Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1)

Điều 1

Hoàng đế là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất của dân tộc, vị

trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân một

nước có chủ quyền.

Điều 2

Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với Luật Hoàng gia

do Quốc hội thông qua.

Điều 3

Mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo

ý kiến và được Nội các thông qua. Việc này thuộc trách nhiệm của Nội

các.

Điều 4

Hoàng đế chỉ tiến hành các hoạt động liên quan đến quốc gia như

được quy định trong Hiến pháp này, Hoàng đế không có quyền lực

trong chính phủ.

Hoàng đế có thể ủy quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến

quốc gia cho người khác nhưng phải phù hợp với các điều khoản được

pháp luật quy định.

Điều 5

Khi chế độ nhiếp chính được thành lập theo quy định của Luật

hoàng gia, quan nhiếp chính sẽ nhân danh Hoàng đế để tiến hành các

hoạt động liên quan đến các vấn đề quốc gia. Trong trường hợp này,

đoạn 1 của điều khoản trên sẽ có hiệu lực.Hiến pháp Nhật Bản, 1946 | 17

Điều 6

Hoàng đế bổ nhiệm Thủ tướng theo chỉ định của Quốc hội đồng thời

bổ nhiệm Chánh Án Toà án tối cao theo đề nghị của Nội các.

Điều 7

Với sự tư vấn và đồng ý của Nội các, Hoàng đế thay mặt nhân dân

thực hiện các quyền sau:

1. Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh của Nội

các và hiệp ước;

2. Triệu tập Quốc hội;

3. Giải tán Hạ nghị viện;

4. Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội;

5. Chứng thực việc bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên

chức theo pháp luật hiện hành; xác nhận thư ủy quyền và thư ủy

nhiệm của đại sứ, công sứ;

6. Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền

công dân;

7. Trao huân chương

8. Xác nhận thư phê chuẩn và các văn bản ngoại giao theo pháp

luật hiện hành.

9. Tiếp đón các Công sứ và Đại sứ nước ngoài.

10. Tham gia các lễ nghi.

Điều 8

Không có sự cho phép của Quốc hội, Hoàng gia không được nhận

hay tặng bất kỳ tài sản hay tặng phẩm nào.18 | T U Y Ể

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 1

Trang 1

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 2

Trang 2

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 3

Trang 3

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 4

Trang 4

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 5

Trang 5

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 6

Trang 6

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 7

Trang 7

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 8

Trang 8

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 9

Trang 9

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 381 trang xuanhieu 6180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1)

Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia (Phần 1)
 điều ước quốc tế và các chính sách của Liên minh 
châu Âu theo những quy định nêu trong luật Nhà nước, luật này quy 
định việc hỗ trợ bởi Nhà nước trong trường hợp các Khu vực và tỉnh tự 
trị không thực hiện được. 
(6) Quyền lập quy thuộc về Nhà nước đối với những vấn đề mang 
tính độc quyền lập pháp có thể được ủy quyền cho các Khu vưc. Đối với 
những vấn đề khác, quyền lập quy thuộc về các khu vực. Các huyện, 
tỉnh, thành phố có quyền lập quy trong việc tổ chức và thực thi các 
chức năng của mình. 
(7) Luật Khu vực sẽ loại bỏ các trở ngại đối với sự bình đẳng nam nữ 
trong đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế và thúc đẩy cơ hội bình đẳng 
tham gia vào các cơ quan dân cử giữa nam và nữ. 
378 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
(8) Những thỏa thuận giữa một Khu vực với các Khu vực khác nhằm 
mục đích cải thiện hoạt động chức năng khu vực và có thể bao gồm việc 
xác lập các cơ quan chung sẽ được phê chuẩn bằng các luật khu vực. 
(9) Trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình, các Khu vực có thể 
tham gia các điều ước với nước ngoài hoặc chính quyền địa phương của 
nước ngoài trong những trường hợp và phù hợp với hình thức do luật 
Nhà nước quy định. 
Điều 118 [Chức năng hành chính] 
(1) Theo các nguyên tắc bổ trợ và tỷ lệ, chức năng hành chính 
thuộc về các huyện nếu không thuộc về tỉnh, thành phố, khu vực 
hoặc Nhà nước. 
(2) Các huyện, tỉnh, thành phố thực hiện chức năng hành chính của 
mình cũng như những chức năng mà pháp luật Nhà nước hoặc Khu vực 
trao cho, phù hợp với thẩm quyền tương ứng. 
(3) Pháp luật quốc gia sẽ phối hợp với các Khu vực trong những vấn 
đề nêu ở điểm b) và h) của khoản 2 Điều 117, đồng thời thỏa thuận và 
phối hợp trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. 
(4) Nhà nước, các khu vực, tỉnh, thành phố, huyện thúc đẩy các sáng 
kiến liên quan đến những hoạt động vì lợi ích chung từ các công dân, 
với tư cách cá nhân hay với tư cách thành viên các hiệp hội, trên cơ sở 
nguyên tắc bổ trợ. 
Điều 119 [Quyền tự chủ tài chính] 
(1) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực có quyền tự chủ thu chi. 
(2) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực có các nguồn tài chính 
độc lập. Các đơn vị này xác định mức và thực hiện thu từ các nguồn thu 
của mình phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc phối hợp với hệ 
thống thuế và tài chính quốc gia. Các đơn vị được chia nguồn thu từ 
thuế tương ứng với phần lãnh thổ của mình. 
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 379 
(3) Pháp luật quốc gia sẽ quy định ngân quỹ bình đẳng, không có 
hạn chế trong việc phân chia, cho những khu vực có khả năng thu thuế 
theo đầu người thấp. 
(4) Các khoản thu từ những nguồn nêu trên tạo khả năng để các 
huyện, tỉnh, thành phố, khu vực có đủ nguồn tài chính để thực hiện các 
chức năng công cộng của mình. 
(5) Nhà nước sẽ phân bổ nguồn lực bổ sung và thông qua các chính 
sách đặc biệt để hỗ trợ các huyện, tỉnh, thành phố, khu vực cụ thể nhằm 
thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như đoàn kết xã hội, giảm bớt tình 
trạng bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, thúc đẩy việc thực thi các quyền 
con người hay nhằm đạt được những mục tiêu khác với những mục tiêu 
được theo đuổi trong việc thực hiện các chức năng thông thường. 
(6) Các huyện, tỉnh, thành phố và khu vực có tài sản riêng, được 
phân bổ theo những nguyên tắc chung quy định trong luật pháp quốc 
gia. Họ chỉ có thể vay tiền để chi vào các khoản đầu tư. Nhà nước 
không bảo lãnh cho các khoản vay vì mục đích này. 
Điều 120 [Tự do lưu thông] 
(1) Các Khu vực không có quyền đánh thuế nhập khẩu, xuất khẩu 
hay vận chuyển giữa các khu vực hoặc thông qua các biện pháp cản trở 
