Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp

Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu khái niệm tư duy phản biện và vai trò của nó, tác

giả phân tích những số liệu khảo sát, phỏng vấn sinh viên, qua đó làm rõ những lợi ích

của tư duy phản biện, sự cần thiết cần phải trang bị tư duy phản biện, tìm hiểu về

những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình rèn luyện và phát triển tư duy phản

biện. Tiếp đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho

sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 5

Trang 5

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 6

Trang 6

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 7

Trang 7

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6360
Bạn đang xem tài liệu "Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp

Tư duy phản biện của sinh viên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Đồng Tháp
ời khắc phục những tiêu cực. Ngoài ra, sáng 
tạo và tìm tòi còn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng động lực 
học tập cho sinh viên. 
 Hai là, rèn cho sinh viên khả năng phân tích và đánh giá. 
 Với tác dụng của tư duy phản biện một vấn đề có thể được bàn luận với nhiều 
khía cạnh, góc độ khác nhau. Từ đó, đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau làm 
cho chủ đề bàn luận trở nên phong phú và đa dạng hơn. Hơn thế, tư duy phản biện còn 
có một tác dụng khác cũng không kém phần quan trọng đó chính là giúp lôi cuốn người 
học, kích thích chủ thể sử dụng phương pháp công não vào những cuộc tranh luận nhằm 
đi đến kết quả cuối cùng đó chính là tìm ra chân lý. 
 Để phân tích và đánh giá vấn đề một cách chính xác đòi hỏi mỗi sinh viên phải 
là những chủ thể khách quan trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề phải dựa vào 
những luận cứ khoa học mà trong quá trình biện luận mỗi chủ thể đưa ra để bảo vệ 
quan điểm của mình. Và khi đã thu nhận hết tất cả các thông tin thì mỗi người sẽ có 
những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về vấn đề đó. 
 Ba là, giúp mỗi sinh viên trở thành những chủ thể độc lập. 
 Với những chủ đề bàn luận tư duy phản biện giúp cho người học trở thành 
những chủ thể độc lập trong việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề, mỗi người sẽ được tự do 
nêu lên quan điểm của bản thân về vấn đề đó. Đồng thời, đưa ra phương pháp giải 
quyết vấn đề đó một cách tối ưu nhất. 
 381 
 Bốn là, giúp sinh viên biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác khi 
tranh luận. 
 Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác trong lúc bàn bàn luận không 
những là học thuật trong giao tiếp nhằm thể hiện thái độ tôn trọng người khác mà còn 
giúp người nghe có thể đánh giá đúng một cách khách quan về vấn đề được đó bằng 
cách lắng nghe toàn bộ những ý kiến và quan điểm của người đó. 
 Một điều sinh viên cần nên chú ý đó chính là mục đích cuối cùng của tư duy 
phản biện là đi tìm lẻ phải hay nói cách khác là đi tìm chân lý cho nên trong quá trình 
thảo luận có thể không thể tránh khỏi những xung đột, bất đồng về ý kiến, quan điểm. 
Cho nên, mỗi người cần phải giữ được bình tĩnh biết lắng nghe ý kiến của người khác 
cho dù đó là ý kiến đúng hoặc sai. Chúng ta, không nên cắt ngang làm cho bài thuyết 
trình gián đoạn và như vậy là xem thường người khác. Tốt nhất là chúng ta nên đợi 
cho họ nói lên quan điểm của bản thân họ về vấn đề đó đang nói chúng ta sẽ góp ý 
những phần nào đã đúng chưa. 
 Năm là, tư duy phản biện giúp sinh viên biết chắt lọc những thông tin cần thiết 
cho bản thân. 
 Trong những cuộc tranh luận có nhiều ý kiến được đưa có những ý kiến đúng 
và những ý kiến sai đan xen lẫn nhau trong cuộc tranh luận, đòi hỏi mỗi người học cần 
phải biết chắc lọc những thông tin nào đáng tin cậy để đưa ra kết luận chính xác. 
 2.3. Kết quả khảo sát tư duy phản biện của sinh viên ngành giáo dục chính 
trị, Trường Đại học Đồng Tháp 
 2.3.1. Vài nét về sinh viên ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp. 
 Khoa Giáo dục Chính trị và Công tác xã hội tiền thân là khoa Giáo dục Chính 
