Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Hồ Chí Minh nghiên cứu về con người trên nhiều phương diện khác nhau, trong

đó phát triển con người là nội dụng đặc biệt quan trọng được người bàn đến. Tư

tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người là sự kết hợp biện chứng trong các mối

liên hệ, phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người; phát triển con

người thông qua giáo dục - đào tạo; phát triển con người toàn diện, là sự kết tinh

sâu sắc trong chiến lược phát triển con người Việt Nam được Hồ Chí Minh thể

hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, tư

tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người càng có ý nghĩa quan trọng được

Đảng ta vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn. Nhằm hướng đến

phát triển con người chất lượng cao, phát triển con người toàn diện, đáp ứng

nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – Ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá 
điền, những người làm của mình” [3, tr.36 -37]. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh đã thu 
hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào mặt trận diệt giặc dốt, xoá bỏ các hủ 
tục lạc hậu, bước đầu nâng cao dân trí, phát triển trí lực cho người Việt Nam. Theo Hồ 
Chí Minh, cần phải nâng cao trình độ, phát triển trí lực để cho xã hội ngày càng văn 
minh. Người viết: “Chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó thì 
không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội còn đi xa. Công việc càng nhiều, 
máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu” [3, tr.554]. Xác định việc học 
là vốn tri thức cần thiết nhất đối với mỗi con người, học để hiểu biết, giúp con người 
tiến bộ, đồng thời học để con người nắm bắt những tri thức ngày càng cao, đáp ứng 
những công việc đòi hỏi trí tuệ con người càng lớn, sử dụng những máy móc ngày 
càng tinh xảo. Vì vậy, con người cần phải nỗ lực học tập, tiếp thu tri thức mới tiến bộ, 
đáp ứng sự phát triển không ngừng của xã hội. 
 Bởi vì, con người là một bộ phận của xã hội, tri thức của con người có được 
nâng cao, xã hội mới phát triển được. Ngược lại, xã hội tiến lên lại đòi hỏi năng lực con 
người phải được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Người cho rằng, 
“tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và 
mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. 
 140 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
Muốn tiến bộ kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập, 
nghiên cứu học tập lý luận và kỹ thuật” [5, tr.392]. Là người luôn chú ý đến việc giáo 
dục khoa học - kỹ thuật cho con người, Hồ Chí Minh còn chú ý đến giáo dục chính trị 
và lãnh đạo tư tưởng tốt cho con người, nâng cao văn hóa, tư tưởng, hiểu biết sâu, rộng 
của con người, chính là nhằm đạt tới đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật. Đó là bước 
chuẩn bị hết sức có ý nghĩa cho sự phát triển lâu dài của đất nước, cũng như cho việc 
hình thành và phát triển con người Việt Nam trong tương lai. Bởi vì, trong bối cảnh đất 
nước lúc bấy giờ, đa số nhân dân ta còn mù chữ, việc giáo dục khoa học - kỹ thuật là 
vô cùng khó khăn, nhờ việc định hướng hết sức quan trọng và kịp thời nên khi miền 
Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh chủ trương giáo dục học vấn, kiến 
thức văn hoá, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, bồi 
dưỡng trình độ khoa học - kỹ thuật cho nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, thế giới 
ngày càng chứng minh trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành 
nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của một quốc gia trên thế giới. Nước ta cũng 
không nằm ngoài xu hướng chiến lược phát triển đó. Đảng ta luôn xác định: “Chú 
trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế 
tri thức” [1, tr.130], nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trình độ tri thức của con 
người Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, hướng đến phát triển toàn diện con 
người cả về tri thức, đạo đức, trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến. 
 Phát triển về tâm lực 
 Một trong những vấn đề quan trọng trong việc phát triển con người đó là mặt 
tâm lực. Theo Hồ Chí Minh, tâm có sáng thì trí mới bền, đó là phương châm hướng 
con người vươn tới cái mới, cái hay, cái cao cả; là đặc trưng cơ bản chỉ có ở con người. 
Để con người luôn hướng tới cái hay, cái đẹp, cái cao cả cũng là quá trình con người 
loại bỏ dần những gì xấu xa, ích kỷ trong bản thân con người, làm cho phần tốt trong 
mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi. Cốt lõi của vấn đề là 
Hồ Chí Minh xem đạo đức tạo nên cốt cách của con người, giống như gốc của cây, 
ngọn nguồn của sông suối. Bởi con người trước hết phải có tâm trong sáng, có cái đức 
cao đẹp; đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, cũng như 
trong đời sống của mỗi cá nhân. Nó thể hiện một cách sâu sắc nhất tính nhân văn, 
nhân đạo, nhân bản của mỗi xã hội và mỗi con người. 
 Vì vậy, cần phải giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người. Đặc biệt, bồi dưỡng 
