Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lươn đồng có giá trị dinh dưỡng, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu cao nên nguồn lợi

lươn đồng trong tự nhiên ngày càng suy giảm do bị khai thác quá mức.

Do vậy, để phát triển nuôi lươn đồng thành đối tượng nuôi mới, chủ lực trong nuôi

thủy sản nước ngọt tại địa phương, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nhiệm vụ

KHCN: “Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng tại

Quảng Ngãi” nhằm tạo ra nguồn giống lươn đồng tại chỗ đảm bảo chất lượng, cung cấp cho

người nuôi, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nhất là vùng nông

thôn, miền núi và góp phần bảo vệ được nguồn lươn giống trong tự nhiên.

II. MỤC TIÊU

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học để sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng tại

Quảng Ngãi nhằm chủ động tổ chức sản xuất giống tại địa phương để cung ứng cho người

nuôi, hạn chế khai thác lươn trong tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2600
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi

Ứng dụng tiến bộ thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi
i phong lan để giữ ổn định nhiệt độ môi 
trường và hạn chế ánh sáng.
2.3. Tuyển chọn lươn bố mẹ, nuôi vỗ
2.3.1. Tuyển chọn lươn bố mẹ, nuôi vỗ thành thục sinh dục:
Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Vĩnh Long chọn 
mua 200 kg lươn bố mẹ từ các hộ nuôi thương phẩm, có quy cỡ: Lươn cái từ 70 – 100gr/con, 
lươn đực >150gr/con. Lươn có ngoại hình đẹp, cân đối, không dị tật, kiểm tra cơ quan sinh 
sản thấy buồng trứng phát triển tốt, kịp thời cho mùa vụ sinh sản. 
Quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng
98
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.3.2. Chăm sóc và quản lý bể nuôi:
Nuôi vỗ: Sử dụng thức ăn tươi sống là cá tạp các loại và thức ăn công nghiệp (>30% 
đạm), khẩu phần cho ăn: 3-5% trọng lượng thân. 
Thời điểm cho ăn: Cho ăn ngày 01 lần (4 - 5 giờ chiều), sau 2 giờ kiểm tra sàn ăn và 
vớt bỏ thức ăn thừa. Sàn ăn đặt nổi trên mặt nước để hạn chế thức ăn thừa.
Bổ sung thêm men tiêu hóa, khoáng vi lượng, các loại vitamin vào thức ăn nuôi vỗ để 
tăng sức đề kháng, giúp cho lươn thành thục tốt. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để ổn 
định môi trường bể nuôi. Định kỳ 7 – 10 ngày thay nước bể nuôi bố mẹ. Thay đổi môi trường 
bể nuôi theo hướng kích thích điều kiện sinh thái thuận lợi bằng cách bơm phun nước tạo 
mưa giả, nâng cao mức nước trong bể nuôi 3 - 4 lần trong tháng để kích thích lươn sinh sản.
Kiểm tra buồng trứng lươn mẹ: Sau thời gian nuôi 01 tháng, bắt lươn mẹ kiểm tra 
buồng trứng nhận thấy da bụng lươn cái mỏng, bụng hơi phình to do buồng trứng phát triển, 
lỗ sinh dục hơi dẹt và hồng. Khi nắm chặt thân lươn làm cho da bụng căng lên có thể nhìn 
thấy buồng trứng trong xoang bụng. Tiến hành mổ bụng lươn kiểm tra thấy buồng trứng phát 
triển ở nhiều giai đoạn khác nhau: Có trứng ở giai đoạn IV (trứng sắp đẻ), có trứng ở giai 
đoạn II - III.
* Đánh giá kết quả nuôi vỗ:
Đợt nuôi vỗ, sinh sản thứ 1 (Từ tháng 10/2016 – tháng 01/2017): Sau thời gian nuôi 
