Ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển bóng bàn trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình
Sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất thể lực hết sức quan trọng trong tập luyện
và thi đấu môn bóng bàn. Thông qua nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được một số mài tập nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ cho đối tượng là nam học sinh đội tuyển Bóng bàn trường THPT Chu
Văn An - Kiến Xương - Thái Bình nói riêng và đối tượng là nam học sinh THPT nói chung.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển bóng bàn trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển bóng bàn trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình
CỨU KHOA HỌC 39 3.1. Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. 3.1.1. Thực trạng sử dụng các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ của nam học sinh THPT đội tuyển Bóng bàn trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng các bài tập huấn luyện thể lực của các giáo viên Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình TT Nội dung bài tập Khối lượng Nghỉ giữa Số giáo án sử dụng 1 Chạy xuất phát cao 30m, 360m (s) 5 - 7 lần x 30'' 1' 4/24 2 Chạy 400m, 800m (s) 1 - 2 lần 5' 4/24 3 Nằm sấp chống đẩy (lần) 3 - 5 tổ x 20 lần 1' 6/24 4 Co tay xà đơn (lần) 3 tổ x 10 lần 1' 4/24 5 Bài tập đứng lên ngồi xuống (lần) 3 - 5 tổ x 30 lần 1' 4/24 6 Bài tập mô phỏng động tác vụt bóng thuận tay 2 - 3 tổ x 30 lần 1' 18/24 7 Bài tập vụt bóng với vợt sắt 1,5 kg (lần) 2 - 3 tổ x 25 lần 1' 10/24 8 Bài tập vụt bóng thuận tay kết hợp vụt bóng trái tay 5' 12/24 9 Vụt bóng thuận tay từ 1 điểm sang 1 điểm (lần) 5' 12/24 Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, các bài tập phát triển thể lực, nhất là các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho các em học sinh đội tuyển bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình còn nghèo nàn, thiếu khoa học. Trình độ kỹ, chiến thuật của các em trong đội tuyển là tương đối đồng đều. Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu, các em bộc lộ nhiều hạn chế về thể lực, đặc biệt là sức mạnh tốc độ trong đánh bóng khi thi đấu với các đối thủ có trình độ và kỹ thuật tương đồng, các em còn chưa thực hiện tốt nhiều chiến thuật do HLV đề ra. Điều đó chứng tỏ sức mạnh tốc độ của nam học sinh THPT đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình là chưa tốt, chưa đảm bảo được so với yêu cầu cho việc tập luyện và thi đấu môn bóng bàn. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa trong công tác huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho các em học sinh trong đội tuyển. 3.1.2. Xác định các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. Thông qua nghiên cứu, dựa trên các nguyên tắc lựa chọn test, đề tài xác định được 9 test để đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. Để tìm được các test phù hợp trong đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình, chúng tôi đưa ra các test đã lựa chọn ở trên vào phiếu phỏng vấn và phỏng vấn 30 giáo viên, giảng viên, HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý bằng phiếu hỏi. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 40 Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình TT Test Rất quan trọng (3 điểm) Quan trọng (2 điểm) Ít quan trọng (1 điểm) Tổng điểm 1 Ném bóng đặc 3kg bằng hai tay lên cao ra trước (m) 10 10 10 60 2 Treo ke bụng trên thang dóng 20s (lần) 8 10 12 56 3 Nhảy dây đơn 30s (lần) 26 4 86 4 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s (lần). 