Tư tưởng của Mạnh Tử về đạo đức người cầm quyền và bài học đối với cán bộ quản lí ở Việt Nam hiện nay
Một trong những nội dung cơ bản trong đường lối chính trị của Mạnh Tử là vấn đề đạo đức của
người cầm quyền. Tư tưởng đó lấy nhân nghĩa làm gốc, coi trọng vai trò của dân. Đó là đường
lối nặng "đức", nhẹ "hình", khuyến khích người đời - từ thường dân đến bậc vua chúa - đều phải
tu thân rèn đức theo mẫu người quân tử. Bài viết góp phần nhận thức rõ hơn nội dung tư tưởng
về đạo đức người cầm quyền của Mạnh Tử và rút ra những bài học thiết thực nhằm nâng cao năng
lực và đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lí ở nước ta hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng của Mạnh Tử về đạo đức người cầm quyền và bài học đối với cán bộ quản lí ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng của Mạnh Tử về đạo đức người cầm quyền và bài học đối với cán bộ quản lí ở Việt Nam hiện nay
n đạo đức của mình để nhận sự chăm dân đó. 2.3 Người cầm quyền phải biết coi trọng dân, dưỡng dân. Khi nói đến dân, Mạnh tử nói rằng: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh – Dân là quí, sau đó tới xã tắc, còn vua có thể xem nhẹ” [3, tr.1347]. Ở đây, Mạnh Tử đã đề cao vai trò tuyệt đối của dân, dân được coi là gốc của nước. Vai trò của dân trong tư tưởng “dân vi quí” của Mạnh Tử còn được biểu hiện khi Mạnh Tử coi dân là một trong ba điều quan trọng nhất của nhà vua, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy, hưng vong của chế độ. “Các vua chư hầu có ba điều phải coi là quí trọng: đất đai, dân chúng và việc chính trị. Người nào coi trọng châu ngọc, tai ương ắt tới thân” [3, tr.1361]. Dân có vai trò quan trọng nên người cầm quyền phải hành động theo ý dân, lòng dân. Đại học Nguyễn Tất Thành 73 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6 Dân giữ vai trò quan trọng là bởi vì trong xã hội họ là người làm ra của cải vật chất, duy trì sự tồn tại của xã hội nên vua, quan phải dựa vào dân. Cũng do điều kiện thời Chiến Quốc – thời gian Mạnh Tử sống có đặc điểm chiến tranh khốc liệt, dân tình lầm than, khổ cực hơn thời Xuân Thu của Khổng Tử nên Mạnh Tử đã thẳng thắn bênh vực dân hơn Khổng Tử. Dân có vai trò quan trọng đối với địa vị của người cầm quyền và xã tắc nên Mạnh Tử khuyên người cầm quyền phải thi hành chính sách dưỡng dân, chăm dân. Đặc biệt, ông đưa ra tư tưởng phải có “hằng sản” – dư thừa của cải rồi mới có “hằng tâm” – có lòng thương người, bố thí cho người, ưa thích việc thiện. Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng "sử dân dĩ thời" của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đề xuất một đường hướng kinh tế khá hoàn chỉnh nhằm hướng đến cải thiện đời sống của dân, "nếu bậc quốc trưởng làm cho việc ruộng nương được dễ dàng (đừng bắt họ làm xâu lúc cày cấy gặt hái) và bớt thuế má cho dân, thì dân trở nên phú túc... bực thánh nhân cai trị thiên hạ, khiến ai nấy đều có đủ ruộng và lúa, cũng như họ có đủ nước và lửa vậy. Nếu dân chúng có bề phú túc về đậu và lúa cũng như họ có đủ về nước và lửa thì họ còn ăn ở bất nhân làm chi" [1, tr.235]. Với Mạnh Tử, giảm bớt tô thuế không chỉ là việc làm có ý nghĩa đối với dân chúng mà còn là một trong những tiêu chuẩn của người trị dân theo đường lối nhân chính. Như vậy, Mạnh Tử cho rằng, nhà cầm quyền không thể bỏ lơ công việc sinh nhai của dân được. Đó là vấn đề căn bản cho sự sống còn của dân, là điều kiện cốt yếu cho tinh thần đạo đức của dân. Nhà cầm quyền phải làm thế nào để giúp dân ngày càng tạo ra nhiều của cải, đời sống sung túc, có như vậy xã tắc mới trở nên thái bình thịnh trị được. Muốn dưỡng dân, thì phải cho dân đủ đất làm ruộng, phải chế sản cho công bằng, phải phân chia ruộng đất hợp lí và khuyến khích dân làm giàu. Nếu Khổng Tử coi trọng việc dưỡng dân hơn cả việc bảo vệ xã tắc, nhưng mới dừng lại ở những nguyên