Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác là nền tảng lý

luận quan trọng để Việt Nam kế thừa và vận dụng sáng tạo trong thực hiện cải cách

chính sách tiền lương mới hiện nay. Với vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách

kinh tế - xã hội, việc tiếp tục cải cách chính sách tiền lương nói chung, chính sách

tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp nói riêng một cách khoa học,

minh bạch, phù hợp có ý nghĩa rất to lớn đối với người lao động và sự nghiệp đổi

mới đất nước đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6140
Bạn đang xem tài liệu "Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Từ lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền công của C. Mác bàn về chính sách cải cách tiền lương mới đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
vực FDI “khoảng 10%, cao 
hơn doanh nghiệp dân doanh 20%, 
nhưng lương trả cho lao động có trình 
độ chuyên môn, kỹ thuật cao chỉ bằng 
50-60% so với doanh nghiệp FDI” [1, 
tr. 232]. Thực tế ở khu vực ngoài nhà 
nước, khu vực FDI, không ít người lao 
động luôn đứng trước sự chèn ép tiền 
lương tối thiểu xuống sát với mức 
lương tối thiểu theo quy định của nhà 
nước, chưa đảm bảo lợi ích chính đáng 
của người lao động. Việc phân phối tiền 
lương giữa người quản lý và người lao 
động, giữa lao động là người Việt Nam 
và lao động là người nước ngoài làm 
cùng công việc còn thiếu tính công 
khai, minh bạch, công bằng. Tiền lương 
chưa thực sự phản ánh đúng giá cả sức 
lao động, chưa thực sự gắn với mối 
quan hệ cung – cầu lao động trên thị 
trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn 
tốc độ tăng của năng suất lao động. 
Mức lương tối thiểu còn thấp, chưa theo 
kịp với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái 
sản xuất sức lao động và sự phát triển 
kinh tế – xã hội. Chung quy, dù đã trải 
qua bốn lần cải cách lớn cùng với nhiều 
lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu 
vùng nhưng “tiền lương vẫn thấp, chưa 
đủ sống, chưa tạo động lực đủ mạnh, 
kích thích được người lao động phát 
huy tài năng, công hiến, tận tâm, tận lực 
với công việc, phục vụ nhân dân và 
doanh nghiệp” [1, tr. 175-176]. Do đó, 
việc tiếp tục thực hiện điều chỉnh tiền 
lương đối với người lao động trong 
doanh nghiệp là yêu cầu khách quan và 
cấp thiết trong giai đoạn phát triển mới 
của đất nước. 
2.2.2. Chính sách tiền lương mới và 
ý nghĩa của nó đối với người lao động 
trong doanh nghiệp ở Việt Nam 
Trên cơ sở nhận thức tầm quan 
trọng đặc biệt của chính sách tiền lương 
đối với người lao động cũng như phân 
tích, đánh giá về những hạn chế, bất cập 
trong chính sách tiền lương hiện hành, 
Đảng và Nhà nước ta quyết tâm “đẩy 
mạnh cải cách chế độ tiền lương, giải 
quyết tốt mối quan hệ giữa tăng năng 
suất lao động và tăng tiền lương, lấy 
tăng năng suất lao động làm cơ sở để 
tăng tiền lương. Tiếp tục hoàn thiện 
chính sách tiền lương, tiền công,; 
hình thành cơ chế tiền lương theo 
nguyên tắc thị trường, bảo đảm hài hòa 
lợi ích của người lao động và người sử 
dụng lao động” [8, tr. 45-46]. Để đảm 
bảo ổn định xã hội, tạo động lực phát 
triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới 
hiện nay, Đảng ta đã ban hành Nghị 
quyết số 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 
về cải cách chính sách tiền lương đối 
với cán bộ, công chức, viên chức, lực 
lượng vũ trang và người lao động trong 
doanh nghiệp. Đây được coi là nghị 
quyết chuyên về cải cách chính sách 
tiền lương, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, 
trách nhiệm, quyết tâm, tầm nhìn của 
Ðảng khi xác định một cách sáng rõ về 
nội dung cải cách, lộ trình thực hiện, 
mục tiêu đạt được phù hợp với từng đối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
37 
tượng người lao động và gắn với tình 
hình thực tiễn của đất nước. Riêng đối 
với người lao động trong doanh nghiệp, 
những điểm nổi bật của chính sách cải 
cách tiền lương mới được thể hiện qua 
các phương diện sau: 
