Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giá trị luận đối với giáo dục nước ta hiện nay
Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, khi chính quyền cách mạng còn ngàn
cân treo sợi tóc, Hồ Chí Minh đã nói rõ ham muốn tột bậc của Người với nhà báo nước
ngoài là: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành”P 2 F1P. Sau 23 năm, trong Di Chúc (10-5-1969), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tái khẳng định ham muốn đó nhưng ở một tầm cao mới: “Điều mong muốn
cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Nghiên cứu về văn bản học không được thoát ly lịch sử và chủ thể của văn bản đó.
Vì thế cuối cùng không với nghĩa là chấm hết mà phải đặt trong tổng thể tư tưởng của
Người, trong tính hệ thống của Di chúc để hiểu thì cuối cùng là sự nhấn mạnh, là điều
quan trọng nhất. Cũng giống như khi chuyển tải Ham muốn theo quan niệm của Người
sang Anh ngữ thì không thể dùng Desire mà phải là The most important aim in his lifevì đó là điều quan trọng nhất trong tất cả cuộc đời Người. Lô gích của vấn đề là ở chỗ
sự tương tác của các khái niệm, nội hàm của các khái niệm tràn ra tạo thành tổ hợp mới
ngay trong lòng tổ hợp gốc theo chiều hướng tiến lên về chất, theo sự phát triển của
cách mạng và những thành quả đạt được của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Do vậy,
nhìn và nghe ngôn từ Người sử dụng có thể nhận ra một phần dự báo cách mạng Việt
Nam. Đó là một trong những lý do là mỗi khi xuân về, người Việt Nam lại háo hức chờ
mong nghe thơ chúc tết của Người
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giá trị luận đối với giáo dục nước ta hiện nay
hành phương pháp luận Hồ Chí Minh. Nhận xét của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phương pháp luận của Hồ Chí Minh: “là phương pháp luận đã đạt tới một trình độ mới trong xem xét và giải quyết, vượt lên nhiều người đương thời trong thế hệ chúng ta để trở thành người kế tục 19 hiếm hoi những người sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng trong thời đại mới”P20F .P Vì vậy quan niệm của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục là sự thống nhất biện chứng của phương pháp và phương pháp luận. Vấn đề phương pháp luôn là vấn đề nổi cộm vì phương pháp thể hiện trình độ nhận thức của con người, mức độ thâm nhập của con người vào thực tiễn. Vì thế sự dịch chuyển của các thời đại thường bắt đầu từ sự nhận thức lại về phương pháp và sự xuất hiện của các ngành khoa học mới bao giờ cũng gắn với vấn đề phương pháp mới. Phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh là cách thức chuyển tải nội dung giáo dục một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Người Viết: “Muốn học 20 tập có kết quả tốt, thì phải có thái độ đúng, phương pháp đúng”P21F .P Phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh là linh động, phong phú, đa dạng nhưng lại cụ thể vì phương pháp đó được rút ra từ thực tiễn giáo dục, từ sự tổng kết thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Bởi thế hạt nhân của nó là Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Hạt nhân này không thể tách rời việc lấy người học làm trung tâm và môi trường giáo dục là sự thống nhất của gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi thế trong vấn đề phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh đã hàm chứa tư tưởng xã hội hoá giáo dục và xã hội hoá kết quả giáo dục. Người viết: “Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: Công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải là trí thức hoàn toàn. Y muốn thành người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng 18 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.25. 19 Đại tướng Võ nguyên Giáp (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.307. 20 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.94. 118 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế 21 vào thực tiễn”P2F .P Vì thế: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì 22 vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”P23F .P Phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh đã loại bỏ được hai căn bệnh trầm kha trong giáo dục, nhất là ở các nước phương Đông là bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm không chỉ trong giáo dục mà cả trong đời sống xã hội. 2.2. Giá trị luận của tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đối với giáo dục nước ta hiện nay Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, về bản chất đó là triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh. Đó không chỉ là sự tổng kết khoa học về giáo dục ở Việt Nam mà còn là những giá trị luận định hướng cho sự phát triển của giáo dục. Nhận thức sâu sắc và vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay ở nước ta có ý nghĩa hết sức to lớn. Nhất là khi mọi lĩnh vực đang đối diện với cách mạng 4.0. Việt Nam đã quyết tâm vượt qua những thách thức, vượt qua chính mình để năm 2045 (100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) nền kinh tế nước ta phải nằm trong 20 nền kinh tế hàng đầu của thế giới. Trong sự tiến lên đó, vai trò của giáo dục, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải là người thổi kèn cho cuộc chiến của trí tuệ và nghị lực của người Việt Nam. Giá trị luận đầu tiên mà tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mà giáo dục hiện nay cần quan tâm đó là tính hiệu quả (phục vụ thực tiễn) phải được xem xét một cách uyển chuyển và linh động. Việc đánh giá trình độ của một nền