Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết làm rõ những nội dung quan điểm của V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ

trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”. V.I.Lênin đã đưa ra nhiều luận điểm cực kỳ

quan trọng về giải phóng phụ nữ không những rất đúng trong thời kỳ đó mà nó còn

giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Qua đó, giúp chúng ta nghiên cứu, khai

thác nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, thực hiện tốt vấn đề giải phóng phụ

nữ và công tác bình đẳng giới tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp

4.0.

Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 1540
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Tư tưởng V.I.Lênin về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” - Ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
 tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Moscow, 1977, tr.183. 
Như vậy, lý luận về giải phóng con người, giải 
phóng phụ nữ của Chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ 
thấm đượm bản chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn 
vượt lên tầm cao mà trước đó tư tưởng của nhân loại 
chưa thể vươn tới, đó là quan điểm duy vật lịch sử coi 
con người là thực tiễn, là chủ thể duy nhất có khả năng 
nhận thức và cải tạo thế giới. 
Khi nói về vấn đề giải phóng phụ nữ, Lênin khẳng 
định: “Trong suốt hàng chục năm, không có một đảng 
dân chủ nào trên thế giới, không có một nước cộng hòa 
tư sản tiên tiến nhất nào, đã làm được dù chỉ một phần 
trăm cái mà chúng ta đã thực hiện được ngay trong năm 
đầu của chính quyền chúng ta”4. Nước Nga Xô viết có 
quyền tự hào về điều này, họ cho rằng “đã hoàn toàn 
phá bỏ những luật lệ nhơ nhớp về tình trạng không bình 
đẳng của phụ nữ...”. Đó là những luật lệ mà “tàn tích 
còn nhan nhản trong tất cả các nước văn minh” đã đè 
nặng lên thân phận của người phụ nữ, đã trói buộc 
người phụ nữ. Nhà nước Nga cởi trói cho họ, đã đem 
lại quyền bình đẳng trong hôn nhân cho người phụ nữ. 
Theo Lênin dù đã có luật để giải phóng phụ nữ nhưng 
người phụ nữ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “nô lệ gia 
đình”, “những công việc nội trợ linh tinh còn đè lên 
lưng họ, làm cho họ nghẹt thở, mụ mẫn, nhọc nhằn, 
ràng buộc họ vào bếp núc, vào buồng con cái, lãng phí 
sức lực của họ vào công việc cực kỳ kém năng suất, tủn 
mủn. Đây là sản phẩm của một nền kinh tế nhỏ, công 
việc nội trợ đã trói buộc người phụ nữ trong gia đình. 
Do đó, để giải phóng họ thoát khỏi tình trạng đó, Lênin 
chỉ ra rằng “khi nào cải tạo được toàn thể khối nền kinh 
tế nhỏ đó thành nền kinh tế XHCN quy mô lớn thì mới 
bắt đầu thực sự giải phóng phụ nữ”. Lênin chủ trương 
những việc làm, những sáng kiến về “sản xuất gương 
mẫu, những ngày thứ bảy cộng sản gương mẫu... tất cả 
những cái đó là mầm mống của chủ nghĩa cộng sản, 
chăm sóc những mầm mống đó là nhiệm vụ đầu tiên 
của chúng ta”. Như vậy trong tác phẩm này Lênin đã 
bảo vệ và phát triển lý luận về giải phóng phụ nữ lên 
một bước mới. Ngoài việc tiếp tục khẳng định nước 
Nga Xô viết đã hoàn toàn phá bỏ những luật lệ nhơ 
nhớp về tình trạng không bình đẳng của phụ nữ về việc 
cản trở ly dị, không thừa nhận con hoang... Lênin còn 
luận giải vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi tình trạng nô lệ 
4 Chủ nghĩa Mác ( 1977): Về vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb CTQG, 
Hà Nội. 
P.T.Que/ No.16_June 2020|p.46-50 
trong gia đình bằng việc chuyển nền kinh tế nhỏ thành 
nền kinh tế xã hội, việc lập ra nhà ăn công cộng, nhà 
giữ trẻ, vườn trẻ... để người phụ nữ có điều kiện tham 
gia vào công việc xã hội, thể hiện được vai trò và sự 
bình đẳng trong sản xuất và trong đời sống xã hội. 
Lênin khẳng định việc giải phóng phụ nữ lao động nó 
phải là việc của bản thân phụ nữ lao động. Chính người 
phụ nữ phải tự vươn lên, phải tham gia vào các hoạt 
động kinh tế xã hội, việc thực hiện tốt nhiệm vụ sẽ thúc 
đẩy hơn nữa việc củng cố XHCN và người phụ nữ sẽ 
được giải phóng một cách thực sự. 
Như vậy, qua tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” 
V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển thành công lý luận về 
