Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

Tóm tắt

Có thể khẳng định, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng xã hội là

nhân tố quyết định bản chất cách mạng, khoa học trong tư tưởng công bằng xã hội

của Hồ Chí Minh. Sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh

đối với chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng xã hội được thể hiện rõ ở một số nội

dung cơ bản: công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử, cần được thực hiện một

cách hợp lý; chỉ có con đường cách mạng vô sản mới thực hiện được công bằng

xã hội; nguyên tắc phân phối theo lao động được coi là công bằng trong giai đoạn

đầu của chủ nghĩa cộng sản; tách biệt hai phạm trù công bằng xã hội và bình

đẳng xã hội Từ đó, Hồ Chí Minh xây dựng tư tưởng công bằng xã hội rất sâu

sắc và độc đáo, vượt xa các quan niệm về công bằng xã hội trước đó không chỉ về

bản chất mà cả độ sâu sắc và toàn diện, nhất là về điều kiện thực hiện.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 6

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 7

Trang 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 8

Trang 8

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 9

Trang 9

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
iện. Phát biểu tại Đại hội thứ nhất 
Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc tình hữu ái thực sự và quyền bình 
đẳng chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản, trong chủ nghĩa cộng sản ta mới có thể thực hiện 
đƣợc sự hòa hợp và hạnh phúc ở chính quốc và ở thuộc địa. 
 Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu những tƣ tƣởng công bằng xã hội ở các quốc gia 
mà Ngƣời tìm đến trong hành trình cứu nƣớc mà còn đấu tranh cho tự do, cho công 
 241| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
bằng một cách mạnh mẽ. Ngƣời đứng trong hàng ngũ đấu tranh của công nhân các 
nƣớc tƣ sản đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm, tham gia hội họp, làm báo, tham gia vào các 
tổ chức chính trị xã hội. Tất cả những hoạt động thực tiễn đấu tranh đòi quyền công 
bằng này cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành tƣ tƣởng công bằng xã hội của Hồ 
Chí Minh. 
 Khi đến nƣớc Nga và trực tiếp tìm hiểu thực tế xây dựng xã hội mới ở Nga, Hồ 
Chí Minh đã thấy những khát vọng về một xã hội tốt đẹp, công bằng cho Nhân dân 
đang đƣợc thực hiện. Nhà nƣớc Xô Viết là nhà nƣớc của Nhân dân lao động; công bằng 
xã hội đƣợc thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã 
hội. Hồ Chí Minh chỉ ra: “Nhƣ ở Nga bây giờ, công cụ sinh sản là của chung, không ai 
bóc lột ai, của cải làm ra theo nguyên tắc “ai không làm không ăn” mà chia cho ngƣời 
làm” [5]. Y tế, giáo dục, các chính sách xã hội cho Nhân dân đƣợc Nhà nƣớc quan tâm. 
Ngƣời dân đƣợc miễn học phí, Nhân dân ai ốm thì đƣợc chữa trị, không mất tiền thầy 
tiền thuốc, giờ giấc lao động, chế độ nghỉ dƣỡng, ngƣời già, trẻ nhỏ đều đƣợc xắp xếp 
hợp lý, công bằng. Hồ Chí Minh xác định đây là một mẫu hình Nhà nƣớc đảm bảo 
công bằng xã hội cho Nhân dân. Từ đó, Ngƣời xác định độc lập dân tộc phải gắn liền 
với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội mới coi công bằng xã hội là một mục tiêu cần 