tắc có tính đường lối, thì Mạnh Tử quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp kinh tế cụ thể nhằm tạo ra cho dân số một sản nghiệp no đủ. Mạnh Tử đòi hỏi bậc minh quân phải "chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho họ trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi sống vợ con, nhằm năm trúng mùa thì mãi mãi no đủ, phải năm thắt ngặt thì khỏi nạn chết đói" [1, tr.38], và "Thánh nhân cai trị thiên hạ, phải làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa, khi đậu thóc nhiều như nước lửa thì dân chẳng còn ai bất nghĩa nữa" [1, tr.246]. 2.4 Người cầm quyền phải nhẹ hình phạt và tăng cường giáo dân Trong đường lối nhân chính ngoài việc lấy nhân nghĩa làm gốc, coi "dân là quí”, thi hành chế độ điền địa và thuế khoá công bằng, Mạnh Tử còn chủ trương phải giảm nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hóa dân. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử trước sau tôn sùng "vương đạo" phản đối "bá đạo". Mạnh Tử coi việc giảm hình phạt phải là một chính sách của đức trị. Ông nói: Vua cần phải thi hành phép cai trị nhân - đức đối với dân: Giảm hình phạt, bớt thuế - liễm, khiến dân siêng lo việc cày sâu cuốc bẫm, làm vườn làm tược". Theo Mạnh Tử cần phải nhẹ hình phạt bởi nếu "dân khờ khạo mà phạm luật nước, đó không phải là tội của họ, mà chính là tội của nhà cầm quyền chẳng biết giữ gìn, giáo hoá họ" [1, tr.179]. Có một điều nhất quán giữa Khổng - Mạnh trong chủ trương nhẹ hình là cả hai ông đều xem chính hình và thưởng phạt khéo có thể giúp cho sự giáo hóa dân chúng. Mạnh Tử, cũng xem trọng giáo hóa như Khổng Tử, nhưng cái mới ở ông là rất quan tâm đến việc quảng bá giáo dục, thông qua việc xây dựng hệ thống trường học rộng khắp. Ông chủ trương hình thành một mạng lưới trường học đa dạng từ làng xã đến kinh đô, từ trường hương học đến trường quốc học; đó là những trường, tự, học, hiệu, để giáo hóa dân chúng. Như vậy, so với Khổng Tử, chủ trương giáo hóa của Mạnh Tử có tính quảng bá và phổ cập hơn. Ngoài việc chú ý đề cao giáo dục đạo đức nhân luân như Khổng Tử, Mạnh Tử còn thấy được trách nhiệm của người trị dân là phải dạy dân cấy gặt, chăn nuôi, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất hơn. Ông chỉ rõ: "Vua Thuấn đã cho ông hậu tắc việc dạy dân cấy gặt và gieo trồng năm giống lúa chín, nhân dân nhờ đó mà sống" [1, tr.169]. Có thể thấy rõ quan điểm giáo dục và giáo hóa dân của Mạnh Tử thể hiện một bước tiến mới so với Khổng Tử trước đó và là một nội dung quan trọng hợp thành đường lối chính trị nhân nghĩa mà Mạnh Tử đã suốt đời cổ vũ. 3 Một số bài học Cán bộ quản lí, được hiểu theo nghĩa thông thường, là những người làm công tác có chức vụ lãnh đạo, để phân biệt với người thường không có chức vụ trong một cơ quan tổ chức. Hiện nay, một số cán bộ lãnh đạo, quản lí vẫn giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng. Trong công tác lãnh đạo, quản lí họ luôn luôn đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu và có những sáng kiến quản lí khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của cơ quan, tập thể. Trong công việc quản lí, họ luôn làm hết mình, coi trọng vai trò của nhân dân, quan tâm tới lợi ích của nhân dân và lắng nghe ý kiến đóng góp của dân. Một số cán bộ, quản lí vẫn hết mình phụng sự nhân dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [7, tr.611-612]. Bên cạnh đó, một số cán bộ lãnh đạo, quản lí có biểu hiện suy thoái về đạo đức. Đó là tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền và gây nhũng nhiễu dân. Lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vụ lợi; tệ tham nhũng, quan liêu, hối lộ lãng phí của công không giảm; có lối sống buông thả, tham gia vào một số tệ nạn xã hội; trong công việc được giao, tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm còn phổ biến. Đặc Đại học Nguyễn Tất Thành Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6 74 biệt, họ chưa quan tâm tới lợi ích của nhân dân, cửa quyền, hống hách, đi ngược lại với qui chế dân chủ mà Đảng và Nhà nước ta đang tuyên truyền và phát động. