Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay

Gia đình là nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, cùng với đó nó còn giữ vai trò

không chỉ duy trì nòi giống mà còn là nơi thực hiện các chức năng kinh tế, văn hóa và nuôi dạy các thế

hệ mai sau. Tuy vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều

thách thức mới như đề cao tự do cá nhân, lối sống thực dụng,. Để bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức

truyền thống tốt đẹp của gia đình thì việc nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho giáo, cùng những

ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình Việt Nam là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa

quan trọng. Bài báo đi sâu nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho giáo và những ảnh hưởng của nó

tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu này tác giả muốn

góp phần làm rõ hơn những ảnh hưởng của tư tưởng Đạo, Hiếu tới xây dựng gia đình văn hóa mới ở

Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng gia đình văn hóa mới trong thời gian tới.

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4700
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay

Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay
hư 
sự “dân chủ” và “bình đẳng” thái quá đã làm cho mối 
quan hệ trong gia đình trở nên khô khan thiếu gắn 
kết, thiếu vắng sự quan tâm, chia sẻ và trách nhiệm 
đối với nhau trong mỗi thành viên trong gia đình. 
Sự biểu hiện thái độ vô trách nhiệm của các bậc 
cha mẹ đối với con cái trong gia đình ngày càng 
đáng báo động. Họ không chỉ không quan tâm 
chăm sóc, giáo dục con cái đúng mức mà còn để 
mặc cho con cái chơi bời sa đọa trở thành những 
nỗi lo cho gia đình và xã hội, làm cho tình cảm và 
mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ với con cái bị 
xem nhẹ. 
Sự gia tăng tỷ lệ trẻ em hư hỏng và sự bất lực 
của các bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái là 
do sự thiếu gương mẫu của bản thân mình. Họ 
chẳng những không quan tâm đến giáo dục con 
cái, mà còn làm hư hỏng con cái bằng các hành 
động không gương mẫu của chính mình, sự mâu 
thuẫn giữa vợ chồng, sự gia tăng của tình trạng 
ly hôn cũng làm cho gia đình mất đi khả năng bảo 
vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. 
Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về đạo đức 
và văn hóa đang diễn ra trong xã hội nói chung và 
trong gia đình nói riêng đã đặt ra nhiều vấn đề bức 
xúc mà chúng ta phải giải quyết.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG “ĐẠO, HIẾU” 
TỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA MỚI Ở 
VIỆT NAM HIỆN NAY
Những ảnh hưởng tích cực
Thứ nhất, việc giáo dục “Đạo, Hiếu” cho các thế hệ 
trong gia đình luôn là yếu tố được quan tâm trong gia 
đình ở Việt Nam. Trong khi tư tưởng “Đạo hiếu” của 
Nho giáo luôn hướng tới giáo dục cho con cái thái 
độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng 
dưỡng đối với cha mẹ, vì vậy hiện nay tư tưởng này 
vẫn còn có giá trị trong giáo dục đạo đức gia đình. 
Thứ hai, giá trị truyền thống của dân tộc ta là lối 
sống có tình, có nghĩa với mọi người. Hiếu thuận 
với ông bà, cha mẹ, thương yêu anh, chị, em, 
luôn vui mừng trước sự ra đời và trưởng thành 
của thế hệ trẻ và sự cảm thương trước người 
đã chết. Trong khi tư tưởng “Đạo hiếu” của Nho 
giáo lại luôn giáo dục con người phải sống có hiếu 