Về nội dung cải cách, Nhà nước 
tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện và công 
bố chính sách về tiền lương tối thiểu 
vùng theo tháng và theo giờ nhằm bảo 
đảm mức sống tối thiểu của người lao 
động và gia đình người hưởng lương, 
nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối 
thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị 
trường lao động. Các doanh nghiệp 
được tự quyết định tiền lương và trả 
lương gắn với năng suất và kết quả lao 
động, nhưng không thấp hơn mức tối 
thiểu do Nhà nước quy định trên cơ sở 
thương lượng thỏa thuận ba bên: người 
sử dụng lao động – người lao động – tổ 
chức đại diện người lao động. 
Về lộ trình thực hiện, chính sách 
tiền lương mới đã được cân nhắc, tính 
toán, hoạch định thông qua những bước 
đi cụ thể. Từ năm 2018-2020, mức 
lương tối thiểu vùng được điều chỉnh 
tăng phù hợp với tình hình phát triển 
kinh tế – xã hội, khả năng chỉ trả của 
doanh nghiệp để đến năm 2020 mức 
lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối 
thiểu của người lao động và gia đình họ. 
Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm 
nhìn đến năm 2030, nhà nước định kỳ 
điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 
trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng 
tiền lương quốc gia. Nhà nước không 
can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền 
lương của doanh nghiệp mà giao quyền 
tự quyết định cho doanh nghiệp. 
Chính sách cải cách tiền lương mới 
theo tinh thần Nghị quyết 27 là một 
trong những quyết sách lớn của đất 
nước, có ý nghĩa rất quan trọng không 
chỉ đối với người lao động mà còn đối 
với sự ổn định, phát triển của đất nước. 
Có thể khái quát qua các khía cạnh sau: 
Một là chính sách tiền lương mới 
nếu được thực thi đúng sẽ bảo đảm đời 
sống của người lao động và gia đình 
của người hưởng lương. Đối với người 
lao động, “tiền lương là nguồn thu nhập 
chính”, là cơ sở chính để bảo đảm các 
nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần 
thiết yếu nhằm sản xuất và tái sản xuất 
sức lao động. Về mặt xã hội, tiền lương 
chính là chỉ số phản ánh chất lượng và 
mức sống của người lao động đồng thời 
là thước đo sự phát triển của xã hội. 
Theo đó, cùng với mỗi bước tiến của 
nền kinh tế là phải không ngừng nâng 
cao khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất 
và tinh thần của người lao động, cải 
thiện đời sống, mức sống, chất lượng 
cuộc sống của người lao động và gia 
đình của họ bằng việc điều chỉnh tăng 
lương thông qua quyết sách của Đảng 
và Nhà nước về cải cách chính sách tiền 
lương mới. 
Hai là chính sách tiền lương mới sẽ 
góp phần khuyến khích và tạo động lực 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 
Tiền lương với ý nghĩa là nguồn thu 
nhập chính, chỉ trở thành động lực 
mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực của 
người lao động khi được trả đúng và 
xứng đáng. Số lượng nguồn thu nhập ấy 
lại được xác định dựa trên cơ sở “năng 
suất và kết quả lao động”. Tiền lương 
theo chính sách cải cách mới được 
hoạch tính theo “nguyên tắc phân phối 
theo lao động và quy luật khách quan 
của kinh tế thị trường, lấy tăng năng 
suất lao động là cơ sở để tăng lương” 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
38 
[1, tr. 240]. Là giá cả của sức lao động, 
khi tiền lương mà người công nhân 
nhận được xứng đáng với năng lực, chất 
lượng, hiệu quả của lao động thì đó 
chính là sự ghi nhận một cách rõ ràng 
nhất về giá trị và thành quả sức lao 
động, đánh giá đúng mức độ đóng góp 
và cống hiến của người lao động trong 
công việc, từ đó sẽ tác dụng thu hút, 
huy động mạnh mẽ sự tham gia của 
người lao động, kích thích người lao 
động không ngừng nâng cao đạo đức 
nghề nghiệp, sự trung thành tận tụy, 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ 
năng làm việc, tạo động lực nâng cao 
năng suất lao động và hiệu quả làm 
việc. Với ý nghĩa đó, “trả lương đúng là 
thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn 
nhân lực” [1, tr. 239]. 
