Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp

Tóm tắt

Hiện nay các doanh nghiệp (DN) ngày càng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng

hơn về tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp (QTDN) đối với sự phát triển của mình.

QTDN tốt là nền tảng giúp DN kinh doanh hiệu quả, tạo được lòng tin từ nhà đầu tư và

công chúng, nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Từ đó, mang lại lợi ích cao nhất cho nhà

đầu tư và các bên có quyền, lợi ích liên quan của DN. Trên góc độ vĩ mô, quản trị DN tốt sẽ

làm giảm chi phí vốn, củng cố sự vận hành hiệu quả của thị trường tài chính và đem lại

nguồn tài chính ổn định hơn cho nền kinh tế.

Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách

quan được thiết lập nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. KTNB

đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong việc quản lý rủi ro, kiểm soát và các quá trình

quản trị trong DN. Như vậy giữa KTNB và QTDN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong

đó KTNB có tác dụng hỗ trợ làm tăng cường sức mạnh và hiệu quả của QTDN.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích về vai trò của KTNB trong việc tăng

cường sức mạnh và hiệu quả của QTDN

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp
kiện giám sát hiệu quả: 
Để hoạt động tốt, các DN phải có hệ thống KSNB mạnh và hiệu quả. Ban quản trị, 
Ban giám đốc và các thành viên khác trong DN phải thực hiện thiết kế, thực hiện và duy trì 
các quy trình, quy chế, chính sách, thủ tục KSNB nhằm giúp DN đạt được một cách hợp lý 
các mục tiêu về độ tin cậy của BCTC, hiệu quả hiệu suất của hoạt động và tuân thủ pháp luật 
và các quy định. Hệ thống KSNB có được thiết kế và vận hành hiệu quả hay không phụ thuộc 
rất lớn vào nhận thức và hành động của Ban quản trị và Ban giám đốc, những người chịu 
trách nhiệm lãnh đạo và quản lý cấp cao của DN. Tuy nhiên, DN là sở hữu chung của tất cả 
các cổ đông (cổ đông lớn và cổ đông thiểu số), các nhà đầu tư, đồng thời tình hình và kết quả 
hoạt động của DN còn ảnh hưởng đến nhiều bên khác có quyền và lợi ích liên quan. Do vậy, 
với chức năng kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của các hệ thống KSNB trong 
DN, KTNB đánh giá xem các quy trình, quy định nội bộ, chính sách, thủ tục KSNB mà DN 
đã ban hành và vận hành liệu có hợp lý và đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các bên tham 
gia vào DN không (cổ đông lớn, cổ đông thiểu số, ban quản trị, ban giám đốc, nhà cung cấp, 
khách hàng, ngân hàng, người lao động), liệu các chính sách đã hợp lý để khuyến khích ban 
quản trị, ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích của tất cả các bên tham gia vào hệ thống 
quản trị trong DN chưa, đánh giá liệu rằng ban quản trị đã thực hiện đầy đủ chức năng giám 
sát đối với ban giám đốc của mình hay chưa, liệu các chính sách và thủ tục kiểm soát hiện 
hành có giúp ngăn ngừa việc ban quản trị và ban giám đốc thực hiện các hành vi lạm quyền để 
chiếm đoạt tài sản chung của DN hay chưa, Trường hợp phát hiện những quy trình, chính 
sách, thủ tục kiểm soát chưa đầy đủ, chưa hợp lý hoặc chưa được tuân thủ tốt trong thực tiễn, 
KTNB sẽ báo cáo với các cấp có thẩm quyền (Ban Kiểm soát, Ủy ban Kiểm toán) để kịp thời 
chấn chỉnh, sửa đổi lại. 
Chẳng hạn, nếu KTNB thấy rằng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ mua hàng, DN 
chưa đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đặc biệt có dấu hiệu chỉ mua hàng của một số nhà 
cung cấp nhất định, điều này có thể là dấu hiệu của việc lạm quyền quản lý và thiệt hại chung 
cho lợi ích của DN và cổ đông vì hoạt động mua hàng chưa đảm bảo tính hiệu quả. Từ đó, 
KTNB có thể kiến nghị DN cần tuân thủ tốt các nguyên tắc kiểm soát này, hạn chế việc nhà 
quản lý có thể lạm quyền kiểm soát để tư lợi cá nhân hay KTNB đã góp phần bảo vệ quyền 
lợi chung của DN và các cổ đông. 
Với khía cạnh này, KTNB giúp DN tuân thủ nguyên tắc QTDN về việc bảo vệ và tạo 
điều kiện thực hiện quyền của cổ đông và đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông; 
Công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan trong DN 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 107 