22 7 1 81 5 Bật xa tại chỗ (m) 8 10 12 56 6 Bật cao tại chỗ với bảng bằng một tay (cm) 7 11 12 55 7 Bật nhảy một chân 10 bước (m) 6 4 20 46 8 Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 24 5 1 83 9 Di chuyển ngang 4,5m x 42 lần (s) 25 5 0 85 Theo nguyên tắc lựa chọn đã đề ra và từ kết quả phỏng vấn đề tài lựa chon 4 test có sự đồng ý cao của các giáo viên, giảng viên, HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý (các test đạt từ điểm 80 điểm trở lên) đó là các test 3, 4, 8 và 9, cụ thể gồm các test sau: 1. Nhảy dây đơn 30s (lần) 2. Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s ( lần) 3. Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 4. Di chuyển ngang 4,5m x 42 lần (s). 3.1.3. Xác định độ tin cậy của các test. Bảng 3.3. Hệ số tương quan giữa hai lần lập test cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An – Kiến Xương – Thái Bình TT Test Đối tượng nghiên cứu r Lần 1 x Lần 2 x 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 39.0 ± 2.0 40.0 ± 2.0 0.895 2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s ( lần) 13.0 ± 1.0 12.0 ± 1.0 0.819 3 Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 18.0 ± 1.5 17.5 ± 1.5 0.856 4 Di chuyển ngang 4,5m x 42 lần (s). 2'30'' ± 5'4 2'35'' ± 5'5 0.428 Qua bảng 3.3 cho thấy: Trong 4 test đã lựa chọn qua phỏng vấn có 3 test đạt độ tin cậy r > 0,80 với P < 0.05, có 1 test độ tin cậy r < 0,80 không đạt yêu cầu, nên bị loại vì không đạt được độ tin cậy cần thiết để sử dụng. Vì vậy, chúng tôi sử dụng 3 test đó là: - Nhảy dây đơn 30s (lần) - Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s (lần) - Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) + Nhận xét: Qua tài liệu tham khảo và thực tế điều tra, đề tài đã thu được 9 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 41 Bằng phương pháp phỏng vấn đề tài đã loại bỏ 5 test, còn lại 4 test đưa vào thử nghiệm nhằm xác định độ tin cậy và tính thông báo, kết quả thu được 3 test có độ tin cậy và tính thông báo cần thiết và được sử dụng nhằm kiểm tra, đánh giá đối tượng nghiên cứu của đề tài. 3.1.4. Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển SMTĐ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình Đề tài đã lựa chọn được 25 bài tập có khả năng phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. Để tìm được các bài tập phù hợp nhất nhằm mục đích phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn trường Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình, chúng tôi đưa ra các bài tập đã lựa chọn ở trên ra phỏng vấn 30 giáo viên, HLV, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, chuyên gia bằng phiếu hỏi. Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình (n = 30) TT Bài tập Rất quan trọng (3 điểm) Quan trọng (2 điểm) Ít quan trọng (1 điểm) Tổng điểm 1 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức (20s) 26 4 0 86 2 Co tay xà đơn 10 10 10 60 3 Co duỗi với tạ tay 10 10 10 60 4 Ném bóng đặc 3kg bằng hai tay trên cao ra trước mặt 8 13 9 59 5 Nằm đẩy tạ 10-15kg 10 8 12 58 6 Kéo dây cao su thẳng tay trên cao trước mặt 19 9 2 76 7 Nằm ngửa ke chân vuông góc với thân người 18 12 0 78 8 Treo trên xà đơn, vặn thân người 10 8 12 58 9 Nằm sấp ưỡn lưng hai tay sau gáy 10 12 8 62 10 Nằm ngửa gập bụng, vặn mình sang hai bên 22 8 0 82 11 Nhảy dây đơn tốc độ (30s) 25 5 0 85 12 Bật xa tại chỗ 8 12 10 58 13 Bật bục đổi chân 20 8 2 78 14 Bật cóc 10 10 10 60 15 Chạy 30m xuất phát cao 8 10 12 56 16 Giật bóng thuận tay với bóng nhiều 22 6 2 80 17 Bạt bóng với bóng nhiều 9 10 11 58 18 Di chuyển giật bóng thuận tay từ 2 điểm sang 1 điểm 8 12 10 56 19 Giật bóng thuận tay từ 2 điểm sang 2 điểm 23 6 1 82 20 Giật bóng thuận tay từ 3 điểm sang 1 điểm 24 6 