trị được thành lập theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về 
việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp trên cơ sở nâng cấp Trường Cao 
đẳng Sư phạm Đồng Tháp. 
 Ngày 09 tháng 05 năm 2013, Hiệu trưởng trường Đại học Đồng Tháp đã ra 
Quyết định số 273/QĐ-ĐHĐT về việc cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Đại học 
Đồng Tháp, đổi tên khoa Giáo dục Chính trị thành khoa Giáo dục Chính trị và Công 
tác xã hội. 
 Khoa Giáo dục Chính trị - Công tác xã hội bao gồm 2 chuyên ngành chính đó 
là: ngành Giáo dục Chính trị và Công tác xã hội. 
 Về số lượng sinh viên của toàn khoa đang tính ở thời điểm hiện tại có 410 sinh 
viên. Trong đó, ngành chính trị có 271 sinh viên với 7 lớp. 
 2.3.2. Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên ngành giáo dục chính trị, 
Trường Đại học Đồng Tháp 
 Để khảo sát thực trạng tư duy phản biện của sinh viên ngành giáo dục chính trị, 
Trường Đại học Đồng Tháp chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 50 sinh viên đang 
học hệ chính quy các khóa đào tạo từ 2012 đến 2014 tại Khoa GDCT-CTXH, Trường 
Đại học Đồng Tháp (bao gồm sinh viên năm thứ 2, 3 và 4). Bảng khảo sát gồm 16 câu 
hỏi, trong đó có 14 câu hỏi đóng và 02 câu hỏi mở. Bên cạnh việc khảo sát bằng bảng 
hỏi, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 04 sinh viên. 
 382 
 Thứ nhất, để khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên về tư duy phản biện, 
chúng tôi sử dụng các câu hỏi số 2 và 3. 
 Đối với câu hỏi 2, thế nào là tư duy phản biện? 
 Kết quả như sau: 12% là quá trình phân tích và xử lý thông tin, 10% là quá trình 
tranh luận để giải quyết vấn đề, 52% là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và 
đánh giá một thông tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng 
tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề, 26% tất cả các ý kiến trên. 
 Biểu đồ 1. Nhận thức của sinh viên về tư duy phản biện 
 Qua đó, chúng ta thấy rằng có đến 52% sinh viên đã hiểu đúng khái niệm về tư 
duy phản biện đó là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông 
tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại 
tính chính xác của vấn đề, còn lại 48% sinh viên vẫn còn chưa hiểu rõ về khái niệm 
trên, còn khá mơ hồ và lẫn lộn với quá trình tư duy suy luận. 
 Với câu hỏi 3, bạn có hiểu biết tư duy phản biện gồm những nội dung gì? 
 Kết quả cho thấy 10% xác định vấn đề, 8% nâng cao khả năng nhận thức, 4% 
hình thành giải pháp, 78% tất cả các ý kiến trên. 
 Theo kết quả của bảng khảo sát cho thấy có 78% người học đã nắm vững được 
những nội dung cốt lỗi của tư duy phản biện, còn lại 22% thì chưa nắm vững được 
những nội dung của phương pháp tư duy phản biện. Cụ thể là: 10% xác định vấn đề, 
8% nâng cao khả năng nhận thức, 4% hình thành giải pháp. 
 Thứ hai, để khảo sát năng lực thực hành các thao tác tư duy phản biện, chúng 
tôi sử dụng các câu hỏi số 4. 
 Đối với câu hỏi số 4, các bước thực hiện tư duy phản biện? 
 Theo số liệu khảo sát 62% nhận dạng những ý kiến liên quan đến vấn đề đưa ra, 
phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của quá trình tư duy lô gic, 22% nhận dạng 
những ý kiến liên quan đến vấn đề đưa ra, đánh giá, phân tích, trình bày kết quả của 
quá trình tư duy lô gic, 10% phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của quá trình tư duy 
lô gic, 6% tất cả đều sai. 
 383 
 Biểu đồ 2. Nhận thức của sinh viên về trình tự tư duy phản biện 
 Từ những số liệu của bảng khảo sát chúng ta thấy rằng, có 38% vẫn chưa hiểu 
được trình tự thực hiện tư duy phản biện là như thế nào? Nhưng phần lớn sinh viên 
chiếm 62% đã nắm vững được quy trình thực hiện của tư duy phản biện và cách thức 
thực hiện chúng nhằm phát huy tối ưu hiệu quả trong quá trình phản biện. 
 Thứ ba, để khảo sát nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và lợi ích của tư 
duy phản biện, chúng tôi sử dụng các câu hỏi 16. 
 Đối với câu hỏi số 16, theo bạn tư duy phản biện có cần thiết đối với cuộc sống 
và yêu cầu công việc trong tương lai không? 
 Kết quả như sau: Có 46% rất cần thiết, 52% cần thiết, 0% không cần thiết, 2% 
không biết. 