KTNB hỗ trợ DN đảm bảo yêu cầu chất lượng của thông tin tài chính và thông tin DN 
cũng như yêu cầu công bố và minh bạch các thông tin này: 
Với chức năng kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của các hệ thống KSNB, 
KTNB có tác dụng cải thiện hiệu lực và hiệu quả của hệ thống này. Khi hệ thống KSNB có 
hiệu lực mạnh nó có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các sai sót do gian lận hoặc 
nhầm lẫn, từ đó đảm bảo chất lượng của các thông tin tài chính cũng như các thông tin hoạt 
động của DN. Bên cạnh đó, trong phạm vi hoạt động của mình, bản thân KTNB cũng có chức 
năng xem xét độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính, thông tin hoạt động và 
các công cụ được sử dụng để đo lường, phân loại và báo cáo các thông tin đó. Như vậy, 
KTNB giúp DN trong việc đảm bảo yêu cầu về chất lượng của các thông tin tài chính và 
thông tin DN cũng như yêu cầu về công bố và minh bạch thông tin. 
Với khía cạnh này, KTNB cũng giúp DN tuân thủ nguyên tắc QTDN về việc đảm bảo 
công bố thông tin minh bạch và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến DN, cũng 
như thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường đặc biệt là thị trường chứng khoán 
hoạt động tốt. 
KTNB hỗ trợ DN đảm bảo đúng định hướng chiến lược của mình, giám sát có hiệu 
quả công tác quản lý của Ban quản trị và trách nhiệm của Ban quản trị đối với DN và cổ 
đông: 
KTNB với chức năng soát xét các hoạt động hoặc các chương trình để xác định liệu 
các hoạt động hoặc chương trình cũng như các kết quả của chúng có phù hợp với kế hoạch và 
mục tiêu mà DN đã thiết lập hay không. Trường hợp, KTNB phát hiện các hoạt động và 
chương trình được thực hiện không đúng định hướng hoạt động của DN, KTNB thông qua Ủy 
ban Kiểm toán hoặc Ban kiểm soát có thể báo cáo trực tiếp với Ban quản trị và các cổ đông 
của DN để xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp các hoạt động của DN luôn đảm bảo định hướng, 
chiến lược mà DN đề ra. Đồng thời, ngăn chặn Ban quản trị và ban giám đốc có cơ hội thực 
hiện những hành động lạm quyền, vụ lợi, không vì lợi ích của DN và cổ đông. 
Trong cơ cấu của KSNB, một trong các yếu tố của môi trường kiểm soát là sự tham 
gia của Ban quản trị đối với các hoạt động của DN, đặc biệt trong việc theo sát các hành động 
của Ban giám đốc. KTNB có chức năng kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của 
KSNB nói chung, kiểm tra và đánh giá xem liệu Ban quản trị đã thực hiện đầy đủ chức năng 
giám sát của mình đối với hoạt động của Ban giám đốc hay chưa, để ngăn chặn Ban giám đốc 
có thể lạm quyền kiểm soát hoặc thực hiện các hành vi trục lợi cá nhân. Như vậy, KTNB hỗ 
trợ đảm bảo giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Ban quản trị và trách nhiệm của Ban 
quản trị đối với DN và cổ đông. 
Thực trạng hoạt động KTNB ở Việt Nam hiện nay 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 108 
Tại Việt Nam, KTNB từng được đề cập cách đây hơn hai mươi năm, thể hiện qua 
Quyết định số 832/TC – QĐ – CĐKT, ngày 28/10/1997, của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc 
ban hành Quy chế KTNB áp dụng đối với DN nhà nước. Theo quyết định này các DN nhà 
nước, chủ yếu là các tổng công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, 
hoặc Quyết định số 91/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập bộ máy KTNB thành các 
phòng, ban hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc DN. Tuy nhiên, 
hoạt động của KTNB không thực sự phát huy được tính hiệu quả. 
Trong những năm gần đây, KTNB đã được quan tâm nhiều hơn. KTNB đã được đề 
cập trong các văn bản như Luật Kiểm toán Độc lập, năm 2011 (quy định trách nhiệm của đơn 
vị có lợi ích công chúng trong việc tổ chức KTNB); Luật DN năm 2014 (quy định cơ cấu tổ 
chức quản lý công ty cổ phần phải có Ban kiểm soát hoặc Ban KTNB trực thuộc Hội đồng 
quản trị); Luật Kế toán năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2017 (đưa ra định nghĩa về KTNB và 
nhiệm vụ của KTNB); Nghị định số 71/2017/NĐ-CP, hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng 
đối với công ty đại chúng hướng đến các thông lệ quốc tế về QTDN (đề cập đến hoạt động 
