Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du

Tóm tắt

Năm 2020 diễn ra các hoạt động tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du – Đại thi

hào của dân tộc Việt Nam. Đề tài này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng truyền thông

về lễ tưởng niệm ngày mất của Nguyễn Du, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm,

hạn chế khi truyền thông một sự kiện văn hóa trên báo điện tử Việt Nam dưới góc nhìn báo

chí. Bài báo khảo sát các yếu tố về đề tài, thể loại, hình thức thể hiện, phản hồi, thẻ, hộp dữ

liệu trên bốn trang: Tuổi Trẻ Online, VNExpress, Zing News và Báo Hà Tĩnh Online từ

tháng 6 đến tháng 10 năm 2020.

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 1

Trang 1

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 2

Trang 2

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 3

Trang 3

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 4

Trang 4

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 5

Trang 5

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 6

Trang 6

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 7

Trang 7

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 8

Trang 8

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 9

Trang 9

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 7660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du

Truyền thông trên báo điện tử về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du
n tập luận đề” của Bùi Giáng, ra mắt bản dịch Truyện Kiều bằng tiếng 
 Anh của Dương Tường. Các bài viết ngoài việc đưa tin về sự kiện, còn tường 
 thuật lại một số nội dung quan trọng khác như ghi nhận phân tích từ các nhà 
 nghiên cứu. Báo chí đã góp phần cung cấp thêm thông tin đến những độc giả 
 không có cơ hội tham gia sự kiện. Nhằm tôn vinh tài năng của Đại thi hào 
 Nguyễn Du, vinh danh những người yêu mến Truyện Kiều, tỉnh Hà Tĩnh đã 
 tổ chức Giải thưởng Văn học Nguyễn Du lần thứ VII, Bạn đọc thuộc Truyện 
 Kiều, Viết văn tế Nguyễn Du. Ngoài Báo Hà Tĩnh, TTO cũng ghi nhận về các 
 cuộc thi cũng như cá nhân đạt giải, trong khi Zing và VNE bỏ qua mảng sự 
 kiện này. 
 • Các hoạt động nghệ thuật: Phim tài liệu, phim điện ảnh, kịch, kịch thơ, ballet, 
 cải lương, hát bội, trò Kiều là những nội dung được báo chí tập trung khai 
 thác. Hình ảnh nhân vật Kiều từ truyện bước vào các tác phẩm điện ảnh, sân 
 khấu đã được báo chí ghi nhận qua các tin, bài. Nội dung liên quan đến kịch 
 bản, đạo diễn, nhân vật, quá trình tập luyện của diễn viên, kinh phí đầu tư 
 Trong đó, vở “Ballet Kiều” do Nhà hát Nhạc vũ kịch TP. Hồ Chí Minh thực 
 hiện chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm đề tài này trên Zing, TTO và VNE. 
 Riêng Báo Hà Tĩnh, phim tài liệu “Đại thi hào Nguyễn Du” được đề cập nhiều 
 hơn. Các tờ báo đã thành công khi khai thác thêm nội dung mang tính phản 
 biện từ các chuyên gia, khán giả sau khi xem các tác phẩm nghệ thuật trên. 
 Yếu tố nhiễu (noise) xuất hiện khi có các bài viết về bộ phim trùng tên “Kiều 
 @”. Bộ phim chỉ lấy ý tưởng từ nhân vật Thúy Kiều, không phải tác phẩm 
 chuyển thể. Những tranh cãi trái chiều về nội dung phim ảnh hưởng một phần 
 đến chất lượng truyền thông sự kiện. 
 209 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
 3.1.2. Đề tài về lễ giỗ, chương trình nghệ thuật 