thực hiện. Chỉ có đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công bằng xã hội mới đƣợc đảm 
bảo. Ngƣời nói: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi ngƣời 
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên 
quả đất, việc làm cho mọi ngƣời và vì mọi ngƣời, niềm vui, hòa bình và hạnh phúc” [2]. 
Trong chủ nghĩa xã hội: “Nhà máy, xe lửa, ngân hàng, làm của chung” [8]. Nhƣ vậy, 
mô hình Nhà nƣớc mới đƣợc các nhà kinh điển vạch ra và đƣợc Hồ Chí Minh đón nhận 
vì nó đáp ứng đƣợc khát vọng giải phóng triệt để cho dân tộc của Hồ Chí Minh. Hồ Chí 
Minh nhấn mạnh công bằng xã hội là một đặc trƣng quan trọng của chủ nghĩa xã hội và 
chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, Nhân dân lao động mới đƣợc hƣởng ngày càng nhiều 
hơn, đầy đủ hơn công bằng xã hội. 
2.3. Thứ ba, nguyên tắc phân phối theo lao động được coi là công bằng trong giai 
đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản 
 Từ việc đánh giá chế độ sở hữu tƣ nhân trong chủ nghĩa tƣ bản là nguyên nhân 
khách quan của tình trạng bất công xã hội, các nhà kinh điển thấy đƣợc nguyên tắc 
phân phối dựa trên lƣợng tài sản, vốn sở hữu là bất hợp lý. Hệ quả của nó là các nhà tƣ 
sản ngày càng giàu thêm trên sự nghèo đói của ngƣời lao động. Chủ nghĩa Mác - Lênin 
|242 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
khẳng định: nguyên tắc phân phối theo lao động đƣợc coi là công bằng trong giai đoạn 
đầu của chủ nghĩa cộng sản. 
 Tuy nhiên, nguyên tắc phân phối này không mang lại công bằng tuyệt đối mà vẫn 
còn hàm chứa tình trạng bất bình đẳng vì những ngƣời lao động không phải ai cũng 
nhƣ ai, ngƣời này khác ngƣời kia về thể chất và tinh thần, trình độ lao động, hoàn cảnh 
gia đình... Vì vậy: “Với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự nhƣ 
nhau vào quỹ tiêu dùng xã hội, thì trên thực tế, ngƣời này vẫn lĩnh nhiều hơn ngƣời kia, 
ngƣời này vẫn giàu hơn ngƣời kia” [1]. 
 Theo nguyên tắc này thì mỗi ngƣời sản xuất sẽ đƣợc nhận trở lại từ xã hội một số 
lƣợng sản phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lƣợng lao động mà họ cung cấp cho xã 
hội, sau khi những khoản cần thiết để duy trì sản xuất, tái sản xuất, cũng nhƣ duy trì 
đời sống cộng đồng đã đƣợc khấu trừ. Khi bƣớc vào xây dựng chủ nghĩa cộng sản, Hồ 
Chí Minh khẳng định đây là nguyên tắc phân phối công bằng cần đƣợc áp dụng triệt để. 
Theo các nhà kinh điển, thực chất công bằng xã hội là mối quan hệ lợi ích của con 
ngƣời. Trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì lợi ích kinh tế là căn 
bản nhất. Vì vậy, thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quyết 
định tới vấn đề này ở các lĩnh vực khác. 
 Nguyên tắc phân phối lợi ích đƣợc Hồ Chí Minh chỉ ra nhƣ sau: “Lao động nhiều 
hƣởng nhiều, lao động ít hƣởng ít, không lao động thì không hƣởng” [6]. Có thể thấy 
đây là nguyên tắc phân phối công bằng trong điều kiện nƣớc ta hiện nay. Điều này thể 
hiện địa vị làm chủ nƣớc nhà, làm chủ tƣ liệu sản xuất của ngƣời lao động. Mọi ngƣời 
đƣợc hƣởng quyền lợi ngang nhau ở những công hiến ngang nhau. Ngƣợc với điều này là 
vô lý, không công bằng: “Lao động ít mà muốn thu nhập nhiều thì rất vô lý” [7]. Hƣởng 
thụ không tƣơng xứng với cống hiến, không cống hiến gì mà đòi hƣởng thụ là đi ngƣợc với 
