Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội

Công cuộc đổi mới và tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị - Xã hội ở nước ta trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu rất đáng khích lệ. Hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử trước hết là hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội ngày càng được triển khai mạnh mẽ nhằm đảm bảo mọi hoạt động của Nhà nước và công dân theo Hiến pháp và pháp luật, trong đó chú trọng tính công khai minh bạch của nền tài chính công và tài sản công. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội thời gian qua chính là Kiểm toán nhà nước (KTNN) - công cụ kiểm tra tài chính nhà nước hữu hiệu phục vụ Quốc hội giám sát hoạt động kinh tế, tài chính quốc gia

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 1

Trang 1

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 2

Trang 2

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 3

Trang 3

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 4

Trang 4

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 5

Trang 5

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 6

Trang 6

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 15700
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với công tác giám sát của Quốc hội
ịnh của pháp luật. 
- Các thông tin kiểm toán khác.
Ngoài việc cung cấp thông tin bằng cách gửi 
báo cáo kiểm toán, KTNN còn báo cáo, giải trình, 
cung cấp tài liệu, nghiên cứu và trả lời các kiến nghị 
theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban 
của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu 
Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội 
trước Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội 
về NSNN và quyết toán NSNN. Những thông tin 
này hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan của Quốc hội 
giám sát, thẩm tra quyết toán NSNN. 
3. Giải pháp cụ thể về nâng cao vai trò của 
kTNN trong hoạt động giám sát của Quốc hội
3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý
Hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện 
nhiệm vụ của KTNN trong lập và quyết toán NSNN 
theo Nghị quyết số 343/2017/NQ-UBTVQH14 
ngày 19/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc 
hội quy định lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch 
tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công 
trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính 
- ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán 
NSNN, phương án phân bổ NSTW và phê chuẩn 
quyết toán NSNN hàng năm; sớm nghiên cứu, bổ 
sung sửa đổi một số điều của Luật Kiểm toán nhà 
nước 2015 trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp 
thứ 7 (tháng 5/2019) và thông qua vào Kỳ họp thứ 
8. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy trình 
kiểm toán quyết toán NSNN cho phù hợp với quy 
định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Ngân 
sách nhà nước.
3.2. Nâng cao chất lượng kết quả kiểm toán 
NSNN của KTNN
Thứ nhất, thay đổi cách thức tiếp cận kiểm toán 
NSNN theo hướng đạt được mục tiêu kiểm toán xác 
nhận báo cáo quyết toán 
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy mục tiêu 
kiểm toán NSNN phải được xác định toàn diện, 
phù hợp với chức năng của KTNN, gồm mục tiêu 
kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính và kiểm 
toán hoạt động. Các mục tiêu này về cơ bản có vai 
trò như nhau. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện hoàn 
cảnh cụ thể mà cơ quan kiểm toán tối cao các nước 
xác định mục tiêu ưu tiên của mình trên cơ sở từng 
đối tượng kiểm toán. Hiện nay, cả 3 mục tiêu trên 
đều được thể hiện trong kiểm toán NSNN, nhưng 
kết quả thực tế cho thấy các cuộc kiểm toán NSNN 
được KTNN thực hiện cơ bản mới đạt được mục 
tiêu kiểm toán tuân thủ. Việc đạt được mục tiêu 
kiểm toán tuân thủ và kéo dài trong nhiều năm 
khiến nhiều KTVNN lầm tưởng đây là mục tiêu 
chính của kiểm toán NSNN, từ đó sao nhãng, 
không coi trọng các mục tiêu khác. Trong kế hoạch 
trung hạn, KTNN cần quyết tâm đạt mục tiêu kiểm 
toán tài chính (xác nhận báo cáo quyết toán ngân 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN10 Số 142 - tháng 8/2019
sách), trên cơ sở hoàn thành mục tiêu kiểm toán 
tuân thủ và quan tâm đến kiểm toán hoạt động. 