giải phóng phụ nữ của Mác - Ăng ghen trên quan điểm 
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong điều kiện 
nước Nga Xô viết mới ra đời - nhà nước XHCN đầu 
tiên trên thế giới Mác - Ăng ghen gắn vấn đề giải phóng 
phụ nữ với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. 
Những quan điểm của Lênin về giải phóng phụ nữ, thực 
hiện bình đẳng nam - nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh 
tiếp thu, vận dụng sáng tạo trong cách mạng giải phóng 
dân tộc và xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam. Chủ 
tịch Hồ Chí Minh xác định, trong sự nghiệp cách mạng 
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con 
người, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải 
phóng một nửa loài người. Trong sự nghiệp xây dựng 
CNXH, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng 
CNXH chỉ một nửa. 
2.2. Ý nghĩa của tác phẩm đối với vấn đề giải 
phóng phụ nữ ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng 
công nghiệp 4.0 
Quan điểm và tư tưởng của V.I.Lênin về giải phóng 
phụ nữ còn nguyên giá trị trong cuộc sống ngày nay, 
nhất là về việc nâng cao vị thế phụ nữ trong các lĩnh 
vực đời sống xã hội, bảo đảm điều kiện làm việc và trả 
lương, bình đẳng giới. 
Tư tưởng giải phóng phụ nữ ở Việt Nam được thể 
hiện rõ qua hệ thống pháp luật, chính sách từ khi bắt 
đầu độc lập 1946 đến nay. Hiến pháp nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa năm 1946 quy định: “Tất cả quyền 
bình đẳng trong nước là của toàn thể nhân dân Việt 
Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, 
giai cấp, tôn giáo”; “Đàn bà ngang quyền với đàn ông 
về mọi phương diện”. Phát huy tinh thần đó, các bản 
Hiến pháp sửa đổi tiếp tục khẳng định, công dân nữ và 
nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, 
văn hóa, xã hội và gia đình. Hiến pháp năm 2013 đã 
quy định “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. 
Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình 
đẳng giới và nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” 
(Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26). 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ cơ bản 
kế thừa các quan điểm của V.I.Lênin và có vận dụng 
với điều kiện Việt Nam với các vấn đề chính: giải 
phóng phụ nữ về chính trị, về kinh tế, về văn hóa xã hội 
và tâm lý. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc 
nhở: “nam nữ bình quyền” là một cuộc cách mạng lớn 
và khó vì định kiến giới đã ăn sâu vào suy nghĩ, quan 
điểm của nhiều thế hệ người dân. Để “thực hiện 100% 
bình quyền, bình đẳng nam nữ”, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh nhấn mạnh ý chí tự lực phấn đấu của phụ nữ như 
một điều kiện cần và vai trò hỗ trợ của các cấp ủy và 
Chính quyền là điều kiện đủ cho bình đẳng giới. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò 
quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải 
phóng dân tộc, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trong 
Di chúc năm 1969, Bác viết: “Trong sự nghiệp chống 
Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng 
trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ 
cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc 
và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi 
công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì 
phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa 
đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. 
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
Đảng và Nhà nước có chủ trương nhất quán thúc đẩy và 
thể chế hóa quyền bình đẳng của phụ nữ. Đây chính là 
những điều kiện vô cùng thuận lợi cho phụ nữ phát triển 
và phát huy vai trò, vị thế của mình trong xã hội. Một 
trong những mốc quan trọng là ngày 27-4-2007, Bộ 
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW về 
“công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhằm tăng cường sự lãnh 
đạo của Ðảng đối với công tác phụ nữ để phụ nữ tham 
gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày 
càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, 
đất nước và thực hiện bình đẳng giới đáp ứng yêu cầu 
giai đoạn cách mạng mới. Đây được coi là một trong 
