Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
1. Đặt vấn đề
Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển giáo dục của đất
nước. Người đã có nhiều bài nói, bài viết hết sức sâu sắc và quý báu về công tác này.
Người đánh giá cao vai trò của giáo dục và người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Người
phân tích rõ mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục đối với từng cấp học. Đồng
thời, Người cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Đảng, chính quyền và đoàn thể
các cấp đối với công tác phát triển giáo dục. Những tư tưởng đó, không chỉ có giá trị
trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển giáo dục của đất nước qua các thời kỳ, mà còn
nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Bước vào giai đoạn mới, việc tiếp tục nghiên cứu,
vận dụng những tư tưởng nêu trên của Người để đề ra các giải pháp phát triển mạnh
mẽ, hiệu quả nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam càng có ý nghĩa
quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
ai cũng được học hành...”P30F .P Hồ Chí Minh chỉ rõ, giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, cần coi trọng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Để gắn kết các yếu tố trên, các bậc phụ huynh, thầy giáo phải cùng nhau phụ trách, trước hết phải gương mẫu cho các em trước mọi việc, phải chú trọng các phong trào thi đua. Người dành sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “Người tốt, việc tốt” trong toàn quốc, phong trào “Dạy tốt - học tốt” trong nhà trường, phong trào “Kế hoạch nhỏ” cho các cháu thiếu niên và nhi đồng... nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho công tác giáo dục. Đặc biệt, trong chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp, các ngành và toàn dân, kết quả giáo dục tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ thiết thực và sự giác ngộ về trách nhiệm đối với giáo dục của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp và toàn xã hội. Người thường xuyên kêu gọi đồng bào đóng góp tích cực công sức của mình vào phát triển giáo dục: “Từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi mong rằng từ nay về sau, đồng 31 bào sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trường học”P31F .P 2.2. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục ở Việt Nam a) Những thành tựu đạt được và hạn chế bất cập Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo những tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh, gần 75 năm qua, Đảng ta rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, góp phần giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là: “Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp từ cơ sở 30 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.161. 31 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.191. 98 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế đến đại học, dạy nghề được tổ chức lại một bước. Quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện và có bước hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến. Chủ trương đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và 32 nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội”P32F .P Tính đến tháng 6-2018, cả nước có 15,3 nghìn trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ (công lập 12,7 nghìn trường, ngoài công lập 2,6 nghìn trường). Ước cả năm 2018, tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở đạt 92,6%, cấp trung học phổ thông đạt 74,3%. Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic châu Á và quốc tế các môn văn hóa tiếp tục đạt thành tích cao. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam có hai trường đại học nằm trong nhóm 1.000 trường danh tiến nhất thế giới, đó là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố 33 Hồ Chí MinhP3F .P Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được 34 nâng lên và chuẩn hóaP34F ...P “Kết quả đổi mới giáo dục ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế 35 giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương”P35F .P Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới và phát triển, giáo dục và đào tạo ở nước ta vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: “Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho 32 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.113. 33 Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.155. 34 Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.154. 35 Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.156. 99 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là 36 ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”P36F .P b) Một số giải pháp tiếp tục phát triển giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực chất phát triển giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo. Trong đó, mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục và đào tạo đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn 37 đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”P37F .P Để đạt được mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục, bằng việc thực hiện có hiệu quả một số giải pháp chủ yếu sau: - Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo, là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học 36 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.113-114. 37 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 100 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; đ7T ổ7T i mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo. - Thứ hai, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành. Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại hình trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học - Thứ ba, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. - Thứ tư, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, 101 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước. - Thứ năm, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách học phí đối với các loại trường học, bậc học và cấp học. Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. - Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập. Tích cực, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho người học. 7T Đổi mới công tác thông tin và truyền thông, công tác đánh giá, giám sát và phản biện của xã hội đối với công tác phát triển giáo dục. Coi trọng công tác phát triển đảng, 102 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học. Phát huy vai trò dân chủ và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 3. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện vẫn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và phương pháp luận sâu sắc. Tư tưởng đó của Người được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng và phát triển qua nhiều giai đoạn và đã đạt những thành tựu to lớn, góp phần to lớn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bước vào giai đoạn phát triển mới, mặc dù còn không ít khó khăn và thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý hiệu quả của Nhà nước và sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc, chắc chắn Việt Nam chúng ta sẽ tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng đó của Người trên một trình độ mới và hình thức mới trong mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi cấp từ Trung ương đến cơ sở; tạo nên sự chuyển biến tích cực, góp phần phát triển nền giáo dục quốc gia vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 103
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_phat_trien_giao_duc_va_su_van_dung_o.pdf