 So với các hoạt động bên lề sự kiện, lễ giỗ và chương trình nghệ thuật đặc biệt 
được ghi nhận với số lượng tin bài ít hơn. Vì sự kiện chính diễn ra trong vài ngày nên 
phóng viên chỉ có thể thực hiện một số bài tường thuật đơn giản. 
 3.1.3. Đề tài về “Truyện Kiều” và Nguyễn Du 
 Ngoài việc đưa tin về các hoạt động xoay quanh sự kiện, báo chí cũng cần tuyên 
truyền cho độc giả về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du; đăng những bài phân tích, cảm 
nhận Truyện Kiều. Đây là cách để độc giả hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm gắn liền với 
sự kiện. Ở nhóm đề tài này, Báo Hà Tĩnh có bài phân tích của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ 
về Nguyễn Du và những giá trị làm giàu tiếng Việt; tờ báo này cũng trích đăng nhiều bài 
cảm nhận của độc giả về Truyện Kiều; TTO có bài phản biện, trao đổi của PGS.TS Đoàn 
Lê Giang liên quan đến tham luận về nguồn gốc Truyện Kiều của nhà nghiên cứu Lê 
Nghị. Những bài viết do độc giả đóng góp giúp việc truyền thông sự kiện được đa dạng, 
nhiều chiều hơn. 
 3.1.4. Đề tài về chân dung các nhân vật liên quan đến sự kiện 
 Đề tài này chỉ xuất hiện trên Báo Hà Tĩnh. Chẳng hạn, chân dung Bác Hồ “lẩy 
Kiều” giới thiệu văn hoá Việt với thế giới, Rafael Lobarte Fontecha – dịch giả dịch Truyện 
Kiều sang tiếng Tây Ban Nha, ông Hồ Bách Khoa – người làm “dày thêm” tư liệu ở Khu 
lưu niệm Nguyễn Du. Các tờ báo còn lại đã bỏ sót mảng đề tài này, trong khi nếu có, sẽ 
góp phần truyền tải giá trị của Truyện Kiều thông qua khắc họa chân dung nhân vật. Ngoài 
ra, báo chí cũng khai thác đề tài liên quan đến các địa điểm du lịch, khu di tích lịch sử, 
các cổ vật, hiện vật. 
3.2. Chuyên mục và thể loại 
 Các tờ báo viết về sự kiện ở những chuyên muc và thể loại khác nhau (Bảng 2 và 
Hình 2). Về chuyên mục, TTO tập trung cho mảng văn hóa và phóng sự, VNE truyền 
thông ở mảng giải trí và thời sự. Trong khi đó Zing viết về sự kiện ở mảng xuất bản và 
Quiz (trắc nghiệm) là chủ yếu. Báo Hà Tĩnh xem đây là sự kiện trọng đại của địa phương 
nên truyền thông trên hầu hết các chuyên mục, đặc biệt ở mảng chính trị. 
 Bảng 2. Các chuyên mục có bài viết về sự kiện 
 Tin Phóng sự Phỏng vấn Bình luận Chuyên luận Câu đố 
TTO 61,1 33,3 - - 5,6 - 
VNE 80,0 10,0 10,0 - - - 
Zing 72,7 - - - - 27,3 
Báo Hà Tĩnh 54,7 28,1 1,6 9,4 6,3 - 
 Ghi chú: Đơn vị: %. 
 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu (Lê, 2020). 
 210 
 Lê Phong Lê 
 Hình 2. Các chuyên mục có bài viết về sự kiện 
 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu (Lê, 2020). 
 Về thể loại, nhìn chung các báo chủ yếu sử dụng thể loại tin ngắn, tin sâu, tin 
tường thuật, chùm ảnh. Bên cạnh các thể loại thuộc nhóm tác phẩm thông tấn còn có 
phóng sự chuyên sâu. Bài bình luận, phỏng vấn chuyên gia chiếm tỉ lệ thấp. Các bài bình 
luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều trên Báo Hà Tĩnh được trích từ bài dự thi viết của độc 
giả. Bên cạnh đó, Báo Hà Tĩnh cũng đầu tư các bài chuyên luận có giá trị của các tác giả 
như GS. Nguyễn Đình Chú và PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ. 
3.3. Hình thức thể hiện bài viết 
 Bảng 3. Số lượng các yếu tố xuất hiện trong bài 
 TTO VNE Zing Báo Hà Tĩnh 
 Hình chụp 35 hình/ 18 bài 32 hình/10 bài 28/ 11 bài 246 hình/ 64 bài 
 Hình vẽ 13 hình/ 18 bài - 28/ 11 bài 49 hình/ 64 bài 
 Video 1 video/ 18 bài 4 video/10 bài - 10 video/ 64 bài 
