Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

Tóm tắt

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước hết phải có đảng cách mạng” là một

bộ phận quan trọng trong hệ tư tưởng của Hồ Chí Minh, được hình thành và phát

triển cùng với quá trình hoạt động thực tiễn của Người. Vận dụng tốt tư tưởng của

Người, trong suốt quá trình dẫn dắt cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đặc biệt chú

trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng để Đảng thực sự “là đạo đức, là văn

minh”1, là hạt nhân lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng

Việt Nam. Bài viết này, tác giả tập trung làm rõ vấn đề trên

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 6

Trang 6

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 7

Trang 7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 8

Trang 8

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 9

Trang 9

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
 trị quốc gia, Hà Nội, tr.274. 
|306 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
phát triển của cả dân tộc, vì nhân dân cần một Đảng tiên phong dẫn đƣờng. Để Đảng 
thực hiện đƣợc vị trí vai trò của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Đảng có 
vững cách mệnh mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy”10. 
 “Đảng có vững” ở đây theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng phải là Đảng kiểu mới 
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đó là Đảng cách 
mạng mang bản chất giai cấp công nhân, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, 
giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đảng 
phải luôn tuân thủ những nguyên tắc của một đảng kiểu mới: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - 
Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm 
nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển; Đảng phải có 
kỷ luật sắt và kỷ luật tự giác; đảng viên phải tuân theo tôn chỉ mục đích của Đảng và hoạt 
động trong tổ chức cơ sở của Đảng... Đảng là “ngƣời cầm lái”, vị trí vai trò của Đảng là 
ngƣời lãnh đạo. Muốn vậy Đảng phải tiên phong về mọi mặt, cả chính trị, tƣ tƣởng, tổ 
chức...cán bộ, đảng viên của Đảng phải gƣơng mẫu về đạo đức lối sống... 
 Ngƣời chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai 
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhƣ 
ngƣời không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ 
nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ 
nghĩa Lênin”11. Nhờ có “chủ nghĩa làm cốt”- chủ nghĩa Mác - Lênin - mà Đảng trong 
sáng về tƣ tƣởng, thống nhất ý chí và hành động, đề ra và thực hiện thắng lợi đƣờng lối, 
nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo và phục vụ nhân dân. Do vậy mà Đảng “làm tròn nhiệm 
vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sƣớng”12. 
 Khi đề cập tới tổ chức của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng không phải là 
một tổ chức để làm quan phát tài”13. Đây là tiêu chí đánh giá, phân định rạch ròi giữa tổ 
chức của một Đảng chân chính, một Đảng Cộng sản đích thực, với tất cả các đảng phái, 
các tổ chức chính trị đã xuất hiện trong lịch sử, đƣợc diễn đạt rất Hồ Chí Minh. Ngƣời 
còn yêu cầu Đảng “phải là ngƣời lãnh đạo sáng suốt, trung thành của giai cấp công 
nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam”14. Tổ chức của Đảng phải bao 
10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. 
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. 
12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. 
13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. 
14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41. 
 307| 
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
gồm những ngƣời ƣu tú trong công nhân và nhân dân lao động, tự nguyện hy sinh chiến 
đấu vì mục tiêu lý tƣởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, Đảng phải đƣợc tổ 
chức một cách chặt chẽ, từ dƣới lên trên “theo chế độ dân chủ tập trung” và “luật phát 
triển là phê bình và tự phê bình”, Đảng phải có kỷ luật sắt nhƣng là kỷ luật tự giác. Sức 
mạnh vô địch của Đảng là ở tính tự nguyện, tự giác, sự trung thực và trung thành của 
mỗi đảng viên. 
 Đảng mạnh là bởi cái nền tảng của nó vững chắc. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt 
quan tâm đến xây dựng chi bộ, các tổ chức cơ sở của Đảng và đảng viên. 
 Đảng viên, cán bộ phải là ngƣời có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Họ không 
những phải có trí, có dũng, có mƣu mà còn phải biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công 
vô tƣ. Đó là những ngƣời vừa phải có tài lại vừa phải có đức, phải “vừa hồng vừa 
chuyên”, phải “vững về chính trị, giỏi về chuyên môn”. Xây dựng Đảng vững mạnh 
không những tiêu biểu về mặt trí tuệ mà còn phải là biểu tƣợng về đạo đức, lƣơng tâm, 
danh dự của dân tộc là một nét độc đáo của Hồ Chí Minh. 
 Cùng với đó, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với “quét sạch 
chủ nghĩa cá nhân”. Ngƣời không chỉ vạch rõ nguồn gốc, bản chất, hình thức đa dạng, 
tinh vi của chủ nghĩa cá nhân, mà còn chỉ ra hậu quả ghê gớm của nó, cảnh báo chủ 
