Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở HTX Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức điều kiện về nước tưới rất khó khăn

trong vụ Hè Thu, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển đến cây lúa, năng suất thấp (45- 50tạ/

ha), có vụ phải mất trắng. Do vậy, một số hộ nông dân tự phát đã chuyển sản xuất lúa vụ Hè thu

sang cây trồng cạn như ngô, mè, lạc. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT còn hạn chế

nên hiệu quả kinh tế mang lại nhưng chưa cao. Trước thực tế đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất

trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở HTX Đức Vĩnh, UBND huyện Mộ Đức đã đăng

ký thực hiện dự án “Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh xã Đức Phú, huyện Mộ Đức”.

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức trang 1

Trang 1

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức trang 2

Trang 2

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức trang 3

Trang 3

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức trang 4

Trang 4

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2920
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức
56
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 
THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 
TẠI HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐỨC VĨNH, 
XÃ ĐỨC PHÚ, HUYỆN MỘ ĐỨC
Chủ nhiệm dự án: CN. Ngô Văn Thanh - Đoàn Thanh Minh
Cơ quan chủ trì: UBND huyện Mộ Đức
Năm nghiệm thu: 2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Ở HTX Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức điều kiện về nước tưới rất khó khăn 
trong vụ Hè Thu, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển đến cây lúa, năng suất thấp (45- 50tạ/
ha), có vụ phải mất trắng. Do vậy, một số hộ nông dân tự phát đã chuyển sản xuất lúa vụ Hè thu 
sang cây trồng cạn như ngô, mè, lạc. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT còn hạn chế 
nên hiệu quả kinh tế mang lại nhưng chưa cao. Trước thực tế đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất 
trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở HTX Đức Vĩnh, UBND huyện Mộ Đức đã đăng 
ký thực hiện dự án “Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp 
tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh xã Đức Phú, huyện Mộ Đức”. 
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN
Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp tại xã Đức Phú, huyện Mộ Đức trên cơ sở hình thành 
chuỗi sản xuất gắn kết giữa trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nhằm ổn định sản xuất, gia tăng giá 
trị của sản phẩm nông nghiệp của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới; Từng bước 
nâng cao năng lực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức 
Vĩnh và trình độ canh tác của nông dân trong vùng dự án triển khai.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất lúa, ngô, lạc, mè trên đất sản 
xuất nông nghiệp ở HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh
Dự án đã tiến hành điều tra 200 phiếu (cây lúa: 50 phiếu; cây ngô 50 phiếu, cây lạc 50 
phiếu, cây mè 50 phiếu) từ các hộ nông dân trực tiếp canh tác lúa, ngô, lạc, mè về hiện trạng 