đạo với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ và hiếu đễ với 
anh em.
Thứ ba, những yêu cầu xây dựng mối quan hệ bình 
đẳng, dân chủ, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên 
trong gia đình ngày càng được đề cao. Trong khi 
quan niệm về “Đạo, Hiếu” một cách mù quáng, một 
chiều áp đặt với thế hệ sau như trong tư tưởng của 
Nho giáo đã không còn nặng nề, không còn phép 
tắc “người quân tử không hay gần con”.
Thứ tư, tư tưởng của Nho giáo vẫn còn giá trị 
to lớn trong việc giáo dục con cái không chỉ có 
trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ mà còn phải biết 
kính trọng, mang đến cho cha mẹ những niềm 
vui, không có những hành vi bất kính với cha mẹ, 
đồng thời cũng phải biết hòa vào những niềm vui 
cùng cha mẹ.
Thứ năm, trong tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho 
giáo cũng khẳng định vai trò của cha, mẹ, ông, 
bà với các thế hệ sau. Vì vậy, ngày nay quan tâm 
chăm sóc và nuôi dạy con cái, chăm lo đến tương 
lai và sự nghiệp cho con là tình cảm, hành vi và 
trách nhiệm của cha mẹ, cha mẹ phải nghiêm 
khắc nuôi dạy và xây dựng hình ảnh của mình làm 
tấm gương tốt về mọi mặt của cuộc sống để con 
cái học tập. Trong gia đình, cha mẹ luôn gương 
mẫu sẽ nhắc nhở và giáo dục được con cái chấp 
hành pháp luật, thực hiện nếp sống có văn hóa, 
biết kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, sẽ 
hình thành lối sống văn hóa trong gia đình và xây 
dựng xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.
Những ảnh hưởng trái chiều
Thứ nhất, lễ giáo của đạo Nho ăn sâu vào đời 
sống đạo đức mỗi gia đình, những tập tục như ma 
chay, cưới hỏi, lễ tết nhiều lúc biến thành những lễ 
nghi phiền toái cổ hủ và hao tiền tốn của. Chính do 
những ảnh hưởng lâu dài của quan niệm coi trọng 
bề ngoài, coi đó là việc quan trọng hơn cả phụng 
dưỡng, kính hiếu với cha mẹ lúc còn sống. Vì vậy, 
đến ngày nay những tập tục ấy vẫn còn tồn tại để 
lại nhiều hậu quả nặng nề gây tác hại không nhỏ 
trong đời sống nhân dân, có nhiều hiện tượng khi 
cha mẹ già yếu thì con cái chẳng quan tâm chăm 
sóc nhưng khi cha mẹ mất đi thì tống táng ma 
chay linh đình và coi như vậy là hiếu thảo, kính 
hiếu với cha mẹ.
Thứ hai, do ảnh hưởng bởi tư tưởng con cái phải 
tuyệt đối phục tùng cha mẹ một cách vô điều kiện 
nên còn không ít trường hợp cha mẹ còn tư tưởng 
gia trưởng áp đặt lên cuộc sống của con cái và 
yêu cầu các con cháu phải phục tùng cha mẹ một 
cách tuyệt đối, bắt ép con cái làm theo ý mình. 
Thứ ba, do ảnh hưởng bởi tư tưởng người quân 
tử là trụ cột trong gia đình, không gần con để giáo 
dục con cái nên ở nhiều gia đình còn không ít 
người làm cha có tư tưởng gia trưởng thiếu quan 
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 107
tâm đến dạy dỗ con cái, người vợ phải có trách 
nhiệm phục tùng theo chồng.
4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NHẰM PHÁT HUY 
NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA TƯ TƯỞNG 
ĐẠO HIẾU VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Thứ nhất: Gia đình Việt Nam cần đặc biệt chú ý 
đến việc giáo dục tôn ti trật tự và thứ bậc trong gia 
đình. Sự phân chia tôn ti trật tự và thứ bậc trong 
gia đình căn cứ vào thế hệ, lứa tuổi và giới tính. 
Trong đó cha mẹ, anh chị là người trên, con em là 
bề dưới. Trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt giáo 
dục các thành viên ý thức tôn kính và tín ngưỡng 