 Box thông tin 5 box/ 18 bài - 1 box/ 11 bài 17 box/ 64 bài 
 Box trích dẫn 8 box / 18 bài - - 4 box/ 64 bài 
 Âm thanh - - - 1 file/ 64 bài 
 No sidebar - 2 bài/ 10 bài - 11 bài/ 64 bài 
 Long-form - - - 2 bài/ 64 bài 
 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu (Lê, 2020). 
 211 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
 Về hình ảnh, các báo đều sử dụng nhiều hình chụp cho các bài viết. Trung bình 
2-3 hình/bài. Riêng Báo Hà Tĩnh là 5 hình/bài, chùm ảnh trung bình 10 hình/bài. Các hình 
ảnh được dùng nhiều cho những bài tường thuật sự kiện lễ giỗ, chương trình nghệ thuật, 
sân khấu, khu trưng bày cổ vật. Hình ảnh chất lượng cao, rõ nét. Bên cạnh đó các báo còn 
sự dụng hình vẽ trích từ Bản Kiều cổ ở Anh, hay tranh bích họa. 
 Video được VNE và Báo Hà Tĩnh khai thác hiệu quả. Ở Báo Hà Tĩnh, video xuất 
hiện nhiều trong chuyên mục Truyền hình, đứng độc lập so với các tác phẩm khác. Ở 
VNE, các hình ảnh, video chất lượng không chỉ đăng báo mà còn được gắn bản quyền, 
báo khác muốn sử dụng phải mua trên kho ảnh Vlight tòa soạn (với phí 299.000 
đồng/hình) 
 Box (hộp) được dùng nhằm bổ sung thông tin cho bài viết. VNE không dùng box 
khi viết bài sự kiện. Zing chỉ có box thông tin, không có box trích dẫn lời của chuyên gia, 
nhân vật. 
 Âm thanh chỉ xuất hiện ở một bài viết trên Báo Hà Tĩnh, phần đầu bài với tiêu đề 
“báo nói”. File đọc lại nguyên văn nội dung bài viết bên dưới. Việc tích hợp các loại hình 
đa dạng trong bài viết được Báo Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả. 
 No sidebar là dạng bài viết xóa bỏ cột quảng cáo ở hai bên, phóng to hình ảnh tạo 
cho độc giả cảm giác đang đọc một tờ tạp chí phiên bản điện tử. VNE đã thể hiện các bài 
viết liên quan đến hoạt động bên lề sự kiện ở dạng này. Báo Hà Tĩnh cũng sử dụng hình 
thức thể hiện no sidebar cho các bài liên quan đến công tác chuẩn bị, lễ giỗ, chương trình 
nghệ thuật của mục Chính trị, Núi Hồng-Sông La. 
 Hình 3. Ví dụ về dạng bài longform 
 Nguồn: Báo Hà Tĩnh online (2020). 
 212 
 Lê Phong Lê 
 Longform là định dạng báo chí hiện đại mới được Việt Nam thử nghiệm trong vài 
năm gần đây. Longform thể hiện kiểu tạp chí với đồ hoạ đẹp, hình ảnh chất lượng cao và 
các phương tiện trình bày kỹ thuật số. Đây là các câu chuyện chuyên sâu. Độc giả có thể 
tìm thấy chân dung nhân vật, các vấn đề thời sự, một cuộc điều tra hay các trải nghiệm cá 
nhân. Khác biệt với các tin tức nóng hổi, ngắn gọn, longform đi sâu vào các vấn đề, giúp 
độc giả có thể tìm thấy những điều ý nghĩa hơn1. Liên quan đến sự kiện lễ tưởng niệm, 
chỉ có Báo Hà Tĩnh sử dụng hình thức longform cho hai bài viết. 
 Một là, chuyên luận Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới 
giàu mạnh, văn minh, vững bước trên con đường mới của ông Lê Đình Sơn – Ủy viên 
BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh do Huy Tùng thiết 
kế (Hình 3). Bài viết ở mục chính trị được thiết kế đẹp mắt nhưng vẫn còn đơn giản nếu 
so sánh với các dạng longform khác. 
 Hai là, phóng sự Mang tiếng trống trò Kiều vọng mãi Phóng sự đã sử dụng kỹ 
thuật để ẩn/hiện hình ảnh (tràn màn hình) minh họa cho từng đoạn nội dung. Bài viết dạng 
megastory, kể một câu chuyện sinh động với nhiều thông tin nhờ đồ họa tương tác, hình 
ảnh động, điểm đáng chú ý là nội dung bài chỉ hiện lần lượt từng phần khi độc giả kéo 