nghĩa cá nhân là một trong ba nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng 
Cộng sản. Những cảnh báo của Hồ Chí Minh ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và có 
tính thời sự sâu sắc. Chúng ta cần kiên quyết đẩy mạnh việc tẩy trừ và tiến tới quét sạch 
chủ nghĩa cá nhân. Kết quả của nó liên quan đến uy tín, vai trò, thậm chí đến sự tồn 
vong của Đảng và chế độ, đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội: “Chủ nghĩa cá nhân là 
một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa 
xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”15. 
 Theo Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”16. “Công việc thành 
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”17. Uy tín, vai trò và việc thực hiện nhiệm 
vụ của Đảng gắn liền với cán bộ và công tác cán bộ. Do đó, Đảng phải biết lựa chọn 
cán bộ, huấn luyện họ kỹ càng, phải hiểu cán bộ, nuôi dạy, đối đãi, sử dụng, cất nhắc, 
thƣơng yêu, phê bình cán bộ; “dụng nhân nhƣ dụng mộc”, vì việc mà dùng ngƣời, phải 
trọng nhân tài, trọng mỗi ngƣời làm việc có ích cho nhân dân. 
15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.609. 
16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 309. 
17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.313. 
|308 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy 
sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, đủ năng lực dẫn dắt nhân dân 
biết “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Đảng ra đời và tồn tại không có mục đích nào 
khác hơn là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhân dân là tối thƣợng, là sức mạnh, 
vì vậy, Đảng phải xây dựng mình thành một tổ chức chính trị gắn bó máu thịt với nhân 
dân, phải làm đầy tớ thật trung thành của nhân dân, nghĩa là lãnh đạo và phục vụ nhân 
dân. Và nhƣ vậy, mị dân, theo đuôi quần chúng, quan liêu, dối trá, cửa quyền, hống 
hách với dân hay trù dập quần chúng đều trái với tƣ cách của ngƣời đảng viên, làm tổn 
hại đến Đảng. Hồ Chí Minh căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc 
gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới 
yêu ta, kính ta”18. Hồ Chí Minh còn nói: Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nƣớc, đồng 
thời nó gần gụi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta. 
 Từ quan hệ gốc ấy, Đảng sẽ giải quyết tốt các mối quan hệ khác: Đảng và Nhà 
nƣớc; Đảng với các đoàn thể nhân dân; Đảng với các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; 
với các tôn giáo, dân tộc... Trong tất cả các mối quan hệ ấy, nội dung và phƣơng thức 
lãnh đạo của Đảng ở mỗi thời kỳ một khác. Nhƣng Hồ Chí Minh đã để lại những chỉ 
dẫn quan trọng. Một là, bất cứ hoàn cảnh nào Đảng cũng phải giữ vững vai trò lãnh đạo 
của mình. Không chỉ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả khi đã giành đƣợc 
chính quyền về tay nhân dân. Để giữ vững vai trò và địa vị lãnh đạo Đảng phải tự nâng 
mình lên. Bởi vì, Đảng không thể tự nhận hoặc yêu cầu nhân dân hay các tổ chức trong 
xã hội thừa nhận quyền lãnh đạo của mình “mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành 
nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày khi 
quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì 
Đảng mới giành đƣợc địa vị lãnh đạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cảnh báo về những 
nguy cơ đối với Đảng cầm quyền; những căn bệnh mà khi Đảng cầm quyền dễ mắc 
phải, nguyên nhân và tác hại của nó, đồng thời chỉ ra cách chữa trị. Những lỗi lầm 
chính, đó là: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tƣ túng, chia rẽ,... những căn bệnh nhƣ bệnh 
tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phƣơng, óc 
lãnh tụ, bệnh hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh, bệnh cận thị, bệnh quan liêu, bệnh 
mệnh lệnh, tham ô, lãng phí... Đáng tiếc là những cảnh báo của Hồ Chí Minh có từ rất 
sớm song có những căn bệnh trong thời điểm hiện nay vẫn đang nảy nở với mức độ 
nghiêm trọng, việc chữa trị, ngăn chặn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. 
18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.XXVII. 
 309| 
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
 Nhƣ vậy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trƣớc hết phải có Đảng cách 
mạng” cho ta thấy rằng: Đảng ra đời là một tất yếu khách quan, do đòi hỏi của sự 
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội mới tự do, ấm no, hạnh 
phúc cần phải có lực lƣợng lãnh đạo. Chính từ đòi hỏi khách quan ấy mà phải thƣờng 
xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh. Muốn vậy, Đảng phải luôn tự đổi mới và 
chỉnh đốn. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh . 
Khi nói về vấn đề này Hồ Chí Minh thƣờng dùng cụm từ “trƣớc hết”: “Trƣớc hết phải 
chỉnh đốn lại Đảng”, “Trƣớc hết, nói về Đảng” hoặc “trƣớc tiên”, “việc chính”, “việc 
cần kíp”, “việc phải làm ngay” chứng tỏ Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công việc 
chỉnh đốn Đảng. Nhƣng theo Hồ Chí Minh, đây không phải là một giải pháp tình thế, 
