Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay

TÓM TẮT

Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh. Hồ

Chí Minh quan niệm sức mạnh là ở đoàn kết toàn dân, ở sự đồng lòng của toàn xã

hội. Đoàn kết, theo Hồ Chí Minh, phải dựa trên cơ sở có lý, có tình, có nghĩa; đoàn

kết là để phát triển, để làm tốt hơn nhiệm vụ cách mạng, cách mạng muốn thắng

lợi thì phải đoàn kết; đoàn kết lấy liên minh công- nông- trí thức làm nền tảng, lấy

lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích. Tư

tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết có ý nghĩa to lớn với cuộc chiến chống đại

dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 6

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 7

Trang 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6040
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay
ển kinh tế, văn hóa - xã hội của Nhà 
nước được ban hành nhằm chăm lo đời sống cho nhân dân đã thực hiện có kết quả. 
Quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội 
được thể chế hóa, đã từng bước được phát huy. Sự đổi mới hệ thống chính trị, việc 
tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội, nhất là việc xây dựng và thực hiện Quy chế 
dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc động viên nhân dân và cán bộ hăng 
hái tham gia các sinh hoạt chính trị của đất nước, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các 
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Đó là 
những nhân tố rất quan trọng, là động lực chủ yếu bảo đảm sự ổn định chính trị - xã 
hội và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 
 151 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay 
 Cùng với những tiến bộ và chuyển biến nêu trên, nhiều vấn đề mới đã và đang 
nảy sinh trong quá trình đổi mới, đó là xã hội, giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư đang 
trong quá trình phân hóa. Xuất hiện sự chênh lệch ngày càng lớn về mức thu nhập và 
hưởng thụ giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân lao động 
ở các khu công nghiệp với những người lao động có chuyên môn, tay nghề trong các 
lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, giữa người đương chức và người về hưu Sự phân 
hóa giàu nghèo có chiều hướng gia tăng đã và đang ảnh hưởng lớn đến đại đoàn kết 
dân tộc. Những đặc điểm nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến khối đại đoàn kết. Vì vậy, 
tuy đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường, song chưa 
thật vững chắc và đang đứng trước những thách thức không thể xem thường. 
 Để đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với 
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thật sự là nguồn sức 
mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền 
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần làm cho cả hệ thống chính trị, 
từng cán bộ, đảng viên, trước hết là các cấp ủy đảng và người đứng đầu cấp ủy quán 
triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trận dân tộc đề 
xướng. Phải nắm vững những quan điểm cơ bản và cũng là những định hướng về phát 
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Đấy là lợi ích cơ bản của 
nhân dân, của dân tộc ta ngày nay là độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc 
trong chủ nghĩa xã hội. Lợi ích đó thể hiện cụ thể hằng ngày trong mọi lĩnh vực chính 
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Củng cố tăng cường đoàn kết hiện 
nay không thể chung chung mà phải gắn chặt với việc bảo đảm các lợi ích đó. Một 
trong những động lực thúc đẩy nhân dân tăng cường đoàn kết trong tình hình hiện 
nay là quyền làm chủ đất nước của nhân dân cần được tôn trọng. Pháp luật phải bảo 
đảm để nhân dân thật sự là người chủ, thật sự làm chủ như Hiến pháp đã quy định. 
Trong giai đoạn hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà 
nước có tác dụng trực tiếp và quyết định đến kết quả xây dựng khối đại đoàn kết toàn 
dân tộc, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải thực hiện tốt nhiệm vụ 
giám sát và phản biện xã hội, để các chủ trương, chính sách sát cuộc sống, đáp ứng lợi 
ích của nhân dân. Kiên trì thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần tiếp tục phát huy truyền thống 
đoàn kết, nhân nghĩa, khoan dung, cùng nhau hợp sức xây dựng cho được một xã hội 
đồng thuận cao trên tinh thần cởi mở, độ lượng, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định, phát 
triển toàn diện và bền vững của đất nước. 
 Có thể khẳng định, bài học đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng trở nên sống 
động và mang tính thời sự, ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang 
chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình 
hội nhập ngày một sâu, rộng. 
 152 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
2.2.2. Ý nghĩa đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cuộc chiến chống đại 
dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay 
 Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là 
truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi 