nguyên tắc phân phối lợi ích công bằng của Hồ Chí Minh. Áp dụng nguyên tắc đúng đắn 
này trong nền kinh tế sẽ giúp việc thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực kinh tế đạt 
hiệu quả cao nhất. 
 Không dừng lại ở nguyên tắc phân phối lợi ích, Hồ Chí Minh còn yêu cầu việc 
phân phối phúc lợi xã hội cũng cần phải đảm bảo công bằng. Làm thế nào để mọi 
ngƣời dân đều đƣợc Nhà nƣớc chăm lo, cải thiện đời sống: “Phải phân phối cho công 
bằng hợp lý, từng bƣớc cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khỏe và giải trí của 
Nhân dân” [9]. Những yêu cầu thiết yếu của Nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần đều 
cần có sự quan tâm của Nhà nƣớc thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Điều này làm nổi 
bật tính nhân văn, triệt để trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội. Nhóm 
 243| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
những ngƣời thiệt thòi, yếu thế, không có khả năng lao động càng cần tới sự giúp đỡ 
đùm bọc của toàn xã hội: “Ngƣời tàn tật, già yếu, cháu bé không phải không lao động 
đƣợc mà không đƣợc ăn. Nhà nƣớc, xã hội giúp đỡ họ” [6]. Nhƣ vậy phân phối lợi ích 
và phân phối phúc lợi xã hội phải đi liền với nhau. Thiếu một phần là đã hiểu không 
đúng bản chất nguyên tắc trong thực hiện công bằng xã hội của Hồ Chí Minh. 
 Theo Mác, xã hội mới sẽ còn tồn tại những bất công khi nó mới lọt lòng từ xã hội 
tƣ bản chủ nghĩa sau những cơn đau đẻ kéo dài. Ông khẳng định: “Nhƣng đó là những 
thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc 
nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tƣ bản chủ nghĩa ra sau những cơn đau đẻ kéo dài. Quyền 
không bao giờ có thể ở một mức độ cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của 
xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [1]. Mác cho rằng không thể ngay lập tức có 
đƣợc công bằng xã hội tuyệt đối do xã hội mới vừa thoát thai khỏi xã hội tƣ sản còn rất 
nhiều khó khăn tồn tại. Khi nền tảng kinh tế không cho phép thì xã hội buộc phải chấp 
nhận những bất công nhất định. Khi xã hội bƣớc vào giai đoạn phát triển cao hơn, lao 
động không đơn thuần là phƣơng tiện sinh sống mà là nhu cầu hoạt động và phát triển, 
ngƣời lao động có thể làm theo năng lực, hƣởng theo nhu cầu. 
 Tiếp nối quan điểm này Hồ Chí Minh cũng khẳng định những bất công sẽ vẫn 
còn tồn tại trong giai đoạn chúng ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thậm chí khắc phục 
bất công này sẽ có thể làm nảy sinh bất công khác. Có những bất công chúng ta phải 
tập trung giải quyết ngay nhƣng vẫn phải chấp nhận có những điều chƣa công bằng còn 
tồn tại. 
2.4. Thứ tư, tách biệt hai phạm trù công bằng xã hội và bình đẳng xã hội 
 Theo Ph. Ăngghen, công bằng và bình đẳng là hai phạm trù tách biệt với nhau. 
Ông đánh giá nếu cho rằng luận điểm (bình đẳng = công bằng) là một nguyên tắc tối 
cao và là một chân lý cuối cùng thì thật là ngu xuẩn. Bình đẳng chỉ tồn tại trong khuôn 
khổ đối lập với bất bình đẳng, công bằng chỉ tồn tại trong khuôn khổ đối lập với không 
công bằng. Kế thừa quan điểm này, Hồ Chí Minh khẳng định không thể đồng nhất hai 
phạm trù công bằng xã hội và bình đẳng xã hội. Trong điều kiện kinh tế xã hội chƣa thể 