canh tác và hiệu quả sản xuất lúa, ngô, lạc, mè trên đất sản xuất nông nghiệp ở HTX Dịch vụ 
nông nghiệp Đức Vĩnh. Kết quả điều tra, cho thấy:
Hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất cây lúa: Diện tích bình quân nông hộ sử dụng 
trồng lúa là 0,33 ha/hộ/0,46ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ, chiếm 71,7%, hộ có diện 
tích trồng lúa nhiều nhất là 01ha và ít nhất là 0,05ha, diện tích canh tác/hộ tăng lên là điều kiện 
thuận lợi cho chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhân lực lao động bình quân 2,08 
người/hộ, thấp nhất 1 người và cao nhất 4 người, đảm bảo công lao động để phục vụ sản xuất; 
nguồn nước phục vụ sản xuất lúa ở HTXDVNN Đức Vĩnh chủ yếu từ các hồ, đập nên đảm bảo 
đủ nước tưới trong vụ Đông xuân, trong vụ Hè thu thiếu nước, có vùng phải bơm tát nên ảnh 
hưởng đến năng suất, sản lượng thu hoạch và tăng chi phí sản xuất.
Hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất cây ngô: Diện tích bình quân nông hộ sử dụng 
để trồng ngô là 0,13ha/hộ/0,44 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ, chiếm 29,54%, 
hộ có diện tích trồng ngô nhiều nhất là 0,35ha và ít nhất là 0,05ha, diện tích canh tác cây ngô 
57
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
thấp là do phần lớn đất sản xuất nông nghiệp tại HTX DVNN Đức Vĩnh thuộc đất cát bạc màu, 
nghèo dinh dưỡng, nông dân chỉ chọn diện tích có độ phì khá để trồng ngô; nhân lực lao động 
bình quân 2 người/hộ, thấp nhất 1 người và cao nhất 4 người, đảm bảo công lao động để phục 
vụ sản xuất; nguồn nước phục vụ sản xuất ngô ở HTXDVNN Đức Vĩnh khoảng 20 ngày đầu 
vụ sử dụng nước hồ, đập dâng, sau đó chủ yếu từ giếng khoang, bơm tưới bằng mô tơ điện nên 
tăng chi phí sản xuất. 
Hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất cây lạc: Diện tích bình quân mỗi nông hộ sử 
dụng để trồng lạc là 0,16 ha/0,46 ha đất sản xuất nông nghiệp của hộ, chiếm 34,8%, hộ có diện 
tích trồng lạc nhiều nhất là 0,27ha và ít nhất là 0,05ha, diện tích canh tác/hộ tăng lên là điều kiện 
thuận lợi cho chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhân lực lao động bình quân 2 người/
hộ, dao động từ 1-4 người đảm bảo công lao động để phục vụ sản xuất; nguồn nước phục vụ sản 
xuất lạc ở HTXDVNN Đức Vĩnh khoảng 20 ngày đầu vụ sử dụng nước hồ, đập dâng, sau chủ 
yếu từ giếng khoang, bơm tưới bằng mô tơ điện nên tăng chi phí sản xuất; cây lạc ở HTXDVNN 
Đức Vĩnh chủ yếu trồng trên đất xám bạc màu.
Hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất cây mè: Diện tích bình quân mỗi nông hộ sử 
dụng để trồng lạc là 0,17 ha/hộ/0.39 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ, chiếm 43,5%, 
hộ có diện tích trồng mè nhiều nhất là 0,75ha và ít nhất là 0,05ha, diện tích canh tác/hộ cao là 
điều kiện thuận lợi cho chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhân lực lao động bình quân 
2 người/hộ, dao động từ 1-5 người, phổ biến 2-3 người đảm bảo công lao động để phục vụ sản 
xuất; nguồn nước phục vụ sản xuất mè ở HTXDVNN Đức Vĩnh có 68% sử dụng nước hồ, 32% 
sử dụng nước giếng khoang bơm tưới bằng mô tơ điện nên tăng chi phí sản xuất, 100% đất sản 
xuất mè là chân đất cát bạc màu, nghèo dinh dưỡng. 
2. Củng cố nguồn lực về con người, trang thiết bị của HTXDVNN Đức Vĩnh để làm 
dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
2.1. Thành lập tổ dịch vụ
 Bộ máy của Tổ dịch vụ: Gồm 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và 6 tổ viên
 Chức năng, nhiệm vụ của Tổ dịch vụ: Thực hiện hoạt động dịch vụ trong sản xuất nông 
nghiệp như làm đất, ép dầu, bóc và tách hạt ngô cho xã viên HTX và nông dân khác trong và 
ngoài HTX nông nghiệp Đức Vĩnh; quản lý điều hành hoạt động của Tổ theo Luật HTX năm 
2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của luật 
HTX; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Tổ qua từng vụ sản xuất, hàng năm và tham mưu 
đề xuất, kiến nghị những vấn đề phát sinh mới cần giải quyết hoặc điều chỉnh bổ sung.
Quyền lợi: Thu nhập của các cá nhân trong Tổ dịch vụ lấy từ nguồn thu của hoạt động dịch 
vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến dầu ăn. Trong khuôn khổ của dự án, hoạt động dịch 
vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến dầu ăn được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của 
tỉnh để kích thích phương thức tổ chức sản xuất mới và làm cơ sở cho hạch toán giá thành khi 
mở rộng diện tích phục vụ. 
2.2. Tài sản và vốn của tổ dịch vụ
* Tài sản của Tổ
Bảng 1: Tài sản của tổ dịch vụ (tính đến tháng 12/2017)
STT Loại tài sản Đơn vị tính Số lượng Tình trạng tài sản
58
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1 Cơ sở chế biến dầu ăn m2 100 Nhà kho của HTX
2 Máy kéo Kubota L3408 DI-VN Máy 01 Mới 100%
3 Dàn xới KRX 164 VN-B, Dàn 01 Mới 100%
4 Dàn cày mũi nhọn 5 lưỡi (L3408), Dàn 01 Mới 100%
5 Bánh lồng (L3408): Bộ 01 Mới 100%
6
Máy chiết xuất dầu thực vật 6 YL-
120
Máy 01 Mới 100%
7
Thiết bị lọc cặn (có bơm ngựa đầu 
ngang
Bộ 01 Mới 100%
8 Máy bóc bẹ ngô Máy 01 Mới 100%
9 Máy tách hạt ngô quạt gió Máy 01 Mới 100%
10
Máy phun thuốc BVTV bằng động 
cơ hiệu Honda
Máy 02 Mới 100%
* Cơ cấu vốn: 
 Tổng vốn: 772.900.000 đồng, trong đó: Vốn từ nguồn ngân sách khoa học là 617.900.000 
đồng; Vốn HTX: Tu bổ, xây dựng lại nhà kho và cơ sở chế biến dầu: 150.000.000 đồng, mắc 
điện 3 pha: 5.000.000 đồng
2.3. Kết quả bước đầu hoạt động dịch vụ của Tổ
Dịch vụ làm đất năm: Tổng diện tích làm đất tổ dịch vụ thực hiện 50 ha (20 ha đất lúa và 
30 ha đất màu), Tổ dịch vụ làm đất chủ yếu trên diện tích vùng thực hiện dự án; dịch vụ làm đất 
bước đầu HTX chủ yếu phục vụ, hỗ trợ cho vùng sản xuất dự án nên thu với mức giá làm đất 
50 nghìn đồng/sào, thấp hơn dịch vụ làm đất lúa của địa phương 20 – 30 nghìn đồng/sào và đất 
lúa chuyển đổi 70 nghìn đồng/sào.
Dịch vụ chế biến dầu ăn năm 2016 và 2017: Tổng số lượng lạc, mè tổ dịch vụ thực hiện 
trong 2 năm là 13.500 kg, trong đó 10.000 kg quả lạc vùng dự án và 3.500 kg hạt mè (2.000 
kg vùng dự án; 700 kg trong HTX và 800 kg ngoài HTX); chế biến dầu mè, giá ép dầu 2 nghìn 
đồng/kg hạt mè, tổng thu trên 3.500 kg là 7 triệu đồng, chi phí (điện, công lao động, khấu hao 
tài sản, sửa chữa bảo dưỡng) 6.297 nghìn đồng, dịch vụ có lãi 703 nghìn đồng; chế biến dầu 
lạc, giá ép dầu 1.200 đồng/kg quả lạc, tổng thu trên 10.000 kg là 12 triệu đồng, chi phí (điện, 
công lao động, khấu hao tài sản, sửa chữa bảo dưỡng) 10.867 nghìn đồng, dịch vụ có lãi 1.133 
nghìn đồng.
3. Xây dựng các mô hình chuyển đổi sản xuất
3.1. Xây dựng mô hình canh tác cây lạc trên đất lúa vụ Hè thu 2016 và Hè thu 2017 