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi” [2,tr.61]. Thực trạng năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lí ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề lớn, gây bức xúc trong dư luận. Đây cũng là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng gây mất niềm tin trong nhân dân nhằm mục đích chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng của Mạnh Tử về đạo đức của người cầm quyền để rút ra những bài học cơ bản nhằm khai thác giá trị trong tư tưởng của Mạnh Tử để nâng cao năng lực và đạo đức cho cán bộ quản lí ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết. 3.1 Bài học về khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân Kế thừa tư tưởng Mạnh Tử, Nguyễn Trãi khẳng định, “chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” [6, tr.276]. Nhân dân là sản phẩm của lịch sử nhưng cũng là chủ thể của lịch sử. Quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, họ tham gia sản xuất và tiến hành thực hiện những cuộc cách mạng to lớn trong lịch sử xây dựng đất nước. Trong vai trò là chủ thể của xã hội, nhân dân đã và đang có những sáng kiến đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng một số vấn đề mới như: kinh tế, môi trường, văn hóa, tôn giáo, dân tộc để lợi dụng niềm tin của một số người dân nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta. Mặt khác, số ít cán bộ quản lí ở một số cơ quan có biểu hiện cửa quyền, hống hách, hoạnh họe nhân dân. Tất cả những vấn đề này đang gây mất niềm tin trong nhân dân. Do đó, vấn đề đặt ra là Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đề cao vai trò của người dân. Đặc biệt, người cán bộ quản lí cần tôn trọng dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để dân tin tưởng vào Đảng và chính quyền. 3.2 Bài học về đẩy mạnh các biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Trong tư tưởng của Mạnh Tử, người cầm quyền phải chăm lo đời sống kinh tế cho người dân. Đây là bài học quí mà chúng ta cần phải tiếp thu. Nhân dân là những người trực tiếp làm ra của cải vật chất nên họ muốn được hưởng xứng đáng thành quả lao động đó. Vì vậy, cán bộ quản lí phải thường xuyên có những sáng kiến đổi mới phương pháp làm việc để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, từ đó nâng cao thu nhập cho nhân viên. Đối với cán bộ quản lí xã hội, cần có những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể, phù hợp với mỗi khu vực, đơn vị như: dạy nghề, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ đưa hàng hóa ra thị trường Khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao thì họ sẽ tin tưởng đi theo sự lãnh đạo, quản lí của người cán bộ. 3.3 Bài học về đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lí Mạnh Tử đề cao việc tu dưỡng đạo đức của người cầm quyền, đặc biệt là vấn đề nêu gương về đạo đức cho dân chúng noi theo, một trong những nguyên tắc của giáo dục đạo đức là nêu gương. Ở mỗi đơn vị, địa phương hoặc rộng hơn ở phạm vi quốc gia, cán bộ quản lí, lãnh đạo thường là tấm gương để cán bộ cấp dưới và người dân noi theo. Do đó, cán bộ quản lí, lãnh đạo không gương mẫu, nói không đi đôi với làm, khi kêu gọi cấp dưới giữ gìn đạo đức trong sáng, không tham nhũng, lãng phí, trong khi bản thân lại không tự giữ mình thì không thể có môi trường đạo đức lành mạnh. Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm mà mình thì ăn trưa ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm mà mình thì xa xỉ lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích” [5, tr.108]. 