5] V.I.Lênin (1980). Toàn tập, tập 29. NXB Tiến bộ, 
Matxcơva. 
[6] C.Mác và Ph.Ănghen (1995). Toàn tập, tập 3. 
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7] C.Mác và Ph.Ănghen (1995). Toàn tập, tập 15. 
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[8] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 2. NXB Chính 
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
[9] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 12. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
[10] Nguyễn Thế Nghĩa, Thái Thị Thu Hương (2014). 
Những vấn đề cơ bản và cấp bách của triết học 
mácxít. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[11] Từ điển triết học (1986). NXB Tiến bộ Mát- xcơ - va. 
Đinh Thị Phượng 
54 
THE ROLE OF MARXIST - LENINIST PHILOSOPHY IN VIETNAM INNOVATION 
Abstract: On the basis of an overview of the Marxist - Leninist and achievements after three decades of national renewal, the 
article analyzes the role of Mac - Leninist philosophy. The first thing is the scientific rationale of the road renewal. With this role, 
Marxist - Leninist is the rationale for the Communist Party of Vietnam to direct a steadfast goal of building socialism and the path 
selection for a comprehensive renovation. Secondly, Marxist - Leninism is the scientific rationale of theoretical thinking innovation. In 
this role, Marxist philosophy has put into the category of practical reasoning and built awareness the principle of unity between theory 
and practice. Thirdly, Marxist - Leninist philosophy is seen as the worldview basis, scientific methodology in cognitive and (analysis of 
social development trend) development trend analysis of society. The role of Mac - Leninist philosophy continues to demonstrate the 
great vitality of Marxism - Leninism in the XXI century. 
Key words: Mac - Lenin philosophy; Theoretical thinking innovation; Revolutionary theoretical basis; Worldview and methodology. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_triet_hoc_mac_lenin_trong_cong_cuoc_doi_moi_o_vi.pdf