* Kỹ thuật áp dụng:
- Sử dụng giống lạc mới LDH 01, L14.
- Làm đất bằng máy cày KUBOTA L3408 VN-DI đảm bảo đủ độ sâu cho bộ rễ phát triển 
tốt.
 - Phương thức lên luống và cách gieo trồng: Sử dụng phương thức lên luống rộng 1-1,2 
mét, luống cao 20 cm, rãnh rộng 20 cm. Luống dạng “mu rùa” tránh đọng nước giữa rãnh và dễ 
thấm nước khi tưới. Rạch hàng theo chiều ngang luống, hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 
12-13cm.
59
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- Bón phân cân đối NPK và bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc theo từng giai 
đoạn sinh trưởng phát triển, cụ thể:
 + Lượng phân bón đầu tư cho 1ha: 8-10 tấn phân chuồng; 100kg ure; 600kg Super lân; 
140 kg Kaliclorua; 500 kg vôi.
 + Cách bón: Vôi bón 50% khi làm đất; Bón lót 100% lượng phân chuồng, 100% lượng 
phân lân, 50% lượng Kaliclorua, 40% lượng đạm. Bón thúc lần 1: Sau gieo khoảng 12-15 ngày 
(khi lạc 3-4 lá): Bón 60% lượng đạm + 50% lượng Kali, bón phân kết hợp xới xáo, vun gốc, diệt 
cỏ. Bón thúc vôi: Sau khi kết thúc hoa 7-10 ngày bón 50% lượng vôi còn lại, bón vào gốc.
- Áp dụng phương pháp tưới thấm và tưới theo nhu cầu nước của cây lạc qua từng giai 
đoạn sinh trưởng phát triển
* Kết quả xây dựng mô hình: Năng suất vụ hè thu 2016 đạt 32,0 tạ/ha, vụ hè thu 2017 đạt 
33,1 tạ/ha, bình quân 2 vụ đạt 32,55 tạ/ha; so với mục tiêu dự án, năng suất thực thu tăng hơn 
2,55 tạ/ha và so với hiện trạng sản xuất ngoài mô hình, năng suất mô hình tăng hơn 10,2 tạ/ha, 
tương đương 45,6%. Qua 2 vụ sản xuất, mô hình canh tác cây lạc trên đất lúa vụ hè thu thực hiện 
110 ha/100ha/2 vụ, vượt kế hoạch 110%; năng suất bình quân đạt 32,55 tạ/ha/30tạ/ha, vượt kế 
hoạch 8,5%; hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân 52.382.900 đồng/ha cao hơn phương thức 
canh tác truyền thống của người dân cùng điều kiện 2,5 lần; thu nhập đạt 309.532 đồng/ngày 
công lạo động và tỷ suất lợi nhuận đồng vốn là 1,04%.
3.2. Xây dựng mô hình canh tác cây ngô trên đất lúa vụ Hè thu 2016 và Hè thu 2017 
* Kỹ thuật áp dụng: 
Sử dụng giống ngô lai mới C.P333 có tiềm năng năng suất cao, thích nghi vụ trong Hè thu.
- Làm đất bằng máy cày KUBOTA L3408 VN-DI đảm bảo đủ độ sâu cho bộ rễ phát triển 
tốt; Gieo hạt ngô trên mép rãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển theo chiều sâu và bề 
rộng; Tăng mật độ theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp: (Hàng rộng: 80cm, hàng hẹp: 30cm, 
cây cách cây: 25cm); Bón phân cân đối và bón theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn sinh 
trưởng phát triển của cây ngô cụ thể: 
+ Lượng phân bón đầu tư cho 1,0 ha: 8-10 tấn phân chuồng; 400 kg Ure; 500kg Super Lân; 
140 Kaliclorua.
+ Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng, 100% phân lân và 15% lượng đạm. Bón thúc lần 
1 (khi ngô 3-4 lá thật): 30% lượng đạm và 30% lượng kali. Bón thúc lần 2 (khi ngô 7-9 lá): 30% 
lượng đạm và 20% lượng kali. Bón thúc lần 3 (lúc xoắn noãn, trước trỗ cờ 3 ngày): 25% lượng 
đạm và 50% lượng kali.
 - Áp dụng phương pháp tưới thấm và tưới theo nhu cầu nước của cây ngô qua từng giai 
đoạn sinh trưởng phát triển.
* Kết quả mô hình: 
Qua 2 vụ sản xuất đã thực hiện 20ha/30ha/2 vụ, đạt 66,66% kế hoạch; năng suất bình quân 