thờ cúng đối với tổ tiên. 
Thứ hai: Giáo dục “Đạo, Hiếu” cũng là nội dung 
rất được coi trọng trong giáo dục đạo đức của gia 
đình truyền thống. Hiếu đễ là gốc của đạo đức con 
người cho nên đã có hiếu và đễ thì các đức khác 
cũng đều có được không những chỉ trong quan 
hệ gia đình mà cả trong quan hệ xã hội nữa. Con 
người có hiếu đễ là con người bao giờ cũng làm 
vừa lòng cha anh, không bao giờ trách cha mẹ 
sai, không cãi lại mà phải vâng lời cha mẹ. Hiếu là 
phải biết giữ mình để phụng dưỡng cha mẹ lúc còn 
sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời. Hiếu còn 
biểu hiện ở chỗ làm cho cha mẹ vinh hiển bằng sự 
thành đạt của mình, không làm tổn hại đến thanh 
danh của gia đình của cha, anh.
Thứ ba: Xây dựng gia đình văn hóa mới lấy tình 
nghĩa và lễ giáo làm chuẩn mực. Đó là gia đình 
thuận hòa trên kính dưới nhường, lớn bảo nhỏ 
làm theo. Trong họ tộc phải biết đoàn kết, đùm 
bọc lẫn nhau. Hôn nhân dựa trên tình yêu trong 
sáng không mang tính vụ lợi. Vợ chồng sống hòa 
thuận đầm ấm thắm thiết lấy sự thủy chung làm 
tiêu chuẩn cao nhất, đó là nét đẹp trong tình yêu 
lối sống của con người Việt Nam. Nuôi con khỏe 
dạy con ngoan, con cái được giáo dục học hành 
đến nơi đến chốn. Bậc cha mẹ, ông bà trong gia 
đình phải là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu 
tự hào và noi theo. Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên 
bằng việc thờ cúng ông bà cha mẹ một cách thành 
kính. Con cái trong gia đình phải biết giữ gìn gia 
giáo, luôn biết bảo vệ thể diện và truyền thống gia 
đình. Một gia đình văn hóa là gia đình thực hiện 
được mối quan hệ trong ấm ngoài êm, xóm làng 
yên vui hòa thuận.
Nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho giáo 
cho thấy có nhiều giá trị còn phù hợp trong việc 
xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay. Nhưng 
giá trị đó rất cần được phát hiện và khuyến khích 
trên cơ sở cải tạo và sàng lọc lại. Xây dựng gia 
đình văn hóa mới hiện nay phải bảo đảm cho các 
thành viên trong gia đình hòa thuận, dân chủ, 
yêu thương nhau, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng 
nhau. Con cháu hiếu kính với ông bà, cha mẹ. 
Cha mẹ, ông bà yêu thương và có trách nhiệm với 
con cháu. Gia đình có trật tự, kỷ cương, nền nếp.
Trách nhiệm của cá nhân, của các thành viên 
trong gia đình đối với nhau là một trong những 
nhân tố tạo nên sự bền vững của kết cấu gia đình, 
là cơ sở của hạnh phúc gia đình. Đạo đức trong tư 
tưởng của Nho giáo đề cập đến trách nhiệm làm 
con là phải hiếu thảo với cha mẹ. “Theo lẽ thường 
thì cha mẹ, anh em, chị em là những người thân 
thiết nhất tất cả phải kính yêu, rồi đối với người 
ngoài phải có lòng trung - thứ, từ ái được. Nếu ở 
với cha mẹ, anh em mà không kính thuận, chứng 
tỏ tình cảm của ta quá ư bạc bẽo, mỏng manh, 
như vậy làm sao thành nhân được” [4]. 
Như vậy đạo hiếu thể hiện thái độ biết ơn của con 
cái đối với công lao to lớn của cha mẹ. Đó là một 
thứ tình cảm tự nhiên mang nhiều yếu tố tâm linh, 
bắt nguồn từ mối quan hệ huyết thống thiêng liêng. 
Trách nhiệm của con cái cũng thể hiện rõ ràng hơn 
trong việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng cha 
mẹ khi già yếu ốm đau, bệnh tật. Điều này có một ý 
nghĩa mang tính xã hội rất to lớn. 
Truyền thống của gia đình Việt Nam là các thành 
viên trong gia đình sống với nhau hòa thuận 
nhưng có trật tự trên dưới, rõ ràng phân minh. 