0 84 21 Phối hợp đẩy trái né giật thuận tay 23 7 0 83 22 Phối hợp giật bóng phải trái 7 10 13 54 23 Cầm vợt sắt mô phỏng kỹ thuật vụt bóng (20s) 25 5 0 85 24 Cầm vợt sắt mô phỏng kỹ thuật giật bóng 20 10 0 80 25 Di chuyển đổi bước mô phỏng động tác đánh bóng nhiều hướng khác nhau tốc độ nhanh 10 9 11 59 THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 42 Từ kết quả thu được ở bảng 3.4, dựa theo nguyên tắc lựa chọn đã đề ra, đề tài lựa chọn được 12 bài tập được sự đồng thuận cao của các giáo viên, HLV, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, chuyên gia (có kết quả phỏng vấn đạt từ 70 điểm trở lên), đồng thời chia các bài tập này thành 3 nhóm đó là: + Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể: 1. Nằm sấp chống đẩy tối đa sức (20s). 2. Nằm ngửa ke chân vuông góc với thân người. 3. Nằm ngửa gập bụng, vặn mình sang hai bên. 4. Bật bục đổi chân . + Các bài tập với dụng cụ: 5. Kéo dây cao su thẳng tay trên cao trước mặt. 6. Nhảy dây đơn tốc độ (30s). 7. Cầm vợt sắt mô phỏng kỹ thuật vụt bóng (20s). 8. Cầm vợt sắt mô phỏng kỹ thuật giật bóng. + Nhóm bài tập chuyên môn: 9. Giật bóng thuận tay với bóng nhiều. 10. Giật bóng thuận tay từ 2 điểm sang 2 điểm. 11. Giật bóng thuận tay từ 3 điểm sang 1 điểm. 12. Phối hợp đẩy trái né giật thuận tay. 3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. Bảng 3.5. So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa hai nhóm trước thực nghiệm TT Test Kết quả kiểm tra ( x ) t P Nhóm ĐC Nhóm TN 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 39.5 ± 2.0 39.0 ± 2.0 1.672 < 0.05 2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s ( lần) 12.0 ± 0.25 12.5 ± 0.5 1.491 < 0.05 3 Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 18.5 ± 1.5 18.25 ± 1.25 1.086 < 0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 3.5, cho thấy: Kết quả kiểm tra ở các test đã lựa chọn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở cả 2 nhóm là không có sự khác biệt, ttính < tbảng = 2.179 (với P < 0.05). Điều đó chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm sức mạnh tốc độ của hai nhóm là đồng đều nhau. Bảng 3.6. So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa hai nhóm sau thực nghiệm TT Test Kết quả kiểm tra ( x ) t P Nhóm ĐC Nhóm TN 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 42.25 ± 2.25 49.5 ± 1.5 5.329 < 0.05 2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s ( lần) 12.5 ± 0.5 15.5 ± 1.0 4.017 < 0.05 3 Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 19.5 ± 1.5 21.25 ± 1.25 3.048 < 0.05 Kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: Sau thực nghiệm, ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ nhóm thực nghiệm đã tỏ ra hơn hẳn nhóm đối THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 43 chứng. Sự khác biệt về kết quả kiểm tra là hết sức rõ rệt, giá trị ttính dao động từ 3.048 đến 5.329 (với P < 0.05). Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ mà đề tài lựa chọn sau thực nghiệm đã tỏ rõ tính hiệu quả hơn hẳn nhóm đối chứng trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. Bảng 3.7. So sánh kết quả của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm TT Test Trước thực nghiệm t P Sau thực nghiệm t P Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 39.5 ± 2.0 39.0 ± 2.0 1.672 > 0.05 42.25 ± 2.25 49.5 ± 1.5 5.329 <0.05 2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s ( lần) 12.0 ± 0.25 12.5 ± 0.5 1.491 > 0.05 12.5 ± 0.5 15.5 ± 1.0 4.017 <0.05 3 Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 18.5 ± 1.5 18.25 ± 1.25 1.086 > 0.05 19.5 ± 1.5 21.25 ± 1.25 3.048 <0.05 Qua bảng 3.7 có thể thấy