Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử

Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người. Tư tưởng về

nhân quyền không phải chỉ mới xuất hiện mà từ thời cổ đại, vấn đề về con người và quyền của con

người đã được các nhà triết học quan tâm bàn đến. Aristotle là nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp. Ông

đã để lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của tri thức.

Trong tác phẩm “Chính trị”, lần đầu tiên, ông đã thực hiện sự khảo sát về bản chất công dân và chỉ

ra vai trò của nhà nước. Qua đó, Aristotle đã vạch ra những nét cơ bản về quyền con người. Tư

tưởng nhân quyền của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 1

Trang 1

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 2

Trang 2

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 3

Trang 3

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 4

Trang 4

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 5

Trang 5

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 6

Trang 6

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 7

Trang 7

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 8

Trang 8

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3180
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử

Tư tưởng nhân quyền của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” và ý nghĩa lịch sử
ẽ khiến cho tâm hồn dễ đạt được sự cân 
bằng giữa tình cảm và lý trí. 
Aristotle cho rằng trẻ em cần được dạy 
những điều hữu ích và thực sự cần thiết. 
Việc giáo dục cần được quan tâm đặc biệt để 
trẻ em phát triển về thể chất cũng như đức 
tính: không nên để trẻ nhỏ từ 5 đến 7 tuổi ở 
gần dân nô lệ và tuyệt đối cấm không cho 
nghe những lời tục tĩu hoặc những hình ảnh 
dâm ô. Điều này quan trọng đến nỗi nhà 
nước phải ra luật cấm trên toàn quốc. Ông 
qui định cái phải làm từ lúc sơ sinh, những 
bài tập luyện mà người ta phải hay không 
phải bắt trẻ làm cho đến 7 tuổi. Sau 7 tuổi, 
giáo dục trẻ em nên chia làm hai giai đoạn: 
từ 7 tuổi đến dậy thì và từ dậy thì tới 21 
tuổi. Đồng thời, Aristotle cũng đề nghị là 
dạy cho trẻ em phát triển thể chất trước khi 
phát triển tinh thần; cho nên, trẻ em nên 
được học các bài tập thể dục trước, vì huấn 
luyện thể chất sẽ giúp trẻ em phát triển các 
tập quán tốt như kỷ luật tự giác; rồi đến âm 
nhạc; sau cùng mới đến các môn học về tri 
thức. Không nên xem việc học nhằm đạt 
được mục đích cá nhân, mà nhằm vươn đến 
tinh thần tự do và năng lực tự lựa chọn. 
Ngoài ra, Aristotle đánh giá cao phương 
pháp đối thoại, tính tự nguyện trong giáo 
dục, nhằm hình thành nhân cách của con 
người tự chủ và linh hoạt. 
Chính phủ cũng phải kiểm soát nền giáo 
dục. Muốn chính thể được lâu dài, nền giáo 
dục phải thích hợp. Những kẻ xuất chúng 
phải được huấn luyện để trở thành những 
nhà cai trị. Toàn dân phải được huấn luyện 
để biết tuân theo pháp luật. Nền giáo dục 
còn có tác dụng thống nhất quốc gia, vượt 
lên trên những vấn đề chia rẽ địa phương. 
Nếu người thầy của ông là Plato chỉ chú 
trọng đến việc giáo dục các chiến binh và 
nhà cai trị tương lai thì ông đã xác định 
đối tượng của giáo dục một cách rộng 
rãi. Những người tài giỏi cần phải giáo 
dục để trở thành nhà cai trị, còn dân 
chúng cần phải được giáo dục để sống 
và hành động tuân thủ pháp luật. Như 
vậy, quyền được giáo dục để phát triển một 
cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần và 
trí tuệ đã được Aristotle quan tâm ngay từ 
thời cổ đại. 
Ba là, quyền được tham gia vào chính 
sự. Aristotle đã tiến một bước cao hơn 
trong tư tưởng về quyền con người khi cho 
rằng, đối với các thành viên của thành bang, 
nếu họ là những công dân thực sự thì phải 
tham gia vào những cơ hội mà chúng tạo ra. 
“Người có khả năng tham gia vào các thảo 
luận hoặc quản lý tư pháp của bất kỳ quốc 
gia nào được cho nhờ chúng ta mới trở 
thành công dân của nhà nước đó; và nói 
chung, nhà nước là một thực thể của công 
dân đủ cho các mục đích của cuộc sống” [7, 
tr.53]. Aristotle cho rằng tư cách công dân 
của một người không được tạo nên chỉ vì 
người đó sinh ra và cư trú trên một đất nước 
nào đó. Công dân trong chế độ Dân chủ thì 
khác với công dân trong chế độ Quả đầu. 
Tư cách công dân chỉ cần có một tiêu chuẩn 
để xác định: công dân là người có quyền 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - 2019 
 46 
tham gia chính sự và giữ những chức vụ 
trong chính quyền, “có nhiều loại công dân 
khác nhau, và người là một công dân trong 
ý nghĩa cao nhất là người có danh dự trong 
nhà nước” [7, tr.59]. Với việc khẳng định 
mọi công dân có đạo đức đều có quyền cai 
trị, tức là được phép tham gia vào những 
công việc của thành bang, Aristotle đã trở 
thành người đầu tiên đưa ra những tư tưởng 
về quyền con người một cách cơ bản nhất 
mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá 
trị. Tư tưởng nhân quyền trong thời đại văn 
minh được bắt đầu từ những nền móng đầu 
tiên mà Aristotle đã vạch ra cách đây 
khoảng 2.500 năm. 
Trong nhà nước lý tưởng, Aristotle đã 
chỉ ra “đời sống tốt đẹp nhất cho quốc gia 
và cá nhân là đời sống đức hạnh được trang 
bị bởi những cái tốt vật chất ngoại tại, và 
thể chất, những điều kiện cần thiết để cho 
con người có thể tham dự vào các hoạt 
động đem lại sự tốt lành cho quốc gia”. Đó 
chính là điều cốt lõi trong tư tưởng về 
quyền con người của ông. 
Bốn là, quyền công dân gắn liền với 
nghĩa vụ công dân. Người công dân trong 
quan điểm của Aristotle không chỉ có 
những quyền nhất định mà còn phải có 
nghĩa vụ đối với thành bang. Ông đã gắn 
chặt quyền và nghĩa vụ với nhau khi nói về 
bản chất công dân. Ông đưa ra hình ảnh so 
sánh, những người thủy thủ trên một con 
tàu giữ cho con tàu được an toàn, đi được 
tới mục tiêu đã định. Công dân cũng vậy, 
mục đích tối hậu là giữ cho sự an toàn của 
chế độ và đó là “đức hạnh” chung của mọi 
công dân. Aristotle nói “sự cứu giúp cộng 
đồng là công việc chung của tất cả bọn họ. 
Cộng đồng này là hiến pháp, do đó đạo đức 
của công dân phải có liên quan đến hiến 
pháp mà ông ta là một thành viên trong đó” 
[7, tr.55]. Công dân, dù giữ chức vụ lãnh 
đạo hay chỉ là dân thường, cũng cần phải có 
kiến thức và khả năng để biết lãnh đạo cũng 
như biết tuân phục. “Một công dân tốt phải 
có khả năng của cả hai (cai trị và tuân thủ), 
ông nên biết làm thế nào để cai trị như một 
người tự do, và làm thế nào để tuân thủ như 
một người tự do - đây là những đạo đức của 
một người công dân” [7, tr.57]. Riêng đối 
với nhà lãnh đạo, Aristotle còn đòi hỏi phải 
có thêm một đức tính ngoài những đức tính 
mà mọi công dân đều có: “Những ai chưa 
bao giờ học cách tuân lời thì không thể trở 
thành một chỉ huy tốt được” [7, tr.57] và 