Thứ hai, tiếp tục mở rộng quy mô kiểm toán 
NSNN để thực hiện kiểm toán được nhiều hơn 
nguồn tài chính công, tài sản công
Ngoài các đơn vị tham mưu, sự nghiệp, KTNN 
hiện có 8 KTNN chuyên ngành và 13 KTNN khu 
vực. Nếu so với các bộ, ngành hay cơ quan trung 
ương khác, quy mô bộ máy như vậy là khá khiêm 
tốn, nhưng lại rất đáng kể khi so với bản thân 
KTNN, bởi trong những năm đầu mới thành lập 
bộ máy tổ chức của KTNN chỉ có 05 đơn vị là Văn 
phòng KTNN và 04 KTNN chuyên ngành. Cùng 
với sự hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, đội ngũ 
KTV cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Hiện cơ 
quan KTNN đã có hơn 1.700 Kiểm toán viên nhà 
nước (KTVNN). Tần suất kiểm toán đơn vị sử 
dụng ngân sách nhờ đó được tăng lên. Đến nay, 
hầu hết các bộ, Cơ quan Trung ương, địa phương, 
các tổ chức kinh tế lớn có vốn của Nhà nước được 
kiểm toán ít nhất 2 năm một lần (riêng Hà Nội và 
Thành phố Hồ Chí Minh được kiểm toán hằng 
năm). Tuy có sự phát triển như vậy, nhưng quy mô 
kiểm toán vẫn còn nhỏ so với nhu cầu công việc. 
Hiện cả nước có khoảng 300.000 đơn vị sử dụng 
NSNN, gần 11.200 xã, 710 huyện và 63 tỉnh, thành 
phố trực thuộc Trung ương, đây là đối tượng của 
kiểm toán NSNN. Hằng năm, KTNN chưa thực 
hiện kiểm toán ngân sách được toàn bộ các tỉnh, 
thành phố trực thuộc Trung ương, và tại mỗi địa 
phương chỉ kiểm toán được một phần nhỏ ngân 
sách cấp huyện; tỷ lệ số xã được kiểm toán còn ít 
hơn. Quy mô kiểm toán như vậy ảnh hưởng đến 
chất lượng thông tin kiểm toán NSNN cung cấp 
cho Quốc hội do chưa phản ánh được toàn bộ tình 
hình quản lý, sử dụng NSNN. Chính vì vậy, cùng 
với nỗ lực đạt mục tiêu xác nhận báo cáo quyết 
toán NSNN của các đơn vị được kiểm toán thì 
KTNN cần xây dựng chiến lược và thực thi các giải 
pháp tích cực phát triển đội ngũ KTVNN đủ về số 
lượng và cao về trình độ chuyên môn để mở rộng 
quy mô kiểm toán NSNN hàng năm. Từ đó, nâng 
cao chất lượng thông tin kiểm toán NSNN do phản 
ánh được đầy đủ và chính xác hơn tình hình quản 
lý, sử dụng NSNN. 
Thứ ba, tăng cường năng lực phân tích NSNN 
của đội ngũ KTVNN
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc và đạo 
đức nghề nghiệp của các KTVNN là nhân tố quyết 
định giá trị của KTNN và nâng cao chất lượng 
kiểm toán. Với xu hướng tăng cường kiểm toán 
hoạt động trong lĩnh vực NSNN, nhiệm vụ của 
KTVNN không dừng lại ở việc xác nhận tính đúng 
đắn, chính xác của số liệu, mà còn cần đánh giá 
tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng 
nguồn lực tài chính, tài sản công để từ đó chỉ ra 
các lý do dẫn đến tình trạng của đơn vị được kiểm 
toán và đưa ra các khuyến nghị nâng cao hiệu quả 
hoạt động. Yêu cầu đó đặt ra cho KTVNN ngoài có 
kiến thức về kế toán, kiểm toán, cần nắm vững kiến 
thức kinh tế - tài chính tổng hợp, vĩ mô, và có khả 
năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo. 
Bên cạnh đó, KTNN cũng nên quy hoạch (về 
chuyên môn) xây dựng đội ngũ chuyên gia về lĩnh 
vực NSNN. Các chuyên gia là mũi nhọn giao lưu, 
trao đổi chuyên môn với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc 
hội, các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc, Hải 
quan... Qua đó, vừa khẳng định tầm cao chuyên 
môn của KTNN, vừa cung cấp thêm thông tin cho 
các cơ quan chức năng trong việc giám sát, thẩm 
định quyết toán NSNN của đội ngũ KTVNN. Cùng 
với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về 
kiểm toán NSNN, tăng cường giao lưu KTV, chia sẻ 
kinh nghiệm và phương pháp kiểm toán NSNN tiên 
tiến, hiệu quả của thế giới. 
Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
vào hoạt động kiểm toán NSNN
Bên cạnh áp dụng các phương pháp kiểm 
toán mới, tiên tiến của thế giới, KTNN cần tăng 
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm 
toán lĩnh vực NSNN để phù hợp với sự thay đổi 
của môi trường công việc tại các đơn vị được kiểm 
toán. Nên sớm hoàn thiện hệ thống thông tin điện 
tử lưu trữ các thông tin cơ bản về đơn vị sử dụng 
NSNN, tình hình thực hiện kiểm toán các năm 
trước, các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất và kết quả 
thực hiện kiến nghị đề xuất của KTNN. Việc thiết 
kế mẫu biểu kiểm toán trực tuyến và phần mềm 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 11Số 142 - tháng 8/2019