rằng, sau thực nghiệm dù là nhóm đối chứng hay nhóm thực nghiệm đều có sự phát triển ở tất cả 3 test, nghĩa là sức mạnh tốc độ đã có sự phát triển. - Khi so sánh tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ sau thực nghiệm của 2 nhóm cho thấy, ở nhóm thực nghiệm kết quả lập test ở tất cả 3 test đã có sự khác biệt rõ rệt, ttính > tbảng = 2.179 (ở ngưỡng xác suất P < 0.05). Điều đó cho thấy, sau thực nghiệm các bài tập đã lựa chọn đảm bảo mang lại hiệu quả toàn diện hơn trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu. Trái lại, với nhóm đối chứng thực hiện bài tập phát triển sức mạnh tốc độ hiện hành không đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển toàn diện sức mạnh tốc độ và không đảm bảo yêu cầu cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ngày càng cao. Bảng 3.8. Nhịp tăng trưởng của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau quá trình thực nghiệm T T Test Nhóm đối chứng W % Nhóm thực nghiệm W % Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 39.5 ± 2.0 42.25 ± 2.25 6,727 39.0 ± 2.0 49.5 ± 1.5 23,728 2 Nằm sấp chống đẩy tối đa sức 20s ( lần) 12.0 ± 0.25 12.5 ± 0.5 4,081 12.5 ± 0.5 15.5 ± 1.0 21,428 3 Cầm vợt sắt 1,5kg mô phỏng động tác vụt bóng 20s (lần) 18.5 ± 1.5 19.5 ± 1.5 5,263 18.25 ± 1.25 21.25 ± 1.25 15,584 Tổng 16.071% 60.740% THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 44 Từ bảng trên cho thấy: - Với nhóm thực nghiệm: Trong quá trình thực nghiệm ở tất cả mọi chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng tốt ở cả 3 test, tổng mức tăng trưởng là 60.740%. - Ở nhóm đối chứng: Trong quá trình thực nghiệm ở tất cả mọi chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng, tổng mức tăng trưởng vẫn đảm bảo sự tăng tiến, song còn thấp hơn so với nhóm thực nghiệm, tổng mức tăng trưởng là 16.071%. 4. KẾT LUẬN Từ những kết quả thu được của đề tài, cho phép chúng tôi đi đến những kết luận sau: + Qua nghiên cứu cho thấy, thực trạng sức mạnh tốc độ của nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình năm 2017 là chưa tốt, chưa đảm bảo được yêu cầu tập luyện và thi đấu môn bóng bàn. + Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập chia thành 3 nhóm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình. + Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã khẳng định sự cần thiết để phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh đội tuyển Bóng bàn Trường THPT Chu Văn An - Kiến Xương - Thái Bình trong tập luyện và thi đấu. Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn đã có hiệu quả trong thực tiễn với mức độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P ≤ 5%. (*) Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và tổ chức sự kiện Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995),Sinh lý học TDTT, NXBTDTT Hà Nội. 2. Trần Hiếu (2000), “Nghiên cứu một số bài tập phát triển tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển Bóng bàn Trường Đại học TDTTI”. 3. GS. TS. Lê Văn Lẫm, TS. Phạm Xuân Thành (2007), Giáo trình đo lường TDTT,NXB TDTT Hà Nội 4. Nguyễn Danh Nam (2008) Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu Bóng bàn Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ KHGD, Đại học TDTT Bắc Ninh. 5. Nguyễn Danh Thái, Vũ Thành Sơn (1999) “Sách giáo khoa Bóng bàn”, Đại học TDTTI BắcNinh 6. Nguyễn Tường (1978) “Những đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ và phương pháp phát triển tố chất ấy”, bản tin KH- KT TDTT số 9, Viện KHTDTT. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
File đính kèm:
- ung_dung_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_suc_manh_toc_do_cho.pdf