“Người cai trị tốt là một người tốt và khôn 
ngoan, và rằng ai là một nhà chính trị thì sẽ 
phải là một người khôn ngoan. Sự khôn 
ngoan là đặc tính của người cai trị” [7, 
tr.56]. Ông cho rằng, việc công dân thực 
hành đức hạnh chính là việc thực hiện nghĩa 
vụ của mình đối với nhà nước. Sở dĩ ông 
luôn đề cao đức hạnh của công dân và đạo 
đức của người cai trị là vì theo ông đạo đức 
và chính trị không tách rời nhau, xem đạo 
đức là cơ sở để tìm hiểu chính trị. Nghệ 
thuật chính trị được xây dựng trên cơ sở 
hiểu biết về con người, về đức hạnh công 
dân và đức hạnh nói chung. Khái niệm công 
dân hẹp hơn khái niệm con người, vì vậy 
phẩm chất của một công dân tốt thuộc về tất 
cả mọi người, nhưng phẩm chất của người 
tốt chưa hẳn thuộc về tất cả công dân. Vì 
thế nhà chính trị phải vừa là một công dân, 
vừa là một con người, vừa có đức hạnh 
công dân, vừa có đức hạnh con người nói 
chung. Tóm lại, nhà chính trị phải là một 
nhân cách cao thượng. 
Võ Văn Dũng 
 47 
Trong nhà nước lý tưởng, Aristotle đã 
chỉ ra công dân là những người tự do có 
cùng gốc gác ưu tú mới là thành phần được 
tham gia vào chính sự. Thành phần lao 
động bình dân, vì không có thì giờ nhàn rỗi 
để học hành thành người có đức hạnh nên 
không thể tham gia chính sự. Tuy nhiên, 
thành phần này cũng là công dân và trên 
nguyên tắc phải được tham gia chính sự. 
Đây là một vấn nạn cho mô hình nhà nước 
lý tưởng của Aristotle cho nên ông chủ 
trương rằng: thành phần lao động sẽ gồm 
những nô lệ. Như vậy, mô hình nhà nước lý 
tưởng của Aristotle sẽ gồm hai thành phần: 
công dân thuộc giai cấp ưu tú quý tộc và lao 
động là nô lệ. Những công dân trẻ tuổi lo 
việc quốc phòng, trung niên lo việc cai trị 
và lão niên lo việc tế tự. Theo cách sắp xếp 
này, công dân sẽ tuần tự theo lứa tuổi của 
mình mà phục vụ quốc gia. 
Như vậy, Aristotle đã dành cho người 
công dân những quyền hết sức cơ bản và 
cao quý; nhưng đồng thời, ông cũng đặt ra 
những tiêu chuẩn mà công dân cần phải có 
và những nhiệm vụ mà công dân phải thực 
hiện. Quyền lợi phải luôn đi đôi với nghĩa 
vụ. Những tư tưởng mà ông đã đặt ra về 
quyền con người được xem như là những 
bước đi đầu tiên của loài người trong việc 
thực hiện nhân quyền. Đó là một trong 
những đóng góp lớn lao mà ông đã để lại 
cho hậu thế trong lĩnh vực tư tưởng. 
3. Ý nghĩa lịch sử tư tưởng nhân quyền 
của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị” 
Hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, những giá trị 
về quyền con người mà Aristotle để lại vẫn 
còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với việc xây 
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 
Theo Aristotle, mục đích của nhà nước là 
phục vụ lợi ích chung. Nguyên tắc trung 
dung được ông vận dụng trong đạo đức lẫn 
chính trị, tạo nên hệ chuẩn mực cần thiết để 
hướng tới các lợi ích phù hợp với điều kiện 
của thị quốc. Trong khi đó hiện nay, Đảng 
Cộng sản Việt Nam coi việc xây dựng nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm 
vụ trung tâm của đổi mới hệ thống chính trị. 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân; 
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân 
dân. Nhà nước phải phục vụ nhân dân, đảm 
bảo quyền, lợi ích chính đáng của mọi 
người dân và chăm lo phát triển mọi mặt 
của đời sống xã hội. Đảng ta không có lợi 
ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp công 