đạo đức mới - đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam, nhằm phát triển họ về mặt 
tâm lực. Đồng thời, giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên, bởi trong tư tưởng 
Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải có đạo đức, mới có thể lãnh đạo nhân dân, phục 
vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Gọi là “đạo đức cách mạng” vì đó là đạo đức phục vụ 
cách mạng, đạo đức mà người cách mạng phải có. Đó là đạo đức được nảy sinh và phát 
triển trong cuộc đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và hi sinh của nhân dân 
ta. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, 
 141 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam 
rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng 
sáng, vàng càng luyện càng trong” [6, tr.293]. Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung 
thành với Đảng với nhân dân; đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên 
trên hết, trước hết. Bản thân Hồ Chí Minh là người không chỉ giáo dục đạo đức cho 
mọi người, mà chính Người đã luôn thực hành đạo đức và trở thành một tấm gương 
cao đẹp mà mọi thế hệ phải noi theo, thực hiện theo đạo đức của Người. 
 Việc giáo dục đạo đức cho con người, cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ 
vai trò to lớn của đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng 
như định hướng giá trị cho hoạt động của con người. Đối với con người Việt Nam 
trong thời đại cách mạng mới cần tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng và không ngừng 
nâng cao đạo đức cách mạng nhằm cống hiến ngày càng nhiều hơn sức lực, trí tuệ cho 
phát triển đất nước. Song song với việc giáo dục nhân cách đạo đức con người cần phải 
giáo dục lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng cho người Việt Nam. Theo Hồ Chí 
Minh, trong thời đại ngày nay, nếu con người không có định hướng chính trị đúng 
đắn, không được trang bị lý tưởng cách mạng tiên tiến thì như người nhắm mắt mà đi; 
như ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té; hoặc như người không có trí 
khôn, tàu không có bàn chỉ nam, nhất định không thể hăng hái đấu tranh cho nhân 
dân, cho cách mạng. Định hướng lý tưởng cách mạng cho con người Việt Nam trong tư 
tưởng của Người, có giá trị xuyên suốt trong thời đại Hồ Chí Minh đến nay là phấn 
đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng trên đất nước ta 
và trên toàn thế giới. Hiện nay, chúng ta vừa kết hợp giáo dục đạo đức mới theo tư 
tưởng Hồ Chí Minh vừa vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giáo dục 
lý tưởng cho con người trong nhận thức và các hoạt động xã hội. 
 Cùng với việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, còn phải phát 
triển, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho con người. Bởi vì, con người không những có 
nhu cầu tồn tại, mà còn có nhu cầu phát triển. Vươn tới cái mới, cái hay, cái đẹp, cái 
cao cả đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định tính nhân văn trong nhận thức và 
hành động của con người, là thước đo “phẩm chất người” trong các hoạt động của mỗi 
cá nhân. Vì vậy, phát triển năng lực thẩm mỹ của con người không thể không bồi 
dưỡng cho họ tự hiểu biết về cái đẹp, cái tốt, cái đúng, cái cao cả; đó chính là khát vọng 
tiềm ẩn trong mỗi con người, muốn vươn tới “chân, thiện, mỹ”. Đồng thời, đấu tranh 
chống lại những thói hư tật xấu, những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, những 
việc làm thấp hèn, phản văn hoá, đi ngược lại với lợi ích nhân dân, của cách mạng. 
 Để phát triển và nâng cao trình độ, năng lực thẩm mỹ của con người Việt Nam, 
cần phải xây dựng định hướng thẩm mỹ đúng đắn. Bởi lẽ, định hướng thẩm mỹ đúng 
đắn bao giờ cũng gắn với lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức của xã hội và con người. 
Với những quan điểm đúng đắn, biện pháp tích cực, Hồ Chí Minh đã góp phần xây 
dựng định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho con người Việt Nam, thông qua đó con 
người nỗ lực vươn tới những giá trị cao quý của chân, thiện, mỹ, góp phần hoàn thiện 
 142 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
và phát triển nhân cách của bản thân, góp phần tích cực cho xây dựng đạo đức mới. 
 Ý nghĩa hiện thời trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người là phát 
triển cả về thể lực, trí lực, tâm lực. Ba mặt đó luôn quan hệ biện chứng trong sự phát 
triển con người Việt Nam. Thực hiện mục tiêu này, trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, 
chúng ta đã có được những thành tựu đáng khích lệ, song bên cạnh những thành tựu 
đó vẫn còn những hạn chế nhất định về phát triển con người Việt Nam thời kỳ đổi mới 
với tư cách con người phát triển toàn diện. Đảng Cộng sản Vệt Nam chỉ rõ: “Phát triển 
và nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá 
chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công 
nghệ, cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan 
trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [2, tr.130-131]. Tại 
Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ, phải coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển 
giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. 
“giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhât tiềm năng, khả 
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và 
làm việc hiệu quả” [2, tr.114]. “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải 
trở thành mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hoá và 
hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và 
hội nhập quốc tế; tạo điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực 
sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ 
pháp luật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi 
người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc” [2, 
tr.126-127]. 
 Đảng ta yêu cầu: “Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 
vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Nâng cao bản lĩnh 
chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên” [2, tr.46]. 
Đồng thời, phương pháp giáo dục con người để nâng cao bản lĩnh chính trị, tu dưỡng, 
rèn luyện đạo đức, lối sống tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn cao cả chính là “học tập và 
làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về 
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” [2, tr.47]. Trong thời đại khoa học và công nghệ, 
với sự bùng nổ thông tin trên mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống, phát triển con 
người Việt Nam có năng lực trí tuệ cao và đạo đức lối sống tốt đẹp phải hướng đến 
phát triển nhân cách toàn diện “vừa hồng vừa chuyên”, giỏi về chuyên môn nghề 
nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận thức tư tưởng tiến bộ, có phẩm chất đạo 
đức tốt đẹp, lối sống nhân ái nhân văn. 
 Trong giai đoạn hiện nay tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người càng 
có ý nghĩa quan trọng, đó là con người được phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, 
mỹ, có khả năng nắm vững toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn. Ngày nay con 
 143 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam 
người đang dần dần chiếm lĩnh được vị thế quan trọng, được các quốc gia, dân tộc 
khai thác, đầu tư và phát triển con người. Ở Việt Nam phát triển con người chính là 
đầu tư cho việc giáo dục con người và đã đặt mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. 
Muốn phát triển con người thì trước hết là phải phát triển giáo dục. Nhiệm vụ đầu tiên 
là đầu tư cho giáo dục, ưu tiên phát triển trí tuệ con người, sau đó phát triển con người 
về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng 
nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình. Phát triển con người là vấn đề cốt lõi, là mục 
tiêu chiến lược, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm của Đảng 
Cộng sản Việt Nam, xuyên suốt mọi thời kỳ của cách mạng. Quan điểm đó càng có ý 
nghĩa sâu sắc trong thời đại công nghệ 4.0, để phát triển con người Việt Nam hội nhập 
với nhân loại trong nền kinh tế tri thức. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
[2]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
[3]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 144 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
 HO CHI MINH’S IDEAL ON THE HUMAN DEVELOPMENT - 
 MODERN MEANING IN THE INNOVATION IN VIETNAM 
 Thai Thi Khuong 
 Faculty of Political Theory , University of Sciences, Hue University 
 Email: thaikhuong040510@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Ho Chi Minh studies people in many different ways, in which human 
 development is an particularly important content that was mentioned . Ho Chi 
 Minh's ideal about the human development is a dialectical combination of human 
 relationships and development for the purpose of human liberation and 
 development through education - training; Comprehensive human development is 
 a deep crystallization in the Vietnamese people development strategy was 
 expressed by Ho Chi Minh’s ideal in the process of Vietnam revolutionary 
 leadership. During the renovation period, Ho Chi Minh's ideal about human 
 development is more and more important and is applied creatively and developed 
 by our Party in accordance with reality. Aiming at developing high quality and 
 comprehensive human, meeting high quality human resources to be suitable with 
 the general trend of the era. 
 Key words: development of a comprehensive person, development of people, 
 people of Ho Chi Minh. 
 Thái Thị Khương sinh ngày 09/02/1978 tại Hà Tĩnh. Năm 2002, bà tốt 
 nghiệp cử nhân chuyên ngành Triết học và năm 2006 bà tốt nghiệp Thạc 
 sỹ Triết học tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2019 bà nhận 
 bằng Tiến sĩ Triết học tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa 
 Học Xã Hội Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, bà giảng dạy tại khoa Lý 
 luận Chính trị, trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Triết học, Chính trị học. 
 145 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người – ý nghĩa hiện thời trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam 
 146 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_phat_trien_con_nguoi_y_nghia_hien_th.pdf