Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm "Những nguyên lý của triết học tương lai" và ý nghĩa của nó

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuối những năm 30 – đầu những năm

40 của thế kỷ XIX, tại Đức, các cuộc

đấu tranh tư tưởng giữa giai cấp tư

sản và lực lượng phong kiến ngày

càng lên cao. Tình trạng chia cắt đất

nước đã cản trở sự phát triển của

công nghiệp và thương nghiệp. Bên

cạnh đó, giai cấp tư sản bấy giờ đứng

trước hai lực lượng mà họ cho là đều

đáng ngại như nhau – lực lượng của

“quá khứ” và lực lượng của “tương lai”.

Trong bối cảnh này tầng lớp tư sản

trung lưu chọn giải pháp dung hòa với

chế độ quân chủ - né tránh sự va

chạm trực tiếp với chế độ hiện hành

bằng việc phê phán triết học Kitô giáo

chính thống; một bộ phận khác theo

khuynh hướng dân chủ tư sản lại

muốn đưa nước Đức thoát khỏi tình

trạng hiện có. Trong số những đại

biểu tiêu biểu của khuynh hướng dân

chủ tư sản nổi bật là Ludwig

Feuerbach (L. Feuerbach). Triết học L.

Feuerbach không nằm ngoài dòng

chảy của triết học cổ điển Đức được

hình thành vào cuối những năm 30 –

đầu những năm 40 của thế kỷ XIX.

Tác phẩm Những nguyên lý của triết

họ ương lai được L. Feuerbach viết

và hoàn chỉnh vào năm 1843, tác

phẩm là sự tiếp nối của ông trong việc

phê phán Cơ Đốc giáo và nền chuyên

chính tinh thần kết hợp với chế độ

quân chủ Phổ làm mất tự do, cả tự do

về tinh thần của con người

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 1

Trang 1

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 2

Trang 2

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 3

Trang 3

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 4

Trang 4

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 5

Trang 5

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 6

Trang 6

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 7

Trang 7

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 8

Trang 8

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 9

Trang 9

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học tương lai và ý nghĩa của nó trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm "Những nguyên lý của triết học tương lai" và ý nghĩa của nó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm "Những nguyên lý của triết học tương lai" và ý nghĩa của nó

