Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

Quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy

động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính

bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều

biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận

dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính

một cách phù hợp với điều kiện của tiến trình đổi

mới về kinh tế - xã hội của đất nước.

Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tài

chính là quá trình tác động của Nhà nước vào các

quan hệ tài chính nhằm phản ánh thực hiện các

mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội mà Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ.

Quản lý tài chính đồng thời là quá trình mà Nhà

nước sử dụng tài chính như là công cụ để quản lý

và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh

tế, các hoạt động kinh tế thực hiện, phát triển theo

ý đồ của Nhà nước

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 1

Trang 1

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 2

Trang 2

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 3

Trang 3

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 4

Trang 4

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 5

Trang 5

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 6

Trang 6

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 18420
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập

Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với cải cách quản lý tài chính tại các trường đại học công lập
ông phù hợp với thực tiễn hoặc trái với 
quy định hiện hành. Những kiến nghị sửa đổi hay 
hủy bỏ văn bản quản lý đó đã góp phần làm minh 
bạch chính sách tài chính, minh bạch trong xác 
định nguồn thu, mức thu, số thu NSNN và minh 
bạch trong chi tiêu ngân sách. Có thể nói, các kiến 
nghị, đề xuất xử lý tài chính của KTNN, đã góp 
phần không nhỏ làm minh bạch NSNN và lành 
mạnh nền tài chính quốc gia.
3. Công tác quản lý tài chính tại các trường đại 
học công lập 
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc 
Chính phủ và cơ quan khác (Đại học Quốc gia Hà 
Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) ở 
Trung ương là đơn vị dự toán cấp I, nhận dự toán 
ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao 
và thực hiện quản lý tài chính thống nhất gồm ba 
mảng công việc sau: (1) Lập, phân bổ, giao dự toán 
thu, chi NSNN cho các đơn vị trực thuộc theo quy 
định hiện hành; (2) tổ chức chấp hành dự toán thu, 
chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của 
Nhà nước; (3) tổ chức, thực hiện công tác kế toán, 
quyết toán ngân sách của cơ quan chủ quản theo 
quy định hiện hành. Hàng năm, căn cứ vào hướng 
dẫn của các Bộ, cơ quan chủ quản hướng dẫn các 
đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và dự toán thu, chi 
ngân sách năm tài chính tiếp theo; tổ chức chấp 
hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế 
độ, chính sách của Nhà nước; thẩm định quyết toán 
thu, chi ngân sách của năm tài chính vừa qua của 
các đơn vị trực thuộc và tổng hợp báo cáo Bộ Tài 
chính. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, 
khi kết thúc năm ngân sách, các đơn vị trực thuộc 
phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốn 
ngân sách trong năm; khi dự án hoàn thành, phải 
lập và báo cáo quyết toán công trình gửi cơ quan 
chủ quản thẩm định phê duyệt theo quy định của 
pháp luật. 
Các đơn vị trực thuộc có sử dụng NSNN được 
Nhà nước giao nhiệm vụ gắn với nguồn NSNN 
để thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, sử 
dụng nguồn NSNN theo quy định của Luật NSNN.
Ba mảng công việc trong quản lý tài chính tại 
các đơn vị trực thuộc đều hết sức quan trọng. Nếu 
như dự toán là phương án kết hợp các nguồn lực 
trong dự kiến để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ 
đề ra và là cơ sở để tổ chức chấp hành thì quyết 
toán là thước đo hiệu quả của công tác lập dự toán. 
Qua đó, có thể thấy ba khâu công việc trong quản 
lý tài chính có quan hệ mật thiết với nhau và có 
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn 
lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ 
được giao. Muốn vậy các đơn vị phải có sự chủ 
động, linh hoạt trong hoạt động đồng thời với việc 
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực. Điều này 
một mặt phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chức 
năng, nhiệm vụ được giao, mặt khác phụ thuộc vào 
