Tư tưởng nhập thế trong triết học Phật giáo Trần Thái Tông
Là một trong những đại diện xuất sắc nhất của Thiền học
Việt Nam thời Trần, vua Trần Thái Tông với tác phẩm Khóa hư lục
đã thể hiện sâu sắc quan niệm nhập thế, gắn đạo với đời của ông
không chỉ về phương diện lý luận, mà cả về phương diện hành
động thực tiễn. Tư tưởng nhập thế của ông không chỉ được vận
dụng vào việc trị nước an dân, xây dựng và củng cố các mặt đời
sống kinh tế, văn hóa - xã hội ngày một hoàn thiện hơn so với thời
Lý trước đó, mà đặc biệt hơn nó còn được vận dụng vào cuộc
kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất, làm nên chiến
thắng hào hùng của dân tộc. Nét đặc sắc trong tư tưởng nhập thế
này đã đưa tên tuổi của Trần Thái Tông xứng đáng là ngọn đuốc
sáng của Thiền học Việt Nam vào thế kỉ XIII.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng nhập thế trong triết học Phật giáo Trần Thái Tông
g Thái Tông thi tập, ba bài văn gồm, một đề tựa cuốn Kinh Kim Cương tam muội chú giải, một đề tựa cuốn Thiền tông chỉ nam ca và bài còn lại là đề tựa cuốn Bình đẳng lễ sám văn; ngoài ra còn có hai tác phẩm được giữ lại hầu như trọn vẹn là sách Khóa hư lục và Lục thì sám hối khoa nghi. Các trước tác còn lại đến ngày nay của Trần Thái Tông được ghép chung vào sách lấy tên là Khóa hư lục. Về thời đại, Trần Thái Tông sinh ra trong bối cảnh triều Lý rơi vào sự suy tàn không sao cứu vãn nổi, triều đình bạc nhược, trong nội bộ đất nước diễn ra sự tranh giành quyền lực giữa các dòng tộc. Họ Trần nhân dịp này đã chớp thời cơ, dùng mưu lược thông qua mối quan hệ hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đã chuyển ngai vàng từ nhà Lý sang nhà Trần một cách hòa bình êm thấm. Và Trần Thái Tông đã trở thành vị vua có công khai mở cho sự trị vì của nhà Trần suốt khoảng thời gian sau đó (1225-1400). Khi nghiên cứu về tư tưởng triết học của Trần Thái Tông, chúng ta cần nhấn mạnh rằng một trong những điểm quan trọng quán xuyến toàn bộ lý luận của ông đó chính là quan niệm nhập thế sâu sắc. Quan niệm nhập thế này được thể hiện rõ nét trên cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn. 2. Quan niệm nhập thế về phương diện lý luận Nếu chúng ta xem tư tưởng nhập thế như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử Phật giáo dân tộc thì điều này ở triết học Trần Thái Tông càng được thể hiện rõ nét, mang tính chất điển hình tiêu biểu. Trước khi tìm hiểu quan niệm nhập thế của Trần Thái Tông, chúng ta cần làm rõ nội hàm của khái niệm “nhập thế” được dùng ở đây. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, thì khái niệm “nhập thế” có nghĩa là “vào gánh vác việc đời, không xa lánh cõi 38 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́5 - 2016 đời”2. Như vậy, vận dụng ý nghĩa này vào Phật giáo dân tộc có nghĩa là Phật giáo Việt Nam không mang thái độ bi quan, yếm thế như Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy mà ngược lại nó chứa đựng tinh thần dấn thân, sẵn sàng đảm nhận và gánh vác việc đời, không xa lánh cõi đời. Ở Trần Thái Tông, tinh thần nhập thế, gắn đạo với đời càng sâu sắc hơn. Truyền thống nhập thế tích cực của Phật giáo Việt Nam đã có từ thời Lý, gắn liền với tên tuổi của nhiều vị thiền sư danh tiếng thuộc thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tiêu biểu như thiền sư Định Không (730-808), trưởng lão La Quý An (852-936), thiền sư Pháp Thuận (925-990), thiền sư Vạn Hạnh (?