Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người
Trong toàn bộ tài sản tinh thần vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc, tuy không có tác phẩm nào
bàn riêng về nguồn lực con người nhưng tư tưởng về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con
người lại là một tư tưởng lớn, xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của Người. Để đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020,
một nhiệm vụ đặt ra chính là nghiên cứu, khai thác giá tri tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực
con người. Bài viết này mong muốn góp phần làm rõ nội dung, giá tri tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”[1]. Vì vậy, “Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc, thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng’[5]. Trong chiến đấu, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ du kích cũng phải biết vận động tổ chức dân chúng. Người nói: “Nếu tập kích đánh tan được quân giặc, và nếu quân cứu viện của giặc không thể đến được thì bộ đội du kích có thể lưu lại chỗ tập kích ít lâu để tuyên truyền, tổ chức dân chúng”[2]. Nói về nông dân, những người tay không rồi, Hồ Chí Minh nhìn thấy ở họ có một sức mạnh vô cùng to lớn nếu họ được giác ngộ cách mạng và được tổ chức lại thành một khối thống nhất. Người nói: “Nông dân giác ngộ hăng hái thì kháng chiến mới mau thắng lợi, kiến quốc mới chóng thành công, nông dân mới được giải phóng”[5]. Người luôn tin tưởng “ta có hàng triệu chiến sĩ nông dân, khi đã giác ngộ thì họ là những chiến sĩ quyết chiến quyết thắng”[6]. Trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, mục đích của việc vận động, tổ chức dân chúng là làm cho dân chúng giác ngộ cách mạng là việc làm trước. Người nói: “Tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hoá làm cho dân ngu, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình. Vậy cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”[6]. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc về tính chất phức tạp, khó khăn của thời kỳ này. Người yêu cầu Đảng phải làm cho dân chúng gác ngộ cao về chủ nghĩa xã hội vì “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được dưới sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”. Có thể nói muốn phát huy nguồn lực trong dân chúng cụ thể là nguồn lực nhân dân, đầu tiên và trước hết Đảng phải biết vận động và tổ chức dân chúng theo mục tiêu chung của dân tộc. - Biết dùng người để phát huy nguồn lực con người Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã xác lập những quan điểm cơ bản về thuật dùng người nhằm xây dựng và phát huy nguồn lực con người với tinh thần thực sự cách mạng và khoa học. Từ xưa đến nay, các bật vĩ nhân, những người làm nên nghiệp lớn đều có chung một tư tưởng: “biết mình, biết người”. Biết chính là yếu tố quyết định thành công “biết người mới dùng đúng người”. Nhưng muốn biết người trước hết phải tự biết mình. Hồ Chí Minh cho rằng con người ta nếu không tự biết mình thì khó biết người khác, muốn biết đúng sự phải trái ở người ta thì trước hết phải biết đúng sự phải trái ở mình. Người nói: “Biết người cố nhiên là khó. Tự biết mình cũng không phải là dễ”[5]. Từ nhận định sâu sắc đó Người đã chỉ ra một số căn bệnh làm cho người lãnh đạo không tự biết mình. Đó là tự cao, tự đại, ưa người khác nịnh mình, đem một cái khuôn khổ chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Để sửa chữa những bệnh ấy Người khuyên cán bộ phải bỏ “kính có màu” mới có thể hiểu đúng cán bộ, hiểu đúng nhân tài nghĩa là khi xem xét nhân tài không nên chỉ nhìn bề ngoài, không thể chỉ xét một lúc, một khía cạnh, một thời điểm, một thời gian ngắn hoặc chỉ thấy hiện tại, mà cần có thời gian dài, có một quá trình, vì mọi việc đều 80 có sự chuyển biến, con người cũng có sự thay đổi về nhiều mặt, cho nên nhận xét con người không thể cố định, bất biến mà phải trong quá trình vận động, biến đổi. Hồ Chí Minh nói “trong thế giới cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa Quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người không phải luôn giống nhau”[2]. Mặt khác, Hồ Chí Minh cho rằng trong tất cả các yêu tố thì “nhân hoà” là quan trọng nhất nên mục tiêu của dùng người là đạt tới “Nhân hòa”. Dùng người thực chất là phát huy mọi tiềm năng của con người nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho khối đại đoàn kết dân tộc giải quyết những nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh chủ trương, phát huy nguồn lực con người trên nền tảng dùng những người tài. Người tài hay nhân tài, theo Hồ Chí Minh, được hiểu theo nghĩa rộng rãi nhất: “tài to, tài nhỏ”, “người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi của Tổ quốc, nhân