 Biểu đồ 3. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của tư duy phản biện đối với 
 cuộc sống và yêu cầu công việc 
 384 
 Từ đó, cho thấy rằng: sinh viên đánh giá rất cao về sự cần thiết của tư duy phản 
biện không những trong cuộc sống mà còn cả đối với nghề nghiệp tương lai chiếm đến 
98%, còn lại 2 % không biết. 
 Thứ tư, để nắm được những khó khăn sinh viên thường gặp trong việc rèn luyện 
tư phản biện, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 12. 
 Đối với câu hỏi số 12, những khó khăn bạn thường gặp trong việc rèn luyện tư 
duy phản biện là? 
 Kết quả là 24% ngại nói, sợ nói sai, 20% không tự tin nói chuyện trước đám 
đông, 36% thiếu vốn từ và kỹ năng diễn đạt, 20% diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, 
0% không biết. 
 Biểu đồ 4. Những khó khăn sinh viên thường gặp trong việc rèn luyện tư duy 
phản biện. 
 Mặc dù, hiểu được tầm quan trọng của tư duy phản biện cho nên trong quá trình 
học tập sinh viên đã tích cực rèn luyện. Song quá trình rèn luyện tư duy phản sinh viên 
đã gặp không ít khó khăn. Sau đây là những khó khăn mà sinh viên thường gặp nhất 
đó là: 24%,ngại nói, sợ nói sai chiếm, 20% không tự tin nói chuyện trước đám đông, 
36% thiếu vốn từ và kỹ năng diễn đạt, 20% diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc, 0% 
không biết. 
 Thứ năm, để biết được ý kiến của sinh viên về những việc cần phải làm nhằm 
phát triển năng lực tư duy phản biện của mình, chúng tôi sử dụng câu hỏi mở số 16. 
 Với câu hỏi 16, theo bạn, cần phải làm gì để phát triển năng lực tư duy phản biện? 
 Có 24% cần đọc nhiều sách để tăng thêm vốn từ, 14% tập nói chuyện diễn đạt 
chỗ đông người, 6% tăng cường giao tiếp, 42% tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, 
8% xem bài trước khi đến lớp và đi học đầy đủ, 4% tập nói chuyện trước gương, 2% 
phải tự tin và tin tưởng vào khả năng của mình. 
 385 
 Biểu đồ 5. giải pháp phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên 
 Để phát triển năng lực tư duy phản biện mỗi sinh viên đã đưa ý kiến, quan điểm của 
bản thân trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện. Cụ thể như sau: có 24% cần đọc nhiều 
sách để tăng thêm vốn từ, 14% tập nói chuyện diễn đạt chỗ đông người, 6% tăng cường 
giao tiếp, 42% tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, 8% xem bài trước khi đến lớp và đi 
học đầy đủ, 4% tập nói chuyện trước gương, 2% phải tự tin và tin tưởng vào khả năng của 
mình. Qua đó, có thể thấy rằng phần lớn sinh viên đều cho rằng việc tích cực phát biểu ý 
kiến xây dựng bài là quan trọng nhất chiếm đến 42% và một ý kiến khác cũng không kém 
phần quan trọng đó chính là cần đọc nhiều sách để tăng thêm vốn từ chiếm 24%. 
 Từ những số liệu của bảng khảo sát có thể cho thấy rằng phần lớn sinh viên đã 
có những hiểu biết nhất định về tư duy phản biện như về: khái niệm, những nội dung 
cơ bản, cũng như tiến trình thực hiện tư duy phản biện, Đồng thời, nhận thức được 
tầm quan trọng mà tư duy phản biện mang lại. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận sinh 
viên vẫn còn chưa hiểu hết được thế nào là tư duy phản biện, các thao tác thực hiện 
cũng như những lợi ích mà tư duy phản biện mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình rèn 
luyện tư duy phản biện ngay chính bản thân sinh viên cũng gặp không ít khó khăn. 
Trước những thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm góp 
phần giúp sinh viên phát triển năng lực tư duy phản biện một cách tối ưu nhất. 
 2.4. Kiến nghị giải pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên 
ngành giáo dục chính trị, Trường Đại học Đồng Tháp 
 2.4.1. Về phía nhà trường. Đưa tư duy phản biện trở thành môn học chính. Với 
việc bổ sung tư duy phản biện vào chương trình đào, trở thành một trong những môn 
học tạo bắt buộc đối với tất cả các sinh viên ngành giáo dục chính trị đang học theo 
quy chế tín chỉ sẽ góp phần tạo điều kiện cho tất cả các sinh viên được học tập phương 
pháp tư duy phản biện và có thể vận dụng nó trong quá trình học tập. 
 2.4.2. Về phía giảng viên. Một là, tổ chức dạy học, trong quá trình giảng dạy đòi 