-1025), thiền sư Viên Học (1073-1136), v.v... Có thể nói, hầu hết các vị thiền sư này đều là những nhà trí thức lớn của dân tộc thời bấy giờ. Họ học rộng, uyên bác, tinh thông Tam giáo, giỏi cả chữ Phạn lẫn chữ Hán, tinh tường sấm vĩ dự báo vận nước... Trên tất cả, đó chính là tấm lòng yêu nước thương dân, hòa hợp với đức hiếu sinh, trọng từ bi hỷ xả của tinh thần Phật giáo. Họ có thể nhận lãnh bất kỳ trọng trách nào khi đất nước cần, dù là tiếp sứ, cố vấn chính trị cho vua, tăng thống, v.v.. Tiêu biểu như thiền sư Vạn Hạnh “trụ tích trấn vương kỳ”3, hay như thiền sư Viên Học “tùy phương khai hóa, cho đến sửa cầu, đắp đường, không việc nào là không xung phong trước”4. Đến lượt thiền phái Vô Ngôn Thông cũng đã có nhiều vị danh tăng thạc đức chú trọng tinh thần nhập thế, tiêu biểu như: Quốc sư Thông Biện (?-1134), thiền sư Trí Bảo (?- 1190) “chống gậy xuống núi, hoặc sửa cầu đường, hoặc dựng chùa tháp, tùy duyên khuyến khích mọi người, không màng lợi dưỡng”5. Trần Thái Tông đã kế thừa tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Lý trước đó, đồng thời phát triển nó lên một bước về mặt lý luận và thực tiễn. Nhìn lại cuộc đời của ông thưở thiếu thời có thể thấy, Trần Thái Tông có tuổi thơ côi cút, cha mẹ mất sớm khi vừa mới mười sáu tuổi. Với trọng trách gánh vác vận mệnh nước nhà trên vai, cộng thêm nỗi buồn phiền vì chuyện riêng khi bị người chú là Trần Thủ Độ bắt ép từ bỏ Chiêu Thánh - đang là hoàng hậu vợ của Thái Tông, giáng xuống làm công chúa và ép ông phải lập vợ của anh ruột tên Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa đang có mang ba tháng lên làm hoàng hậu, định mạo nhận đứa con để nối dõi về sau. Do Chiêu Thánh sau hơn mười năm mà vẫn chưa có con với Thái Tông, trong khi Trần Thủ Độ nóng lòng muốn có người kế vị nhà Trần về sau nên đã áp dụng biện pháp cực đoan như thế. Việc làm này đã khiến cho Trần Thái Tông vô cùng đau khổ, dằn vặt vì bị mang tiếng là “lấy tranh vợ của anh ruột”, gây nên chuyện “thương Nguyêñ Ngọ c Phượ ng. Tư tưởng nhậ p thê.́.. 39 luân bại lý”. Đó là nguyên nhân khiến cho Trần Thái Tông bức xúc, đang đêm bỏ trốn khỏi hoàng cung, lên núi Yên Tử mong cầu thành Phật để hóa giải hết mọi đau khổ trong cuộc đời. Trong bài Tựa Thiền Tông chỉ nam, Trần Thái Tông đã tự thuật lại việc bỏ ngôi vua đi lên núi tu như sau: Khi phát hiện ra vua bỏ trốn, Trần Thủ Độ cùng quan quân và các bậc quốc lão tìm đến tận núi để thuyết phục Thái Tông trở về triều. Trần Thủ Độ tuy là người không được học hành nhưng có tài thao lược và mang nặng đầu óc thực tiễn. Ông từng chân thành khuyên vị vua trẻ như sau: “Như thần nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu đã vậy nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu chỉ để lời nói suông lại cho đời sau, sao bằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ”6. Trần Thủ Độ đã chỉ ra cho vua thấy rằng, nếu