Tư tưởng cải cách triết học của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm "Những nguyên lý của triết học tương lai" và ý nghĩa của nó
hững 
luận điểm sai lầm của chủ nghĩa duy 
tâm, đồng thời đem đến cách hiểu 
mới về con người, khác với chủ nghĩa 
duy vật thế kỷ XVII - XVIII, khi công 
thức “con người – cỗ máy” trở thành 
điểm nhấn trong nhân sinh quan của 
R. Descartes, T. Hobbes, La Mettrie... 
L. Feuerbach (2015: 60) chứng minh 
rằng, triết học mới “chỗ đứng của nó 
mang tính duy lý, bản ngã, ý thức 
trong tâm trí họ được hiểu một cách 
đơn giản hoặc trong Chúa, nó cao 
 NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH TRIẾT HỌC 
18 
nhất và cuối cùng của cả nền triết học 
kinh viện”. 
Học thuyết triết học về con người căn 
cứ vào chất liệu của các khoa học 
khác nhau để hình thành cách tiếp cận 
phù hợp, giải thích xác đáng cái căn 
bản nhất trong quan hệ giữa người với 
người, khác hoàn toàn với lối giải thích 
tư biện và thần bí về cái gọi là chiều 
sâu tâm hồn con người. Tư tưởng 
nhân văn của L. Feuerbach gắn kết 
hữu cơ với khoa học tự nhiên, thậm 
chí ông còn xem thuyết nhân bản như 
đỉnh cao của khoa học tự nhiên. Khoa 
học triết học mới theo L. Feuerbach 
thoát khỏi cách tiếp cận tư biện, cố 
gắng lý giải mối quan hệ liên tục giữa 
tư duy với các quá trình vật chất được 
thực hiện trong cơ thể con người, với 
tri giác cảm tính. Đối với L. Feuerbach, 
sự tồn tại là một nhận thức, cảm xúc 
và tình yêu. Ông chỉ ra, bản thân 
Thiên Chúa Kitô cũng chỉ là một sự 
trừu tượng từ tình yêu của con người. 
2.3.2. Yêu thương và quý trọng con 
người 
Thế nào là triết học mới? Theo L. 
Feuerbach, triết học mới phải khác về 
căn bản với triết học cũ bằng việc 
đem đến câu trả lời hoàn bị về bản 
chất chân chính, hiện thực và toàn 
diện về con người, đối lập với quan 
điểm của tôn giáo và triết học tư biện, 
là quan niệm phi nhân, siêu tự nhiên 
về con người. Triết học chân chính 
cần phải tuyệt giao với các nguyên tắc 
tư biện, với các nguyên lý của chủ 
nghĩa duy tâm tuyệt đối. Để điều đó 
được thực hiện, cần xem xét bản chất 
thực sự của con người là nguyên tắc 
chủ đạo. Ông (2015: 167) nói: “Triết lý 
mới như sự phủ định của thần học, 
phủ nhận sự thật của tôn giáo Nhân 
chủng học là tôn giáo của chính nó”. 
Quan điểm đạo đức chiếm vị trí đáng 
kể trong triết học L. Feuerbach nói 
chung, tác phẩm Những nguyên lý 
triết họ ương i nói riêng, và được 
đề cập như phần sống động của tư 
tưởng nhân văn, với những nét đặc 
trưng được trau chuốt cho thích ứng 
với xã hội thời ông. Triết lý tình yêu, 
hạnh phúc, tự do được Feuerbach 
gắn kết với quan niệm về mục tiêu 
tinh thần của nhân loại – tôn giáo của 
tình yêu, tương tự như “nhân đạo 
giáo” của Auguste Comte. 
Con người trong quan điểm của L. 
Feuerbach khác với các nhà triết học 
trước là con người “bằng xương bằng 
thịt”, không phải con người chỉ có ý 
thức mà con người tồn tại, là khách 
thể của sự sống, khách thể của chính 
họ; con người với những giác quan 
của họ, bao hàm trong đó là nhận 
thức, cảm xúc và tình yêu. Chỉ trong 
cảm xúc, con người là tuyệt đối, riêng 
biệt. Để lý giải về tình yêu với con 
người là một sự mê hoặc, riêng biệt, 
một dấu hiệu để phân biệt với “loài” 
nói chung, trong tác phẩm Bản chất 
của Kitô giáo, L. Feuerbach (2012: 8) 
đã từng đặt câu hỏi: “Bằng cách nào 
con người có thể chống lại cảm xúc, 
yêu thương trong yêu thương, một lý 
trí sáng suốt?”. Ông trả lời: cảm xúc là 
dấu hiệu đặc biệt của sự tồn tại ở con 
người, chỉ ở trong cảm xúc, tình yêu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
19 
mới là khách thể của sự đam mê, 
thực tiễn. Tình yêu, nỗi đau, cảm xúc 
là những thuộc tính vốn chỉ tồn tại ở 
con người, con người trần trụi được 
nhận thấy rõ ràng, không trừu tượng, 
