Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta

TÓM TẮT: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh

về phát triển kinh tế, quản lý kinh tế, nhân tố con người trong phát triển kinh tế, kinh tế đối ngoại, công

nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích, làm rõ

một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam, qua đó thấy được

vai trò định hướng, nền tảng và giá trị của các quan điểm đó trong quá trình phát triển kinh tế nói chung,

phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Với tư cách là một thành phần kinh tế, kinh tế tư

nhân, đã được nâng lên một tầm mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng. Đó là kết quả quan trọng của

cả một quá trình đổi mới và phát triển nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế này.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 6

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5320
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta
a xã hội, đặc biệt không coi giai cấp 
tư sản dân tộc như kẻ thù của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Để khai thác mọi năng lực sản xuất, 
để tranh thủ sự ủng hộ của những nhà kinh doanh tiểu thương, tiểu chủ Người đã kêu gọi: “Các 
bạn, người buôn bán kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ, công nhân và trí thức, đã chung sống với 
nhân dân Việt Nam, các bạn đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Các hoạt động chính đáng về văn 
hóa và kinh tế của các bạn có lợi cho Việt Nam. Vì vậy, tôi khuyên các bạn: các bạn cứ yên lòng 
 3
làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo vệ các bạn” *. Có thể thấy, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh không kỳ thị với những nhà tư sản làm ăn chính đáng, có tư tưởng tiến bộ 
và nhiệt tình ủng hộ cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.
 Trong quan điểm của mình về sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, Hồ Chí Minh 
cũng chỉ ra tính ưu việt và mặt hạn chế của từng thành phần kinh tế, qua đó phản ánh phần nào 
vai trò của từng thành phần kinh tế trong công cuộc xây dựng đất nước. Đối với thành phần kinh 
tế cá thể tự cung tự cấp, Người nhận thức đó là “thứ kinh tế lạc hậu”, thành phần kinh tế này còn 
tồn tại phổ biến trong nền kinh tế, nhỏ bé, lạc hậu và năng suất thấp, họ “ít có gì bán và cũng ít có 
gì mua”. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân được Hồ Chí Minh đánh giá là “bóc lột công nhân”. 
Tuy vậy, Hồ Chí Minh cũng nhận định: những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân 
và thủ công nghệ “họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”, là “lực lượng cần thiết cho cuộc sống 
 4
xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển” **.
 Như vậy, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kinh tế tư nhân có vai trò nhất định trong 
phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần vào sự phát triển của các thành phần kinh tế khác 
nói riêng. Đảng và Chính phủ cần có những chính sách thiết thực, cụ thể để quản lý và phát huy tối 
đa vai trò của thành phần kinh tế này với nguyên tắc: kinh tế tư nhân phải “phục tùng sự lãnh đạo 
của kinh tế quốc gia, phải phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân”.
1.3. Chính sách đối với thành phần kinh tế tư nhân trong chế độ dân chủ nhân dân
 Để duy trì sự phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và sự phát triển của kinh tế tư 
nhân nói riêng, bài viết “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” (5/6/1953), Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã chỉ ra bốn chính sách kinh tế cần phải thực hiện, đó là:
 “1 - Công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của nền 
kinh tế dân chủ mới Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công 
nghệ. Đó là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên chính phủ cần 
giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục từng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải phù hợp với 
lợi ích của đại đa số nhân dân.
 2 - Chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột 
công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, 
anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức.
3 Ngô Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.361.
4 Ngô Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.222.
512 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
 Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên.
 3 - Công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để 
cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ 
nguyên liệu cho công nhân. Do đó, mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông.
 4 - Lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai lâm thổ để bán cho các nước bạn và để mua những 
thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa chế 
 5
tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta *.
 Các chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói 
riêng của Hồ Chí Minh cho thấy, sự tác động giữa các thành phần kinh tế trong một cơ cấu kinh tế 
quá độ, thống nhất, chi phối xu hướng vận động của kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân. Con 