vỗ hơn 01 tháng, lươn bố mẹ thành thục sinh dục và tham gia sinh sản (tỉ lệ thành thục sinh 
dục đạt hơn 80%), lươn tham gia sinh sản; tiến hành thu trứng và thực hiện các công đoạn 
tiếp theo. Sau khi kết thúc đợt sinh sản thứ 1, chăm sóc đàn lươn theo chế độ nghỉ giữa 02 
đợt sinh sản. Sau đó đưa đàn lươn bố mẹ vào tiến hành nuôi vỗ thành thục sinh dục lần 2.
Đợt nuôi vỗ, sinh sản thứ 2 (tháng 4 – 7/2017): Trại tiếp tục chăm sóc, quản lý đàn lươn 
bố mẹ theo kỹ thuật được thực hiện như đợt 1. Trong quá trình nuôi vỗ, áp dụng các giải 
pháp kích thích nước như tạo mưa giả, lươn bố mẹ thành thục sinh dục và sinh sản tốt hơn 
đợt 2 (tỉ lệ thành thục sinh dục đạt hơn 90%), lươn tham gia sinh sản. 
So sánh kết quả thành thục sinh dục của đàn lươn bố mẹ trong 02 đợt sản xuất, nhận 
thấy ở đợt sản xuất lần 2, tỷ lệ thành thục sinh dục của đàn lươn tốt hơn nhiều, nhờ nhiệt độ 
môi trường trong bể nuôi vỗ trong đợt thứ 2 cao hơn hơn đợt thứ 1 (bình quân 3-40C).
2.4. Kết quả thu trứng, ấp trứng
2.4.1. Thu trứng:
Sau khi lươn mẹ bắt đầu đẻ trứng trong những tổ bọt, tiến hành dùng vợt thu trứng. 
Trứng sau khi được lươn mẹ đẻ ra môi trường ngoài, trứng bám vào những đám bọt do lươn 
đực tạo sẵn và trứng được thụ tinh tại đó.
Phương pháp thu trứng: Dùng vợt nhỏ có mắt lưới mịn vớt những đám bọt có trứng, 
thao tác nhẹ tay để tránh làm vỡ trứng, vớt sát đáy của ổ trứng để thu tất cả trứng và ấu trùng 
mới nở nằm dưới đáy.
Trứng sau khi thu được rửa với nước sạch, dùng vợt có mắt lưới mịn để rửa trứng, thao 
tác nhẹ nhàng. Rửa trứng xong, nhúng qua dung dịch nước muối 2% trong thời gian khoảng 
30 giây để sát khuẩn và rửa lại bằng nước sạch trước khi đưa vào ấp.
99
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.4.2. Ấp trứng:
Dụng cụ dùng để ấp trứng: Bể composite, thau chậu loại lớn có đường kính 80-100 cm. 
Vệ sinh, chà rửa dụng cụ ấp trứng bằng nước sạch, sau đó khử trùng bằng Iodin hoặc Formol 
nồng độ 30 ppm, trước khi cấp nước đưa trứng vào ấp.
Mức nước trong bể ấp trứng từ 5 – 7 cm, bố trí sục khí để đảm bảo Oxy cho phôi phát 
triển. Mật độ ấp 50 - 100 trứng/l, chế độ thay nước 1 lần/ngày, tỷ lệ nở 70 - 90% tùy thuộc 
vào giai đoạn trứng thu được.
Nước dùng để ấp trứng được lọc qua lưới không để các loại sinh vật có hại lọt vào bể 
ấp. Nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng để ấp trứng và ương lươn giống được xử lý bằng 
hóa chất diệt khuẩn như Iodin, thuốc tím, Formol, sau 48 – 72 giờ kể từ khi xử lý mới cấp 
vào dụng cụ ấp trứng. Quá trình ấp trứng cần quản lý môi trường nước bể ấp ổn định (nhiệt 
độ thích hợp nhất từ 28 - 300C; pH: 6,5 – 7,5; NH
3
: 0,0; - 0,05 mg/l; O
2
: 3 – 5 mg/l). Thường 
xuyên quan sát và vớt trứng ung (trứng có màu trắng đục) để nước ấp không bị ô nhiễm và 
làm hỏng những trứng khác. Thời gian từ khi trứng đẻ ra, thụ tinh đến khi nở ra lươn bột 
thông thường từ 6 - 7 ngày (với nhiệt độ bể ấp 28 – 300C). Tỷ lệ trứng nở dao động từ 70 - 
90% tùy thuộc nhiệt độ môi trường, chất lượng thu trứng. Sau khi nở, lươn bột ít vận động, 
nằm chìm dưới đáy. Chúng dinh dưỡng bằng khối noãn hoàn trong cơ thể, sau 01 tuần noãn 
hoàn tiêu hết, lươn bột có chiều dài 2 - 3 cm, bắt đầu di chuyển chủ động tìm bắt mồi xung 
quanh.