bí ẩn. Cảm xúc, sự chứa đựng độ sâu 
chân thành nhất, cái gì vốn có ở con 
người, tự nó đã là thần thánh. Yêu 
con người, yêu chính mình là điểm bắt 
đầu của quá trình vươn ra cộng đồng. 
Yêu bản thân không có nghĩa là chỉ 
yêu bản thân mình. Nói yêu bản thân 
chỉ đơn giản là khẳng định cái Tôi 
trước cái khác. Yêu – đó không phải 
là chủ nghĩa vị kỷ mà là khắc phục nó. 
Con người làm chủ tình yêu, hay tình 
yêu làm chủ con người? L. Feuerbach 
từng hỏi như thế. Và ông nhấn mạnh: 
khi tình yêu kích thích con người với 
niềm vui, thậm chí đi tới cái chết vì 
người mình yêu, thì đó chính là sức 
mạnh cá nhân tự tại hay đúng hơn, 
sức mạnh của tình yêu. Khát vọng 
hạnh phúc cá nhân gắn liền với khát 
vọng hạnh phúc của mọi người – ý 
tưởng ấy cần trở thành mệnh lệnh của 
cuộc sống, thành thông điệp xã hội. 
Khi anh yêu người khác, anh hóa thân 
thành người khác bằng tình yêu của 
mình. Vậy yêu người khác cũng là yêu 
chính anh. Tình yêu – theo L. 
Feuerbach – mới là giá trị tuyệt đối, 
nơi bí mật cuộc sống được tiết lộ, 
tình yêu là sự đam mê, tồn tại, thực 
tế. Nỗi đau của tình yêu là những cảm 
xúc chân thật nhất chứ không siêu 
hình trừu tượng như trong triết học 
cũ. Triết học mới, theo L. Feuerbach 
bắt nguồn từ Tôi – một thực thể có 
thực – tồn tại và có giác quan, có bản 
ngã và nhận thức về chính mình. Triết 
học mới không tách rời trí tuệ khỏi các 
giác quan để tìm ra siêu năng lực mà 
tinh thần và lý trí là những yếu tố của 
giác quan, thuộc tính của giác quan. 
Vấn đề khát vọng hạnh phúc được L. 
Feuerbach xem như phần tất yếu 
trong cuộc sống con người. Mỗi cá 
nhân đều có quyền sống hạnh phúc 
và hướng tới hạnh phúc. “Khát vọng 
hạnh phúc – đó là khát vọng của 
những khát vọng „Tôi muốn‟ có 
nghĩa là „tôi không muốn rơi vào bất 
hạnh, tôi muốn hạnh phúc‟” (L. 
Feuerbach, 2015: 38). Ý chí và “ý chí 
hướng đến hạnh phúc” ở Feuerbach 
đồng nghĩa với nhau. Khái niệm hạnh 
phúc được hiểu khá rộng, nhưng ý 
nghĩa, tính chất của nó chỉ có một – 
tính cá thể. Định nghĩa hạnh phúc như 
trạng thái mà ở đó “thực thể có thỏa 
mãn và thỏa mãn thực sự nhu cầu cá 
nhân đặc trưng của mình, liên quan 
đến bản chất và cuộc sống của mình” 
(L. Feuerbach, 2015: 49), ông nhận 
thấy có nhiều cách hiểu về khái niệm 
này vừa đa nghĩa, vừa có tính cá thể. 
Con người có thể muốn cái mà trong 
hiện thực không đem đến hạnh phúc 
như hệ quả của quan niệm xuyên tạc 
về hạnh phúc, cũng như hệ quả của 
quan niệm sai lầm về phương thức 
dẫn đến mục tiêu. “Chắc hẳn hạnh 
phúc mang tính chủ quan, như quá 
nhiều nhà đạo đức học biết và bàn 
đến, và quả nhiên nó là như thế. 
Hạnh phúc của tôi không tách khỏi cá 
thể tính của tôi” (L. Feuerbach, 2015: 
52). 
 NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH TRIẾT HỌC 
20 
2.3.3. Quan tâm đến đời sống con 
người 
L. Feuerbach hoàn toàn không muốn 
xóa bỏ tôn giáo, bản thân triết học của 
ông cũng hòa vào tôn giáo. Theo L. 
Feuerbach, tôn giáo mà ông đề xuất là 
quan hệ yêu thương giữa người với 
người; mối quan hệ này, cho đến nay 
vẫn đi tìm chân lý của nó ở sự phản 
ánh huyền ảo của hiện thực - ở sự 
trung gian của một hay nhiều ông thần, 
tức là những hình ảnh huyền ảo của 
các thuộc tính con người – nhưng 
ngày nay đã tìm thấy chân lý ấy, một 
cách trực tiếp không cần có trung gian, 
trong tình yêu thương giữa “Tôi” và 
“Anh”. Vì thế mà theo L. Feuerbach 
tình yêu cuối cùng là tình yêu nam nữ 
là một trong những hình thức cao nhất 
của việc thực hành tôn giáo mới của 
ông. Xem xét Kitô giáo dựa trên 
những chất liệu thực tiễn và sự trải 
nghiệm cá nhân, thông qua biểu hiện 
cụ thể của tôn giáo tại Đức và Tây Âu 
trong thời kỳ đầy mâu thuẫn một cách 
phê phán, L. Feuerbach mong muốn 
thay Kitô giáo bằng tôn giáo không có 
Thượng đế, tôn giáo tình yêu vĩnh cửu. 
