Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy nghiên cứu đã ứng

dụng bài quyền tay không 45 động tác môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm nâng cao thể lực

chung cho học sinh nữ khối 10 Trường Trung học phổ thông Tiên Hưng - Thái Bình

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 1

Trang 1

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 2

Trang 2

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 3

Trang 3

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 4

Trang 4

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 5

Trang 5

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 6

Trang 6

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 7

Trang 7

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6760
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình

Ứng dụng “Bài quyền tay không 45 động tác” môn Võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học sinh Lớp 10 trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình
onal martial arts, the 45 improve general fitness, 
students 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
(*) Trưởng khoa Võ- Bơi- Trò chơi Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
(**) Tiên Hưng - Thái Bình 
N 
 22 
Phân tích tầm quan trọng và tính bức 
thiết của vấn đề nghiên cứu, với mong 
muốn nâng cao trình độ thể lực chung cho 
nữ sinh khối 10 qua đó góp phần nâng cao 
hiệu quả giờ học giáo dục thể chất trong 
nhà trường, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu 
đề tài: “Ứng dụng bài Quyền tay không 45 
động tác môn Võ Cổ truyền Việt Nam 
nhằm phát triển thể lực chung cho nữ học 
sinh lớp 10 Trường THPT Tiên Hưng - 
Thái Bình”. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu khoa học thường quy sau: 
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài 
liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm, 
phương pháp quan sát sư phạm, phương 
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp 
toán học thống kê. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thực trạng thể lực chung và nhu 
cầu tập luyện võ cổ truyền của nữ học 
sinh khối 10 Trường THPT Tiên Hưng - 
Thái Bình 
3.1.1. Thực trạng thể lực chung của 
nữ học sinh khối 10 Trường THPT Tiên 
Hưng - Thái Bình 
Trên cơ sở kết quả xác định đặc điểm 
các test đánh giá năng lực thể chất, quá 
trình nghiên cứu tiến hành so sánh, đối 
chiếu thông qua từng nội dung quy định 
(từng test riêng biệt) về việc đánh giá, xếp 
loại thể lực học sinh, sinh viên đã được Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành (tiêu chuẩn 
rèn luyện thân thể theo Quyết định số 
53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 
năm 2008). 
Khi xem xét đến mức độ đạt yêu cầu 
theo từng chỉ tiêu ở các test thể lực chung 
(theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tại 
bảng 2) của đối tượng nghiên cứu cho 
thấy: Số nữ học sinh đạt tiêu chuẩn sức 
mạnh khá cao (lực bóp tay thuận), tuy 
nhiên, số nữ học sinh đạt tiêu chuẩn sức 
nhanh (chạy 30m XPC) tương đối thấp: 
đạt 56%; Số nữ học sinh đạt chỉ tiêu sức 
bền đạt rất thấp (chạy tuỳ sức 5 phút): đạt 
Bảng 1: Kết quả đánh giá từng nội dung theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nữ học sinh 
Trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình 
TT Nội dung 
Học sinh nữ (n = 300) 
Số đạt yêu cầu Tỷ lệ % Không đạt Tỷ lệ % 