tự do qua lại của người và hàng hóa giữa các Khu vực bằng bất kỳ cách 
nào. Các Khu vực không được phép hạn chế quyền của công dân được 
làm việc tại bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ quốc gia. 
(2) Chính phủ có thể hành động thay cho cơ quan của Khu vực, 
huyện, tỉnh, thành phố nếu những cơ quan này không thể tuân thủ quy 
định và điều ước quốc tế hoặc luật pháp của Liên minh châu Âu, hoặc 
trong trường hợp có nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn và an ninh 
công cộng, hoặc khi những hành động đó là cần thiết để duy trì sự 
thống nhất về pháp luật hoặc kinh tế, đặc biệt là nhằm bảo đảm các 
quyền dân sự và xã hội, bất kể địa giới giữa các chính quyền địa 
phương. Luật pháp sẽ quy định các thủ tục để đảm bảo rằng các quyền 
bổ trợ được thực hiện phù hợp với nguyên tắc bổ trợ và hợp tác. 
380 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
Điều 121 [Khu vực] 
(1) Các cơ quan của Khu vực gồm: Hội đồng khu vực, Ủy ban Hành 
chính khu vực và Thống đốc khu vực. 
(2) Hội đồng khu vực thực hiện các quyền lập pháp cấp khu vực và 
tất cả các chức năng khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Nó có thể đệ trình các dự luật lên Nghị viện. 
(3) Ủy ban Hành chính khu vực là cơ quan hành pháp của khu vực. 
(4) Thống đốc khu vực đại diện cho Khu vực, chỉ đạo việc hoạch 
định chính sách của Ủy ban Hành chính và chịu trách nhiệm về việc 
này, ban hành các luật và quy chế khu vực, điều hành các chức năng 
hành pháp được Nhà nước trao cho khu vực, phù hợp với các hướng 
dẫn của Chính phủ nước Cộng hòa. 
Điều 122 [Chính quyền khu vực] 
(1) Hệ thống bầu cử và các trường hợp không đủ điều kiện và không 
phù hợp để tranh cử vào các chức vụ Thống đốc, thành viên Ủy ban 
Hành chính và Hội đồng khu vực, sẽ do luật khu vực quy định, phù hợp 
với những nguyên tắc cơ bản do luật của nền Cộng hòa quy định, luật 
này cũng quy định nhiệm kỳ của các cơ quan dân cử. 
(2) Không ai có thể đồng thời vừa là thành viên của Hội đồng khu 
vực hoặc Ủy ban Hành chính khu vực vừa là thành viên của một 
Viện của Nghị viện, hoặc của Hội đồng khu vực khác hoặc Nghị viện 
châu Âu. 
(3) Hội đồng khu vực bầu Thống đốc và một Chánh Văn phòng 
Thống đốc từ các thành viên của Hội đồng. 
(4) Thành viên Hội đồng khu vực không phải chịu trách nhiệm 
về các ý kiến trình bày và các phiếu bầu khi thực hiện chức năng 
của mình. 
(5) Thống đốc của Ủy ban Hành chính khu vực được bầu theo hình 
thức phổ thông đầu phiếu và trực tiếp, trừ khi luật khu vực quy định 
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 381 
khác. Thống đốc đắc cử có quyền bổ nhiệm và cách chức các thành viên 
của Ủy ban Hành chính. 
Điều 123 [Quy chế khu vực] 
(1) Mỗi Khu vực có một quy chế xác định hình thức của chính 
quyền và các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động của khu 
vực, phù hợp với quy định của Hiến pháp. Quy chế này sẽ quy định 
quyền sáng kiến lập pháp, trưng cầu dân ý về pháp luật, các biện pháp 
hành chính của khu vực cũng như việc ban hành pháp luật và quy 
định khu vực. 
(2) Quy chế khu vực do Hội đồng khu vực thông qua và sửa đổi bằng 
một đạo luật được đa số tuyệt đối thành viên Hội đồng phê chuẩn, và 
xem xét trong 2 lần tiếp theo, cách nhau không quá 2 tháng. Đạo luật 
này không cần sự phê duyệt của Chính phủ. Chính phủ của nền Cộng 
hòa có thể trình lên Tòa án Hiến pháp về tính hợp pháp của các quy 
chế khu vực trong vòng 30 ngày kể từ khi nó được công bố. 
(3) Quy chế này phải được đưa ra trưng cầu dân ý, nếu 1/50 số cử 
tri của Khu vực hay 1/5 số thành viên Hội đồng yêu cầu như vậy trong 
vòng 3 tháng sau khi quy chế được công bố. Quy chế được đưa ra 
trưng cầu dân ý sẽ không có hiệu lực nếu không được đa số phiếu hợp 
lệ tán thành. 
(4) Tại mỗi Khu vực, quy chế sẽ điều chỉnh hoạt động của Hội đồng 
chính quyền địa phương như một cơ quan tư vấn về quan hệ giữa khu 