thụ động mà là điều kiện cần và đủ để đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng 
trong các giai đoạn của cách mạng. Với vị trí vai trò, địa vị của Đảng là ngƣời lãnh đạo 
toàn xã hội, trọng trách của Đảng là rất lớn. Đảng cũng là một thực thể xã hội, do đó, 
quá trình xây dựng và hoạt động không thể tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Kẻ thù lại 
luôn tìm mọi cách chống phá. Mặt khác, nhiệm vụ của Đảng và của cách mạng ngày 
càng phát triển, đặc biệt trƣớc những bƣớc ngoặt của cách mạng. Vì vậy, phải tiến hành 
đổi mới và chỉnh đốn Đảng để Đảng phát huy đƣợc những ƣu điểm, khắc phục đƣợc 
những sai lầm khuyết điểm, làm cho Đảng không ngừng lớn mạnh, thực sự vừa là 
ngƣời lãnh đạo, vừa là ngƣời đầy tớ trung thành của nhân dân. Hồ Chí Minh rất coi 
trọng việc thƣờng xuyên kiểm điểm rút kinh nghiệm, tự phê bình, phê bình đối với mỗi 
cá nhân và tổ chức Đảng. Theo Ngƣời, đó là nhằm để làm cho phần tốt nở nhƣ hoa mùa 
xuân, phần xấu bị đẩy lùi. Hồ Chí Minh yêu cầu công tác chỉnh đốn Đảng phải đƣợc 
tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục, bất luận trong điều kiện hoàn cảnh nào. Để 
chỉnh đốn đạt hiệu quả thì phải chuẩn bị chu đáo, xác định rõ mục đích yêu cầu và có 
phƣơng châm chỉ đạo đúng đắn. Cách làm là phải tiến hành trên trƣớc, dƣới sau, làm từ 
trong cấp uỷ rồi đến đảng viên. Phải coi trọng ở tất cả các cấp nhƣng hết sức coi trọng 
chỉnh đốn Đảng ở chi bộ. Quá trình chỉnh đốn phải chỉnh đốn cả tƣ tƣởng kết hợp chặt 
chẽ với tổ chức, dựa vào quần chúng và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia có hiệu 
quả công tác chỉnh đốn Đảng. 
 Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động và những kẻ 
thù của chủ nghĩa xã hội đang ra sức chống phá ta về mọi mặt, trong đó chúng tập trung 
mũi nhọn tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà trƣớc hết vào nền tảng 
tƣ tƣởng của Đảng, vào nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là tập trung dân chủ, vào 
|310 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ... Dƣới chiêu bài “dân chủ” chúng đòi “đa nguyên về 
chính trị”, “đa đảng đối lập”, nêu yêu sách đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp... Trƣớc 
tình hình đó, đòi hỏi chúng ta càng phải nắm vững lý luận và thực tiễn, nhận thức sâu 
sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trƣớc hết phải có Đảng cách mạng” để đấu 
tranh có hiệu quả với những nhận thức và hành động sai trái làm ảnh hƣởng xấu đến vị 
trí vai trò lãnh đạo của Đảng, nhận thức không đầy đủ về công tác đổi mới chỉnh đốn 
Đảng hiện nay, đề cao cảnh giác kiên quyết đập tan những âm mƣu thủ đoạn của kẻ thù. 
III. KẾT LUẬN 
 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trƣớc hết phải có Đảng cách mạng” ngày 
nay vẫn còn nguyên giá trị. Tƣ tƣởng đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với 
quá trình xây dựng và hoạt động của Đảng ta. Quán triệt tƣ tƣởng của Ngƣời, chúng ta 
nhận thức sâu sắc về vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã 
hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Quán triệt tƣ tƣởng của Ngƣời, hơn 90 năm qua, Đảng 
ta đã không ngừng chăm lo công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, xây dựng Đảng ta thật 
sự là đạo đức là văn minh. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về 
cách mạng “trƣớc hết phải có đảng cách mạng” giúp cho cán bộ, đảng viên thấy rõ vị 
trí vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, thấy rõ tầm quan trọng của 
công tác xây dựng Đảng. Từ đó tích cực chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt, nâng cao 
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đồng thời ra sức bảo vệ Đảng. Đặc biệt 
trong tình hình hiện nay, đất nƣớc đang ở vào thời kỳ phát triển mới, thực tiễn đang đặt 
ra những yêu cầu nhiệm vụ mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Trong khi đó, 
các thế lực thù địch lại đang tìm mọi cách chống phá ta nhằm hạ thấp, hòng tiến tới xóa 
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn tƣ tƣởng của Ngƣời để 
từ đó kiên quyết đấu tranh không khoan nhƣợng với những nhận thức và hành động sai 
trái, với những âm mƣu và thủ đoạn của kẻ thù còn là một vấn đề mang tính cấp thiết. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 2. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, 
 Nxb Sự thật, Hà Nội. 
 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, 
 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 311| 
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại 
 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, 
 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 
 Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 
 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
 8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 11. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 12. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 13. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 
 14. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
|312 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_cach_mang_truoc_het_phai_co_dang_cac.pdf