3.4 Bài học về xử lí nghiêm minh các vấn đề liên quan đến suy thoái đạo đức, vi phạm kỉ luật của cán bộ quản lí Trong thời gian qua, một số cán bộ vi phạm kỉ luật, suy thoái đạo được đưa ra xử lí góp phần xây dựng niềm tin trong nhân dân. Tuy nhiên, do chưa làm đồng bộ và triệt để nên vẫn còn một bộ phận cán bộ cửa quyền, tham nhũng vẫn chưa được xử lí hoặc có xử lí thì tội trạng vẫn còn nhẹ so với hậu quả của vi phạm. Nguyên nhân của tình trạng này là do nể nang, sợ trách nhiệm và nhận hối lộ trong công tác xử lí vi phạm. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần xử lí nghiêm minh, triệt để, đúng người đúng tội dối với các vi phạm liên quan đến đạo đức và vi phạm kỉ luật của cán bộ quản lí, lãnh đạo; có như vậy mới củng cố được lòng tin của nhân dân. 3.5 Bài học về tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức suốt đời của người cán bộ quản lí Tu dưỡng đạo đức là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì, chỉ có ra sức học tập và rèn luyện thì mới trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, mới răn dạy được người khác. Muốn người ta chính thì trước hết mình phải chính, tự mình phải trong sáng. Người cán bộ cách mạng muốn có đạo đức trong sáng thì phải kiên trì tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Để đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới hiện nay, người cán bộ phải không ngừng tu dưỡng đạo đức cá nhân, tự rèn luyện, tự đánh giá, tự điều chỉnh mình theo các giá trị đạo đức. Thực tế chứng minh rằng, sự tác động có mục đích của giáo dục chỉ bắt đầu phát huy tác dụng khi có sự hưởng ứng của đối tượng một cách tự giác. Muốn dân tộc phát triển thịnh vượng thì mỗi cán bộ phải ham mê học tập và ứng dụng những điều đã học vào trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Người cán bộ không chỉ tu dưỡng đạo đức trong học tập, trau dồi đạo đức cách mạng mà còn phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong tất cả mọi lĩnh vực. Đại học Nguyễn Tất Thành 75 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 6 4 Kết luận Tư tưởng của Mạnh Tử về đạo đức người cầm quyền với nội dung chính là đề cao vai trò của nhân dân, vai trò của việc dùng đạo đức để trị người. Đề cao việc tu dưỡng đạo đức của người cầm quyền có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng lực và đạo đức cho người cán bộ quản lí ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu vấn đề này là việc làm quan trọng với mục đích kế thừa các giá trị tích cực, tiến bộ của Mạnh Tử để nâng cao năng lực và đạo đức cho người cán bộ quản lí. Vì thế, đây được xem là biện pháp xây dựng bộ máy chính quyền tiến bộ, đề cao quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Tài liệu tham khảo 1. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1950), Tứ Thơ, Hạ Mạnh Tử, Nxb. Trí Đức Tòng Thơ, Sài Gòn. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân (dịch), Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 4. Nguyễn Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu) (2007), Mạnh Tử, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Mencius’s thought on the virtues of the ruler and lessons for managers in Viet Nam today Le Duc Tho Da Nang Vocational Training College ductho@danavtc.edu.vn Abstract One of the basic contents of Menci's political lineage is the ethics of the ruler. That idea promotes justice and humanity, as well as the importance of the people. That is the way of the "moral", light penalties, encouraging people from ordinary people to kings to cultivate morals to the form of a gentleman. This article contributes to better understanding of the content of Mencius’s governor mindset and draw practical lessons to improve the capacity and ethics of the management staff in our country today. Keywords Mencius, the virtue of the ruler, managers.
File đính kèm:
- tu_tuong_cua_manh_tu_ve_dao_duc_nguoi_cam_quyen_va_bai_hoc_d.pdf