Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt

Nam, một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX đã yên nghỉ cách đây năm mươi năm,

song di sản tư tưởng, tinh thần lớn lao, hàm chứa trong từng trước tác của Người vẫn

đang đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới. Một trong những điều chủ

yếu làm nên giá trị vô giá, kết tinh những trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh trong Di chúc

mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đó là tư tưởng nhân văn và tầm

nhìn chiến lược về xây dựng con người mới, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vấn đề con người và

giáo dục thế hệ trẻ là vấn đề lớn được đặt lên hàng đầu và trung tâm xuyên suốt trong Di

chúc Hồ Chí Minh. Đây cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước nói chung và Trường Đại

học Sư phạm, Đại học Huế nói riêng đang ra sức quán triệt vận dụng.

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3880
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Tư tưởng về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
òn dành cho các 
đồng chí, anh em, bầu bạn, thanh niên và nhi đồng quốc tế. “Tôi cũng gửi lời chào thân ái 
 2
đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế”P2F .P 
 Lòng thương yêu con người của Bác không phải là sự thương hại, “ban phát” từ 
bên trên, mà là sự cảm thông sâu sắc, sự biết ơn, trân trọng con người và niềm tin mãnh 
liệt vào sức mạnh của con người. Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh: nhân dân ta rất anh 
* ThS, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.613. 
2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.613. 
 237 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất 
trung thành với Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong được rèn 
luyện trong chiến đấu, rất dũng cảm, đoàn viên và thanh niên mọi việc đều hăng hái 
xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng 
đáng trong chiến đấu và sản xuất... Tin tưởng sắt đá vào sức mạnh của đồng bào, chiến 
sĩ cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân 
ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn 
 3
toàn. Đó là một điều chắc chắn”P3F .P Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Mỗi đảng 
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm 
chính, chí công vô tư, phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho những chiến sĩ trẻ và thanh 
niên xung phong thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập 
trường cách mạng vững chắc, phải chăm lo giáo dục cho đoàn viên và thanh niên thành 
những người vừa hồng vừa chuyên, phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc 
và giúp đỡ phụ nữ, bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên, thực hiện quyền bình đẳng 
thật sự cho phụ nữ... “Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái 
điếm, cờ bạc buôn lậu,v.v.. thì nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để 
 4
cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”P4F .P 
 Lòng thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sự quan 
tâm, tin tưởng, giáo dục động viên mà còn phải hành động, làm những việc thiết thực, 
đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của con người. Theo Hồ Chủ tịch: Đất nước độc lập 
mà nhân dân không được ấm no, hạnh phúc thì độc lập, tự do cũng không có ích gì. 
Nước ta còn nghèo và lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, sự hy sinh 
và cống hiến của nhân dân là vô cùng to lớn. Thương yêu con người không phải chỉ 
bằng lời nói mà phải bằng những hành động và việc làm cụ thể vì con người. Chủ tịch 
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, 
đều nhằm mục tiêu phục vụ con người. Trong Di chúc, Bác viết: “Đảng cần phải có 
một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao 
 5
đời sống của nhân dân”P5F .P Với nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, những công 
việc đối với con người, Bác yêu cầu phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để 
tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Người căn dặn phải có một chính sách đối với 
những người đã vì Tổ quốc mà hy sinh và hậu phương gia đình họ, thể hiện thấm 
nhuần đạo lý, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn, ăn 
quả nhớ kẻ trồng cây” và tôn vinh người có công với cách mạng. 
3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.621. 
4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.617. 
5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.612. 
238 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế
 Vấn đề con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc rất rộng lớn, 
sâu sắc, nhưng cũng rất thiết thực, cụ thể và giản dị. Mỗi cán bộ, đảng viên trước hết 
cần phải có cái tâm, phải thương yêu con người, thật sự quan tâm đến con người, đến 
mọi người và mỗi người: Phải kính trọng dân, giúp đỡ dân, trân trọng, tin tưởng vào sức 
mạnh của nhân dân. Phải bằng những hành động thiết thực, cụ thể để giải quyết thấu 