tƣơng xứng với các nhu cầu của con ngƣời thì chỉ có thể từng bƣớc thực hiện công 
bằng xã hội hƣớng tới sự nhƣ nhau trong hƣởng thụ của những ngƣời có cùng cống 
hiến chứ chƣa thể làm cho mọi ngƣời đều ngang nhau ở các phƣơng diện. Nếu nhận 
thức sai lầm về vấn đề này sẽ dẫn tới những hành động sai lầm. Ngƣời viết: “Cái gì 
cũng muốn "bình đẳng". Ví dụ: Cấp trên vì công việc phải cƣỡi ngựa, đi xe. Cấp dƣới 
|244 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
cũng muốn cƣỡi ngựa, đi xe. Ngƣời phụ trách nhiều việc, cần có nhà rộng. Ngƣời 
không phụ trách nhiều việc, cũng đòi nhà rộng. Phụ cấp cho thƣơng binh cũng muốn 
nhất luật, không kể thƣơng nặng hay nhẹ. Làm việc gì, thì muốn già, trẻ, mạnh, yếu đều 
làm bằng nhau. Có việc, một ngƣời làm cũng đƣợc, nhƣng cũng chờ có đủ mọi ngƣời 
mới chịu làm. Bệnh này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng. Không hiểu rằng: ngƣời 
khỏe gánh nặng, ngƣời yếu gánh nhẹ. Ngƣời làm việc nặng phải ăn nhiều, ngƣời làm 
việc dễ thì ăn ít” [4]. 
 Ngƣời lấy ví dụ cụ thể: “nếu một chiến sĩ bị thƣơng đƣợc đi xe, ăn ngon, các 
chiến sĩ khác đều đòi đi xe, đòi ăn ngon. Hoặc vì bình đẳng mà bắt buộc một trẻ em 
cũng ăn nhiều, cũng gánh nặng, nhƣ một ngƣời lớn. Nếu nhƣ thế là bình đẳng, thì bình 
đẳng đó rất vô lý, rất xấu, chúng ta phải kiên quyết chống lại thứ bình đẳng đó” (4). 
Nhƣ vậy, để mỗi ngƣời đều có thể hƣởng theo nhu cầu, nguyện vọng của mình là chƣa 
thể có ngay đƣợc trong điều kiện kinh tế còn khó khăn. Do đó, đòi hỏi bình đẳng ai 
cũng nhƣ ai là không phù hợp với hiện thực khách quan. Ta chỉ có thể từng bƣớc đảm 
bảo công bằng xã hội để tiến dần lên bình đẳng xã hội hoàn toàn. 
 Chính sai lầm trong việc đồng nhất giữa công bằng xã hội với bình đẳng xã hội đã 
dẫn tới nguyên tắc phân phối bình quân, chia đều cho tất cả mọi ngƣời. Hậu quả là triệt 
tiêu động lực của sự phát triển kinh tế và trên thực tế lại trở thành bất công. Theo Hồ 
Chí Minh, bình đẳng không phải là bình quân mà xác định trên cơ sở công bằng: ai làm 
nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít, không làm không hƣởng. Không dừng lại ở đó, tiếp 
thu lý luận của Mác trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô ta, Hồ Chí Minh nhận thức 
đƣợc sự bất bình đẳng của nguyên tắc: làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít. C. Mác 
lý giải: với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự nhƣ nhau vào 
quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế ngƣời nãy vẫn lĩnh nhiều hơn ngƣời kia, ngƣời 
này vẫn giàu hơn ngƣời kia là vì bất cứ ngƣời nào cũng chỉ là một ngƣời lao động nhƣ 
những ngƣời khác nhƣng nó lại mặc nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năng 
khiếu cá nhân, do đó về năng lực lao động của những ngƣời lao động. Đó là những 
thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa cộng sản. Do 
đó, Hồ Chí Minh đã bổ sung thêm cho nguyên tắc này để đảm bảo công bằng xã hội 
đƣợc thực hiện. Chấp nhận việc chƣa thể đạt đƣợc công bằng xã hội và bình đẳng xã 
hội tuyệt đối nhƣng vẫn thực hiện công bằng xã hội trong từng bƣớc phát triển. Ngƣời 
vạch rõ: “Phân phối phải theo mức lao động, lao động nhiều thì đƣợc phân phối nhiều, 