của Ban KTNB). Hiện nay, dự thảo Nghị định về KTNB cũng đã được Bộ Tài chính trình 
Chính phủ cho ý kiến và trong thời gian tới nếu được ban hành cũng sẽ giúp chuẩn hoá định 
nghĩa, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và phương pháp thực hiện KTNB, giúp tăng cường vai trò, hiệu 
quả của hoạt động của KTNB trong QTDN. 
Tuy vậy, tính đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một khung hành nghề chuẩn về KTNB, 
chưa có hướng dẫn chung về chuẩn mực cũng như quy trình KTNB, chưa có các quy định về 
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kiểm toán viên nội bộ; Hoạt động KTNB 
tại Việt Nam nhìn chung còn khá non trẻ và mờ nhạt; Số lượng các DN có tổ chức bộ phận 
KTNB chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở các tổ chức tài chính, các tổng công ty, các tập đoàn 
kinh tế nhà nước và một số tập đoàn, công ty tư nhân có quy mô lớn. Các mô hình KTNB mà 
Việt Nam từng áp dụng gồm có: Mô hình KTNB được tổ chức thành một tổ KTNB nằm trong 
bộ phận kế toán của công ty mẹ; Mô hình KTNB được tổ chức thành một phòng/ban chức 
năng riêng biệt trực thuộc Tổng giám đốc hoặc Giám đốc DN; Mô hình KTNB được tổ chức 
thành một tổ/ban KTNB trực thuộc Ban kiểm soát; Mô hình KTNB được tổ chức thành một 
bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị,... Mỗi mô hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, vì 
vậy các DN thường lựa chọn các hình thức tổ chức bộ máy hoạt động sao cho phát huy phần 
lớn ưu điểm và hạn chế tối đa nhược điểm. Hình thức tổ chức bộ máy hoạt động của KTNB 
thường được các DN áp dụng theo ba hình thức cơ bản gồm: Hình thức tập trung (KTNB trực 
thuộc văn phòng tổng công ty/công ty mẹ của tập đoàn, không tổ chức bộ phận KTNB tại các 
công ty thành viên/công ty con); Hình thức phân tán (KTNB được tổ chức ở cả văn phòng 
Tổng công ty/công ty mẹ và tất cả các công ty thành viên); và Hình thức nửa tập trung, nửa 
phân tán (KTNB được tổ chức tại Tổng công ty/công ty mẹ và tại các công ty thành viên là 
công ty mẹ của nhiều đơn vị thành viên khác). Mỗi hình thức tổ chức hoạt động KTNB đều có 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 109 
những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên hình thức nửa tập trung, nửa phân tán là hình thức 
hiện được nhiều DN lựa chọn nhất do đảm bảo sự phù hợp giữa tính hiệu quả và tính kinh tế 
trong việc tổ chức hoạt động của KTNB. 
Bên cạnh đó, thách thức lớn trong việc phát huy hiệu quả của hoạt động KTNB trong 
QTDN còn phụ thuộc vào yếu tố nhân lực thực hiện nhiệm vụ của KTNB. Số lượng kiểm toán 
viên (KTV) nội bộ của Việt Nam hiện nay còn rất ít, chiếm tỉ lệ không đáng kể, đặc biệt là số 
lượng KTV nội bộ đạt chuẩn quốc tế. Vì vậy, chi hội KTV nội bộ thực hiện nhiệm vụ cập 
nhật kiến thức, hỗ trợ các hoạt động cho KTV nội bộ theo đúng chuẩn quốc tế cũng không 
được thành lập như các quốc gia trong cùng khu vực, không có quy định về thời gian, chương 
trình đào tạo chuyên môn dành cho các KTV nội bộ, Đó là những rào cản lớn đối với việc 
phát triển lĩnh vực KTNB theo yêu cầu hội nhập. 
Nhìn chung, hoạt động KTNB tại các DN Việt Nam chưa thực sự thực hiện đầy đủ các 
chức năng và nhiệm vụ của mình, do đó chưa phát huy hết vai trò và thể hiện đúng vị trí của 
mình trong DN. Thực trạng này xuất phát từ nhiều lý do như: 
Thứ nhất là, khuôn khổ pháp lý về KTNB ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Các quy 
định pháp lý về KTNB không mang tính bắt buộc và cũng không quy định một cách rõ ràng 
hoặc không xác định rõ địa vị pháp lý, quyền hạn và nhiệm vụ của KTNB trong DN do đó 
KTNB chủ yếu được thành lập ở các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước, các DN đặc 
thù mà theo quy định bắt buộc phải có bộ phận KTNB. Trong thực tiễn, các DN này cũng 
phải tự mày mò để xác định mô hình và hình thức tổ chức bộ máy KTNB phù hợp với DN 
mình. 
Thứ hai, nhiều DN lớn ở Việt Nam chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của 
KTNB, chưa hiểu đúng bản chất, chức năng, vị trí, vai trò của KTNB là gì. Do đó, việc thành 
lập bộ phận KTNB chỉ là hình thức nhằm tuân thủ quy định của Nhà nước chứ DN chưa thực 
sự coi trọng và đầu tư nguồn lực để phát triển bộ phận này. Thêm vào đó, với tâm lý không 