đáo nguyện vọng của nhân dân. Không thờ ơ, lãnh đạm với những tâm tư, nguyện vọng 
của con người, của mỗi người. Không gây phiền hà, sách nhiễu, hách dịch với dân, 
không lãng phí thì giờ, tiền bạc của dân. Không vô cảm trước khó khăn, hoạn nạn, đau 
khổcủa nhân dân. Phải gắng sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước 
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 
 Trong Di chúc, điều mong muốn cuối cùng, Người căn dặn: “Toàn Đảng toàn 
dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc 
lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế 
 6
giới”P6F .P Chỉ một điều mong muốn giản dị ấy, song trong đó đã chứa đựng cả một lý 
tưởng, một khát khao cháy bỏng về một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc 
lập và quan trọng hơn là thực hiện được mục tiêu cao cả nhất, mục tiêu của chủ 
nghĩa xã hội - dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu 
đó, suy đến cùng, vẫn chỉ là vì con người và hướng tới một xã hội tốt đẹp mà ở đó, 
mỗi cá nhân đều có thể phát triển một cách toàn diện. Và cũng chính tình cảm yêu 
thương con người đã nung nấu và khơi dậy trong Chủ tịch Hồ Chí Minh chiến lược 
xây dựng con người, mong đưa lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 
 Như vậy, qua sự phân tích trên có thể thấy, tư tưởng vì con người được thể hiện 
đậm nét trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là sự biểu hiện tập trung nhất triết lý 
nhân sinh của Người. Triết lý ấy là sự gắn kết giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư 
tưởng nhân văn sâu sắc. Cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là 
truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam kết hợp với truyền thống nhân ái của nhân 
loại. Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn là giải phóng dân 
tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện 
trong Di chúc là chủ nghĩa nhân văn cách mạng, sáng ngời lý tưởng cộng sản. 
2. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong Di chúc của Hồ Chí Minh
 Trong chiến lược về xây dựng con người mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc bịêt coi 
trong việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Người đã từng nói: “Vì lợi 
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta 
6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.614. 
 239 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
 7
phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà” P7F .P Trong Di chúc, 
Người viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất 
 8
cần thiết”P8F .P Cả cuộc đời của Người, hết lòng hết sức quan tâm đến thế hệ trẻ, dày công 
rèn luyện đội ngũ thanh niên ngay từ khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được 
thành lập. Người đã tin vào thế hệ trẻ như đã từng tin vào tuổi thanh xuân của mình. 
Người nhận thấy: muốn thức tỉnh dân tộc thì trước hết phải thức tỉnh thanh niên, vì 
thanh niên là một bộ phận của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. 
Dân tộc được tự do thì thanh niên cũng được tự do. Muốn cứu nước phải dựa vào sức 
mạnh của nhân dân đặc biệt là lực lượng thanh niên. Khi nước nhà được độc lập, Người 
khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh 
 9
hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên”P9F .P Trong Di chúc của Bác, ngay sau khi 
nói về công việc quan trọng của Đảng, Người viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung 
 10
là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”P10F .P 
 Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho 
đời sau, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là những con người Việt Nam phát triển toàn 
diện, một thế hệ kế tiếp vừa hồng vừa chuyên, có đủ đức và tài, trong đó lấy đức làm 
gốc. Trong Di chúc Người yêu cầu “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng 
cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa 
 11
“chuyên””P1F .P Hồng là một khái niệm rộng bao hàm cả phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, 
lối sống, lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân, giác ngộ mục tiêu, lí tưởng chiến 
đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chuyên ở đây là nói đến tài trí của con người, đối 
với người cán bộ cách mạng tài năng thể hiện ở việc xử lí các tình huống đột xuất, khả năng 
phân tích, dự đoán, nắm thời cơ, ngoài ra tài năng của người cán bộ còn được thể hiện trong 
quá trình vận động, tổ chức, lãnh đạo nhân dân, hăng hái thi đua chiến đấu, lao động sản xuất, 
công tác góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng. 
 Hồ Chí Minh rất quan tâm tới những chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong trong các lực 
lượng vũ trang nhân dân. Người căn dặn: “Đảng và chính quyền cần chọn một số ưu tú nhất, 
cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công 
nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực 
 12