hỏi giảng viên phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để tạo nên sự đa dạng về 
phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, còn tạo cho người học sự hứng thú về môn học 
đó. Từ đó, xây dựng niềm say mê, yêu thích đối với môn học, hình thành thái độ học tập 
tích cực. Hai là, về hình thức kiểm tra, đánh giá, với hình thức kiểm tra, đánh giá như 
trước nay giảng viên thường sử dụng đó là những câu hỏi tự luận với những nội dung 
chính trong sách giáo trình vẫn chưa đánh giá đúng được trình độ hiểu, biết và vận dụng 
của người học. Trên thực tế, thì những điểm số chưa hẳn đã phản ánh đúng được thực 
 386 
lực của người học. Vì nếu người học chỉ cần học thuộc lòng và chép lại một cách máy 
móc như trong giáo trình, bài giảng hoặc lời giảng của giảng viên sẽ được điểm cao. 
Ngược lại những người nào không thuộc y xì từng câu, từng chữ trong bài học thì sẽ bị 
điểm thấp. Mặc dù, họ vẫn hiểu và biết vận dụng những nội dung đó vào thực tế. Vì vậy, 
trong kiểm tra đánh giá giảng viên nên thay đổi để đánh giá đúng thực lực của người học 
bằng những câu hỏi mở như đánh giá thường xuyên, đánh giá thông qua tiểu luận, bài 
tập nhóm, vở tự học, thảo luận nhóm, kết quả đánh giá và tự đánh giá, khuyến khích 
người học đánh giá kết quả học tập của nhau Như vậy, vừa có thể đánh giá được trình 
độ hiểu, biết của người học. Đồng thời, đánh giá được khả năng vận dụng những tri thức 
mới của bài học để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đã và đang đặt ra. 
 2.4.3. Về phía bản thân sinh viên. Một là, thường xuyên cập nhật thông tin. 
Trong quá trình học tập đòi hỏi sinh viên không những phải nắm vững kiến thức về 
chuyên môn. Mà còn phải trang bị, cập nhật những thông tin cần thiết đối với cuộc sống 
hằng ngày như: pháp luật, chính trị, xã hội, để không ngừng bổ sung vào vốn hiểu biết 
của mình, làm giàu tri thức cho bản thân; Hai là, rèn kỹ năng lập luận, trình bày ý kiến 
trước đám đông.Sinh viên phải trở thành những người thật năng động không chỉ trong 
học tập phải thường xuyên phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài. Mà còn cả trong 
giao tiếp hằng ngày, trong những cuộc họp, phải rèn cho mình thói quen trong việc 
thường xuyên đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân đánh giá vấn đề đó; Ba là, nỗ lực 
của bản thân. Tự bản thân sinh viên phải tự nổ lực học tập phấn đấu vương lên, phải đặt 
ra cho mình những mục tiêu, dự định tương lai để có những hướng đi đúng đắn. 
3. Kết luận 
 Việc trang bị tư duy phản biện cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị Trường 
Đại học Đồng Tháp là rất cần thiết. Với những lợi ích mà tư duy phản biện mang lại 
không những làm cho sinh viên trở thành những người đầy nhiệt huyết, năng động, 
sáng tạo. Bên cạnh đó, giúp sinh viên tự rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần 
thiết cho nghề nghiệp tương lai, đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Kết 
quả nghiên cứu này cần được mở rộng về phạm vi và nội dung nghiên cứu tiến tới có 
thể đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm đào tạo tư duy phản biện cho người 
học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ một khi đất nước đang bước vào thời kỳ phát 
triển và hội nhập quốc tế. 
 Tài liệu tham khảo 
[1]. Bùi Thị Loan, “Dạy và rèn kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên”, Tạp chí 
 Phát triển và Hội nhập, số 7(17) – Tháng 11-12/2012. 
[2]. Phạm Thị Ly, “Về khái niệm tư duy phản biện”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 
 234 ngày 10 -12 -2012. 
[3]. 
 &Itemid=2 
[4]. Richard Paul và Linda Elder, The Guide Miniature đến khái niệm tư duy phê 
 phán và Công cụ, Quỹ Critical Thinking Press, 2008). 
[5]. Đỗ Kiên Trung, “Về những vai trò của tư duy phản biện và những yêu cầu cho 
 việc giảng dạy ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 5(15) – Tháng 
 7-8/2012. 
[6]. Huỳnh Hữu Tuệ “Tư duy phản biện trong học tập đại học”, Bản tin ĐHQG Hà 
 Nội, số 232 tháng 6 năm 2010. news.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese. 

File đính kèm:

  • pdftu_duy_phan_bien_cua_sinh_vien_nganh_giao_duc_chinh_tri_truo.pdf