lao động ít thì đƣợc phân phối ít. Lao động khó thì đƣợc phân phối nhiều, lao động dễ 
 245| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
thì đƣợc phân phối ít. Không nên có tình trạng ngƣời giỏi, ngƣời kém, việc khó, việc dễ 
cũng công điểm nhƣ nhau” [7]. 
 Có thể thấy rằng, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phạm trù công bằng xã hội và 
bình đẳng xã hội đều là mục tiêu phấn đấu của nhân loại nói chung và Nhân dân ta nói 
riêng. Hai phạm trù này gắn kết chặt chẽ với nhau, có những khía cạnh tƣơng đồng với 
nhau nhƣng không trùng khít với nhau. Phải triệt để tránh việc đồng nhất hai phạm trù 
này trong nhận thức và hành động thực tiễn. 
III. KẾT LUẬN 
 Nhƣ vậy, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng xã hội mang tính 
khoa học, cách mạng và toàn diện. Các ông khẳng định công bằng xã hội nằm trong 
chính cơ sở kinh tế xã hội hiện thực; vạch ra nguyên tắc phân phối công bằng là nền 
tảng để thực hiện công bằng xã hội; nhấn mạnh vai trò quan trọng của công bằng xã hội 
đối với sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm công bằng 
xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nâng tƣ tƣởng công bằng xã hội của Hồ Chí Minh 
lên một tầm cao mới: khoa học và cách mạng. Đánh giá một cách tổng quát, tƣ tƣởng 
Hồ Chí Minh về công bằng xã hội rất sâu sắc và độc đáo, vừa khái quát vừa cụ thể các 
khía cạnh, các vấn đề rất căn bản của con ngƣời và của xã hội. Công bằng xã hội theo 
Hồ Chí Minh là phạm trù thuộc bản chất con ngƣời - xã hội, ở đó thể hiện khát vọng, 
nhu cầu tự nhiên của con ngƣời, đồng thời là quyền chính đáng, thiêng liêng của con 
ngƣời. Bởi công bằng xã hội theo ngƣời là quan hệ ngang nhau về quyền và nghĩa vụ, 
cống hiến và hƣởng thụ,... giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Sự ngang nhau này phải 
theo nguyên tắc hợp lý, phù hợp với tình hình, điều kiện của xã hội ở thời điểm hiện 
tại; trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sống của con ngƣời (kinh tế, chính trị, văn hóa, 
xã hội). Công bằng xã hội đƣợc tập trung thực hiện trong quá trình phân phối lợi ích, 
phúc lợi và trong các cơ hội phát triển. Theo Hồ Chí Minh, công bằng xã hội chỉ trở 
thành hiện thực trong xã hội bảo đảm cho nó các điều kiện hiện thực - đó là chủ nghĩa 
xã hội. Rõ ràng quan niệm và nội hàm về công bằng xã hội trong tƣ tƣởng Hồ Chí 
Minh vƣợt xa các quan niệm về công bằng xã hội trƣớc đó không chỉ về bản chất mà cả 
độ sâu sắc và toàn diện, nhất là về điều kiện thực hiện. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 
 Nội, tr.35-36. 
|246 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.496. 
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.630-631. 
4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.300. 
5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.535. 
6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.404, 
 tr.438, tr.525, tr.607. 
7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.216, 
 tr.443. 
8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.390, 
 tr.699-700. 
9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.224, 
 tr.596. 
 247| 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_cong_bang_xa_hoi_su_van_dung_va_phat.pdf