1. Lực bóp tay thuận (kg) 188 62.67 112 37.33 
2. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 130 43.33 170 56.67 
3. Bật xa tại chỗ (cm) 165 55 135 45 
4. Chạy 30m XPC (s) 168 56 132 44 
5. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 102 34 198 66 
 Trung bình 50.20 49,80 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 23 
34%. Nhìn chung, xét tỷ lệ học sinh đạt tiêu 
chuẩn rèn luyện thân thể trung bình ở các 
nội dung chỉ có tỷ lệ 50.20% đạt yêu cầu. 
Đánh giá thể lực tổng hợp theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện 
trong quyết định 53/2008, khi đánh giá thể 
lực tổng hợp ngoài 2 chỉ tiêu bắt buộc là 
bật xa tại chỗ và chạy tùy sức 5 phút cần 
chọn thêm 3 chỉ tiêu nữa. Trong nghiên 
cứu này, đều tài đã chọn chạy 30m XPC 
(đánh giá sức nhanh), nằm ngửa gập bụng 
(đánh giá sự mềm dẻo) và lực bóp tay 
thuận (đánh giá sức mạnh tay). Dựa theo 
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đạt 
tốt: 3 chỉ tiêu tốt và 1 chỉ tiêu đạt; Đạt: Tất 
cả 4 chỉ tiêu đều đạt trở lên; Không đạt: có 
1 chỉ tiêu không đạt), chúng tôi đã tiến 
hành xếp loại với kết quả như ở bảng 2. 
Kết quả tại bảng 2 cho thấy khi phân 
loại trình độ thể lực của học sinh nữ khối 
10 của Trường THPT Tiên Hưng - Thái 
Bình theo Quy định của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đa số học sinh được kiểm tra có 
trình độ thuộc mức Đạt (63%). Tỷ lệ học 
sinh có kết quả đạt loại Tốt chỉ chiếm 
15% vẫn còn có tới 22% tổng số học sinh 
được khảo sát chưa đạt tiêu chuẩn đánh 
giá trình độ thể lực theo quy định. 
Trên cơ sở kết quả xác định đặc điểm 
các test đánh giá năng lực thể chất, quá 
trình nghiên cứu tiến hành so sánh, đối 
chiếu thông qua từng nội dung quy định 
(từng test riêng biệt) về việc đánh giá, xếp 
loại thể lực học sinh, sinh viên đã được Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành (tiêu chuẩn 
rèn luyện thân thể theo Quyết định số 
53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09 
năm 2008). 
Bảng 2: Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm tra thể lực học sinh 
LỚP 
Tốt Đạt Không đạt So sánh 
n % N % n % c 2 
p 
10 17 15.89 62 57.94 28 26.17 9,7 <0,05 
11 16 16.33 64 65.31 18 18.37 9,5 <0,05 
12 12 12.63 63 66.32 20 21.05 5,8 <0,05 
Toàn trường 45 15 189 63 66 22 
Bảng 3: Kết quả đánh giá từng nội dung theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nữ học 
sinh Trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình 
TT Nội dung 
Học sinh nữ (n = 160) 
Số đạt yêu cầu Tỷ lệ % Không đạt Tỷ lệ % 
6. Lực bóp tay thuận (kg) 100 62.5 60 37.5 
7. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 69 43.13 91 56.88 
8. Bật xa tại chỗ (cm) 88 55 72 45 
9. Chạy 30m XPC (s) 90 56.25 70 43.75 
10. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 55 34.38 105 65.63 
 Trung bình 50.25 49,75 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 24 
Khi xem xét đến mức độ đạt yêu cầu 
theo từng chỉ tiêu ở các test thể lực chung 
(theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tại 
bảng 2) của đối tượng nghiên cứu cho 
thấy: Số nữ học sinh đạt tiêu chuẩn sức 
mạnh khá cao (lực bóp tay thuận), tuy 
nhiên, số nữ học sinh đạt tiêu chuẩn sức 
nhanh (chạy 30m XPC) tương đối thấp: 
đạt 56.25%; Số nữ học sinh đạt chỉ tiêu 
sức bền đạt rất thấp (chạy tuỳ sức 5 phút): 
đạt 34.38%. Nhìn chung, xét tỷ lệ học sinh 
đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trung 
bình ở các nội dung chỉ có tỷ lệ 50.25% 
đạt yêu cầu. Nguyên nhân của thực trạng 
này qua tìm hiểu cho thấy do công tác dạy 
học thể dục nội, ngoại khóa hiện nay của 
chưa đáp ứng được việc giải quyết nhiệm 
vụ nâng cao tầm vóc và phát triển thể lực 
của học sinh. 
3.1.2. Thực trạng nhu cầu tập luyện 
võ cổ truyền của nữ học sinh Trường 
THPT Tiên Hưng - Thái Bình 
Từ kết quả tại bảng 4 cho thấy: Trong 
118 nữ học sinh đã tham gia tập luyện võ 
thuật ngoại khóa, có 35 học sinh tập Võ cổ 
truyền chiếm tới 11.67% số học sinh đã 
tập luyện môn võ cổ truyền. Như vậy, có 
thể thấy môn võ cổ truyền Việt Nam được 
học sinh tại trường THPT Tiên Hưng - 
Thái Bình rất yêu thích và tham gia tập 
luyện đông đảo. Trong số học sinh có nhu 
cầu tham gia tập luyện ngoại khóa môn võ 
thuật thì có 76 học sinh có nhu cầu tập 
luyện môn võ cổ truyền Việt Nam, chiếm 
tới 25.33% tổng số học sinh. Như vây, có 
thể thấy học sinh nữ khối 10 có nhu cầu 
tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền 
Việt Nam tương đối cao và cao nhất trong 
các môn võ phổ biến được tổ chức ngoại 
khóa tại Trường THPT Tiên Hưng - Thái 
Bảng 4: Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khoá môn Võ cổ truyền 
Việt Nam của học sinh trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình (n=300) 
TT Nội dung ni % 
1 Các em đã tập môn võ nào sau đây 
Võ cổ truyền 35 11.67 
Karatedo 26 8.67 
Taekwondo 32 10.67 
Pencak Silat 25 8.33 
2 
Các em mong muốn tập luyện môn 
võ nào sau đây 
Võ cổ truyền 76 25.33 
Karatedo 56 18.67 
Taekwondo 62 20.67 
Pencak Silat 54 18.00 
3 Thời gian tập luyện/ tuần 
1 buổi 47 15.67 
2 - 3 buổi 176 58.67 
4-5 buổi 43 14.33 
Nhiều hơn 34 11.33 
4 Thời gian tập luyện mỗi buổi 
45 - 60 phút 30 10.00 
60 - 90 phút 228 76.00 
90 - 120 phút 42 14.00 
5 Thời điểm tập luyện trong ngày 
5h - 7h 26 8.67 
17h - 19h 230 76.67 
19h - 21h 44 14.67 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 25 
Bình (gồm Võ cổ truyền, Taekwondo, 
Karatedo). 
Về thời gian tập luyện, học sinh phổ 
biến có nhu cầu tập 2-3 buổi/ tuần, mỗi 
buổi từ 60-90 phút và tập luyện vào thời 
điểm 17h tới 19h hàng ngày. Đây cũng là 
khoảng thời gian thích hợp để tổ chức 
giảng dạy ngoại khóa môn võ cổ truyền 
Việt Nam cho học sinh Trường THPT 
Tiên Hưng - Thái Bình. 
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả 
“Bài quyền tay không 45 động tác” môn 
Võ cổ truyền Việt Nam cho nữ học sinh 
khối 10 Trường THPT Tiên Hưng - 
Thái Bình 
3.2.1. Ứng dụng “Bài quyền tay 
không 45 động tác” môn Võ cổ truyền 
Việt Nam cho nữ học sinh khối 10 
Trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình 
Luận văn sử dụng phương pháp thực 
nghiệm so sánh song song trên 2 nhóm 
(nhóm thực nghiệm 25 học sinh, nhóm đối 
chứng 25 học sinh) 
Thời gian thực nghiệm: 9 tháng, từ 
tháng 9/2017 tới tháng 5/2018. 
Địa điểm thực nghiệm: Thực nghiệm 
được tiến hành tại Trường THPT Tiên 
Hưng - Thái Bình bao gồm cả nhóm đối 
tượng thực nghiệm và các nhóm đối 
chứng. 
Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm 
được tiến hành trên đối tượng nữ học sinh 
khối 10 (gồm 50 nữ được chia thành 2 
nhóm) và được theo dõi dọc trong 9 tháng. 
Thời điểm bắt đầu thực nghiệm có tổng số 
50 học sinh. 
Thời gian thực nghiệm tập 2 buổi/tuần 
+ 1 buổi tự tập, mỗi buổi 90 phút, thời 
điểm tập luyện vào 17h30' tới 19h00'. 