bậc làm vua mà bỏ xã tắc đi tu, cầu tìm sự giải thoát cho riêng bản thân mình chẳng khác gì lẩn tránh thế sự. Trọng trách trị quốc an dân không thể được thay thế bằng vài ba lời nói suông là đủ, mà vua phải trở thành tấm gương mẫu mực trong việc tế thế an dân, bằng những hành động ích nước lợi dân cụ thể và thiết thực. Lời của Trần Thủ Độ không phải là không tác động đến nhận thức của Trần Thái Tông. Tuy nhiên, để cho vị vua trẻ tâm phục khẩu phục hoàn toàn mà thay đổi quyết định thì lại phải nhờ đến sự khuyên bảo tận tình của Quốc sư Trúc Lâm giúp cho vua hiểu. Khi nghe Thái Tông ứa lệ bộc bạch rằng: “Trẫm đương trẻ thơ, mẹ cha vội mất, trơ vơ đứng trên dân chúng, không chỗ tựa nương; lại nghĩ sự nghiệp các đế vương thuở trước, thay đổi bất thường, cho nên tìm đến núi này chỉ muốn được thành Phật, chứ không cầu gì khác”7. Nghe lời giãi bày với ý định bỏ ngôi vua, lên núi đi tu mong cầu thành Phật của Thái Tông, Quốc sư Trúc Lâm từ tốn giải thích cho vị vua trẻ mộ đạo hiểu được ý chỉ của thiền học như sau: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài”8. Đây chính là yếu chỉ của Phật giáo Thiền tông: Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật. Khi Thái sư Trần Thủ Độ tìm mọi cách ép vua phải về triều, vua do dự không biết phải làm thế nào thì Quốc sư Trúc Lâm ân cần, cầm tay vua mà khuyên rằng: “Phàm đã là bậc nhân quân, tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được!”9. Lời nhắn nhủ vừa chân thành, vừa sâu sắc của Quốc sư Trúc 40 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́5 - 2016 Lâm đã thâu tóm trong đó triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Quốc sư muốn chỉ bày cho vị vua trẻ hiểu rằng, đi tu Phật không nhất thiết cứ phải xuất gia cầu đạo, tìm sự giải thoát cho riêng bản thân mình, mà điều quan trọng hơn là ở chỗ giữ cho thân tâm trong sáng, dốc lòng tu luyện về mặt trí tuệ và giới luật. Một trong những cách thức để mau chóng đi đến giác ngộ đó là người tu thiền cố gắng khai mở tâm của mình đạt đến trạng thái minh tâm kiến tính, thấu suốt triết lý “vô ngã, vị tha”, vượt qua sự ích kỷ, hẹp hòi của cá nhân để hướng tới cái tâm từ bi, bao dung hết mọi chúng sinh, nhân quần trong xã hội. Đặc biệt hơn, với những người ở vào địa vị đảm nhận trọng trách cao cả như bậc làm vua, càng phải thực hiện sự khai mở tâm ở phạm vi rộng lớn hơn đi từ góc độ gia đình, dòng tộc cho đến toàn thể muôn dân và chúng sinh. Ở đây, chúng ta thấy có một sự tương đồng thú vị về những tư tưởng cao đẹp của các bậc thượng trí dù ở những thời đại khác nhau trong lịch sử. Nếu như Lão Tử trong tác phẩm Đạo Đức kinh từng nói: “Đấng thánh nhân không có lòng thường, lấy lòng của trăm họ làm lòng mình. Với kẻ lành, ta tốt đấy; với kẻ không lành, ta cũng tốt đấy, vì đức lành...”10 thì ở đây lời khuyên bảo của Quốc sư Trúc Lâm với Trần Thái Tông tỏ rõ ý nghĩa cụ thể hơn, thực tế hơn so với lời giáo hóa của Lão Tử. Nhà triết học Trung Hoa có ý tưởng cao cả về quan niệm thánh nhân, lấy lòng của trăm họ làm lòng mình, tốt với cả kẻ lành và kẻ không lành. Trên thực tế, quan niệm này quả thực rất khó thực hiện, lại dường như là sự nhún