đường tất yếu của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tiểu thương là hình thức hợp tác xã sản xuất để hòa nhận 
vào hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa. Còn đối với các nhà tư bản, thông qua các hình thức tư bản 
Nhà nước, dần dần cải tạo theo hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng tiến bộ, đảm bảo tốt nhất cho 
lợi ích của họ.
 Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế 
không xã hội chủ nghĩa và con đường phát huy tác dụng của chúng trong quá trình xây dựng xã hội 
mới là sự nắm bắt và vận dụng các quan điểm mác-xít của Hồ Chí Minh, khắc phục trên thực tế xu 
hướng “tả khuynh”, chủ trương xóa bỏ ngay lập tức mọi thành phần kinh tế tư nhân trong đường 
lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhiều đảng cộng sản.
 Như vậy, theo Hồ Chí Minh, một đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ chế độ thực dân, 
nửa phong kiến còn có sự đa dạng về hình thức sở hữu, mỗi thành phần kinh tế trong đó có kinh 
tế tư nhân là một bộ phận trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Công nhận sự tồn tại hợp pháp của 
nhiều hình thức sở hữu gắn với các thành phần kinh tế là thừa nhận sự bình đằng của mọi người 
lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế khác nhau. Dân chủ trong quản lý kinh tế là phát huy 
sức mạnh của tất cả các thành phần, các lực lượng kinh tế của nhân dân vì lợi ích của nhân dân. 
Dân chủ trong kinh tế là thừa nhận các loại hình sở hữu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích 
của các giai tầng trong xã hội. Sự nhất trí đó sẽ phát huy được đầy đủ thế mạnh của mọi thành phần 
kinh tế, mọi lực lượng kinh tế, tạo ra nội lực mạnh mẽ đưa nền kinh tế của đất nước phát triển đến 
một trạng thái mới.
 Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư nhân xét ở khía cạnh 
cá nhân, tiểu chủ cũng như kinh tế tư bản tư nhân đều có vai trò đáng kể, cả về phương diện phát 
triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất lẫn phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy 
vậy, cũng cần thấy rằng, kinh tế tư nhân, tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ 
được những hạn chế vốn có như: tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Kinh tế tư bản tư 
nhân thì có tính tự phát rất cao. Đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả là những hiện tượng 
thường xuất hiện ở kinh tế tư bản tư nhân. 
 Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo các 
quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân trong việc phát triển, quản lý thành phần kinh tế 
5 Ngô Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.221.
 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 513
này cũng như các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế. Đảng cần có những chủ trương giúp 
đỡ kinh tế tư nhân, tiểu chủ, giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị 
trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng 
các nhu cầu của dân cư. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xoá bỏ định 
kiến và tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, khoa học - công nghệ, về đào tạo cán bộcho kinh tế 
tư bản tư nhân, đảm bảo phát huy được đầy đủ thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi lực lượng 
kinh tế, tạo ra nội lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ TƯ 
NHÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC. 
 Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhận thức được vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, Đảng Cộng 
sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong chính sách phát triển kinh 
tế nhiều thành phần. Quan điểm đó được thể hiện xuyên suốt từ văn kiện Đại hội lần thứ VI đến 
văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. Đặc biệt, tại văn kiện Đại hội XII, Đảng ta xác định “kinh tế tư 
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Quan điểm này không chỉ thể hiện sự ghi nhận 
đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay, mà còn khuyến khích 
mạnh mẽ kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã 
hội của đất nước.
 Đại hội XII (2016) đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI đã nhấn mạnh: “Trong 5 
năm qua, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam tiếp tục phát triển, tăng trưởng và đóng góp tích cực 
vào quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước đầu tư tư nhân trong nước tiếp 
tục tăng, chiếm khoảng 38,5% tổng đầu tư toàn xã hội”6*. Đặc biệt, trong Văn kiện Đại hội XII, 
Đảng ta đã xác định rõ vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước 
ta hiện nay. Cụ thể, nếu Đại hội XI mới chỉ “coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của 
nền kinh tế”, thì đến Đại hội XII, Đảng ta đã khẳng định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan 
 7
trọng của nền kinh tế” **. Vai trò động lực này thể hiện ở chỗ:
 Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế tư nhân dưới các hình thức tổ chức khác nhau là một trong 
những khía cạnh thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế: nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và bảo hộ 