những văn bản quan trọng nhất thể hiện quan điểm chỉ 
đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề giải phóng phụ 
nữ. 
Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là nước có 
nhiều tiến bộ trong cải thiện bình đẳng giới, thể hiện 
P.T.Que/ No.16_June 2020|p.46-50 
qua các chỉ số khoảng cách giới và bất bình đẳng giới. 
Chỉ số khoảng cách giới (Gender Gap Index) được xây 
dựng dựa vào các tiêu chí trong bốn lĩnh vực là kinh tế, 
chính trị, giáo dục và sức khỏe. Trong bốn lĩnh vực, 
khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế là nhỏ nhất và 
chỉ số khoảng cách giới về kinh tế ở Việt Nam luôn đạt 
thứ hạng cao nhất. Điều đó chứng tỏ phụ nữ Việt Nam 
đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động và 
phát triển kinh tế. Chỉ số khoảng cách giới trong lĩnh 
vực tăng quyền trong chính trị là lớn nhất trong 4 chỉ số 
được đo lường, và so với thế giới, Việt Nam không 
thuộc nhóm nước có thứ hạng cao trong lĩnh vực này 
(mặc dù đa số quốc gia đều có chỉ số này thấp), chứng 
tỏ bất bình đẳng giới trong trao quyền trong chính trị 
giữa nam và nữ là khá lớn. Như vậy, phụ nữ đang đóng 
góp lớn vào lĩnh vực kinh tế, có những bình đẳng nhất 
định trong y tế và giáo dục, nhưng quyền trong hệ thống 
chính trị còn hạn chế. 
Với tốc độ hiện đại hóa nhanh, xã hội Việt Nam đã 
cởi bỏ được nhiều giá trị cũ lạc hậu và giải phóng tự do 
cá nhân trong hôn nhân và gia đình. Hội nhập kinh tế 
quốc tế, cùng với nó là hội nhập và giao lưu văn hóa, 
giá trị cũng góp phần đẩy mạnh những quan điểm cởi 
mở hơn. Tuy nhiên, xét trên tổng thể yếu tố này đang 
tồn tại những rào cản ảnh hưởng và cản trở các cơ hội 
phấn đấu của phụ nữ, bao gồm định kiến giới. 
Các kết quả phân tích cho thấy, công nghiệp hóa 
và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động mạnh mẽ 
đến gia đình Việt Nam nói chung và mối quan hệ vợ 
chồng nói riêng. Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra 
những yêu cầu, thách thức với vấn đề giải phóng phụ 
nữ: 
Sự biến đổi vai trò của người vợ và người chồng 
trong gia đình đang diễn ra hết sức phức tạp. Cuộc đấu 
tranh giữa những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại 
trong quan hệ vợ chồng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn 
và xung đột vợ chồng do những quan niệm khác nhau 
về vai trò của mỗi giới trong gia đình. Mối quan hệ vợ 
chồng đang đứng trước nhiều thuận lợi cũng như nhiều 
khó khăn, thách thức. Các kết quả đã chỉ ra rằng phân 
công lao động trên cơ sở giới vẫn còn duy trì, mặc dù 
đã có sự chia sẻ cân bằng hơn giữa hai giới trong công 
việc sản xuất kinh doanh hoặc một số loại việc khác. 
Nhìn chung, sự tham gia của nam giới vào công việc 
nội trợ không tăng đáng kể và tương xứng với sự gia 
tăng phụ nữ trên thị trường lao động. Lao động nội trợ 
vẫn không được nhận thức thỏa đáng cả từ phía nam 
giới và phụ nữ và có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực cho 
quan hệ vợ - chồng và các thành viên. Phụ nữ vẫn là 
người chăm sóc chính các thành viên trong gia đình. 
Quan niệm về người chủ gia đình có sự thay đổi chậm, 
phần lớn người dân vẫn coi đàn ông là chủ gia đình. 
Từ thực tế trên đặt ra những giải pháp mang tính 
định hướng với vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt Nam 
trong bối cảnh hiện nay là: 
Một là: Phát triển và hoàn thiện khung thể chế chính 
trị bảo đảm tốt hơn cho phụ nữ là chủ thể của quyền 
chính trị chứ không phải là khách thể của quyền, xóa 
bỏ định kiến xã hội đối với phụ nữ, phát huy vai trò của 
các tổ chức và người đứng đầu trong hệ thống chính trị. 
Hai là: Phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế sẽ 
góp phần tăng tính đại diện của phụ nữ lãnh đạo quản 
lý. Sự cải cách và sáng tạo từ môi trường kinh tế lành 
mạnh có thể mang đến những khuôn mẫu mới, tạo ra 
nhiều cơ hội cho sáng kiến, chấp nhận những giá trị mới 
qua đó tăng sự chấp nhận xã hội cho vị trí phụ nữ lãnh 
đạo, quản lý. Ngược lại, môi trường kinh tế kém phát 
triển có thể hạn chế sự tham gia của phụ nữ khi cá nhân 
không được tự do phát triển và buộc phải thực hiện 
những hoạt động không công bằng và minh bạch. 
Ba là: Các vấn đề phát triển xã hội quan trọng như 