Ba là chính sách tiền lương mới góp 
phần quan trọng vào sự ổn định và phát 
triển bền vững của doanh nghiệp. Với 
tính cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh 
tế thị trường hiện nay, một trong những 
sức mạnh mềm giữ vai trò quyết định 
đối với sự ổn định và phát triển bền 
vững của một doanh nghiệp chính là tạo 
dựng được môi trường làm việc hài hòa, 
công bằng trên cơ sở kết nối những 
người lao động thành một khối đoàn kết 
thống nhất cùng thực hiện tốt mục tiêu, 
chiến lược mà doanh nghiệp đề ra. Sợi 
dây kết nối ấy có bền chặt hay không 
phụ thuộc không nhỏ vào việc giải quyết 
một cách hài hòa về lợi ích của người lao 
động, trong đó trực tiếp nhất là công tác 
tổ chức và phân phối tiền lương trong 
doanh nghiệp. Theo Nghị quyết 27, Nhà 
nước không còn can thiệp trực tiếp vào 
chính sách tiền lương của doanh nghiệp 
mà trao quyền tự quyết định cho doanh 
nghiệp trong việc xây dựng chế độ tiền 
lương, thang, bảng lương và các chế độ 
đãi ngộ gắn liền với chức danh công việc 
cụ thể, phù hợp với tổ chức sản xuất và 
tổ chức lao động của doanh nghiệp. Do 
đó, việc tổ chức tiền lương trong doanh 
nghiệp khi đảm bảo đúng nguyên tắc 
công bằng và hợp lý sẽ “bảo đảm mối 
quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong 
doanh nghiệp” [1, tr. 241], khuyến khích 
tính tích cực lao động bằng cả lòng nhiệt 
tình, hăng say, tự giác của mỗi người lao 
động và tập thể lao động, cùng đồng 
lòng chung tay xây dựng và phát triển 
doanh nghiệp vững mạnh. Ngược lại, 
một khi tính công bằng và hợp lý không 
được đề cao và coi trọng thì sẽ là nguyên 
nhân làm phát sinh những hiềm khích, 
mâu thuẫn nội bộ giữa người lao động 
với nhau, giữa những người lao động với 
người sử dụng lao động, đánh mất đi 
động lực làm việc và sự gắn bó của 
người lao động với doanh nghiệp. Tình 
trạng người lao động, đặc biệt là lực 
lượng lao động có trình độ cao bỏ việc, 
nhảy việc hay có xu hướng di chuyển từ 
doanh nghiệp nhà nước sang các công ty 
đầu tư nước ngoài đang diễn ra phổ biến, 
đã gióng lên hồi chuông cảnh báo hiện 
trạng chảy máu chất xám, lãng phí chất 
xám. Đây hiện là một trong những điểm 
nghẽn cản trở sự phát triển kinh tế hiện 
nay ở nước ta. Vì vậy, trả lương đúng 
cho người lao động theo quan điểm chỉ 
đạo của chính sách cải cách tiền lương 
mới sẽ là động lực trực tiếp huy động và 
phát huy vai trò nhân tố chủ quan của 
người lao động cùng hướng tới mục tiêu 
chung vì hiệu quả sản xuất, kinh doanh, 
khả năng cạnh tranh và phát triển bền 
vững của doanh nghiệp. 
Bốn là chính sách tiền lương mới 
góp phần thực hiện tiến bộ và công 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
39 
bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị – 
xã hội, nâng cao chất lượng tăng 
trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững 
của quốc gia. 
Chính sách tiền lương là một bộ 
phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống 
chính sách kinh tế – xã hội. Mỗi bước 
tiến trong quá trình cải cách chính sách 
tiền lương không chỉ hướng tới nâng cao 
thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và 
tinh thần cho người lao động, giải quyết 
vấn đề an sinh – xã hội, sinh kế lâu dài 
cho nguồn lực lao động mà đó còn là 
thước đo trình độ phát triển kinh tế – xã 
hội của quốc gia, khẳng định bản chất 
nhân văn, tốt đẹp vì sự phát triển toàn 
diện của con người trong chế độ xã hội 
chủ nghĩa. Trong giai đoạn đẩy mạnh đổi 
mới hiện nay, để khơi dậy và phát huy 
hiệu quả các nguồn lực quan trọng cho 
sự phát triển đất nước, Đảng ta xác định 
động lực hàng đầu cần phải nhận thức và 
xử lý tốt là “bảo đảm lợi ích, sự kết hợp 
hài hòa các lợi ích và phương thức thực 
hiện lợi ích công bằng, hợp lý cho mọi 
người, cho các chủ thể, nhất là lợi ích 
kinh tế [9, tr. 222]. Đảm bảo lợi ích và 
giải quyết lợi ích một cách hài hòa, 
công bằng, hợp lý cho mọi người, cho 
các chủ thể, nhất là lợi ích kinh tế, vừa 
là nguyên tắc vừa là mục tiêu hàng đầu 
trong hoạch định xây dựng các quyết 