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phương thức hoạt 
động, cách thức tổ chức hạch toán kế toán khoa 
học... của mỗi đơn vị sử dụng ngân sách.
37NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019
Để đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định 
của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, tài 
sản công các đơn vị cần được kiểm toán thường 
xuyên để trên cơ sở những phát hiện của kiểm toán, 
ngoài những kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị 
về quản lý, tuân thủ các quy định của pháp luật, 
KTNN kiến nghị với Nhà nước nhằm sửa đổi, bổ 
sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, 
cơ chế chính sách trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
4. Những tồn tại bất cập trong công tác quản 
lý tài chính các trường đại học công lập
Hiện nay, các trường đại học công lập chưa triển 
khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 
16/2015/NĐ-CP ngày 15/02/2015 của Chính phủ 
về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp 
công lập (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) thay thế 
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của 
Chính phủ do chưa có văn bản hướng dẫn. Một 
số đơn vị mới thành lập chưa được giao tự chủ do 
phải chờ văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 
số 16/2015/NĐ-CP.
Một số trường đại học công lập tuy đã giao tự 
chủ song trên thực tế hoạt động vẫn đang tuân thủ 
và là đối tượng điều chỉnh của nhiều Luật, các Nghị 
định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp 
luật khác nên thực tế việc tự chủ của các trường 
mang tính hình thức, chưa đồng bộ, về cơ sở pháp 
lý có những quy định chưa phù hợp với quá trình 
vận hành.
Các trường chưa được chủ động trong việc 
quyết định mức thu học phí mà còn phụ thuộc vào 
các quy định mức trần học phí của Nghị định số 
86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ 
về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo 
dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính 
sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ 
năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, bên 
cạnh đó các trường bị áp lực tăng thu do NSNN cấp 
kinh phí thường xuyên giảm dẫn đến tình trạng 
thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản ngoài 
quy định.
Do thu không đủ bù đắp chi phí nên các trường 
chưa thực hiện tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu 
hợp pháp của đơn vị để đầu tư phát triển tiềm lực 
và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ 
tại đơn vị; 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của 
đơn vị để cho sinh viên và người học hoạt động 
nghiên cứu khoa học và 8% nguồn thu học phí 
hệ giáo dục chính quy của đơn vị để chi học bổng 
khuyến khích học tập cho sinh viên theo Nghị định 
số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính 
phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và 
khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ 
trong các cơ sở giáo dục đại học và Quyết định số 
44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập 
đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, 
trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và 
trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục 
quốc dân và Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT 
ngày 01/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa 
đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 của Quyết định số 
44/2007/QĐ-BGDĐT. 
Chi thù lao giảng dạy: Việc bố trí, sắp xếp giờ 
giảng tại một số trường chưa hợp lý dẫn đến có 
nhiều giảng viên có số giờ giảng vượt quá 300 giờ/
năm; nguyên nhân là do một số môn học chung, 
môn học chuyên sâu số lượng giảng viên ít trong 
khi số lượng sinh viên đăng ký học nhiều; đồng thời 
theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT 
số giờ định mức của giảng viên giảm so với quy 
định tại Quyết định 64/2008/QĐ - BGDĐT từ 10 
đến 90 giờ chuẩn/năm/giảng viên trong khi khung 
chương trình đào tạo không thay đổi dẫn đến phát 
sinh tiền vượt giờ. Điều này dẫn đến một số giảng 
viên vượt giờ giảng, vi phạm quy định của Bộ Luật 
Lao động và ngược lại cũng có một số giảng viên 
chưa đảm bảo dạy đủ giờ chuẩn.
Quản lý tài sản công: Trước đây thực hiện theo 
chế độ kế toán Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC 
ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về Ban hành Chế 
độ kế toán hành chính sự nghiệp các đơn vị đã mở 