vực và các chính quyền địa phương. 
Điều 124 
(Đã bãi bỏ) 
Điều 125 [Tòa án hành chính] 
Các tòa án hành chính sơ thẩm được thành lập tại Khu vực, phù hợp 
với quy định của luật nước Cộng hòa. Các chi nhánh của tòa án có thể 
được thành lập tại những nơi ngoài thủ phủ của Khu vực. 
382 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
Điều 126 [Giải tán Hội đồng khu vực - phế truất Thống đốc] 
(1) Hội đồng khu vực có thể bị giải tán và Thống đốc khu vực có thể 
bị cách chức bởi một sắc lệnh của Tổng thống nước Cộng hòa nêu rõ 
nguyên nhân rằng người đó đã có hành động trái Hiến pháp hoặc 
phạm tội nghiêm trọng. 
(2) Việc giải tán và cách chức cũng có thể được quyết định vì lý do 
an ninh quốc gia. Sắc lệnh của Tổng thống được thông qua sau khi 
tham vấn với một ủy ban về các vấn đề khu vực với thành phần gồm 
các thành viên Thượng viện và Hạ viện, thành lập phù hợp với luật của 
nền Cộng hòa. 
(3) Hội đồng khu vực có thể bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Thống 
đốc khu vực bằng một nghị quyết nêu rõ nguyên nhân và có chữ ký của 
ít nhất là 1/5 số thành viên Hội đồng, được thông qua bằng hình thức 
bỏ phiếu điểm danh với đa số tuyệt đối thành viên tán thành. Đề nghị 
chỉ có thể được thảo luận 3 ngày sau khi được đệ trình. 
(4) Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thống đốc khu vực được tiến hành 
theo hình thức phổ thông đầu phiếu và trực tiếp, việc tổng thống bị 
cách chức, mất khả năng vĩnh viễn, chết hoặc tình nguyện từ chức sẽ 
kéo theo hậu quả là việc từ chức của toàn thể Ủy ban Hành chính khu 
vực và giải tán Hội đồng khu vực. Nếu đa số thành viên Hội đồng khu 
vực đồng thời từ chức cũng dẫn đến hậu quả tương tự. 
Điều 127 [Tính hợp hiến của luật] 
(1) Chính phủ có thể đưa nghi ngờ về tính hợp hiến của luật khu vực 
ra trước Tòa án Hiến pháp trong vòng 60 ngày kể từ khi nó được xuất 
bản khi cho rằng luật khu vực đã vượt quá thẩm quyền của khu vực. 
(2) Khu vực có thể đưa nghi ngờ về tính hợp hiến của luật hay hành 
vi pháp lý của Nhà nước hoặc của một Khu vực ra trước Tòa án Hiến 
pháp trong vòng 60 ngày kể từ khi nó được xuất bản. 
Điều 128 
(Đã bãi bỏ) 
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 383 
Điều 129 
(Đã bãi bỏ) 
Điều 130 
(Đã bãi bỏ) 
Điều 131 [Danh sách các khu vực] 
Các Khu vực sau sẽ được thành lập: Valle d’Aosta; Lombardy; 
Trentino-Alto Adige; Veneto; Friuli-Venezia Giulia; Liguria; Emilia-
Romagna; Tuscany; Umbria; The Marches; Latium; Abruzzi; Molise; 
Campania; Apulia; Basilicata; Calabria; Sicily; Sardinia. 
 Điều 132 [Biên giới vùng] 
(1) Bằng một luật mang tính hiến pháp và sau khi tham vấn với các 
Hội đồng khu vực, việc sáp nhập các Khu vực đang tồn tại hoặc việc 
thành lập các Khu vực mới có thể được tiến hành với điều kiện Khu vực 
mới có tối thiểu 1 triệu dân, khi có một số Hội đồng khu vực đại diện 
cho ít nhất là 1/3 dân số liên quan yêu cầu như vậy và yêu cầu này đã 
được đa số dân liên quan tán thành trong cuộc trưng cầu dân ý. 
(2) Với sự đồng ý của đa số dân trong 1 hoặc nhiều tỉnh liên quan, 1 
hoặc nhiều huyện liên quan, thể hiện qua cuộc trưng cầu dân ý, sau khi 
đã tham vấn với Hội đồng khu vực, một luật quốc gia có thể cho phép 
các tỉnh, huyện tách khỏi một Khu vực và nhập vào một Khu vực khác 
khi họ yêu cầu như vậy. 
Điều 133 [Biên giới tỉnh] 
(1) Việc thay đổi ranh giới giữa các tỉnh và việc thành lập tỉnh mới 
trong phạm vi của một khu vực được quy định bởi luật của nền Cộng 
hòa theo yêu cầu của các vùng và sau khi tham vấn với khu vực. 
(2) Mỗi Khu vực, sau khi tham khảo ý kiến của số dân liên quan, 
bằng luật pháp của mình có thể thành lập các huyện mới trong phạm vi 
lãnh thổ của mình và có thể thay đổi ranh giới và tên của chúng. 
384 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
MỤC VI. BẢO HIẾN 
Tiểu mục I. Tòa án Hiến pháp 