3.2.2. Đánh giá hiệu tập luyện bài 
quyền tay không 45 động tác môn Võ cổ 
truyền Việt Nam đối với thể lực của học 
sinh 
Trước thực nghiệm, luận văn tiến hành 
so sánh trình độ thể lực chung của nữ học 
sinh hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 
Sau thực nghiệm, luận văn tiến hành kiểm 
tra thể lực của học sinh sử dụng các test 
đã lựa chọn như thời điểm kiểm tra ban 
đầu. Kết quả được trình bày tại bảng 5, 6, 7. 
Kết quả tại bảng 5 cho thấy trước thực 
nghiệm thành tích của 2 nhóm thể lực và 
đối chứng là tương đương nhau với ttính< 
tbảng ở ngưỡng xác suất p>0,05 hay nói 
Bảng 5: Kết quả kiểm tra trình độ TLC ban đầu của của nữ học sinh 
Khối 10 trường THPT Tiên Hưng – Thái Bình 
TT Các Test 
Kết quả kiểm tra So sánh 
Nhóm ĐC (n=25) Nhóm TN (n=25) t P 
1 Lực bóp tay thuận (kg) 26.32 ± 1.22 26.89 ± 1.21 1,36 >0,05 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 16.36 ± 1.65 16.78 ± 1.62 1,20 >0,05 
3 Chạy 30m XPC (s) 6.81 ± 1.17 6.96 ± 1.15 1,35 >0,05 
4 Bật xa tại chỗ (cm) 149.52 ± 12.39 149.81 ± 12.42 1,25 >0,05 
5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 893.1 ±20.12 893.2 ±20.25 1,27 >0,05 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 26 
cách khác thể lực chung của 2 nhóm là 
tương đồng không có sự khác biệt đáng 
kể. 
Sau 9 tháng thực nghiệm áp dụng bài 
quyền tay không 45 động tác môn Võ cổ 
truyền Việt Nam cho nữ học sinh khối 10 
Trường THPT Tiên Hưng - Thái Bình, đề 
tài tiến hành kiểm tra trình độ thể lực 
chung của 2 nhóm sử dụng các test đánh 
giá như kiểm tra trước thực nghiệm. Kết 
quả được trình bày tại bảng 6. 
Bảng 6: Kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ học sinh khối 10 
Trường THPT Tiên Hưng – Thái Bình sau thực nghiệm 
TT Các Test 
Kết quả kiểm tra So sánh 
Nhóm ĐC 
(n=25) 
Nhóm TN 
(n=25) 
t P 
1 Lực bóp tay thuận (kg) 26.81 ± 1.27 27.89 ± 1.30 2,36 <0,05 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 16.90 ± 1.72 18.23 ± 1.81 3,20 <0,05 
3 Chạy 30m XPC (s) 6.27 ± 1.32 5.96 ± 1.43 2,35 <0,05 
4 Bật xa tại chỗ (cm) 150.02 ± 12.47 153.18 ± 12.56 3,25 <0,05 
5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 896.3 ±20.36 902.1 ±20.57 3,27 <0,05 
Bảng 7: So sánh sự tăng trưởng thể lực chung của nữ học sinh khối 10 
Trường THPT Tiên Hưng – Thái Bình trước và sau thực nghiệm 
TT Test 
Nhóm ĐC 
(n=25) W% 
Nhóm TN 
(n=25) W% 
TTN Sau TN TTN Sau TN 
1 Lực bóp tay thuận (kg) 26.32 26.81 1.84 26.89 27.89 3.65 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 16.36 16.9 3.25 16.78 18.23 8.28 
3 Chạy 30m XPC (s) 6.81 6.27 -8.26 6.96 5.96 -15.48 
4 Bật xa tại chỗ (cm) 149.52 150.02 0.33 149.81 153.18 2.22 
5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 893.1 896.3 0.36 893.2 902.1 0.99 
Bảng 8.Tổng hợp đánh giá thể lực của học sinh 
Nhóm 
Tốt Đạt Không đạt So sánh 
n % n % n % c 2 
p 
Thực nghiệm 7 28 17 68 1 4 16,74 <0,05 
Đối chứng 4 16 16 64 5 20 6,05 <0,05 
 11 22 33 66 6 12 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 27 
Biểu đồ 1: So sánh sự tăng trưởng thể lực của 2 nhóm sau thực nghiệm 
Qua bảng 5, 6, 7, 8 và biểu đồ 1 cho 
thấy: Sau 9 tháng thực nghiệm ứng dụng 
nội dung tập luyện bài quyền tay không 45 
động tác môn Võ cổ truyền Việt Nam cho 
nữ học sinh khối 10 Trường THPT Tiên 
Hưng - Thái Bình, nhịp tăng trưởng kết 
quả kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá mức độ 