* Đánh giá kết quả ấp trứng:
- Đợt ấp trứng thứ 1: Số lượng trứng thu được qua các lần là: 150.000 trứng. Tuy nhiên 
do nhiệt độ trong bể ấp thấp, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài nên ảnh hưởng 
đến tỉ lệ nở của trứng, chỉ đạt 70%. Trại thực hiện giải pháp che chắn kín khu bể ấp nhưng 
chỉ ổn định nền nhiệt độ dao động trong khoảng 22 - 250C. Số lượng lươn bột sau khi ấp đạt 
106.300 con.
- Đợt ấp trứng thứ II: Số lượng trứng thu được qua các lần là: 121.615 trứng. Nhiệt 
độ trong bể ấp tại thời điểm này phù hợp, dao động từ 25 - 270C, tỉ lệ nở đạt 85%. Số lượng 
lươn bột sau khi ấp đạt 103.372 con.
- So sánh qua 2 đợt thu và ấp trứng:
+ Ở đợt thu trứng lần thứ 1, lượng trứng thu được khá nhiều ( khoảng 150.000 trứng) 
nhưng với nền nhiệt độ thấp ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nở của trứng vì theo yêu cầu nhiệt 
độ phù hợp trong quá trình ấp trứng là: 28 - 300C, nhưng trong giai đoạn này, nền nhiệt dao 
động trong khoảng từ 22 - 250C nên làm trứng hư nhiều và thời gian ấp kéo dài hơn so với 
đợt thứ 2.
+ Trong đợt sản xuất thứ 1, cán bộ kỹ thuật của dự án còn thiếu kinh nghiệm nên 
thường xuyên kiểm tra trứng, thấy tổ có trứng là tiến hành vớt trứng, số lượng trứng vớt thì 
nhiều nhưng vì trứng mới đẻ nên tổ trứng có màu trắng (trứng mới đẻ, trứng còn non), thời 
gian ấp kéo dài, tỷ lệ hư của trứng cũng cao hơn so với đợt 2. Trong đợt thứ 2, tiến hành lên 
lịch định kỳ từ 7 – 10 ngày, tiến hành vớt trứng nên số tổ trứng có màu trắng ít, phần lớn là 
những tổ trứng có màu vàng đậm, thời gian ấp ngắn hơn và tỷ lệ nở của đợt sản thu, ấp trứng 
đợt 2 cũng cao hơn nhiều so với đợt thứ 1.
100
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.5. Ương từ lươn bột lên lươn hương
Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Từ tháng 12/2016-2/2017), mật độ ương 2.000 -3.000 
con/m2; Giai đoạn ương 2 (Thời gian từ 30-35 ngày), mật độ ương 1.500 -2.000 con/m2
Triển khai ương trong 02 đợt, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả ương nuôi từ lươn bột lên lươn hương.
Đợt ương nuôi
Số lượng 
lươn bột 
đưa vào 
ương
(con)
Số lượng 
lươn hương 
thu được
(con)
Kết quả thực hiện
Chỉ tiêu theo thuyết 
minh
 dự án
Tỷ lệ 
sống
(%)
Trọng 
lượng thân
(con/kg)
Tỷ lệ 
sống
(%)
Trọng 
lượng thân
(con/kg)
Đợt I
(Tháng 12/2016 
– tháng 02/2017)
106.300
40.470 38,1 5.000-6.000
50-60 5.000-6.000
Đợt II
(Tháng 6/2017 
tháng 7/2017)
103.372
65.850 63,7
5.000-6.000 50-60 5.000-6.000
Cộng 209.672 106.320 50,9
5.000-6.000
50-60 5.000-6.000
Yếu tố thời tiết, nhiệt độ môi trường quyết định đến kết quả ương nuôi trong giai đoạn 
từ lươn bột lên lươn hương. Tại đợt ương nuôi thứ 1 nhiệt độ môi trường xuống thấp, dao 
động từ 22 ± 300C, lươn ăn ít, sức đề kháng yếu và tỷ lệ sống của đợt ương nuôi chỉ đạt 
38,1%, thấp hơn so với thuyết minh dự án (50-60%). Vì đối với lươn nhiệt độ phù hợp để 
sinh trưởng và phát triển ở khoảng 28 - 320C, nhưng trong đợt ương thứ 1, nền nhiệt độ thấp 
nên tỷ lệ sống thấp. Trong đợt ương nuôi thứ 2 nền nhiệt độ 28 ± 300C phù hợp với đặc điểm 
sinh trưởng của lươn, công tác ương nuôi thuận lợi, tỷ lệ sống đạt 63,7%.
2.6. Ương nuôi lươn hương lên lươn giống