thích bị kiểm tra, đánh giá nên nhiều nhà quản lý không coi bộ phận KTNB là công cụ được 
thiết lập nhằm hỗ trợ họ trong hoạt động quản trị điều hành, cải thiện các hoạt động của DN 
mà lại coi KTNB là bộ phận giám sát và cản trở hoạt động quản trị điều hành của mình nên 
chưa dành sự quan tâm thích đáng. 
Thứ ba, các nhà QTDN Việt Nam phần lớn là các đại diện chủ sở hữu chứ không phải 
chủ sở hữu thực sự của DN, nên họ chưa thực sự coi trọng vấn đề kiểm tra, đánh giá, giám sát 
hệ thống KSNB cũng như các hoạt động trong DN. 
Thứ tư, nguồn nhân lực KTNB tại Việt Nam thực sự thiếu cả về số lượng và chưa đáp 
ứng được về chất lượng. Hiện nay, phần lớn đội ngũ KTV nội bộ chủ yếu được tuyển dụng từ 
các ngành nghề khác như kiểm toán độc lập, kế toán hay kiểm soát hoặc được bổ nhiệm và 
luân chuyển từ các bộ phận khác trong nội bộ DN. Điều này cũng làm cản trở đến việc phát 
triển hoạt động KTNB tại Việt Nam. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 110 
Thứ năm, tính độc lập của KTV nội bộ còn chưa thực sự đảm bảo làm giảm đi tính 
khách quan của KTNB trong quá trình kiểm tra, đánh giá, đưa ra ý kiến tư vấn cho DN. 
Tất cả những lý do này dẫn đến hoạt động KTNB ở Việt Nam rất mờ nhạt, chưa phát 
triển, chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình do đó làm cho KTNB chưa thể 
hiện đúng vị trí, vai trò của mình trong QTDN và chưa được xã hội coi trọng. 
5. Kết luận 
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng giữa KTNB và QTDN có mối quan hệ với 
nhau, trong đó KTNB là một trong những công cụ hỗ trợ DN thực hành tốt QTDN, tuân thủ 
các nguyên tắc về QTDN phổ biến trên thế giới, đặc biệt trong việc giải quyết được những 
mâu thuẫn giữa các bên tham gia vào QTDN, cũng như các yêu cầu về chất lượng thông tin 
và công bố thông tin liên quan đến DN. Do vậy, các DN, đặc biệt các DN lớn, các DN đã 
niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DN kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt phức tạp và 
rủi ro cao, nên nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò của KTNB trong DN hơn 
nữa, có những đầu tư hợp lý về nguồn lực để thực hiện các chức năng KTNB trong DN để 
KTNB thực sự phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình để gia tăng và cải thiện 
các hoạt động của DN nói chung, gia tăng sức mạnh của QTDN nói riêng. 
------------------------------------------ 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ Tài chính (2015), Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. 
2. Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT, năm 1997, về quy chế KTNB do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 
3. TS. Nguyễn Viết Lợi, Th.s Đậu Ngọc Châu - Giáo trình lý thuyết kiểm toán – 2013, NXB Tài chính 
4. Aaron Schneider (1973), what operation auditing is – Isn’t, the Internal Auditor, Set. /Oct., USA. 
5. ECIIA - The Role of Internal Audit in CorpGov in Europe – European Confederation of Institudes of 
Internal Auditing (ECIIA) 
6. Evaluation of the Internal Audit Function - Institute of Directors in Southern Africa 
7. Internal Audit and Corporate Governance, Radu FLOREA, Ramona FLOREA, Economy Transdisciplinarity 
Cognition, 2013. 
8. Internal Audit and its Role in Corporate Governance, Mahd Ali Al, Osama Abdalmanam, Khalifeh N. 
Ziadat, Middle Eastern Finance and Economics ISSN: 1450-2889 Issue 11 (2011). 
9. Internal auditing as an effictive tool for Corporate governance, Theofanis Karagiorgos and associates, 
Journal of Business management, 2010. 
10. Lawrence B. Sawyer, Glenn E. Sumners (1998), Sawyer’s Internal Auditing: Practice of Modern Internal 
Auditing, Revised and Enlarged, Institute of Internal Auditors, Inc, International Edition. 
11. OECD Principles of Corporate Governance, 2004. 
12. Research Opportunities in Internal Auditing, The Institute of Internal Auditors Research Foundation. 
13. The Role of internal audit in corporate governance and management, Philomena Leung Barry J. Cooper 
Peter Robertson, IIA. 
14. Website www.theiia.org; www.bis.org; www.ifac.org. 
------------------------------------------ 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_toan_noi_bo_doi_voi_quan_tri_doanh_nghiep.pdf