Mọi người đối xử với nhau theo đúng lễ nghi gia 
giáo cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra 
chồng, không có tình trạng bình đẳng quá trớn. 
Cha mẹ rất có ý thức và trách nhiệm trong việc 
giáo dục con cái sống có trật tự kỷ cương và theo 
đúng lễ nghĩa, từ cách xưng hô, thưa gửi, thăm 
hỏi, tang lễ, cúng tế đến việc tuân thủ lệ làng xã 
và luật pháp của nhà nước. Việc giáo dục lễ đã 
đạt tới mức sâu sắc, trở thành niềm tin chi phối 
nhận thức và hành động của con người. “Sự giáo 
dục của ông (Khổng Tử) về lễ đạt tới mức sâu sắc ở 
chỗ nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của 
con người. Ông đã huy động được dư luận của toàn 
xã hội, trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. 
Mức độ sâu sắc còn ở chỗ nó đi vào lương tâm con 
người, vi phạm lễ là điều sỉ nhục, thậm chí đến mức 
thà chết không bỏ lễ” [3].
Thứ tư: Tư tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho giáo còn 
có nhiều điểm phù hợp cho việc xây dựng đạo 
đức gia đình ở Việt Nam hiện nay, với những quan 
niệm về vai trò, vị trí của gia đình, cách đối xử đến 
những quy tắc đạo đức trong quan hệ gia đình, 
cách đối xử của con cái đối với cha mẹ và trách 
nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái 
cũng để lại những kinh nghiệm đáng suy nghĩ cho 
chúng ta. Mặt khác, Nho giáo là một học thuyết 
uống nước nhớ nguồn, đề cao coi trọng quan hệ 
huyết thống nên nó đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ 
giữa những thành viên trong một gia đình, một 
dòng họ. Những người trong gia đình, họ hàng thì 
108
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
phải cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, biết giữ gìn và 
phát huy truyền thống của gia đình và dòng họ. 
Họ hàng, làng xã được tổ chức theo tư tưởng Nho 
giáo sẽ tạo dựng được những cộng đồng ổn định 
nhờ vào lòng hiếu đễ, kính nhường.
Trong quan hệ cha mẹ với con cái cũng phải xây 
dựng theo tinh thần mới, cha mẹ thương yêu 
không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng 
và định hướng những nhu cầu chính đáng của 
con cái, nuôi dạy chúng thành những người tốt 
trong gia đình, có ích cho xã hội. Ngược lại, con 
cái phải biết kính trọng cha mẹ và tự tu dưỡng, 
rèn luyện, phát huy những truyền thống tốt đẹp 
của gia đình. Bên cạnh đó xây dựng các quan hệ 
anh chị em, quan hệ ông bà và cháu chắt, cũng 
cần được xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tình 
thương, quan tâm, có trách nhiệm, để gia đình 
hòa thuận, êm ấm, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Thứ năm: Trong Nho giáo, lễ là một phạm trù đạo 
đức, mỗi người cư xử, giao tiếp theo đúng bổn 
phận, theo trật tự trên, dưới là giữ đúng lễ, cũng 
là thực hiện đúng hành vi chính trị. Ngày nay, tất 
nhiên chúng ta không duy trì trật tự lễ giáo theo 
kiểu phong kiến, con cái lúc nào cũng sợ sệt, một 
mực tuân theo lời cha mẹ. Nhưng ở các trường 
học chúng ta thường thấy câu: “Tiên học lễ, hậu 
học văn”, vậy thì trong gia đình đóng góp được 
gì trong việc học lễ ấy. Như chúng ta đã biết, do 
tính đặc thù của kết cấu gia đình là mỗi đơn vị 
sản sinh và nuôi dưỡng, dạy dỗ nên những con 
người, trong quan hệ không phải là bình đẳng dân 
chủ mà là quyền uy. Các thành viên trong gia đình 
không phải là mỗi người tự ý tự do cá nhân, mà 
là một cộng đồng có trật tự trên dưới, tức là tạo ra 