trong công cuộc xây dựng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”P12F .P Đây là tư tưởng thể 
7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.528. 
8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.622. 
9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.216. 
10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.612. 
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.612. 
12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.616-617. 
240 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế
hiện rõ sự thống nhất giữa tính nhân văn cộng sản và tầm nhìn chiến lược về lựa chọn, bồi 
dưỡng phát huy nhân tố con người của Người. Coi trọng và tin tưởng vào thế hệ trẻ - 
những chủ nhân tương lai của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong công 
cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt 
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để 
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở 
 13
công học tập của các em”P13F .P Người còn chỉ rõ: Trong việc giáo dục và học tập, phải chú 
trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá kỹ thuật, lao 
động và sản xuất. Đối với quân nhân, Người dạy biết võ, biết văn mới là quân nhân 
hoàn toàn, mà muốn biết thì phải thi đua học tập. Vận dụng sáng tạo quan điểm giáo 
dục toàn diện của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
xem việc giáo dục, bồi dưỡng con người Việt Nam phát triển toàn diện như là một quy 
luật của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ 
 14
nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”P14F .P 
Để thế hệ trẻ xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh nhắc nhở trách nhiệm của lớp cha anh trong việc bồi dưỡng, dìu dắt họ. Đó chính 
là công việc rất quan trọng và rất cần thiết của cách mạng, của Đảng. Đây cũng là sự thể 
hiện sâu sắc tư tưởng giáo dục nhân văn Hồ Chí Minh. 
 Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng 
cho đời sau và những tư tưởng của Người về giáo dục chỉ ra phương hướng cơ bản cho 
chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong suốt mấy chục năm 
qua và cả trong thời gian sắp tới. 
3. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế với việc nâng cao chất lượng giáo dục,
 bồi dưỡng thế hệ trẻ
 Kế thừa và quyết tâm thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư 
phạm, Đại học Huế đã và đang xác định việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ là việc trọng 
tậm. Bên cạnh công tác giáo dục chuyên môn, Nhà trường đặc biệt chú trọng công tác 
giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục kỹ năng cho đoàn viên sinh viên như Tuần sinh 
hoạt công dân đầu năm học, thực hiện công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thực 
hiện tốt các chiến dịch tình nguyện vì cộng đồng, v.v Để thực hiện tốt chức năng của 
một cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Nhà 
trường đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và 
13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.35. 
14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.604. 
 241 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
giảng dạy của sinh viên và giảng viên. Ngoài ra, Nhà trường còn có chiến lược xây 
dựng đội ngũ giảng viên từ khâu tuyển dụng đến khâu bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình 
độ. Trong những năm qua, Nhà trường đã cử hàng chục cán bộ giảng viên đi đào tạo ở 
trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, qua đó nâng cao chất lượng đào 
tạo của nhà trường. Với khẩu hiệu Nhân văn - Khai phóng - Hội nhập, Nhà trường 
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp 
dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện 
đại hoá, xã hội hoá nhằm đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội những con người 
và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức 
trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu 
tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý 
thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và 
công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công 
nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ 
nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn trong Di chúc của Bác. 
 Những tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề con người và giáo 
dục thế hệ trẻ trong Di chúc của Người sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử 
của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những tư tưởng đó 
lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Những tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho 
việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền 
giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, 
những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với 
ngành giáo dục nói chung và Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nói riêng. 
242 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ve_dao_tao_boi_duong_the_he_tre_trong_di_chuc_cua_c.pdf