Điều 134 [Thẩm quyền] 
Tòa án Hiến pháp phán quyết về: 
(1) Các tranh chấp liên quan đến tính hợp hiến của luật và các pháp 
lệnh có hiệu lực pháp lý do nhà nước và các khu vực thông qua. 
(2) Các mâu thuẫn phát sinh từ việc phân bổ quyền hạn giữa các 
nhánh chính quyền trong nhà nước, giữa nhà nước và các khu vực và 
giữa các khu vực với nhau. 
(3) Những cáo buộc nhằm vào Tổng thống nước Cộng hòa và các Bộ 
trưởng theo các quy định của Hiến pháp. 
Điều 135 [Thành phần] 
(1) Tòa án Hiến pháp bao gồm 15 thẩm phán. Trong đó, 1/3 do Tổng 
thống, 1/3 do Nghị viện trong phiên họp chung và 1/3 do các tòa án tối 
cao thường và tòa tối cao hành chính đề cử. 
(2) Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp được chọn từ các thẩm phán, 
kể cả thẩm phán đã về hưu, của các tòa tối cao thường và tòa tối cao 
hành chính, từ các giáo sư đại học luật và các luật gia có ít nhất 20 năm 
hành nghề. 
(3) Các thẩm phán được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm, nhiệm kỳ 
tính từ ngày họ tuyên thệ nhậm chức và họ sẽ không được tái bổ 
nhiệm. 
(4) Khi kết thúc nhiệm kỳ, các thẩm phán phải rời nhiệm sở và 
không thể thực thi chức năng của mình nữa. 
(5) Tòa án Hiến pháp, theo luật định, bầu trong số các thành viên 
một Chánh án giữ chức vụ này trong 3 năm và có thể được tái cử 
nhưng không vượt quá nhiệm kỳ thông thường của thẩm phán Tòa 
án Hiến pháp. 
Hiến pháp Cộng hòa Ý, 1947 | 385 
(6) Một người không thể giữ chức thẩm phán Tòa án Hiến pháp 
đồng thời là thành viên Nghị viện, thành viên Hội đồng khu vực hoặc 
hành nghề luật hay nắm giữ các chức vụ do luật định. 
(7) Khi tiến hành các thủ tục luận tội Tổng thống, bên cạnh các 
thẩm phán của mình, Tòa án Hiến pháp sẽ có thêm 16 thành viên được 
chọn theo cách bốc thăm từ danh sách công dân đã được Nghị viện bầu 
chọn 9 năm một lần từ những người có đủ điều kiện tranh cử vào 
Thượng nghị viện, theo những thủ tục tương tự như thủ tục bổ nhiệm 
thẩm phán thông thường. 
Điều 136 [Các luật bất hợp hiến] 
(1) Khi tòa án tuyên bố một luật hoặc một sắc lệnh có giá trị như luật 
là bất hợp hiến, thì luật này sẽ ngưng hiệu lực ngay sau ngày xuất bản 
quyết định của tòa. 
(2) Quyết định của tòa được xuất bản và chuyển đến Nghị viện và 
các Hội đồng khu vực liên quan, khi cần thiết để họ hoạt động phù hợp 
với các thủ tục hiến pháp. 
Điều 137 [Các điều kiện] 
(1) Một đạo luật mang tính hiến pháp sẽ xác lập điều kiện, hình thức 
và thời gian cho việc đề xuất phán xét tính hợp hiến và những bảo đảm 
cho sự độc lập của thẩm phán hiến pháp. 
(2) Các đạo luật thông thường xác định các quy định khác cần cho 
việc thành lập và vận hành Tòa án Hiến pháp. 
Không thể kháng nghị đối với quyết định của Tòa án Hiến pháp. 
Tiểu mục II. Sửa đổi Hiến pháp 
Điều 138 [Thủ tục sửa đổi Hiến pháp] 
(1) Các luật sửa đổi hiến pháp và các luật mang tính hiến pháp khác 
được thông qua bởi mỗi Viện sau 2 lần thảo luận liên tiếp, cách nhau 
tối thiểu là 3 tháng và cần được chấp thuận của đa số tuyệt đối thành 
viên mỗi Viện trong lần bỏ phiếu thứ 2. 
386 | T U Y Ể N T Ậ P H I Ế N P H Á P C Ủ A M Ộ T S Ố Q U Ố C G I A 
(2) Các luật này sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý nếu trong vòng 3 
tháng sau khi được xuất bản có yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý từ 
1/5 số thành viên Nghị viện hoặc 500.000 cử tri hoặc 5 Hội đồng khu 
vực. Luật được đưa ra trưng cầu dân ý sẽ không được ban hành nếu 
không được đa số phiếu hợp lệ tán thành. 
(3) Sẽ không có việc trưng cầu dân ý đối với luật đã được thông 
qua tại mỗi Viện trong lần bỏ phiếu thứ 2 với đa số 2/ 3 thành viên 
tán thành. 
Điều 139 [Giới hạn sửa đổi hiến pháp] 
Hình thức Cộng hòa của nhà nước là không thể sửa đổi bằng sửa đổi 
hiến pháp. 

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_hien_phap_cua_mot_so_quoc_gia_phan_1.pdf