phát triển thể lựa chung của học sinh sau 
thực nghiệm có xu hướng cao hơn trước 
thực nghiệm ở hầu hết các tiêu chí kiểm 
tra. Khi so sánh kết quả kiểm tra trước và 
sau thực nghiệm, ở một số chỉ tiêu, nhịp 
tăng trưởng kết quả kiểm tra của học sinh 
trước thực nghiệm thấp hơn so với sau 
thực nghiệm. 
4. Kết luận 
Đánh giá thực trạng thể lực chung của 
nữ học sinh Trường THPT Tiên Hưng - 
Thái Bình cho thấy: Thể lực chung của 
học sinh Trường THPT Tiên Hưng - Thái 
Bình nằm giới hạn sinh lý bình thường 
của người Việt Nam cùng lứa tuổi, giới 
tính. Mức độ phát triển thể chất của nhóm 
đối tượng học sinh tập luyện thể dục thể 
thao ngoại khóa hoặc tập luyện môn Võ 
cổ truyền thường xuyên tốt hơn so với 
nhóm đối tượng không tập luyện thể dục 
thể thao ngoại khóa thường xuyên (t
tính
> 
t
bảng, P<0.05). Học sinh có nhu cầu tập 
luyện Ngoại khoá (25.33% số người có 
nhu cầu tập luyện lựa chọn tập môn Võ cổ 
truyền Việt Nam), hệ thống cơ sở vật chất 
và lực lượng huấn luyện viên, hướng dẫn 
viên môn Võ cổ truyền mới chỉ đáp ứng ở 
mức cơ bản. Chính vì vậy, cải tiến chương 
trình tập luyện ngoại khoá theo hướng đáp 
ứng mục tiêu thể dục thể thao trường học 
và nhu cầu xã hội và vấn đề cần thiết và 
cấp thiết. 
Kết quả ứng dụng bài quyền tay không 
45 động tác môn Võ cổ truyền Việt Nam, 
cho nữ học sinh khối 10 Trường THPT 
Tiên Hưng - Thái Bình trong 9 tháng theo 
hướng đáp ứng mục tiêu thể dục thể thao 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 28 
trường học và nhu cầu xã hội. Kết quả cho 
thấy, nội dung tập luyện bài quyền tay 
không 45 động tác môn Võ cổ truyền Việt 
Nam đã làm nâng cao thể lực chung cho 
nữ học sinh khối 10 trường THPT với 
ttính> tbảng ở ngưỡng xác suất p<0,05 góp 
phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục 
thể chất và thể dục thể thao trường học. 
Trích nguồn: Bài báo được trích từ Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học “ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nghiệp Chí (2007), “Thể thao trường học ở Việt Nam và một số quốc gia trên 
thế giới”, Tạp chí Khoa học thể thao, số1, tr.52 – 56, Viện Khoa học thể thao, Hà Nội. 
2. Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường phổ 
thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc từ 15 – 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, 
Viện Khoa học TDTT, Hà Nội 
3. Trần Đức Dũng và cộng sự (2014), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ 
thông từ lớp 1 tới lớp 12 (thời điểm 2002-2014), Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch. 
4. Âu Xuân Đôn (2001), Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất và nhu cầu hoạt động 
TDTT của học sinh các dân tộc lứa tuổi 11-14 ở An Giang, Luận án Tiến Sĩ Giáo dục học, 
Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 
5. Đồng Thị Hương Lan (2016), Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh THPT chuyên 
các tỉnh Bắc miền Trung, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc 
Ninh 
6. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000) “Thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 
21”, Nxb TDTT, Hà Nội 
7. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 
8. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thành Chương. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_bai_quyen_tay_khong_45_dong_tac_mon_vo_co_truyen_vi.pdf