nhường cho những kẻ ác. Kế thừa những điểm hợp lý và phù hợp với tinh thần dân tộc, Quốc sư chỉ khuyên vua một điều duy nhất là: Phàm bậc làm vua, tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình. Người nào đạt được như thế sẽ mau chóng đi đến giác ngộ và giải thoát. Họ đạt đến cảnh giới tu và ngộ đạo, thành Phật ngay chính trong cuộc đời, họ sống ung dung, tự tại, điềm nhiên “ứng cơ tiếp vật” có nghĩa là có thể nhận lãnh lấy bất kỳ trọng trách nào mà muôn dân và xã tắc giao phó. Tư tưởng này chứa đựng quan niệm “dân là gốc”, thấy được mối liên hệ gắn bó giữa việc tạo dựng một nền chính trị thân dân với sức mạnh và lực lượng của toàn dân. Tư tưởng nhập thế sâu sắc trong triết học Phật giáo của Trần Thái Tông còn được hiểu với hai nét nghĩa: nét nghĩa thứ nhất, đó là không xa lánh cõi đời mà dấn thân, hăng hái đi vào cuộc đời để dũng cảm gánh vác các trách nhiệm mà đời sống giao phó, sao cho đem lại lợi ích chính đáng cho dân cho nước; nét nghĩa thứ hai, là nhập thế sâu sắc, còn có nghĩa là Nguyêñ Ngọ c Phượ ng. Tư tưởng nhậ p thê.́.. 41 thiền giả cố gắng đem ứng dụng những giá trị đạo đức nhân sinh cao đẹp của Phật giáo vào đời sống, làm cho nó hiển hiện tràn đầy và sinh động, tạo phúc cho chúng sinh. Trong số các trước tác còn lưu lại đến ngày nay của Trần Thái Tông có bài Tựa Kinh Kim cương tam muội, ông đã mạnh dạn đem sự hiểu biết của mình để giảng giải lại cho chúng sinh hiểu nội dung cơ bản của kinh này, ông viết: “Khơi giọt nước ở tận nguồn chính giác; đắp bụi sa nơi cửa ngõ chân như. Phát huy ý chỉ, mở rộng chân tông. Khiến cho vừa thoáng xem văn; đã hiểu rõ ràng nghĩa lý. Phá giậu phên bền vững của bọn tà, làm mẫu mực lễ nghi cho môn đệ”11. Qua lời tự sự của ông, chúng ta thấy, Trần Thái Tông đã thể hiện rõ quan niệm nhập thế sâu sắc. Giảng giải rốt ráo ý nghĩa thâm sâu của kinh điển Phật giáo thật không phải là việc dễ dàng gì, trái lại phải mất rất nhiều công sức nghiên cứu tìm tòi, lao tâm khổ tứ mới làm nên được trọn vẹn. Biết là khó, song ông vẫn dấn thân làm cho bằng được, tự nhận lấy trách nhiệm cao cả để khơi nguồn chính giác, mở rộng chân tông, trở thành mẫu mực cho môn đệ noi theo. Khi đã dũng cảm viết nên những câu khẳng khái như thế, không nói ra nhưng chúng ta đều có thể hiểu rằng, một người muốn lấy thân mình ra để nêu gương đạo đức cho người khác noi theo, ắt hẳn người đó phải vô cùng bản lĩnh, trí tuệ, có tư chất, đạo đức mẫu mực ít ai sánh kịp. Quan niệm nhập thế của Trần Thái Tông không chỉ thể hiện qua những lời tự sự, mà nó còn được phản ánh rõ nét qua những tác phẩm lý luận của ông. Tiêu biểu như trong bài Bàn rộng về sắc thân, Trần Thái Tông có nêu lên quan điểm của mình xoay quanh vấn đề tu và chứng ngộ như sau: “Như chưa thấu Phật tâm ý tổ; trước hãy nên trì giới tụng kinh. Đến lúc hay Phật là không, tổ là không; thì giới chẳng cần trì, kinh không cần tụng. Trong ảo sắc cũng là chân sắc; nơi phàm thân cũng thực pháp thân. Phá lục tặc làm lục thần thông; đưa bát khổ thành bát tự tại”12. 