lễ đã tự mang sẵn trong giáo dục gia đình. Đồng 
thời, trong môi trường trật tự trên dưới chặt chẽ 
này, quyền uy được biểu đạt ra không phải bằng 
pháp chế, mà bằng tình nghĩa, bằng nêu gương.
Trong mỗi gia đình, cha mẹ chẳng ra cha mẹ, anh 
chị không ra anh chị, thì không mong giáo dục các 
thế hệ trong gia đình để được dưới ra dưới. Đứa 
trẻ sống trong một gia đình trên không ra trên, 
dưới không thành dưới, thì giáo dục ở nhà trường 
dù có dạy học về lễ, là phải kính trọng cha mẹ, 
ông bà dù có hay đến đâu cũng chỉ là “nước đổ 
đầu vịt”, Bởi thế giáo dục lễ giáo trước hết phải 
từ trong giáo dục gia đình. 
5. KẾT LUẬN
Nho giáo du nhập vào Việt Nam và luôn giữ vai trò 
quan trọng trong đời sống văn hóa, Nho giáo đã 
thấm sâu, bám rễ vào mọi lĩnh vực của đời sống 
tinh thần dân tộc và ảnh hưởng của nó đặc biệt 
sâu sắc trong gia đình Việt Nam. Quan niệm về 
Đạo hiếu một mặt có những nhân tố tích cực nhất 
định, góp phần làm sâu sắc thêm truyền thống 
dân tộc Việt Nam như: truyền thống thờ cúng tổ 
tiên, tình nghĩa huynh đệ - phụ tử, Tuy vậy, tư 
tưởng Nho giáo cũng có những yếu tố không còn 
phù hợp với thực tiễn hiện nay như: những hủ tục 
ma chay, cưới hỏi, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, 
tư tưởng gia trưởng, Trước những biểu hiện cả 
mặt tích cực và những hạn chế của tư tưởng Nho 
giáo, việc cải tạo và kế thừa tư tưởng “Đạo, Hiếu” 
của Nho giáo nhằm xây dựng gia đình văn hóa 
mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó 
chúng ta cần phải đẩy mạnh học tập và làm theo 
tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc 
khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo và 
loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của nó và tư 
tưởng của Người trong việc xây dựng gia đình 
văn hoá mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1950). Luận ngữ, Tứ thơ. 
NXB Thuận Hóa Huế, tr.58.
[2]. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1996). Mạnh Tử - Tập 
hạ, Tứ thơ. NXB Thuận Hóa, Huế, tr.58.
[3]. Vũ Khiêu (1996). Bàn về văn hiến Việt Nam. NXB 
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4]. Trần Trọng Kim (1990). Nho giáo. NXB TP. Hồ Chí 
Minh, tr.388.
[5]. Vi Chính Thông (1996). Nho gia với Trung Quốc 
ngày nay. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.265.
[6]. Nguyễn Đình Tường (2002). Một số biểu hiện của 
sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị 
trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc 
phục. Tạp chí Triết học, (6), tr.19 - 22.
[7]. Doãn Chính (chủ biên) (1997). Đại cương triết học 
Trung Quốc. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002). Khai thác các giá trị 
của truyền thống Nho học phục vụ phát triển của 
đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa. Tạp chí 
Triết học, (4), tr.28 - 31.
[9]. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998). Một số vấn đề 
Nho giáo ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, 
Hà Nội.
[10]. Nguyễn Đăng Duy (1998). Nho giáo với văn hóa 
Việt Nam. NXB Hà Nội.
[11]. Lý Trường Hải (2002). Khổng Tử. NXB Văn hóa 
thông tin, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Hùng Hậu (2003). Đặc điểm của Nho 
Việt. Tạp chí Triết học (3), tr.41 - 43. 
[13]. Nguyễn Minh Hòa (2000). Hôn nhân - Gia đình 
trong xã hội hiện đại. NXB Trẻ, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_dao_hieu_trong_nho_giao_va_anh_huong_cua_no_toi_qua.pdf