đầy đủ sổ theo dõi tài sản và hạch toán tăng giảm 
tài sản, tính hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) theo 
quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 
38
KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC - 25 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ TRÖÔÛNG THAØNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 140 - tháng 6/2019
06/11/2014 của Bộ Tài chính. Từ năm 2018 các đơn 
vị thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC 
ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn 
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay thế các 
đơn vị Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC các đơn vị 
tính hao mòn, khấu hao TSCĐ phải đưa vào chi 
hoạt động, chi phí dịch vụ, sản xuất kinh doanh 
tính vào giá thành sản phẩm. Điều này dẫn đến các 
đơn vị có nguồn thu thấp không thể thực hiện trích 
tỷ lệ hao mòn, khấu hao TSCĐ quy định tại Thông 
tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài 
chính (thay thế Thông tư số 162/2014/TT-BTC của 
Bộ Tài chính) được.
Về tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản: Các 
trường thực hiện cơ chế tự chủ được thực hiện liên 
doanh, liên kết, góp vốn liên doanh với các tổ chức, 
cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của 
xã hội. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hướng dẫn 
cụ thể chưa được ban hành dễ dẫn đến nguy cơ mất 
tài sản, tài sản đầu tư ngoài ngành không phù hợp 
với mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo. 
Phân phối kết quả tài chính của các đơn vị tự 
chủ trong năm: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy 
đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp 
NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần chênh 
lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn 
vị được sử dụng theo trình tự như sau: (1) Trích 
tối thiểu 15%- 25% để lập Quỹ phát triển hoạt 
động sự nghiệp; (2) trích lập Quỹ bổ sung thu 
nhập: Đơn vị được tự quyết định mức trích Quỹ 
bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích); 
(3) trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối 
đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực 
hiện trong năm của đơn vị. Điều này dẫn đến sau 
khi trích 15% - 25% để lập Quỹ phát triển hoạt 
động sự nghiệp phần chênh lệch còn lại thấp, đơn 
vị trích Quỹ bổ sung thu nhập ít không đủ nguồn 
để chi thu nhập tăng thêm cho giảng viên, cán bộ 
viên chức, thu nhập thấp các trường sẽ không giữ 
được người.
Hiện nay, Nhà nước đã có những chính sách 
ưu đãi đặc biệt khuyến khích các đơn vị sự nghiệp 
khoa học công nghệ chuyển đổi hoặc thành lập 
doanh nghiệp khoa học công nghệ nhằm tạo đà 
cho doanh nghiệp phát triển để từ đó kéo theo 
sự phát triển các lĩnh vực khác nhờ ứng dụng các 
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản 
xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Tuy nhiên, văn 
bản quy định về chuyển đổi hay thành lập mới của 
Nhà nước chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, thủ 
tục rườm rà (Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 
22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi 
đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần 
phải thuộc danh mục chuyển đổi thành công ty cổ 
phần theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 
Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/2/2019 của 
Chính phủ về doanh nghiệp khoa học công nghệ 
thì không quy định...). Ngoài ra, Luật Kế toán, 
Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 
của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ kế toán 
hành chính sự nghiệp chưa quy định về việc các 
doanh nghiệp trong trường đại học thì báo cáo tài 
chính có được tổng hợp vào nhà trường hay không 
và trường đại học quản lý doanh nghiệp ở mức độ 
nào. Đồng thời, nếu doanh nghiệp hoạt động thua 
lỗ không có khả năng chi trả thì trường đại học 
có doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ chịu trách 
nhiệm ở mức độ, phạm vi nào.
Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh các trường 
đại học thực hiện theo Thông tư số 06/2018/
TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển 
sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào 
tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. 
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được xác 
định bởi 03 tiêu chí: (1) Số sinh viên chính quy 
tính trên một giảng viên quy đổi theo khối ngành 