dân”, “người hiền tài”, “hiền năng”, “người hay, người giỏi” nhưng có chung mục đích “vì quyền lợi của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào”. Người yêu cầu, dùng người phải dùng cho đúng và dùng cho khéo. Dùng đúng mà không khéo thì kết quả sẽ bị hạn chế ngược lại khéo mà không đúng thì nhất định sẽ hỏng việc, có khi còn hỏng cả “người”. Đúng là yêu cầu cơ bản đầu tiên, vì có đúng thì sẽ thể hiện khéo, chọn đúng người là thực chất của việc dùng người, là một khoa học. Khéo phải đảm bảo dẫn đến cái đúng, cái khách quan, khéo là một nghệ thuật. Trong cái đúng không thể không có cái khéo và khéo dùng người phải hướng tới đúng, lấy đúng làm tiền đề, làm nguyên tắc. Đây là biện chứng của thuật dùng người. Vậy làm thế nào để dùng đúng người và khéo dùng người? Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng người cho đúng, cho khéo trước hết phải hiểu đúng, đánh giá đúng con người. Muốn hiểu đúng, đánh giá đúng thì phải thực hành thường xuyên xem xét cán bộ. Phải xem một cách toàn diện: Không chỉ ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không thể xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cảnh lịch sử, toàn cả công việc của họ, hoặc chẳng những xem xét công tác của họ, mà còn phải xem xét cách sinh hoạt của họ. Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ. Muốn hiểu đúng, đánh giá đúng con người, cán bộlãnh đạo còn phải mạnh dạn giao việc cho họ, tin tưởng, yêu mến họ. Quá trình đánh giá đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận Có như thế mới thấy được tài, tài mới được sử dụng. Người cất nhắc: “phải tùy tài mà dùng người”, “phải biết sử dụng đúng người đúng việc”, “phải biết dụng nhân như dụng mộc”, dùng người không nên làm như “giã gạo”, khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại nhắc lên vì một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba bốn lần như thế là hỏng cả đời. Dùng người là quan trọng, vì thế Hồ Chí Minh nêu ra các yêu cầu đối với tổ chức Đảng và người lãnh đạo trong khi đánh giá cán bộ: “phải tỉnh táo, sáng suốt, để phân biệt được đúng sai, thật giả, người tốt, kẻ xấu”. Lãnh đạo phải lam sao để cán bộ” có gan nói, có gan đề xuất ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm”, để cho các cấp cơ sở “có quyền tự do quyết định” và quần chúng có “ý kiến dân chủ từ dưới lên”. Trên cơ sở hiểu đúng, đánh giá đúng và khéo dùng thì khâu lựa chọn, bố trí, cất nhắc, phân phối, là khâu chủ yếu nhất của việc dùng người, dùng cán bộ. - Cán bộ lãnh đạo phải biết trọng dụng, đãi ngộ nhân tài Trong những năm đầu vô cùng khó khăn của chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh viết một loạt bài “Về việc tiếp chuyện các đại biểu”; “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”; “Thiếu óc tổ chức - một 81 khuyết điểm lớn trong các Ủy ban nhân dân”; “Nhân tài và kiến quốc” đặc biệt là bài “Tìm người tài đức” với những lời lẽ rất chân thành, kính trọng để chiêu hiền đãi sĩ: “Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức”. Trong bài “Toàn dân kháng chiến”đăng trên báo cứu quốc ngày 11/5/1945, Người cũng nói: “Các thanh niên nên cố gắng học tập các kỹ thuật để trở thành những tay chuyên môn nhân tài ứng dụng”. “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”[3]. Đảng phải nuôi dạy cán bộ, “như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Trọng dụng nhân tài cho đất nước, Hồ Chí Minh không chỉ trọng dung nhân tài trong Đảng mà còn trọng dụng những nhân tài ngoài Đảng. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước”[4]. Với tinh thần đoàn kết chân thành, không thiên kiến, không phân biệt phái, Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều tài đức, nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước có tên tuổi như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Phan Anh, Phạm Quang Lễ, Trần Hữu Tước cùng chung vai gánh vác việc chung. Để kêu gọi người tài giỏi ngoài Đảng phục vụ cho cách mạng, theo Người trước hết, phải có lòng vị tha, độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi; phải có thái độ vui vẻ thân mật; phải thương yêu cán bộ. Đối với những cán bộ có sai lầm thì phải phê bình cho đúng, cho khéo. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh trọng dụng nhân tài đi liền với đãi ngộ vì đãi ngộ đúng người, đúng việc là mắt khâu quan trọng để phát huy tài năng của họ. Từ những ngày đầu của cách mạng, trong “Mười chính sách của Việt Minh”, Người nói nhiều đến chính sách đãi ngộ đối với nông dân, công nhân, viên chức. Chính sách đối với nông dân thì: “Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân, Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền”; đối với công nhân: “Công nhân làm lụng gian nan, Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ”; đối với viên chức: “Nào là những kẻ chức viên, Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng”[2]. Đãi ngộ đối với nông dân, công nhân, viên chức là việc cần thiết nhưng phải hợp lí, tránh tình trạng suy bì đãi ngộ. Trong khi thực hiện chính sách đãi ngộ có hiện tượng suy bì, đòi đãi ngộ thêm, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nguyên nhân là “Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh”[7]. Người yêu cầu: “Phải chống chủ nghĩa cá nhân so bì đãi ngộ: lương thấp, cao”, phải cần kiệm xây dựng đất nước[9]. Tóm lại, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài theo quan niệm của Hồ Chí Minh là biện pháp cơ bản nhằm phát huy tài năng, trí tuệ con người phục vu cho kháng chiến và kiến quốc thắng lợi. - Phải kết hợp giữa các thế hệ cán bộ già và cán bộ trẻ, phải có sự kế thừa giữa các thế hệ. Sự nghiệp cách mạng đòi hỏi tất yếu phải bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng những người kế tục xứng đáng những người đi trước. Đây là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: Đảng cần phải chăm lo giáo đục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó không chỉ là lòng yêu quý mà còn giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ: Từ nhi đồng, thiếu niên đến đoàn viên. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan 82 tâm và yêu cầu các tổ chức Đảng, chính quyền phải chú ý giải quyết tốt việc chọn người vì “chọn người, thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo” [4]. Hồ Chí Minh đánh giá cán bộ già là vốn quý của Đảng, có nhiều công lao, kinh nghiệm, nhưng có một số biểu hiện dừng lại, công thần, “sống lâu lên lão làng”, “tị nạnh” Đối với lớp trẻ, hăng hái, có kiến thức, tiến bộ nhanh, nhưng thường thiếu kinh nghiệm, ít được rèn luyện, thử thách Vì vậy, Đảng phải khéo kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già. Hồ Chí Minh phê phán lớp cán bộ già “coi thường cán bộ trẻ”, sợ “măng mọc quá tre”, “trứng khôn hơn vịt”. Nếu có chọn lớp kế cận lại thích đưa con cháu mình vào. Trong “Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm”ngày 19 - 12 - 1961, hay “Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện”ngày 18 - 1 - 1967, Hồ Chí Minh nói nhiều về vấn đề này. Người lưu ý rằng: Tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng phải vì Đảng, vì dân mà hăng hái phấn đấu. Nếu thế hệ trẻ không hơn thế hệ già thì không tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ già, các tổ chức Đảng phải quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ, bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu cách mạng là phải dùng, phải đào tạo thanh niên cho họ làm việc hơn mình, không nên đố kị, đồng chí già phải có thái độ độ lượng coi đó không chỉ là yêu cầu, trách nhiệm, nhiệm vụ, mà đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. 3. Với tầm nhìn vượt thời gian, Hồ Chí Minh sớm xem nguồn lực con người là nguồn của mọi nguồn lực. Trong mọi suy nghĩ và hành động, Người luôn hướng đến con người, quan tâm, chăm lo cho con người, tìm cách để phát huy mọi tiềm năng của con người nhất là tiềm năng trí tuệ của con người ở mức cao nhất để làm lợi cho con người. Trong suốt cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là “làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, đông bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”. Trong những điều mong muốn cuối cùng của Người cũng không gì khác hơn là mong muốn những điều tốt đẹp cho nhân dân. Trong Di chúc Người đã viết “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”[12]. Nói đến nguồn lực con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến nguồn lực trong nhân dân, sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh thể lực, trí lực, lòng yêu nước của những con người cụ thể đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Nguồn lực đó là sức mạnh vô đối, nơi khơi nguồn cho mọi nguồn lực. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta cũng xác định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Hiện nay, để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững, những quan niệm của Hồ Chí Minh về phát huy nguồn lực con người là tài sản quý báu Đảng ta cần được vận dụng nhằm tìm kiếm biện pháp, cách làm phù hợp trong việc đào tạo và phát huy nguồn lực con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội. 83 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb CTQG, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb CTQG, Hà Nội. Ngày nhận bài: 23/11/2014 Biên tập xong: 20/6/2015 Duyệt đăng: 25/6/2015
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_phat_huy_nguon_luc_con_nguoi.pdf