giáo dục không dừng lại ở những huy chương đoạt được. Đó chỉ là những kết quả làm vẻ vang nền giáo dục, là chỉ số bộ phận, chứ không là tất cả. Sự phát triển của giáo dục thể hiện rõ nhất ở việc sản xuất ra con người như thế nào, ở năng suất lao động, ở sự thâm nhập của giáo dục vào 23 trong thực tiễnP24F .P Tuy vậy tính hiệu quả này không đồng nhất với quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Theo tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh tính hiệu quả đó phải được xem xét trên nền tảng phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân và phục vụ chế độ. Điều này yêu cầu tiếp thu những giá trị ở ngay cả những nền giáo dục tiên tiến nhất phải mềm dẻo, theo nghĩa dĩ bất biến ứng vạn biến là có những thành tựu ấy có làm lợi cho 21 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.504. 22 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.47. 23 Tất nhiên đẻ có năng suất lao động cao phải có nhiều điều kiện, yếu tố nhưng không một yếu tố nào không là kết quả gián tiếp, trực tiếp của giáo dục cả - Nếu xét đến cùng. Điều này có thể kiểm chứng ở các nền giáo dục phát triển của thế giới như Phần Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản. 119 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” dân, cho nước, cho chế độ không. Tính vẻ vang và tính chiến đấu của giáo dục trong giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục nằm ngay trong nội dung của giáo dục Nhìn vào giáo dục đại học Việt Nam, nếu thoáng qua và không đặt trong so sánh với các nước trong khu vực thì có vẻ như Việt Nam thừa đại học. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Cho dù số lượng các trường đại học của nước ta đã vượt quy định và đến 24 trước về mặt thời gianP25F .P Cũng giống như đừng vội thông quan số lượng 24.000 tiến sỹ ở Việt Nam mà kết luận chúng ta thừa tiến sĩ. Biện chứng của hiện tượng và bản chất cho thấy không phải hiện tượng nào cũng phản ánh đúng bản chất. Vì vậy phải có những hệ tham chiếu tuân thủ quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển. Xét đến cùng mọi chỉ số của giáo dục thể hiện ở nhân tố người chứ không phải ở những tranh luận hàn lâm viện. Con số đáng báo động là hàm lượng chất xám trong lao động của Việt Nam thấp nhất trong khu vực: “Đa số lao động có việc làm phi chính thức đều chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong số 19 triệu lao động có việc làm phi chính thức, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ trọng cao nhất (33,6%), tiếp đến là lao động có trình độ tiểu học (24,3%) và trung học phổ thông (18,2%). Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếm tỷ trọng 13,1% tổng số lao động có việc 25 làm phi chính thức”P26F .P Trong khi đó, ở các nước Đông Nam Á, lực lượng lao động có trình độ Đại học và cao đẳng là 60-70%. Đó cũng là một trong những lý do năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất khu vực. Vì thế thừa hay thiếu phải được xem xét trong sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, gắn chặt với hiệu quả và năng suất ( phục xã hội, phục vụ chế độ, đặt nền móng cho sự phát triển tương lai) của hiện tượng ấy tạo ra trong quá trình tác động. Hạt nhân trong quan niệm Hồ Chí Minh về giáo dục là tư tưởng học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Có ý nghĩa phương pháp luận hết sức to lớn đối với giáo dục hiện nay. Trước hết cần phải hiểu nội hàm và ngoại diên của những khái niệm này đã thay đổi trước những thành tựu khoa học. Học và hành đã vượt qua ý nghĩa là hoạt động của cá nhân trong xã hội nông nghiệp để chuyển thành hoạt động của nhóm, của tập thể, thậm chí là cả xã hội. Tầm cao của học đi đôi với hành chính là lý luận thống 24 Theo Quyết định 37, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 460 trường đại học, cao đẳng. Trong đó 224 trường đại học và 236 cao đẳng nhưng cho đến năm 2018 đã có 236 trường Đại học và học viện ( 171 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài) với số lượng 1,7 triệu sinh viên (trên (cụ thể 1.707.025 sinh viên, trong đó 1.439.495 sinh viên công lập, 267.530 sinh viên ngoài công lập), chưa kể quy mô đào tạo hệ cao đẳng thuộc Tổng cục dạy nghề. Nguồn https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/viet-nam-da-vuot-so-luong-truong-dai- hoc-theo-muc-tieu-de-ra-post193670.gd 25 https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19136 120 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế nhất với thực tiễn. Vì vậy sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải khởi đầu từ học đi đôi với hành. “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu 26 không biết đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách”P27F .P Như vậy, cách mạng 4.0 đã bổ sung cho cách hiểu về học gắn với hành trong sự vận động biến đổi theo chiều hướng cách mạng của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Với ý nghĩa đó mọi cuộc cách mạng diễn ra sau 4.0 (tất yếu là như thế) không gì khác hơn là sự tương ứng ở trình độ cao hơn của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong hoàn cảnh lịch sử mới. Với cuộc cách mạng 4.0 hiện nay đã tạo ra những cơ hội mới cho giáo dục. Có thể nói chưa bao giờ người học có điều kiện học và hành như bây giờ. Và cũng có thể khẳng định chưa bao giờ hội đủ để xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời mà Hồ Chí Minh đã đặt nền móng từ những năm 50 của thế kỷ XX. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn trong giáo dục đã trở thành nguyên tắc và phương pháp luận của giáo dục Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là ở thời kỳ hội nhập hiện nay. Vấn đề quan trọng là ở chỗ sự vận dụng, và tiếp nhận của nhân tố chủ quan ở mức độ nào và hiệu quả ra sao. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới những thập niên đầu của thế kỷ XXI Việt Nam, Trung Quốc là hai nước đi tiên phong trong đổi mới giáo dục và đã đạt được thành tựu khả quan trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh những thành tựu trân trọng đó, nền giáo dục nước ta vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém: 1. Thừa, thiếu giáo viên; 2. Hướng nghiệp chưa hiệu quả; 3. Chuẩn ngoại ngữ còn chưa đạt; 4. Điều kiện dạy học thiếu; 5. Tự chủ, nhưng trách nhiệm giải trình hạn chế; 6. Mầm non “còn nhiều bất an”; 7. Đổi mới Giáo dục phổ thông chưa đảm bảo lộ trình; 8. Cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ chưa nghiêm; 9. Sinh viên thất nghiệp còn nhiều và 27 10. Xử lý vi phạm sau thanh tra còn chưa nghiêmP28F .P Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế yếu kém đó là nhân tố con người, nhân tố chủ quan, trong đó nổi lên sự xuống cấp về mặt đạo đức của một số thầy giáo và một bộ 28 phận học sinhP29F .P Về vấn đề này, cách đây 60 năm (1959), Người đã nhắc nhở các thầy 29 cô giáo: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”P30F .P Ý nghĩa triết học của quan niệm này là sự thống nhất của các mối liên hệ cơ bản như nguyên nhân và kết quả, hiện tượng và bản chất, khả năng và hiện thực vì vậy để hình thành một nhân cách, một giá trị đạo đức là một tổ hợp của nhiều vấn đề. Trong giáo dục ít nhất phải là sự 26 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.334. 27 Nguồn: 28 Xem: https://www.nguoiduatin.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-diem-lai-nhieu-han-che-cua-nganh-giao-duc- a444531.html 29 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.492. 121 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” tương tác của liên hệ cơ bản nhất của giáo dục là thầy và trò cùng trong sự vận động biến đổi của môi trường sống, môi trường giáo dục. “Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chứ tự túc, tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại thì lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp việc 30 cải tạo xã hội”P31F .P Tư tưởng người thầy là một tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay trong giáo dục nước ta. Nhất là khi trong giáo dục đã xuất hiện nhiều con sâu. Xét đến cùng các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục xảy ra trong thời gian vừa qua như gian lận trong chấm thi, hiện tượng bằng hai ở Đại học Đông Đô là do sự thiếu rèn, tha hoá đạo đức ở một bộ phận thầy và trò, thậm chí cả đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Các hiện tượng đó không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng giáo dục, mà còn cho thấy bệnh thành tích trong giáo dục đã đổi màu từ những chỉ số lạc quan tếu sang lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Một dấu hiệu xuống cấp, tha hoá về đạo đức trong giáo dục cần ngăn chặn kịp thời để lành mạnh giáo dục và thắp sáng niềm tin trong nhân dân, trong xã hội. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà đạo đức học mà bản thân Người là một tấm gương đạo đức cách mạng. Bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, nhân cách nhà giáo và đạo đức cách mạng là một quá trình, là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố. Trong đó nhân tố giữ vai trò quyết định hiện nay ở Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng là việc học tập tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí minh phải là thực chất, không dừng lại ở hình thức. Dừng lại ở hình thức là vi phạm nguyên tắc giáo dục gắn lý luận với thực tiễn. Với nghĩa đó triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần của dân tộc chứ không chỉ là của nền giáo dục Việt Nam. 3. Kết luận Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh không dừng lại ở lý luận khoa học về giáo dục. Đó là sự kết tinh giá trị tinh tuý của cách mạng Việt Nam, của cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Vì thế tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không chỉ là triết lý về giáo dục mà còn là tổ hợp của những quan điểm có tính chất phương pháp luận cho một nền giáo dục mới, với mục đích không gì khác hơn là đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Trong tổ hợp đó nổi lên quan điểm chỉ đạo là học đi đôi với hành, thực tiễn gắn với lý luận. Từ ý nghĩa phương pháp luận này sẽ quy định và xác định vai trò 30 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.489. 122 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Đại học Huế giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, cơ chế của rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách của thày và trò. Giáo dục Việt nam đã gặt hái được những giá trị trân trọng trong mắt bè bạn nhưng vẫn còn nhiều hạt sạn là ảnh hưởng đến sự phát triển. Những hạt sạn đó không phải từ trên trời rơi xuống mà là hậu quả được xác lập phần lớn từ những nhân tố chủ quan. Vì vậy khắc phục, hạn chế những tác hại của nhân tố chủ quan là công việc cấp bách hiện nay. Với ý nghĩa là phương pháp luận, là giá trị luận thì những triết lý về giáo dục của Hồ Chí Minh chính là động lực tinh thần quan trọng nhất cho chấn hưng và phát triển giáo dục nước ta hiện nay. 123
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc_va_gia_tri_luan_doi_voi_gia.pdf