3. Quan niệm nhập thế về phương diện thực tiễn Một trong những điểm nổi bật ở Trần Thái Tông là ông không chỉ dừng lại ở lời nói suông mà nói đi đôi với làm, chứa đựng quan niệm nhập thế sâu sắc mà không phải nhà thiền học nào cũng có thể đạt được. Trong buổi giao thời chuyển từ tình trạng khủng hoảng suy vi vào cuối thời Lý sang sự ổn định, phát triển vào đầu thời Trần, không thể bỏ qua công lao đóng góp to lớn của Trần Thái Tông với tư cách là vị vua khai mở đầu triều đại nhà Trần. Quan niệm nhập thế này đã chi phối tất cả suy 42 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́5 - 2016 nghĩ và hành động của ông không nằm ngoài mục đích nhằm nhanh chóng đưa xã hội phong kiến trong bước chuyển giữa hai triều đại sớm đi vào ổn định để khôi phục, phát triển mọi mặt khác của đời sống xã hội từ hình luật, kinh tế đến quân sự, văn hóa giáo dục, tư tưởng v.v... Tư tưởng nhập thế về phương diện thực tiễn đã được Trần Thái Tông vận dụng thông qua nhiều hành động cụ thể, thiết thực mang ý nghĩa ích nước lợi dân, tạo điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như về phương diện hình pháp thời Trần. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú còn ghi lại sự kiện: “Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 6 (1230), soạn sách Quốc triều hình luật, khảo định các lệ đời trước để làm. Hay như năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 13 (1244), định những cách về hình luật”13. So với thời Lý, hình luật nhà Trần có phần chặt chẽ, nghiêm minh hơn, bởi lẽ Trần Thái Tông hiểu rằng, hình luật có nghiêm khắc mới mang tính răn đe người đời tránh phạm phải. Có như vậy mới thiết lập được trật tự, kỷ cương phép nước để ổn định lâu dài và phát triển. Bên cạnh đó, Trần Thái Tông còn để tâm đến việc xây dựng lực lượng quân sự tinh chuyên vào loại bậc nhất thế giới thời bấy giờ thông qua việc mở giảng võ đường, tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh, sung vào hàng ngũ các loại quân, giảng dạy binh pháp, tinh thần thượng võ cho các quân sĩ. Sử cũ còn ghi lại sự kiện: “Năm 1246, chọn người khỏe mạnh sung làm quân Tứ thiên, Tứ thánh, Tứ thần”14. Tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lược và thôn tính của ngoại bang, quyết tâm giữ gìn bằng được nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt đã khiến vua tôi nhà Trần ra sức củng cố lực lượng quân sự vững mạnh, cả về số lượng lẫn chất lượng binh lính. Với số quân khá đông đảo như thế, để giảm bớt chi phí của nhà nước trong việc nuôi quân, nhà Trần thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, lúc cần nhập ngũ thì ra, lúc rảnh cho về làm ruộng. Không chỉ chú trọng về phương diện quân sự, mà nhà Trần còn quan tâm đến chính sách đoàn kết trong nước, thu phục các tù trưởng, trại chủ người Man nhằm trấn thủ ở những vị trí trọng yếu, hiểm trở. Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi lại sự kiện liên quan trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất năm 1257: “Ngày 24, vua và thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cản phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng”15. Đầu thời nhà Trần, chính quyền trung ương chưa bao giờ xao nhãng trong việc
File đính kèm:
- tu_tuong_nhap_the_trong_triet_hoc_phat_giao_tran_thai_tong.pdf