thanh cuộn, điều này tạo nên sự tò mò, hấp dẫn cho người xem. 
3.4. Thẻ (tag) 
 Tạo thẻ là thao tác quan trọng trong làm báo điện tử nhằm tối ưu hóa tìm kiếm và 
tạo chuyên trang riêng cho sự kiện. Qua khảo sát cho thấy: 
 TTO có cách đặt thẻ hợp lý nhất: Ngắn gọn, thống nhất khi mỗi bài đều có các từ 
khóa như Tố Như, Truyện Kiều, Nguyễn Du, 200 năm. VNE trong các bài đều có thẻ 
Truyện Kiều. Tuy nhiên cách đặt thẻ liên quan đến Nguyễn Du còn thiếu hợp lý. Mỗi bài 
lại có thẻ khác nhau như: Nguyễn Du/ Đại thi hào Nguyễn Du/ 200 năm/ 200 năm ngày 
mất Nguyễn Du. Zing cũng tương tự khi đặt các thẻ về Truyện Kiều không thống nhất: 
Kiều/ Truyện Kiều/ Tranh minh họa truyện Kiều. Báo Hà Tĩnh có phong cách đặt thẻ khá 
dài và không thống nhất: 255 năm ngày sinh-200 năm ngày mất ND/ 200 năm ngày mất 
Đại thi hào Nguyễn Du/ Kỷ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất 
Nguyễn Du/ 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du. Một lý do khách quan là năm 
2020 có đến hai sự kiện về Nguyễn Du (255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất). 
 Việc đặt thẻ như vậy sẽ khiến độc giả khó khăn trong quá trình tìm kiếm đọc thêm 
các bài liên quan cùng một thẻ nội dung. 
1 Zing series, Long form, https://zingnews.vn/series/long-form.html. 
 213 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
3.5. Tương tác, phản hồi 
 Qua trình truyền thông điệp liên quan đến sự kiện từ nguồn đến người nhận sẽ 
được đánh giá, đo lường qua lượt người xem, phản hồi, tương tác (feedback). 
 Bảng 4. Số lượng các yếu tố xuất hiện trong bài 
 Báo Thích Chia sẻ Bình luận 
 TTO 32/18 bài Không thể hiện 5/ 18 bài 
 VNE Không thể hiện Không thể hiện 74/10 bài 
 Zing Không thể hiện Không thể hiện Không thể hiện 
 Báo Hà Tĩnh 11302/64 bài Không thể hiện 1/64 bài 
 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu (Lê, 2020). 
 Báo Hà Tĩnh có số lượng người thích bài viết rất lớn, nhiều bài có số lượt bày tỏ 
trên 1000, chứng tỏ mức độ quan tâm cao của bạn đọc Báo Hà Tĩnh về sự kiện này. Như 
bài phóng sự về Nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành yêu Hà Tĩnh vì mê Truyện Kiều và dân ca 
ví, giặm có 3500 lượt thích; bài Hà Tĩnh tổ chức tuần lễ kỷ niệm về Nguyễn Du bắt đầu 
từ 23/9 có 1100 lượt thích; tin Trao thưởng cho 56 tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi tìm 
hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều có 979 lượt thích; bài cảm nhận Câu Kiều vọng giữa 
nhân gian có 438 người thích 
 VNE có số lượt bình luận cao nhất. Những bài viết về Truyện Kiều, Nguyễn Du 
được độc giả quan tâm nhiều, như bài phỏng vấn Dương Tường: “Tôi dịch Truyện Kiều 
để trả ơn tiếng Việt” thu về 41 bình luận tích cực từ bạn đọc. 
 Tuy nhiên con số này chỉ mang tính tương đối do hiện này, các bài viết được đăng 
trên mạng xã hội. Bạn đọc tương tác nhiều trên trang Facebook hơn nên lượt thích, chia 
sẻ, bình trực tiếp trên trang báo có thể không đánh giá được toàn diện sự quan tâm của 
độc giả. 
4. KẾT LUẬN 
 Qua kết quả khảo sát cho thấy các tờ báo điện tử đã thành công trong việc truyền 
thông về sự kiện tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du, thông qua nội dung và 
hình thức truyền tải đa dạng. Báo Hà Tĩnh đã truyền thông về sự kiện diễn ra tại địa 
phương một cách nhanh chóng, kịp thời đến độc giả với số lượng bài viết lớn, thu hút 