Tình yêu là quy luật phổ quát của lý 
tính và tự nhiên. Ông thừa nhận: “Triết 
học mới mang đến không gian của tôn 
giáo; nó mang bản chất của tôn giáo; 
trong thực tế, nó là tôn giáo” (L. 
Feuerbach, 2015: 77). Vì thế, nó cần 
phải là quy luật cao nhất và trước nhất 
của con người. Tình yêu là mối liên hệ, 
là bản nguyên kết nối giữa cái hoàn 
thiện và không hoàn thiện, giữa cái tội 
lỗi và cái vô tội, giữa cái phổ biến và 
cái cá thể, giữa luật lệ và con tim, 
giữa thần và người. Tình yêu tự nó là 
Thượng đế, bên ngoài tình yêu không 
có Thượng đế. Tình yêu làm cho con 
người trở thành Thượng đế và 
Thượng đế trở thành con người. Tình 
yêu là sự thống nhất chân chính 
Thượng đế và con người, tinh thần và 
tự nhiên. Với cách hiểu này, ông đem 
ý nghĩa tôn giáo gán cho cả quan hệ 
lứa đôi và hôn nhân. Trong Bản chất 
Kitô giáo (2012: 98) ông nói cụ thể về 
tình yêu bằng quan điểm: “ Tình yêu 
(của người đàn ông) dành cho phụ nữ 
là cơ sở của tình yêu phổ quát. Ai 
không yêu phụ nữ, kẻ đó không yêu 
con người” Như thế là, do chỗ tình 
yêu được tuyên bố như là bản chất 
chân chính của tôn giáo, chủ nghĩa vô 
thần của Feuerbach hiện ra ở đây với 
tính cách là tôn giáo chân chính, tôn 
giáo không hượng đế. 
Đồng thời, ông cũng nhận định, triết 
học mới không hòa tan vào nhân 
chủng học, vào lý trí, hay tình cảm mà 
nó là sự thật về cuộc sống của con 
người. Tức là những cái đang diễn ra 
trong đời sống con người, không trừu 
tượng, thần bí mà trần trụi như bản 
chất của họ. Ở một chỗ khác, ông 
nhận mạnh: “Nghệ thuật, tôn giáo, triết 
học và khoa học chỉ là sự biểu hiện sự 
tồn tại thật của con người. Con người 
là thật và con người hoàn hảo chỉ khi 
anh ta sở hữu óc thẩm mỹ hoặc nghệ 
thuật, tôn giáo hoặc phẩm hạnh, triết 
học hoặc khoa học giác quan là 
lòng nhân đạo” (L. Feuerbach, 2015: 
76). Nền tảng của triết học mới, theo L. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020 
21 
Feuerbach, cũng là bản chất triết học 
của con người, nó phù hợp với thực 
tế khách quan. 
3. TẠM KẾT 
Mặc dù, thuyết hữu thần và Thiên 
Chúa giáo có những quan điểm khác 
nhau về Chúa, nhưng quan điểm 
chung họ vẫn thừa nhận sự tồn tại 
của Thượng đế - đối tượng có lý trí 
vượt lên trên con người và tồn tại bên 
ngoài sự tồn tại của con người. Không 
thừa nhận quan điểm đó của thuyết 
hữu thần cũng như Thiên Chúa giáo, 
L. Feuerbach phân biệt tôn giáo và 
thần học. Thần học, thuyết hữu thần, 
triết học duy tâm, đều là sự tư biện đối 
với tôn giáo, chúng chịu sự phê phán 
một cách ngẫu nhiên. Thượng đế là 
sự mặc khải bản chất bên trong của 
con người, sự thể hiện cái Tôi của con 
người. Bản chất của Thượng đế 
không có gì khác hơn là bản chất con 
người, khát vọng được thoát khỏi 
những giới hạn cá thể. Do đó, L. 
Feuerbach (2015: 35) nhấn mạnh: 
“Chúa là khách thể giống như bất cứ 
khách thể nào có giác quan; nhưng, 
tại thời điểm giống nhau, ngài cũng là 
chủ thể của chính nó, và, thay vào đó 
giống như chủ thể của con người. 
Chúa sáng tạo ra mọi sự vật rằng là 
một phần từ chính ngài, ngài quay trở 
lại chính mình trong chính mối quan 
hệ của mình và có liên quan đến 
những sự vật khác tồn tại một phần từ 
chính ngài; ngài có cả tình yêu và sự 
thưởng ngoạn xảy ra cùng lúc và với 
những cái khác” (L. Feuerbach, 2015: 
13). 
Trên cơ sở kế thừa triết học của 
Hegel, L. Feuerbach cũng thừa nhận 
những đóng góp của Hegel cho triết 
học hiện đại, đồng thời, ông cũng chỉ 
ra rằng, Hegel “biến hoạt động chủ thể 
này thành chính hoạt động của thần 
thánh”. Hegel cho rằng, toàn bộ giới 
tự nhiên, thế giới vật chất chỉ là tồn tại 
khác của ý niệm, biến thể của tinh 
thần mà không có sự hiện diện của ý 
thức, và chỉ là sự chuẩn bị cho quá 
trình chuyển hóa của tự nhiên. Phê 
phán Hegel, L. Feuerbach chỉ ra rằng 