đạt 66,3 ta/ha/65,0ta/ha, vượt mục tiêu đề ra 8,5% (mục tiêu: 65,0 tạ/ha); hiệu quả kinh tế mang 
lại cho nông dân 15.664 nghìn đồng/ha cao hơn 03 lần so với phương thức canh tác truyền thống 
của dân; thu nhập 295.800 đồng/công lao động và tỷ suất lợi nhuận của đồng vốn 0,5%. 
3.3. Xây dựng mô hình canh tác cây mè trên đất lúa vụ Hè thu 2016 và Hè thu 2017 
* Kỹ thuật áp dụng
60
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- Sử dụng giống mè đen mới ĐH-1.
- Làm đất bằng máy cày KUBOTA L3408 VN-DI đảm bảo đủ độ sâu cho bộ rễ phát triển 
tốt.
- Phương thức lên luống và cách gieo trồng: Sử dụng phương thức lên luống rộng 1-1,2 
mét, luống cao 20 cm, rãnh rộng 20 cm. Luống dạng “mu rùa” tránh đọng nước giữa rãnh và dễ 
thấm nước khi tưới. Rạch hàng theo chiều ngang luống, hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 
6-7cm.
- Bón phân cân đối NPK và bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây mè theo từng giai 
đoạn sinh trưởng phát triển, cụ thể:
+ Lượng phân bón đầu tư cho 1ha: 6-8 tấn phân chuồng; 120kg ure; 400kg Super lân; 100 
kg Kaliclorua; 300 kg vôi.
 + Cách bón: Vôi bón 100% khi làm đất; Bón lót 100% lượng phân chuồng, 100% lượng 
phân lân, 50% lượng Kaliclorua, 40% lượng đạm. Bón thúc lần 1: Sau gieo khoảng 18-20 ngày, 
bón 60% lượng đạm + 50% lượng Kali.
- Áp dụng phương pháp tưới thấm và tưới theo nhu cầu nước của cây mè qua từng giai 
đoạn sinh trưởng phát triển.
* Kết quả mô hình:
Qua 2 vụ sản xuất đã thực hiện 30ha/30ha/2 vụ, đạt 100,0% kế hoạch; năng suất bình quân 
đạt 10tạ/ha/10ha; hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân là 49.358.300 đồng/ha, cao hơn ngoài 
mô hình cùng điều kiện 2,5 lần; thu nhập đạt 498.866 đồng/ngày công lao động và tỷ suất lợi 
nhuận đồng vốn 1,9%. 
IV. KẾT LUẬN 
Hiệu quả tổng hợp mang lại từ dự án và sau dự án được thể hiện qua tổ chức thực hiện các 
mô hình chuyển đổi cây trồng với sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới và tổ chức dịch vụ 
nông nghiệp như sau:
- Những kỹ thuật/công nghệ chuyển giao phù hợp với điều kiện sản xuất, mang lại hiệu 
quả cao và dễ áp dụng; tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới trong 
canh tác cây lạc, ngô, mè trên chân đất lúa chuyển đổi (1 vụ lúa - 1 vụ màu). 
- Thông qua kết quả mô hình giúp người dân biết khai thác tài nguyên đất đai một cách hợp 
lý, thay đổi tập quán canh tác theo phương thức cũ, góp phần giải quyết việc làm cho người dân 
địa phương; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tốt chương trình 
xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Gia tăng giá trị sản phẩm cho cây lấy dầu (lạc, mè) bằng chế biến dầu ăn kết hợp chăn 
nuôi thông qua cơ sở chế biến dầu ăn.
- Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả đồng vốn bằng cách áp dụng kỹ thuật /công nghệ 
mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập 
cho người sản xuất. 
- Góp phần củng cố nguồn lực về con người, trang thiết bị của HTX Dịch vụ nông nghiệp 
Đức Vĩnh để làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm mới, từng bước hình 
thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cho xã viên 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cac_giai_phap_ky_thuat_thuc_hien_tai_co_cau_san_xua.pdf