bình đẳng giới, môi trường, giáo dục, sức khỏe gia đình, 
an sinh xã hội, nguồn lực y tế có liên quan đến sự phồn 
vinh về văn hóa và kinh tế của đất nước, nó sẽ là cơ hội 
để phụ nữ có thể tham gia vào lĩnh vực chính trị và 
những hoạt động ngoài gia đình. Nếu hệ thống an sinh 
xã hội gặp vấn đề về y tế, sức khỏe, vệ sinh môi trường, 
mất an toàn thực phẩm, thiếu dịch vụ hỗ trợ... gánh nặng 
chăm sóc gia đình sẽ bị đẩy cho phụ nữ và cũng ảnh 
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 
Những quan điểm của Lênin về giải phóng phụ nữ 
trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” là nền tảng lý luận 
quan trọng cho quan điểm của Đảng ta về giải phóng 
phụ nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và vận 
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Quan 
điểm đó nằm trong dòng chảy: Giải phóng con người, 
giải phóng phụ nữ của nhân loại. Đó cũng là sự kế thừa 
và nâng lên những giá trị mới, những truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc. Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ 
của khoa học công nghệ phụ nữ ngày càng khẳng định 
vai trò to lớn và vị trí đặc biệt trong đời sống gia đình, 
kinh tế, văn hóa, xã hội. 
Đảng ta đã quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, 
thực hiện nam nữ bình quyền, coi đó là bộ phận quan 
trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ở 
P.T.Que/ No.16_June 2020|p.46-50 
mỗi giai đoạn, Đảng đã đề ra những chủ trương phù hợp 
với tình hình và nhiệm vụ cụ thể để từng bước nâng cao 
vai trò, vị trí, quyền lợi của phụ nữ trong gia đình và 
ngoài xã hội. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng 
định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, 
tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo 
điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng. Nghiên cứu, 
bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao 
động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò 
và trách nhiệm của mình. Kiên quyết đấu tranh chống 
các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật 
các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ 
nữ”5. 
3. Kết luận 
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đan xen 
những thời cơ và thách thức, ý nghĩa và giá trị thời đại 
về giải phóng phụ nữ qua tác phẩm“Sáng kiến vĩ 
đại”của Lênin càng được tỏa sáng hơn bao giờ hết. Dù 
thời gian đã lùi xa và thế giới hiện đã có nhiều đổi thay 
to lớn, song tư tưởng của V.I.Lênin vẫn là ngọn đuốc 
soi đường cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân 
tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội 
trên toàn thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 5, Nxb Tiến bộ, 
Moscow, 1975, tr.198. 
2. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, 
Moscow, 1977, tr.163-164. 
3. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, 
Moscow, 1977, tr.183. 
4. Chủ nghĩa Mác ( 1977): Về vấn đề giải phóng phụ 
nữ, Nxb CTQG, Hà Nội. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2016): Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, 
Hà Nội. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2016): Văn kiện Đại hội Đại biểu 
toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội. 
V.I.Lenin’s thoughts about liberating women through the work "great initiative" 
- the meaning for Vietnam in the context of 4.0 industrial revolution 
Pham Thi Que 
Article info Abstract 
Recieved: 
29/2/2020 
Accepted: 
10/6/2020 
 The article clarifies the contents of V.I.Lenin's views on women's liberation in the 
work "The Great Initiative". V.I.Lênin gave many extremely important sentiments 
about the women’s liberation which were not only very suitable in that period, but also 
they still preserve its value until now. Thereby, they help us to research and exploit in 
order to overcome inadequacies, limitations, and well implement the issue of women's 
liberation and gender equality in Vietnam in the context of 4.0 Industrial Revolution. 
Keywords: 
V.I.Lenin views, women's 
liberation, 4.0 industrial 
revolution. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_v_i_lenin_ve_giai_phong_phu_nu_qua_tac_pham_sang_ki.pdf