thắng lợi. Những thời điểm ra lời kêu gọi chính là những thời điểm cần huy động sức 
mạnh đoàn kết toàn dân tộc. 
 Ngày nay, trước đại dịch Covid-19 đang lan rộng và phức tạp, một số nước 
được xem là có nền y học phát triển, một hệ thống y tế hiện đại như Mỹ, Đức, Pháp, 
Italy cũng đang rất “đau đầu” chống lại dịch bệnh, nhưng Việt Nam vẫn là một 
trong số ít nước có biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 tích cực và hiệu quả 
được thực tế minh chứng và các quốc gia trên thế giới ghi nhận, trong đó nhân dân tin 
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị của 
Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh. Ấy chính 
là nhờ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thấm sâu tư tưởng của Hồ Chí Minh về 
đại đoàn kết và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Trong trận chiến chống dịch 
COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Đảng, Chính phủ Việt Nam đã 
sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng 
nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của 
mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp 
nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật 
góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống 
đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự 
nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp 
phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và 
ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình 
đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Theo thông tin từ Ủy ban 
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến ngày 17/3/2020 tổng số tiền ủng hộ 
phòng, chống dịch COVID-19 là 236 tỉ đồng. 
 Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết 
sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, 
ngành chức năng và nhân dân Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp 
của người Việt càng tỏa sáng. 
 Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống dịch bệnh đã nhận 
được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến cơ 
sở đều vào cuộc, với khẩu hiệu “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, “ở nhà là yêu nước - yêu 
cộng đồng, yêu gia đình và yêu chính mình”, “chúng tôi đi làm vì các bạn, các bạn hãy 
ở nhà vì chúng tôi”, cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh của nước ta đã đạt kết quả 
đáng mừng. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế: Cho đến ngày 01/5/2020, Việt Nam có 
 153 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay 
tổng số bệnh nhân cả nước đang dừng ở 270 người, trong đó đã chữa khỏi 219 ca, 
chiếm 81,1% tổng số bệnh nhân và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào. Với phương 
châm “chống dịch như chống giặc”, “sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất 
sức khỏe cho nhân dân” mỗi một người dân đã trở thành một chiến sỹ trên mặt trận 
chống dịch bệnh, mỗi y bác sỹ, chiến sỹ lực lượng vũ trang không quản ngại khó khăn, 
gian khổ xung phong ra tuyến đầu trên mặt trận ấy. Có thể thấy khí thế toàn dân 
phòng, chống dịch bệnh vẫn sục sôi như khí thế của những tháng ngày chống lại giặc 
ngoại xâm thuở nào. 
 Cũng như hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên thế giới, Việt 
Nam đã phải chịu tác động đáng kể lên kinh tế - xã hội. Đã hơn 3 tháng kể từ ngày có 
ca mắc Covid-19 đầu tiên, cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi 
ích kinh tế nhưng đã có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới 
các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh 
vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch. Sự đồng tình của nhân dân đã chuyển 
tải thành sự đồng sức, những tình cảm sẻ chia, thương yêu đùm bọc nhau trong khó 
khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh. Những cây ATM gạo, những món quà dù nhỏ nhưng 
thấm đượm nghĩa tình đồng bào. 
 Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chỉ 
thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng chống 
dịch Covid-19, các văn bản chỉ đạo của UBND các tỉnh, thành phố về thực hiện các biện 
pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Bắt đầu từ 0h ngày 01/4/ 2020, người dân 
cả nước đã nghiêm túc thực hiện cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày theo 
nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình; thôn, khu phố cách ly với thôn, khu phố; xã, 
thị trấn cách ly với xã, thị trấn” với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Người dân 
đã tạm đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu, dịch vụ 
ăn uống, cà phê, quán karaoke... Đến nay, mỗi người dân từ trẻ đến già đều đã tự ý 
thức được việc phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng và cho chính mình nên không 
cần phải tuyên truyền nhắc nhở nhiều, ai ai cũng mang khẩu trang khi ở nơi công 
cộng, rửa tay xà phòng, nước xịt khuẩn thường xuyên. Có thể khẳng định, thời gian 
qua các tầng lớp nhân dân trên cả nước đều rất đồng lòng cùng Đảng và Chính phủ 
chung tay đẩy lùi dịch bệnh. 