chính Hegel đã khôi phục và làm trung 
gian cho thần học thông qua sự phủ 
định của chủ nghĩa duy lý. 
Khẳng định triết học mới là triết học 
của con người, nền tảng của triết học 
phải bắt đầu từ con người và vì con 
người (nhân học), L. Feuerbach nhận 
định, triết học mới là những nguyên lý 
nhận thức, là chủ thể, không phải bản 
ngã, con người cá nhân mới là chủ 
thể của lý trí, là những con người có 
tư duy. L. Feuerbach mong muốn xây 
dựng là một xã hội có sự độc lập, tự 
do dành cho con người không bị 
“giam cầm” bởi nhà thờ Kitô giáo hay 
Thượng đế của chủ nghĩa duy tâm. 
Mặc dù có những tư tưởng cải cách 
triết học mang tính nhân văn, hướng 
đến giải phóng con người nhưng do 
những hạn chế của điều kiện lịch sử 
cũng như trong tư duy nên L. 
Feuerbach chỉ xem con người một 
cách trừu tượng, phi lịch sử, con 
người tự nhiên, sinh học mà chưa gắn 
với những điều kiện hiện thực của xã 
hội loài người, những quan hệ phức 
 NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH TRIẾT HỌC 
22 
tạp trong điều kiện đối kháng giai cấp 
nên L. Feuerbach vẫn chưa vượt qua 
được. Trong khi đó, C. Mác - bằng 
những nghiên cứu thực tiễn – đã chỉ 
ra rằng, con người khác rất nhiều với 
con vật, ngoài những bản năng tự 
nhiên, con người có ý thức, con người 
còn có cả hành động mà con vật 
không thể nào có là sản xuất vật chất: 
“Bản thân con người bắt đầu tự phân 
biệt với súc vật ngay khi con người 
bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh 
hoạt của mình” (C. Mác và Ph. 
Ăngghen, 2004: 66). 
Minh chứng cho nhận định của mình, 
C. Mác đã phân tích các hình thức sở 
hữu của loài người, nhờ có tái sản 
xuất mà con người trải qua nhiều loại 
hình sở hữu khác nhau trong lịch sử; 
từ “sở hữu bộ lạc” đến “sở hữu công 
xã và sở hữu nhà nước thời cổ” để 
đến “hình thức sở hữu thứ ba là sở 
hữu phong kiến” (C. Mác và Ph. 
Ăngghen, 2004: 68, 69, 71). Trong 
quá trình chuyển từ hình thái sở hữu 
này sang hình thái sở hữu tiến bộ hơn, 
con người có ý thức về chính họ và về 
xã hội họ đang sống, họ ý thức được 
các mối quan hệ giữa mình và người 
khác, trong khi đó, loài vật không làm 
được việc này. Theo phân tích của C. 
Mác, con người một mặt có quan hệ 
với đời sống tự nhiên, một mặt họ “tự 
tạo ra chính họ”, đó là quan hệ xã hội 
– trong đó có tình yêu gia đình – điều 
mà trước đó, L. Feuerbach chưa nhìn 
thấy được hoặc chưa được nhắc tới. 
Để nghiên cứu con người, C. Mác nói: 
người ta không chỉ nghiên cứu mặt tự 
nhiên hay chỉ mặt xã hội mà là sự kết 
hợp cả hai. Điều này thì người Đức 
nói chung, L. Feuerbach nói riêng vẫn 
chưa làm được, vì “người Đức không 
những thiếu năng lực hiểu biết và 
thiếu tài liệu mà thiếu cả „sự xác thực 
của cảm giác‟” (C. Mác và Ph. 
Ăngghen, 2004: 82), họ chỉ làm cách 
mạng bằng lý luận, chưa thâm nhập 
vào đời sống thực tiễn. L. Feuerbach 
muốn cải cách xã hội, nhưng ông chỉ 
nghiên cứu mặt tự nhiên của con 
người, làm mọi biện pháp để con 
người được tự do về mặt tinh thần 
như ông nói triết lý mới mang màu sắc 
“tôn giáo của tình yêu”.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Đinh Ngọc Thạch, Doãn Chính (đồng chủ biên). 2018. Lịch sử triết họ phương -
Tập 1. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
2. L. Feuerbach. 2012. The Essence of Christianity. General Book LLC. Memphis. 
Printed in the USA. 
3. L. Feuerbach. 2015. Principles of the Philosophy of the Future. New York: Prism Key 
Press. US. 
4. C. á v h. nggh n o n ập. 2002. tập 3. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự 
thật. 
5. C. Mác và Ph.Ăngghen. 2004. Hệ ư ưởng Đức (tái bản). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc 
gia. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_cai_cach_triet_hoc_cua_ludwig_feuerbach_trong_tac_p.pdf