quyền tự do kinh doanh của công dân; công dân có quyền thực hiện tất cả các hoạt động kinh tế 
trong khuôn khổ luật pháp nhà nước. Điều đó cho phép huy động được rộng rãi các nguồn tài lực, 
trí lực của người dân vào đầu tư phát triển, làm giàu cho người đầu tư và góp phần làm giàu cho 
đất nước.
 Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trực tiếp tạo ra một khối lượng vật chất to 
lớn, đóng góp tích cực vào việc thỏa mãn nhu cầu trong nước, góp phần gia tăng kim ngạch xuất 
khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Thực tế ở nước ta và các nước 
trên thế giới cho thấy, kinh tế tư nhân có tỷ trọng đóng góp ngày càng cao vào tổng sản phẩm quốc 
nội.
 Thứ ba, sự phát triển kinh tế tư nhân góp phần điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư vào những lĩnh 
vực có khả năng bảo đảm hiệu quả, gắn với nhu cầu thị trường. Kinh tế tư nhân có khả năng bảo 
6 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.232.
7 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.103.
514 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
đảm đồng vốn được quản lý sử dụng có hiệu quả cao do sự quan tâm trực tiếp của người chủ sở 
hữu với đồng vốn của họ. Mức hiệu quả này không những tăng khả năng tái đầu tư mở rộng kinh 
doanh của kinh tế tư nhân, mà còn là điều kiện tiền đề để tăng khả năng thu của ngân sách nhà 
nước, tăng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
 Thứ tư, sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và thu nhập 
cho người lao động. Đây là một trong những ưu thế của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế 
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với khu vực kinh tế nhà nước.
 Thứ năm, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kinh tế tư nhân đã và đang 
từng bước khẳng định vị trí chỗ dựa thiết yếu theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Kinh 
tế tư nhân đang có cơ hội phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn bề sâu, số lượng và chất lượng. Xét 
về trung và dài hạn, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước cùng với các tập đoàn kinh tế nhà 
nước và các công ty xuyên quốc gia là động lực kéo chủ yếu dẫn dắt nền kinh tế phát triển. 
 Thứ sáu, sự phát triển kinh tế tư nhân tạo áp lực thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước 
và thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Khi có quan điểm nhận thức đúng về vai trò của 
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước sẽ phải chủ động đổi mới các mặt 
hoạt động phù hợp với nguyên tắc thị trường, để thực sự phát huy vai trò người nhạc trưởng điều 
khiển các hoạt động kinh tế, tạo môi trường thông thoáng, ổn định và bình đẳng cho tất cả các 
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn tạo nên áp lực 
cạnh tranh và đổi mới khiến các doanh nghiệp nhà nước phải tăng quyền chủ động và tính tự chịu 
trách nhiệm, phải đổi mới toàn diện để nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm sự tồn tại và phát triển 
trong nền kinh tế thị trường. 
 Như vậy, quan điểm “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” không chỉ 
thể hiện sự ghi nhận đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay, 
mà còn khuyến khích mạnh mẽ kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào quá trình 
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đại hội XII khẳng định cần phải tiếp tục “tạo điều kiện 
thuận lợi để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động 
 8
lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế” *. 
 Đại hội XII đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như sau: 
 Một là, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng 
mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên; 
 Hai là, thúc đẩy xã hội hóa sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình 
thức doanh nghiệp cổ phần. Tăng cường hỗ trợ để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh 
tế hộ gia đình; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, 
thương hiệu mạnh; 
 Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi 
mới công nghệ, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh và tham gia hiệu 
quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và ngoài nước; 
 Bốn là, hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi 
8 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.271.
 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 515
nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào 
các tập đoàn kinh tế nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 1. Phạm Ngọc Anh (2002), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu, Học viện Chính 
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
 2. Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội.
 3. Ngô Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, 
Hà Nội.
 4. Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 5. Cao Ngọc Thắng (2007), Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc 
gia, Hà Nội, 2016. 
 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_kinh_te_tu_nhan_va_su_van_dung_cua_d.pdf