Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển

Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã đặt những viên

gạch đầu tiên để xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam; 8 2 TNgười đánh giá rất cao vai trò

của giáo dục đối với sự hưng thịnh của quốc gia và luôn quan tâm đến việc mở mang

dân trí, nâng cao dân đức, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự

phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, “sánh vai với các cường

quốc năm châu”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục được hình thành từ rất sớm, xuyên

suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người thể hiện khát vọng hướng tới của một xã

hội dân chủ, văn minh và tiến bộ.8 2 T Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh để lại cho Đảng ta, nhân dân và dân tộc ta hệ thống di sản vô cùng phong phú

và quý báu. Đặc biệt, trước lúc đi xa, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử thấm đượm và

kết tinh trong đó tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Di chúc là sự tổng kết lý

luận và thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc Việt Nam, là

lý luận về đổi mới và tương lai phát triển của đất nước.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 1

Trang 1

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 2

Trang 2

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 3

Trang 3

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 4

Trang 4

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 5

Trang 5

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 6

Trang 6

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 7

Trang 7

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3320
Bạn đang xem tài liệu "Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giảng dạy và đào tạo thời kỳ hội nhập và phát triển
c phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với 
nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà... Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: 
 3
Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”P5F .P Người cũng 
lưu ý, nội dung giáo dục đưa vào giảng dạy phải theo nguyên tắc “Quý hồ tinh bất quý 
hồ đa” (quý ở chất lượng, không quý ở số lượng). 
 Nội dung giáo dục phải phong phú, toàn diện (văn, thể, trí, mỹ, đức), lấy chất 
lượng làm cốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: trong giáo dục, kiến thức là cần thiết, 
nhưng đạo đức đóng vai trò rất quan trọng - đó là đạo đức cách mạng, là cái gốc: “Dạy 
cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Nếu không có đạo đức cách mạng thì 
 4
có tài cũng vô dụng”P6F .P 
 V29T ề phương pháp giáo dục 
 Nét29T đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp giáo dục con 
người toàn diện, chú trọng 29T 29T giáo dục và tự giáo dục, phát triển hoàn toàn những năng lực 
sẵn có của học sinh - đ29T ây là phương pháp tốt nhất để đào29T tạo những người công dân hữu 
ích cho nước Việt Nam. H29T ồ Chí Minh nhấn mạnh: Có phương pháp đúng, mới có kết 
quả học tập cao; luôn gắn nội dung giáo dục vào thực tiễn Việt Nam, “học đi đôi với 
hành”, “lý luận phải gắn với thực tế”, học tập phải kết hợp với lao động.... Muốn đẩy 
mạnh sự nghiệp giáo dục phải phối hợp cả ba khâu: gia đình, nhà trường, xã hội. Sự yếu 
kém ở bất cứ khâu nào đều hạn chế đến kết quả giáo dục, có thể đưa đến những hậu quả 
khó lường: “Giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài 
xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn; giáo 
dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội 
 5
thì kết quả cũng không hoàn toàn”P7F P và “nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược 
 6
lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt”P8F .P 
 Việc kết hợp học với tự học, đào tạo với tự đào tạo và đào tạo lại được đặt ra từ 
rất sớm. Đây chính là quan điểm rất hiện đại trong lĩnh vực giáo dục của Hồ Chí Minh. 
Giáo dục là một khoa học. Cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi. Dạy từ dễ đến khó. Kết 
hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu 
gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua và phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Làm 
cho người học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác để tiếp thu nội dung giáo 
dục mới nhanh chóng, hiệu quả, đạt mục tiêu: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với 
3 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81. 
4 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81. 
5 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.395. 
6 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.338. 
 193 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
 7
thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”P9F .P Để 
giáo dục phát triển, cần có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và 
nhiều người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mình 
vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan 
chính quyền và các cấp ủy Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học 
 8
tập của con em mình hơn nữa”P10F .P 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra: Giáo dục tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, có kế hoạch, 
cụ thể. Trình độ người học không đều nhau, để đảm bảo tính vừa sức, quá trình giảng 
dạy phải căn cứ vào đặc điểm của đối tượng, dạy những điều mà học sinh cần, tránh tình 
trạng học sinh thì “ngồi nhầm lớp”, thầy dạy những cái học sinh không cần biết; giáo 
dục thế hệ trẻ phải thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, nhẹ nhàng, 
vui vẻ, không gò ép và tuyệt đối tránh cách dạy nhồi sọ. 