sách kinh tế - xã hội, trong đó trực tiếp 
nhất là chính sách tiền lương. Với chính 
sách cải cách tiền lương mới hiện nay, 
từng bước “xây dựng hệ thống chính 
sách tiền lương một cách khoa học, 
minh bạch, phù hợp” [1, tr. 242] với 
phương châm “trả lương đúng” [1, tr. 
239] theo nguyên tắc “phân phối theo 
lao động, lấy tăng năng suất lao động 
là cơ sở để tăng lương” [1, tr. 240] sẽ 
bảo đảm và giải quyết hài hòa, công 
bằng hợp lý cho người lao động, tạo 
động lực giải phóng sức sản xuất, tăng 
năng suất lao động, nâng cao chất lượng 
tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công 
bằng, tiến bộ xã hội, ổn định chính trị – 
xã hội và phát triển bền vững. 
3. Kết luận 
Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao 
động và tiền công của C. Mác vẫn còn 
nguyên giá trị, là nền tảng lý luận quan 
trọng để Việt Nam kế thừa, vận dụng 
sáng tạo trong xây dựng, hoạch định 
chính sách tiền lương những năm qua 
và tiếp tục thực hiện cải cách chính sách 
tiền lương mới hiện nay. Những quan 
điểm đột phá về mục tiêu, lộ trình, nội 
dung, giải pháp, nhiệm vụ trong chính 
sách tiền lương mới nói chung và tiền 
lương đối với người lao động trong 
doanh nghiệp nói riêng theo quan điểm 
chỉ đạo của Đại hội XII và các Hội nghị 
Trung ương, đặc biệt là Hội nghị trung 
ương lần thứ bảy với Nghị quyết 27 về 
cải cách chính sách tiền lương đối với 
cán bộ, công chức, viên chức và người 
lao động trong doanh nghiệp đã thể hiện 
cao độ trí tuệ, trách nhiệm, quyết tâm 
của Đảng. Một khi chính sách tiền 
lương mới được xây dựng, hoạch định 
và thực thi một cách khoa học, minh 
bạch, công khai sẽ tạo động lực quan 
trọng góp phần khơi dậy và huy động 
cao độ sức mạnh của nguồn lực con 
người vì sự ổn định và phát triển bền 
vững của đất nước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 - 2021 ISSN 2354-1482 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện hội nghị 
lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự 
Thật, Hà Nội 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần 
thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 
3. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 
4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 
5. C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội 
6. Hội đồng biên soạn giáo trình môn Triết học Mác – Lênin (2019), Giáo trình 
Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội 
7. Chính phủ (2019), Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 
“Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng 
lao động”, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-90-
2019-ND-CP-muc-luong-toi-thieu-vung-418807.aspx, (truy cập ngày 25/11/2020) 
8. Văn phòng Trung ương Đảng (2017), “Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban 
chấp hành Trung ương khóa II”, tr. 45-46 
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực 
tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 
DISCUSSING THE NEW WAGE POLICY FOR WORKERS 
IN ENTERPRISES IN VIETNAM TODAY FROM 
THE KARL MARX’S THEORY OF VALUE OF THE LABOR – 
POWER COMMODITY AND WAGE 
ABSTRACT 
The Karl Marx’s theory of value of the labor - power commodity and wage is the 
important basis theory for Vietnam to inherit and apply creatively in the current 
salary reform implementation policy. With a particularly important role in the socio-
economic policy, continuing to scientifically, transparently and suitably reform the 
wage policy in general, the wage policy for the employees in the enterprise in 
particular is of great significance to the employees and the country’s renewal 
process to meet development requirements of the current socialist-oriented market 
economy and international integration in our country. 
Keywords: Commodity, labor power, wages, wage policy 
(Received: 20/12/2020, Revised: 13/1/2021, Accepted for publication: 8/3/2021) 

File đính kèm:

  • pdftu_ly_luan_ve_gia_tri_hang_hoa_suc_lao_dong_va_tien_cong_cua.pdf