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. 
Vì vậy, “Tất cả đường lối, phương châm, 
chính sách... của Đảng đều chỉ nhằm nâng 
cao đời sống của nhân dân...” [1, tr.330]. 
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể 
dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng chỉ có một 
mục tiêu là phục vụ lợi ích của nhân dân. 
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu phấn đấu của 
cách mạng nước ta, cũng là nhằm mang lại 
ấm no, hạnh phúc và quyền làm chủ thực sự 
của nhân dân. Đó chính là sự vận dụng tư 
tưởng mục đích nhà nước là phục vụ lợi ích 
chung của Aristotle. 
Đảng ta khẳng định, cách mạng là sự 
nghiệp của quần chúng. Vì vậy, quản lý đất 
nước không phải chỉ là việc riêng của cơ 
quan nhà nước mà là của nhân dân, do nhân 
dân, vì nhân dân. Mọi nhiệm vụ quản lý của 
các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực 
sản xuất, kinh doanh, hành chính, văn hóa, 
giáo dục, y tế, an ninh, trật tự... đều cần có 
sự tham gia trực tiếp của nhân dân theo 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - 2019 
 48 
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, 
dân kiểm tra”. Thực hiện tốt phương châm 
này là nhằm phát huy vai trò của nhân dân 
lao động tham gia quản lý mọi hoạt động 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này 
không khác mấy so với tư tưởng công dân 
là người có quyền tham gia vào chính sự, 
vào những công việc của thành bang của 
Aristotle. 
Dưới cái nhìn của Aristotle, mọi công 
dân có đạo đức đều có quyền cai trị. Nhiệm 
vụ của công dân là phải đảm bảo cho sự an 
toàn của chế độ. Quan niệm về đức hạnh 
công dân của ông cho đến nay vẫn còn 
được áp dụng trong việc giáo dục và đào 
tạo con người. Con người với tư cách thành 
viên của xã hội đều cần phải có ý thức về 
bản thân và trách nhiệm đối với xã hội. Bất 
kỳ chế độ nào cũng yêu cầu công dân của 
mình có đầy đủ những phẩm chất mà 
Aristotle đã nêu ra từ thời kỳ cổ đại. 
Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân 
là mối quan hệ chủ đạo trong xã hội, vừa 
thể hiện vai trò của một nhà nước là phục 
vụ, vừa thể hiện trách nhiệm của công dân 
trước nhà nước và xã hội. Con người chỉ có 
thể tồn tại với tư cách là “động vật chính 
trị”, là thành viên của xã hội và tham gia 
vào các hoạt động xã hội. Thật đúng với 
những điều mà Aristotle đã đưa ra trong tác 
phẩm “Chính trị”. 
Khi nói về quyền con người, Aristotle 
đặc biệt quan tâm đến giáo dục và xem đó 
là một trong những yếu tố quyết định để 
đạt đến nhà nước lý tưởng - là nhà nước có 
thể phục vụ cho lợi ích tối cao, mang lại 
cuộc sống “đẹp và tốt” cho con người. Ông 
luôn đề cao những phẩm chất mà nhà cai 
trị cần phải có để có thể dẫn dắt đám đông 
dân chúng hướng đến những điều tốt đẹp. 
Vai trò của giáo dục được khẳng định ngay 
từ thời cổ đại đã được chúng ta quán triệt. 
Đất nước đang trong quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế tri 
thức, tiếp tục đổi mới toàn diện và chủ 
động, tích cực hội nhập. Trong điều kiện 
đó, việc giáo dục con người Việt Nam, đặc 
biệt là các nhà lãnh đạo, biết phát huy chủ 
nghĩa yêu nước truyền thống, giữ gìn bản 
sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa 
nhân loại, luôn là vấn đề sống còn. Vì vậy, 
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định 
“giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng 
đầu” và xem đó là một trong những nhân 
tố quyết định đến việc xây dựng thành 
công chủ nghĩa xã hội. 
Những tư tưởng mà Aristotle đã đưa ra 
như đề cao pháp luật, giáo dục, nhà nước và 
vai trò của nó trong việc thực hiện quyền 
con người, cho đến nay vẫn còn có ý nghĩa 
to lớn đối với những quốc gia đang xây 
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền 
nói riêng, mà Việt Nam chúng ta là một 
trong những số đó, và những quốc gia đang 
khát khao một nền chính trị hòa bình, ổn 
định và vững mạnh nói chung. Ngày nay, 
mọi quốc gia đều ra sức xây dựng một hệ 
thống pháp luật vững mạnh, thống nhất và 
đặt nó ở vị trí tối cao chính là sự vận dụng 
những tư tưởng của Aristotle. Những lý 
tưởng chính trị mà ông đưa ra vẫn còn là 
mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia. 
Cho dù ở dưới bất kỳ một chế độ nào, vào 
trong một thời đại nào thì những giá trị tốt 
đẹp của cuộc sống (đời sống đức hạnh) 
cùng với nó là những quyền cơ bản và 
Võ Văn Dũng 
 49 
thiêng liêng của con người mà Aristotle đã 
đưa ra vẫn luôn luôn có sức hút mạnh mẽ 
để loài người vươn đến. Ông đã đặt nền 
móng vững chắc cho một hệ thống tư tưởng 
và vạch ra cho thế hệ tương lai con đường 
đi tìm chân lý. Đó cũng chính là mối liên 
hệ lịch sử sâu xa giữa Aristotle và thời đại 
của chúng ta. 
4. Kết luận 
Đối với một hệ thống tư tưởng ra đời cách 
đây gần 2.500 năm, thì những giá trị mà 
Aristotle đã để lại cho nhân loại thật là đáng 
kính nể. Tuy nhiên trong tư tưởng của 
Aristotle cũng không thể tránh khỏi những 
hạn chế do hoàn cảnh lịch sử mang lại, 
nhưng nếu chúng ta biết gạt bỏ những hạn 
chế đó thì vẫn còn những hạt nhân hợp lý 
nhất định. Ông là một trong những người 
đầu tiên đặt những viên đá tảng để xây 
dựng tư tưởng nhân quyền về sau. Những tư 
tưởng đầu tiên về quyền con người của 
Aristotle đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời 
sự. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên 
thế giới đều ra sức thực hiện và bảo vệ 
quyền con người; xem đó là một trong 
những cơ sở để bước vào thế giới văn minh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 10, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] Vương Đức Phong, Ngô Hiểu Minh (2003), 
Thập đại tùng thư - 10 nhà tư tưởng lớn thế 
giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Thế Nghĩa (Chủ biên) (1999), Đại cương 
lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế 
giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[4] Tập thể tác giả (2001), Lịch sử các học thuyết 
chính trị trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, 
Hà Nội. 
[5] Marcel Prelot, Georges Lescuyer, Lịch sử các 
tư tưởng chính trị, Tài liệu dịch của Đề tài KX 
05-02, Chương trình khoa học - công nghệ 
KX.05. 
[6] Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Hy Lạp cổ 
đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] Vũ Văn Viên (1998), Triết học Aristotle, Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[8] Aristotle (1999), The Politics, Translated into 
English by Benjamin Jowett, Batoche Books, 
Kitchener. 
[9] Aristotle (2004), Nicomachean Ethics, Translated 
and edited by Roger Crisp, The University of 
Cambrige, Cambrige. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_nhan_quyen_cua_aristotle_trong_tac_pham_chinh_tri_v.pdf