 Người82T học chủ động, độc lập trong học tập: “Tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân 
theo sách vở một cách xuôi chiều”, “phải đào sâu suy nghĩ”, độc lập suy nghĩ, mạnh dạn 
đề xuất vấn đề và thảo luận cho thông suốt. Người căn dặn, phải thường xuyên đặt câu hỏi 
“vì sao”, đây là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong giáo dục 
hiện đại, cho thấy tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục. 
 Phương82T pháp dạy học mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh là “lấy nhân cách tác động 
đến nhân cách, dùng nhân cách người thầy để cảm hóa học trò”; giáo dục phải hướng 
đến mối quan hệ nhân ái - dân chủ thầy - trò. Hướng dẫn, động viên, thuyết phục bằng 
tình cảm chân thành trên sự yêu thương, tôn trọng, ứng xử một cách tinh tế, để thực hiện 
được phương pháp này, nhà giáo phải có khả năng hiểu biết và nắm vững đặc điểm, tâm 
lý của đối tượng giáo dục. Người quan niệm: muốn làm bạn phải hiểu nhau, nếu không 
hiểu nhau không thành bạn. Kinh nghiệm của Hồ Chí Minh cho thấy: muốn dạy học, 
giáo dục học sinh thành công thì điều trước tiên đối với người dạy là phải tạo được mối 
quan hệ “yêu thương học sinh như những người ruột thịt của mình” có như thế thầy 
mới có thể nghe được tâm tư nguyện vọng của trò và trò có thể mạnh dạn trình bày hết 
những suy nghĩ của mình với thầy. 
 Tất82T cả các phương pháp giáo dục đều nhằm mục đích nâng cao nhận thức, chất 
lượng và hiệu quả giáo dục. Người căn dặn phải luôn gắn việc dạy học với thực tế của 
cuộc sống, với đời sống của nhân dân; tránh kiểu học vẹt, lối dạy sách vở. 
 Xây82T dựng một nền giáo dục độc lập, tiến bộ, mang tính dân tộc, tiên tiến, hiện đại 
“sánh82T vai với các cường quốc năm châu”, nhân dân có quyền tự do học hành là82T chủ 
7 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.333. 
8 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.333. 
194 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
trương nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. 82T Khi dân 
trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Con đường đưa đất nước 
thoát khỏi đói nghèo - đó là con đường phát triển giáo dục. Đảng phải lãnh đạo và trực 
tiếp chăm lo cho sự phát triển của giáo dục; Người nêu rõ: “Giáo dục nhằm đào tạo 
những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các 
ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến 
sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục của ta lên 
 9
những bước phát triển mới”P1F .P Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, trong “Di chúc”, Người 
nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: Bồi dưỡng 
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết. 
 Thầy giáo là nhân vật trung tâm của sự nghiệp giáo dục. Đặ82T c biệt coi trọng vai trò 
của đội ngũ giáo viên, 82T Người yêu cầu phải xây dựng đội ngũ giáo viên: Thật thà yêu 
nghề, có đạo đức cách mạng, yên tâm công tác, đoàn kết; giỏi về chuyên môn, thuần 
thục về phương pháp, năng động về tình huống ứng xử: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo 
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng 
sản. Những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ 
cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề 
 10
thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”P12F .P Để làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người 
giáo viên phải hình thành cho mình những năng lực sư phạm khác như năng lực dạy 
học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp và phải có phẩm chất tốt: 
“Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức; tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị; muốn 
cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức, cho nên, thầy giáo, cô giáo phải gương 
 11
mẫu, nhất là đối với trẻ con”P13F .P 
2.2. Vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong công tác giảng dạy và đào tạo ở 
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Huế 
 Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập, phát triển, cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển sự nghiệp giáo 
dục càng trở nên đặc biệt quan trọng. Các quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục trong tình hình mới được xác định từ Đại hội VI (12-1986) đến Đại hội XII 
(01-2016) của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục là “quốc sách hàng 
đầu”, là “động lực của sự phát triển đất nước” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho 
sự phát triển”. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong đó 
9 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.620. 
10 Hồ Chí Minh “Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.36. 
11 Hồ Chí Minh “Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.37. 
 195 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Huế với nhiệm vụ đào tạo môn 
học Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho sinh viên; đào tạo giáo viên 
GDQP&AN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, 
đến nay Trung tâm đã đào tạo, bồi dưỡng 193 khóa học với hơn 200.000 sinh viên; đào 
tạo giáo viên GDQP&AN cho 1.213 sinh viên; đào tạo giáo viên ngắn hạn cho 261 học 
viên. Hội đồng GDQP&AN Đại học Huế giao Trung tâm tổ chức 09 lớp (02 đợt) bồi 
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 4 với 963 học viên tham gia, kết quả 
có 100 % đạt khá giỏi. 
 Để quá trình giáo dục và đào tạo của Trung tâm có hiệu quả, Ban Giám đốc Trung 
tâm cùng tất cả cán bộ, giảng viên qua các thời kỳ luôn xác định giáo dục kiến thức 
quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt. Với 