của cơ sở giáo dục; (2) diện tích sàn xây dựng trực 
tiếp phục vụ đào tạo; (3) nhu cầu lao động của thị 
trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do 
đặc thù tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí 
Minh, đại học này có nguồn lực sử dụng chung là 
giảng viên, nghiên cứu viên và một số giảng viên 
làm nhiệm vụ quản lý là chính nhưng vẫn tham 
gia giảng dạy ở các trường trong Đại học Quốc 
gia Thành phố Hồ Chí Minh nhưng văn bản chưa 
39NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019
có quy định về việc được sử dụng nguồn lực này 
để tính toán xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các 
đơn vị thành viên.
5. Một số kiến nghị 
Để giúp công tác quản lý tài chính tại các trường 
đại học được hoàn thiện, thông qua các báo cáo 
kết quả kiểm toán, KTNN đã chỉ ra những bất hợp 
lý trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, 
Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:
- Những kiến nghị của KTNN được làm căn cứ 
cải tiến quản lý, điều chỉnh các chính sách, sắp xếp 
lại các đơn vị, có biện pháp quản lý và sử dụng các 
nguồn lực một cách hiệu quả.
- Để phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội 
hiện nay, Nhà nước cần xem xét, sửa đổi bổ sung 
và xây dựng lại hệ thống các văn bản pháp luật, cơ 
chế, chính sách cho đồng bộ, thống nhất và hoàn 
thiện phù hợp với cơ chế tài chính của các trường 
đại học. Ngày 19/11/2018, Quốc hội ban hành Luật 
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 
đại học số 34/2018/QH14, các trường đại học công 
lập sẽ hoạt động theo cơ chế tự chủ theo quy định 
của Luật sửa đổi, trong đó có quy định điều kiện tự 
chủ về tài chính. Như vậy, các quy định về tài chính 
trong các trường đại học công cũng cần phải điều 
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới để không là 
rào cản cho sự nghiệp phát triển giáo dục đại học 
trong bối cảnh hiện nay.
- KTNN cần được tham gia góp ý với các Bộ, 
ngành trong ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật 
đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công; tiêu 
chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập; tiêu chí 
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng 
dịch vụ của đơn vị theo ngành, lĩnh vực; hệ thống 
tiêu chuẩn chức danh những người làm việc trong 
đơn vị sự nghiệp công lập. 
- Ngoài ra, các biểu mẫu của KTNN khi kiểm 
toán nên thiết kế phù hợp với chế độ kế toán của 
các trường đại học đang áp dụng nhằm giúp đơn vị 
được kiểm toán cung cấp số liệu được thuận lợi và 
giảm áp lực công việc so với khối lượng công việc 
và thời gian thực hiện. 
Trên đây là một số nội dung và kiến nghị về vai 
trò của KTNN đối với cải cách quản lý tài chính 
trong các trường đại học công lập. Trong bối cảnh 
Việt Nam hiện nay, công tác quản lý tài chính các 
trường đại học bị chi phối rất nhiều văn bản pháp 
lý quy định, việc hoàn thiện, thống nhất và đồng 
bộ các văn bản nhằm giúp các trường đại học vận 
hành thông suốt trên nền tảng pháp lý thống nhất 
là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra 
hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 
18/6/2012 của Quốc hội;
2. Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/
QH13 ngày 24/6/2015 của Quốc hội;
3. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 
ngày 24/6/2015 của Quốc hội;
4. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục Đại học số 34/2018/QH14 ngày 
19/11/2018 của Quốc hội;
5. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 
của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
6. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 
14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ 
đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
7. Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 
01/02/2019 của Chính phủ về Doanh 
nghiệp khoa học công nghệ;
8. Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 
22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về 
chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành 
công ty cổ phần;
9. Quyết định số 01/2016/QĐ-KTNN ngày 
20/6/2016 của KTNN về ban hành quy chế 
tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN;
10. Tạp chí Cộng sản số ra ngày 16/6/2009: 
“Vai trò của KTNN trong việc nâng cao 
hiệu lực quản lý chi tiêu công” - Bài viết của 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Ngày nhận bài: 30/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_toan_nha_nuoc_doi_voi_cai_cach_quan_ly_tai.pdf