lượng người xem rất cao. Đặc biệt, tờ báo này đã thử nghiệm các hình thức truyền thông 
mới dạng longform cho đề tài này. TTO, Zing và VNE cũng đã ghi nhận kịp thời các 
thông tin xung quanh sự kiện nhưng dung lượng vẫn còn ít, đặc biệt ở nhóm nội dung về 
tác giả và tác phẩm. Đối chiếu với mục tiêu đề ra ban đầu ở phần dẫn nhập, có thể thấy 
báo chí đã đạt được các mục tiêu truyền thông sự kiện. Tuy nhiên, việc tuyên truyền về 
Nguyễn Du và Truyện Kiều cần được thực hiện thường xuyên không chỉ trong các dịp lễ 
kỷ niệm, tưởng niệm vì đây là đề tài thú vị còn nhiều nội dung chưa được khai thác hết. 
 214 
 Lê Phong Lê 
Hơn nữa, độc giả cũng có nhu cầu và quan tâm đến mảng đề tài xoay quanh tác giả, tác 
phẩm có giá trị này. 
 Tóm lại, có thể rút ra một số điểm lưu ý trong quá trình truyền thông một sự kiện 
văn hóa, cụ thể là lễ kỷ niệm ngày sinh, tưởng niệm ngày mất của một nhân vật lịch sử 
trên báo điện tử như sau: 
 • Về đề tài không chỉ xoay quanh các hoạt động bên lề hay hoạt động chính, 
 cần khai thác thêm các nhân vật liên quan qua khắc họa chân dung để làm 
 nổi bật giá trị, ý nghĩa ủc a sự kiện. Bên cạnh đó, đề tài về cuộc đời, sự nghiệp 
 của nhân vật lịch sử cũng cần được thông tin thêm; 
 • Về thể loại, ngoài tin và phóng sự, báo chí nên thử nghiệm các thể loại khác 
 như phỏng vấn, bình luận, chuyên luận để có những bài viết sâu sắc hơn, 
 mang tính phản biện, trao đổi, thể hiện quan điểm của các chuyên gia, nhà 
 nghiên cứu. Vì độc giả đang có xu hướng tìm đọc các nội dung chuyên sâu 
 hơn trong bối cảnh tin giả, “báo lá cải” xuất hiện quá nhiều; 
 • Về hình thức thể hiện, ngoài việc nâng cao chất lượng hình ảnh, việc truyền 
 thông sự kiện sẽ gây chú ý cho độc giả hơn nếu có các video được đầu tư kỹ 
 lưỡng, các định dạng mới như inforgraphic, longform, megastory, e-magazine 
 được thiết kế đẹp mắt; 
 • Về thẻ (tag), mỗi bài có nhiều từ khóa khác nhau nhưng ban biên tập cần 
 thống nhất có một thẻ chung, hoặc một chuyên trang riêng để thuận tiện tìm 
 kiếm thông tin và tăng mức độ quan trọng cho sự kiện; 
 • Về phản hồi (feedback), các báo điện tử cần tạo công cụ thể hiện lượt thích, 
 bình luận, chia sẻ cho bài báo. Hoặc liên kết với mạng xã hội trong việc đếm 
 lượt phản hồi ở cả Facebook và website. Điều này giúp các trang báo đo 
 lường và biết được mức độ quan tâm của độc giả đối với sự kiện ra sao, biết 
 được độc giả có thói quen đọc những dạng bài nào, thể loại nào. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dương, X. S. (2014). Các loại hình báo chí truyền thông. NXB Thông tin và Truyền thông. 
Tạ, N. T. (2004). Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia. 
Lê, P. L. (2020). [Kết quả khảo sát tác phẩm báo chí trên Tuổi Trẻ Online, VNExpress, 
 Zing News, Báo Hà Tĩnh online truyền thông về tưởng niệm 200 năm ngày mất 
 của Nguyễn Du từ 6/2020 đến 10/2020]. Dữ liệu thô chưa được công bố. 
UBND tỉnh Hà Tĩnh (2020). Kế hoạch số 233/KH-UBND về việc tổ chức kỷ niệm 255 
 năm Ngày sinh, Tưởng niệm 200 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại 
 thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820). https://hatinh.gov.vn/vi/nguyen-du/tin-
 bai/7575/thong-bao-cac-hoat-dong-ky-niem-255-nam-ngay-sinh-tuong-niem-
 200-nam-ngay-mat-dai-thi-hao-nguyen-du 
 215 

File đính kèm:

  • pdftruyen_thong_tren_bao_dien_tu_ve_su_kien_tuong_niem_200_nam.pdf