mục tiêu của hoạt động giáo dục: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để 
phụng sự đoàn thể, giai cấp nhân dân, Tổ quốc và nhân loại, mỗi cán bộ giảng viên của 
Trung tâm luôn ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang của 
người làm công tác giáo dục quốc phòng an ninh là chăm lo giáo dục học sinh, sinh viên 
trở thành những công dân tốt, người lao động giỏi có tri thức khoa học, có phẩm chất 
đạo đức, có kiến thức về an ninh quốc phòng. 
 Cán bộ, giảng viên của Trung tâm thực hiện tốt nguyên tắc và phương pháp giáo 
dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra: Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực 
tiễn luôn đồng hành cùng học sinh, sinh viên trong lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm tạo 
môi trường tốt giúp các em vận dụng những tri thức lý luận về an ninh quốc phòng, để 
giải quyết các công việc trong thực tế đời sống. 
 Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển giáo dục phải kết hợp 
giữa nhà trường và xã hội là phương hướng căn bản trong phương thức đào tạo của 
Trung tâm. Trong quá trình giảng dạy, không chỉ những giờ lý thuyết khô khan, trừu 
tượng, Trung tâm đã xây dựng những mô hình cho các chuyên đề góp phần nâng cao kỹ 
năng về quốc phòng cho sinh viên, tạo hứng thú khi học tập; đưa ra chương trình, kế 
hoạch công tác phù hợp cho từng khóa học, khối học để sinh viên đạt hiệu quả cao nhất 
trong học tập và rèn luyện. Sau mỗi phần học lý thuyết, sinh viên lại được trải nghiệm 
thực tế tại các bảo tàng, các khu căn cứ địa cách mạng, viếng nghĩa trang liệt sĩ; thực 
hiện 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần, thực hiện tăng gia sản xuất, tạo cho sinh 
viên sự đam mê, hứng thú khi đến học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an 
ninh - Đại học Huế. 
 Giá trị của một nền giáo dục không phải dạy và học được nhiều kiến thức mà là 
đào luyện kỹ năng biết tư duy, điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên phải phát huy 
được vai trò chủ động, tích cực, độc lập của học sinh, sinh viên, luôn lấy học sinh, sinh 
196 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
viên làm trung tâm của quá trình giáo dục. Đặc biệt ở đây, những thầy giáo mang màu 
xanh áo lính, những người thầy mặc quân phục vừa là giảng viên, vừa là sĩ quan đã tạo 
nên một nét riêng của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Huế. 
Những thầy giáo được đào tạo bài bản trên giảng đường của các quân binh chủng, được 
rèn luyện nghiêm khắc trong môi trường quân ngũ, thậm chí không ít thầy giáo thời 
thanh xuân đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại các chiến trường. Những kiến thức và 
kinh nghiệm sống của các thầy mang sắc phục màu xanh khi truyền thụ cho sinh viên 
không có bất cứ sách vở nào đề cập đến. Những điều tưởng chừng như “khô khan”, 
“khuôn mẫu” lại trở nên sinh động, hấp dẫn với sinh viên bằng sự trải nghiệm của chính 
bản thân và cuộc sống các thầy. 
 Thực hiện lời dạy của Người, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trung tâm không ngừng 
thi đua, phấn đấu học tập và rèn luyện để làm tốt trọng trách của sự nghiệp “trồng 
người”. Hàng năm Trung tâm đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, hội thi, đợt sinh hoạt 
chuyên môn để cán bộ giảng viên nâng cao kiến thức, lĩnh hội những tri thức mới về 
giáo dục quốc phòng và an ninh. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy năng động, 
sáng tạo, linh hoạt có phương pháp làm việc khoa học, có ý chí vượt khó và đặc biệt là 
say mê với nghề, đam mê với nghiệp. Không thể tự bằng lòng với những kiến thức đã 
có mà luôn hoàn thiện bản thân, vươn lên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tiếp cận 
những phương pháp giảng dạy tích cực nhằm tạo ra những “sản phẩm” đáp ứng có hiệu 
quả nhu cầu của xã hội, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đáp ứng yêu cầu hội 
nhập và phát triển. 
3. Kết luận
 Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh xây dựng trên nền tảng về lý luận giáo dục của 
Chủ nghĩa Mác - Lênin thành một hệ thống những quan điểm cơ bản được cụ thể hóa 
bằng những mục tiêu cụ thể (nội dung, phương pháp...) góp phần đào tạo những con 
người Việt Nam mới “vừa hồng”, “vừa chuyên”. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh 
không chỉ có ý nghĩa lý luận sâu sắc mà còn là những bài học thực tiễn sinh động, là cơ 
sở để đảng và nhà nước ta hoạch định chiến lược giáo dục Việt Nam trong thời đại cách 
mạng công nghiệp 4.0; những kiến giải của Người về giáo dục trở thành tài sản quý báu 
của dân tộc, là ngọn hải đăng soi đường sự nghiệp “trồng người” của Đảng và nhà nước 
ta. Tình hình trong nước và quốc tế rất nhiều biến động khó lường, song tư tưởng Hồ 
Chí Minh về giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp phát triển giáo 
dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển; chúng ta không chỉ tìm thấy trong 
tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung 
của giáo dục mà còn học được từ đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch 
 197 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
Hồ Chí Minh về giáo dục. Những điều chỉ dẫn của Người được xem là những yêu cầu 
bắt buộc của một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con người mới. 
 Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh đã soi sáng công cuộc phát triển giáo dục và 
đào tạo, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của Trung tâm Giáo dục 
quốc phòng và an ninh - Đại học Huế. 
198 

File đính kèm:

  • pdftrung_tam_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_dai_hoc_hue_van_dun.pdf