Sau khi ương lươn bột lên lươn hương đạt chiều dài thân 5 – 7cm là kết thúc giai đoạn 
ương từ bột lên hương, chuyển sang giai đoạn ương từ hương lên giống.
Ở đợt sản xuất thứ 1: Khi chuyển từ lươn hương sang ương lên lươn giống các yếu tố 
về môi trường sống phù hợp với điều kiện sinh thái cho lươn giống phát triển và phù hợp với 
qui trình trong chuyên đề 4 của đơn vị chuyển giao. Tỷ lệ sống trong giai đoạn ương nuôi 
này của đàn lươn đạt 61%.
Ở đợt sản xuất thứ 2: Khi ương lươn hương lên lươn giống này bắt đầu vào mùa mưa 
nhưng nhiệt độ nước ương trong bể chứa xử lý và ương trong nhà có mái che nên không bị 
ảnh hưởng nhiều đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của đàn lươn giống vì lươn đã lớn bên 
cạnh đó các yếu tố môi trường không có sự sai khác như nhiệt độ, pH, NH
3
  so với giai 
đoạn ương trước đó.
Qua 02 đợt sản xuất, tỷ lệ sống của lươn hương khi ương lên giống đảm bảo được yêu 
cầu. Trong quá trình ương, định kỳ 20 ngày tiến hành san thưa, phân đàn lươn để lươn phát 
101
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
triển đồng đều và ổn định, tránh trường hợp lươn lớn tranh ăn và nơi trú ẩn với lươn nhỏ làm 
cho lươn nhỏ không phát triển.
Cần bổ sung Vitamin tổng hợp với liều dùng 5g/kg thức ăn, các loại chất khoáng và 
men tiêu hóa để kích thích lươn bắt mồi và tăng sức đề kháng cho lươn.
2.7. Kết quả phòng và trị bệnh
2.7.1. Phòng bệnh: Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho lươn 
giống, nhất là trong thời tiết bất lợi, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp 
cụ thể như sau:
- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật về quản lý chất lượng nước
+ Nước được bơm vào bể chứa, diệt khuẩn bằng Iodine hàm lượng (3-5ppm) và bố trí 
sục khí mạnh để giải phóng các khí độc NH
3
, H
2
S 
+ Sau khi xử lý diệt khuẩn 24 giờ, bón vôi canxi (3-5ppm), dolomite (3-5ppm), khoáng 
vi lượng (5-10gam/m3) để tăng độ kiềm và độ pH trong nước, thực hiện trong 2 ngày liên 
tiếp để đạt ngưỡng thích hợp (pH: 7-8, kiềm: 70-80). Liều sử dụng điều chỉnh sau khi test 
kiểm tra các yếu tố môi trường cho phù hợp. 
+ Sử dụng EDTA hàm lượng 5 ppm để trung hòa nguồn nước.
+ Bơm nước đã xử lý vào bể dự trữ dùng cho ương nuôi, tiếp tục lấy nước giếng khoan 
đưa vào bể xử lý, thực hiện các bước xử lý như trên.
- Sử dụng đàn lươn bố mẹ cho sinh sản khỏe mạnh, không nhiễm mầm bệnh. Bằng con 
đường lây nhiễm theo trục dọc, những đàn bố mẹ mang mầm bệnh có thể tạo ra các đàn ấu 
trùng mang các mầm bệnh nguy hiểm đó, các loại mầm bệnh này có hoặc không gây bệnh ở 
giai đoạn ấu trùng nhưng có thể gây bệnh nghiêm trọng trong hồ nuôi sau này.
- Sử dụng nguồn thức ăn tươi sống đảm bảo dinh dưỡng, không mang mầm bệnh. Cho 
ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Xác định chính xác khẩu phần thức ăn 
và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi 
thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.
- Nâng cao sức đề kháng của vật nuôi phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng 
trong khẩu phần thức ăn: Vitamin, khoáng chất, các axit béo không no Đặc biệt là trong 
quá trình ương nuôi ấu trùng lên con giống và các hình thức nuôi thâm canh. Xác định mật 