thực hành cài đặt trực tiếp trên máy tính làm việc 
của KTVNN cũng nên được tính đến và thí điểm 
áp dụng nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho 
đội ngũ KTVNN và tăng cường khả năng kiểm tra, 
giám sát của các đơn vị chức năng. 
3.3. KTNN tiếp tục đa dạng hóa phương thức 
và hình thức cung cấp thông tin kiểm toán cho 
Quốc hội
Ngoài đáp ứng yêu cầu chính xác, trung thực, 
khách quan, thông tin kiểm toán cần được cung 
cấp một cách kịp thời, đầy đủ và có tính hệ thống 
cho Quốc hội. Tính dễ tiếp cận để khai thác, sử 
dụng cũng phải được đề cao. Bên cạnh báo cáo 
kiểm toán toàn văn, KTNN nên có báo cáo kiểm 
toán tóm tắt và bản trình bày về những điểm quan 
trọng mà KTNN phát hiện trong quá trình kiểm 
toán cùng với các kết luận, kiến nghị kiểm toán. 
Hình thức cung cấp thông tin kiểm toán cũng 
cần được đa dạng và phù hợp với điều kiện thực 
tiễn. Trong bối cảnh hiện nay nên tăng cường ứng 
dụng công nghệ thông tin để truyền tải các kết quả 
kiểm toán. Cùng với các hình thức cung cấp thông 
tin kiểm toán đang áp dụng, KTNN có thể nghiên 
cứu để vận dụng hình thức gửi thông tin kiểm toán 
cho các đại biểu Quốc hội qua hòm thư điện tử để 
các cơ quan giúp việc cho Quốc hội, các đại biểu 
Quốc hội thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng. 
Hình thức gửi thông tin kiểm toán thông qua hòm 
thư điện tử cũng đã được áp dụng tại khá nhiều 
nước (ví dụ Kiểm toán nhà nước Hoa Kỳ - GAO) 
và thực tiễn cho thấy đã phát huy hiệu quả tích cực. 
Tuy vậy, khi vận dụng hình thức này cần có các 
biện pháp kỹ thuật để đảm bảo tính bảo mật của 
thông tin kiểm toán. 
3.4. Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin 
của KTNN cho Quốc hội
Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông 
tin của KTNN cho Quốc hội
Để việc cung cấp thông tin của KTNN cho Quốc 
hội sát thực hơn với tình hình hoạt động của NSNN, 
KTNN cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, 
Ngân sách và các Ủy ban khác của Quốc hội trong 
hoạt động thẩm tra, giám sát NSNN và các vấn đề 
có liên quan đến tài chính - ngân sách. Ngoài việc 
gửi báo cáo kiểm toán ngân sách các địa phương, 
các bộ, Cơ quan Trung ương cho Ủy ban Tài chính, 
Ngân sách khi phát hành; gửi cho Hội đồng Dân tộc 
và các Uỷ ban của Quốc hội theo yêu cầu; hay với 
các cuộc kiểm toán theo yêu cầu, ngoài việc gửi báo 
cáo cho cơ quan yêu cầu có thể gửi báo cáo cho Ủy 
ban Tài chính, Ngân sách để Ủy ban có thể hiểu rõ 
hơn tình hình hoạt động của KTNN, thì KTNN cần 
được mời tham gia các phiên họp toàn thể của Ủy 
ban Tài chính, Ngân sách, tham gia các phiên họp 
toàn thể của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác 
đối với các vấn đề có liên quan đến tài chính - ngân 
sách. KTNN sẽ có ý kiến về mặt chuyên môn với tư 
cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất về 
các vấn đề được thảo luận trước Ủy ban. 
Với các cuộc giám sát của Ủy ban Tài chính, 
Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác 
của Quốc hội, KTNN có thể cử cán bộ, KTV tham 
gia các đoàn giám sát theo yêu cầu của Quốc hội; 
thực hiện cơ chế thảo luận về kết quả kiểm toán đối 
với các bộ, ngành, địa phương trong Hội đồng Dân 
tộc, Ủy ban Tài chính, Ngân sách và các Ủy ban 
khác của Quốc hội với sự tham gia của đại diện Bộ 
Tài chính, KTNN và lãnh đạo đơn vị được kiểm 
toán trước khi thẩm tra quyết toán NSNN.
KTNN và Ủy ban Tài chính, Ngân sách tiếp tục 
nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp 
giữa hai cơ quan phù hợp với Luật KTNN và các văn 
bản pháp luật có liên quan. Một số nội dung bổ sung 
hoàn thiện như:
- Bổ sung phạm vi phối hợp phù hợp quy định 
tại Khoản 9, Điều 10, Luật KTNN “Giải trình về 
kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của 
Quốc hội theo quy định của pháp luật”. 
- Thúc đẩy sớm thời gian Ủy ban Tài chính, 
Ngân sách cung cấp cho KTNN dự kiến chương 
trình, kế hoạch giám sát của Quốc hội, Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách 
về lĩnh vực tài chính - ngân sách có liên quan đến 
lập kế hoạch kiểm toán năm, những vấn đề cần chú 
trọng trong Kế hoạch kiểm toán năm.
- Chuẩn hóa các nội dung phối hợp phù hợp với 
nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN theo quy định của 
Luật KTNN.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN12 Số 142 - tháng 8/2019
Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung thông tin kiểm 
toán cung cấp cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội
Cơ chế cung cấp thông tin của KTNN cho Quốc 
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những điểm, 
những nội dung và yêu cầu khác với cơ chế thông 
tin của KTNN cho Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban 
của Quốc hội. Trong các phiên họp toàn thể của 
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chương 
trình nghị sự thường kín lịch với một khối lượng 
công việc lớn nên các thông tin KTNN cung cấp 
nhằm phục vụ cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội thường phải chọn lọc với những thông 
tin thật cần thiết, liên quan đến những vấn đề lớn 
về kinh tế, tài chính của Quốc gia, chẳng hạn như 
thông tin liên quan đến kinh tế vĩ mô, chính sách 
tài khoá, chính sách tiền tệ... Ngoài báo cáo tóm 
tắt kết quả kiểm toán năm, báo cáo kết quả kiểm 
toán năm, báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán 
NSNN, KTNN còn cần cung cấp các thông tin về 
kết quả kiểm toán chuyên đề cho Quốc hội, Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội, thậm chí có những báo cáo 
giải trình cụ thể về một vấn đề, lĩnh vực cụ thể để 
Quốc hội có góc nhìn đa dạng, nhiều chiều trước 
khi đưa ra quyết định.
3.5. Quốc hội tăng cường cung cấp thông tin cho 
KTNN để xây dựng kế hoạch kiểm toán năm phù 
hợp với mục tiêu giám sát NSNN của từng thời kỳ
Theo quy định của Luật KTNN, Tổng KTNN 
quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm của 
KTNN và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện. 
Trong quá trình triển khai kế hoạch kiểm toán, 
KTNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo 
yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 
Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 
KTNN cũng “Xem xét, quyết định việc kiểm toán 
khi có đề nghị của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban 
của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường 
trực HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực 
thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức không có 
trong kế hoạch kiểm toán năm của KTNN”. 
Để nâng cao tính hữu ích của thông tin kiểm 
toán phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội, 
các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội 
cũng cần cung cấp thông tin để giúp KTNN xây 
dựng kế hoạch kiểm toán và bố trí nguồn lực thực 
hiện kiểm toán, cụ thể:
- Các thông tin về kết quả giám sát hoạt động 
kinh tế, tài chính của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội. 
- Các yêu cầu, định hướng giám sát hay các 
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các thông 
tin về quản lý tài chính - ngân sách mà Quốc hội, 
các cơ quan của Quốc hội có được trong hoạt động 
của mình.
- Các vấn đề quan trọng, nổi cộm về NSNN mà 
Quốc hội, công chúng đang quan tâm. 
Các thông tin trên cần được cung cấp cho 
KTNN để KTNN đề ra định hướng, mục tiêu, nội 
dung kiểm toán nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu 
của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đảm bảo 
việc kiểm toán đi vào trọng tâm, trọng điểm, cung 
cấp thông tin một cách thiết thực hiệu quả, tránh 
việc nguồn thông tin cung cấp cho Quốc hội, các cơ 
quan của Quốc hội rất nhiều nhưng sử dụng không 
được bao nhiêu bởi không tập trung vào những 
vấn đề Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần. 
Tóm lại, qua 25 năm hoạt động của mình, KTNN 
đã góp phần quan trọng giúp cho các cơ quan nhà 
nước trong việc quyết định, kiểm tra, giám sát quản 
lý, sử dụng ngân sách và tài sản công, góp phần thực 
hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, 
ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động giám sát 
tối cao của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng 
của cử tri cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam năm 2013;
2. Luật Ngân sách nhà nước 2015;
3. Luật Kiểm toán nhà nước 2015;
4. Luật Tổ chức Quốc hội 2014;
5. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và 
Hội đồng Nhân dân năm 2015.
Ngày nhận bài: 15/07/2019
Ngày duyệt đăng: 30/07/2019

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_toan_nha_nuoc_doi_voi_cong_tac_giam_sat_cua.pdf