 Việt Nam - quốc gia nằm gần sát với ổ dịch lớn đầu tiên trên thế giới, với dân 
số lên tới hơn 95 triệu người. Cách phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam đã được thế 
giới ủng hộ, học hỏi, bộ Kit xét nghiệm virus corona của Việt Nam sản xuất đã được 
xuất khẩu, Không chỉ xử lý tốt những diễn biến dịch bệnh trong nước, Việt Nam còn 
thể hiện sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu 
này thông qua việc gửi tặng trang bị bảo hộ y tế cho Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, 
Anh, Lào và Campuchia Đó chính là minh chứng cho tình hữu nghị và tinh thần 
quốc tế trong sáng của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho bạn bè quốc 
 154 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
tế. Đó cũng là sự khẳng định, Việt Nam luôn sẵn sàng cùng thế giới ngăn chặn dịch 
bệnh, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Vì sức khoẻ của 
bản thân mình, vì cộng đồng, vì một thế giới khỏe mạnh, mỗi người dân, các lực lượng 
phòng, chống dịch phải tiếp tục thực hiện thật tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư kiêm 
Chủ tịch nước; các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính 
phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia; hướng dẫn của ngành Y tế. 
 Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại 
virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như 
vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng 
thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm 
ngùi: “chúng ta chỉ biết rất ít về nó”, các chính trị gia gọi đó là “kẻ thù vô hình”, đã đặt 
các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với những mối đe dọa về sức 
khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Vì 
không nhìn thấy “kẻ thù” bằng mắt thường, vũ khí chiến đấu của con người lúc này 
chỉ có thể là sự sáng suốt, bình tĩnh, ý chí, nhận thức và tinh thần đoàn kết.12 Hãy luôn 
ghi nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết để cuộc chiến chống Covid-19 đến 
thắng lợi hoàn toàn như chúng ta đã rất nhiều lần giành thắng lợi trong cả thời chiến 
và thời bình. 
3. KẾT LUẬN 
 Đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo 
đức, phong cách Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Bài học đại 
đoàn kết toàn dân tộc ngày càng mang tính thời sự, có ý nghĩa hết sức quan trọng 
trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng 
thách thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng. Học giả Yuval Harari, tác 
giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của 
thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ 
mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết 
này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai 
minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, 
cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng 
mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy 
đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại 
về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
“Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước 
nhà”. Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết không chỉ có ý nghĩa với Việt 
Nam mà còn mang giá trị thời đại với tất cả các quốc gia trên thế giới./. 
 155 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và ý nghĩa đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Hồ Chí Minh Toàn tập ( 1995). tập 5, tập 7, tập 10, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị 
 quốc gia, Hà Nội. 
 [3]. Yuval Noah Harari (2018). 21 Lessons for the 21st Century. 
IDEOLOGY ON SOLIDARITY AND ITS MEANINGS UPON THE WAR AGAINST 
 THE CORONAVIRUS PANDEMIC- TODAY 
 Pham Thi Que 
 Vinh Phuc College 
 Email: phamthique87@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Solidarity is impied throughly in Ho Chi Minh's ideology as our great president 
 understood the power of the people’s unity, in the consensus of the entire society. 
 Solidarity, according to president Ho Chi Minh, must be based on affection and 
 attitude. A country’s solidarity is a background for its development and 
 revolutionary mission. The solidarity takes the public-agricultural-intellectual 
 alliance as the foundation and considers the highest interests of the nation as a 
 gathering point to ensure the harmony between the interests. Ho Chi Minh's 
 thought about great solidarity has great implications for the current war against 
 the Covid-19 pandemic in Vietnam. 
 Keywords: coronavirus pandemic, Ho Chi Minh’s ideology, solidarity. 
 Phạm Thị Quế sinh ngày 22/02/1987 tại Vĩnh Phúc. Năm 2009, bà tốt 
 nghiệp cử nhân Triết học chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, năm 
 2012, bà tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học tại 
 Học Viện Báo chí & Tuyên truyền. Hiện nay, bà là giảng viên tại Trường 
 Cao đẳng Vĩnh Phúc. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Chủ nghĩa xã hội khoa học. 
 156 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_dai_doan_ket_va_y_nghia_doi_voi_cuoc.pdf