độ ương nuôi phù hợp. Hạn chế dùng kháng sinh và hóa chất trong sản xuất. 
2.7.2. Trị bệnh
Trong suốt thời gian triển khai dự án, cán bộ kỹ thuật thực hiện tốt công tác phòng bệnh 
và quản lý tốt chất lượng nước ương nuôi, chăm sóc cho ăn đảm bảo dinh dưỡng nên lươn 
ương nuôi qua các giai đoạn không bị nhiễm các bệnh.
3. Kết quả triển khai mô hình nuôi thương phẩm Lươn đồng
Dự án đã sử dụng 70.000 con lươn giống sản xuất từ dự án triển khai nuôi thương phẩm 
tại 03 huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Bình Sơn, với diện tích 01 mô hình: 40 m2, mật độ 
nuôi: 70 con/m2.
Đợt 1 (Từ tháng 4/2017-11/2017): Thả 25.000 con lươn giống sản xuất tại 09 mô hình 
102
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
nuôi thương phẩm (mỗi huyện 03 mô hình), với quy mô mỗi mô hình 2.780 con giống quy 
cỡ ≥15 cm.
Đợt 2 (Từ tháng 12/2017-7/2018): Thả 45.000 con lươn giống sản xuất tại 16 mô hình 
nuôi thương phẩm (mỗi huyện 05 mô hình) với quy mô mỗi mô hình 2.815 con giống quy 
cỡ ≥15 cm. 
Kết quả, qua 8 tháng triển khai mô hình nuôi lươn thương phẩm, lươn phát triển tốt chỉ 
tiêu tỷ lệ sống đạt 80-90% đạt và vượt so với yêu cầu. Trọng lượng lương thương phẩm bình 
quân đạt 138g/con (đạt 92,5% kế hoạch). Sản lượng mô hình: 7.656 kg lươn thương phẩm 
(đạt 92,8% kế hoạch)
4. Về hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án
- Về sản xuất giống lươn đồng: Doanh thu mô hình là 287.026.000 đồng; trong đó thu 
từ 70.000 con lươn giống, giá bán 4.000 đồng con, thu về 280 triệu đồng; thu từ Lươn bố 
mẹ sau khi hết khả năng sinh sản: 7.026.000 đồng sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 
khoảng 31 triệu đồng
- Về nuôi lươn thương phẩm (tính cho 01 mô hình): Doanh thu mô hình là 40.740.000 
đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 11 triệu đồng
Thành công của dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn tại địa phương, góp 
phần đa dạng hóa đối tượng nuôi. Chủ động nguồn giống cung ứng cho nuôi trồng thủy sản, 
giảm áp lực khai thác thủy sản trong tự nhiên mang tính hủy diệt làm suy thoái nguồn lợi, 
góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
IV. KẾT LUẬN
Qua thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm sản xuất giống và nuôi 
thương phẩm Lươn đồng tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống đã tiếp nhận và ứng dụng thành 
công quy trình công nghệ để sản xuất giống lươn đồng tại địa phương. Qua tổ chức 02 đợt 
sản xuất giống lươn đồng tại Quảng Ngãi, sản phẩm thu được 70.000 con lươn giống, quy 
cỡ giống ≥15 cm/con, con giống sản xuất có chất lượng tốt, độ đồng đều cao, sử dụng được 
thức ăn công nghiệp và thích nghi nhanh với môi trường khi đưa ra nuôi thương phẩm.
Với điều kiện thời tiết, khí hậu tại Quảng Ngãi, mùa vụ sản xuất giống phù hợp từ tháng 
12 năm trước đến tháng 6 năm sau. Mùa vụ thả giống nuôi thương phẩm phù hợp từ tháng 
4 đến tháng 8.
Sau khi kết thúc dự án, Trung tâm Giống tiếp tục ứng dụng kết quả nghiên cứu, tổ chức 
sản xuất, đảm bảo cung ứng giống lươn đồng cho người nuôi tại Quảng Ngãi 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_tien_bo_thu_nghiem_san_xuat_giong_va_nuoi_thuong_ph.pdf