Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai

I. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XDCB.

Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của thành phố, các đơn vị lập kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư XDCB (gọi chung là vốn đầu tư XDCB), đảm bảo yêu cầu sau:

1. Danh mục đầu tư trong năm xác định theo từng dự án, từng nguồn vốn (vốn ngân sách, vốn huy động, các nguồn vốn khác ) và theo từng nhóm công trình đã quyết toán, đang quyết toán, hoàn thành, chuyển tiếp, khởi công mới trình UBND thành phố xem xét trước ngày 10 tháng 2 hàng năm.

2. Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư của các đơn vị giao phòng Kế hoạch - Tài chính tổng hợp, đề xuất phương án báo cáo UBND thành phố trình TT Thành ủy - HĐND xem xét phê chuẩn, trên cơ sở đó thống nhất danh mục dự án với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

II. QUY HOẠCH XÂY DỰNG:

Thực hiện theo Hướng dẫn số 23/HDLN; Điều 14, Điều 22 Nghị định 08/CP và Thông tư số 15 ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, cụ thể:

1. Công tác lập quy hoạch: Trước khi lập quy hoạch đơn vị được giao nhiệm vụ phải lập nhiệm vụ quy hoạch.

- Đối với các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: Sở xây dựng tiếp nhận, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch của tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt.

 

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 1

Trang 1

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 2

Trang 2

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 3

Trang 3

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 4

Trang 4

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 5

Trang 5

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 6

Trang 6

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 7

Trang 7

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 8

Trang 8

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 9

Trang 9

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang xuanhieu 11040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai

Trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Lào Cai
dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng, nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu. Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay khi hợp đồng có hiệu lực thi hành.
b. Thanh toán và thu hồi vốn tạm ứng: khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20%-30% giá trị khối lượng thực hiện thu hồi vốn tạm ứng.
Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị khối lượng.
Đối với việc mua sắm thiết bị, vốn tạm ứng được thanh toán theo tiến độ thực hiện của chủ đầu tư với đơn vị cung ứng, gia công chế tạo thiết bị đã được quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị công nghệ phải lắp đặt).
Đối với các hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị của gói thầu, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn.
Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng, nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn hàng năm và được thu hồi khi đã thực hiện xong công việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc tạm ứng vốn cho một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ đầu tư và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa và một số công việc thuộc chi phí khác khi cần thiết.
Những dự án có sử dụng vốn nước ngoài hoặc những gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế, mà trong Hiệp định tín dụng ký với Chính phủ Việt Nam có quy định về tạm ứng vốn và thanh toán khác thì được thực hiện theo Hiệp định đó.
Việc thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo tiến độ và theo giá trúng thầu hoặc thanh toán theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán.
Sau khi kết thúc dự án việc thanh quyết toán các gói thầu, không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành, thì chủ đầu tư phải trả tiền lãi vay ngân hàng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán đó, kể cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu hoặc các hình thức giao thầu khác. Ngược lại, nhà thầu không thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng, gây thiệt hại kinh tế cho dự án thì chủ đầu tư thực hiện chế độ phạt theo quy định của pháp luật.
Các quy định trên đây được áp dụng cho cả hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Nhà thầu chính, nhà thầu phụ và chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định nêu trên.
3.7. Kết thúc xây dựng công trình:
- Hoạt động xây dựng được kết thúc khi công trình đã được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư.
- Sau khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải thanh lý hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại đất mượn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công theo quy định của hợp đồng, chịu trách nhiệm theo dõi, sửa chữa các hư hỏng của công trình cho đến khi hết thời hạn bảo hành công trình.
- Hiệu lực hợp đồng xây lắp chỉ được chấm dứt hoàn toàn và thanh quyết toán toàn bộ khi hết thời hạn bảo hành công trình.
- Công trình xây dựng sau khi nghiệm thu bàn giao, chủ đầu tư phải đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký tài sản là biên bản tổng hợp nghiệm thu hoàn công bàn giao công trình.
3.8. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng 
a. Bảo hành công trình xây dựng: Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đã hoàn thiện để đưa vào sử dụng được quy định như sau:
Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp 1; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.
Mức tiền để bảo hành công trình xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của Chủ đầu tư theo các mức: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng được bảo hành không ít hơn 24 tháng, 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng được bảo hành không ít hơn 12 tháng.
- Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
- Tiền bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thỏa thuận.
b. Bảo trì công trình:
- Cấp bảo trì công trình được thực hiện theo các cấp: cấp duy tu bảo dưỡng; cấp sửa chữa nhỏ; cấp sửa chữa vừa; cấp sửa chữa lớn.
- Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
- Trường hợp công trình xây dựng vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cho phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
3.9. Quyết toán vốn đầu tư:
Tất cả các dự án đầu tư của cơ quan và các doanh nghiệp Nhà nước sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư được quy định như sau:
- Chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư phải hoàn thành hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư, gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo quyết toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm, tổng mức vốn đã đầu tư thực hiện dự án; giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng. Đối với các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, khi quyết toán chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao.
Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động và vốn khác của Nhà nước khi hoàn thành phải được thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại thông tư số 45 ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính; hướng dẫn số 158/TC-ĐT ngày 30/12/2005 của Sở Tài chính tỉnh Lào Cai, gồm:
* Trách nhiệm của chủ đầu tư.
- Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư hàng năm.
- Khóa sổ kế toán, sắp xếp phân loại hồ sơ tài liệu để phục vụ cho công tác quyết toán vốn đầu tư, đối chiếu xác nhận số vốn đã thanh toán, đối chiếu công nợ.
- Lập hồ sơ báo cáo quyết toán đầy đủ đúng nội dung đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
* Trách nhiệm của cơ quan thẩm tra quyết toán:
- Đối với các dự án do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thẩm tra theo phân cấp của UBND tỉnh (Sở Tài chính thẩm tra các dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư; phòng KH-TC thành phố thẩm tra các dự án do UBND thành phố quyết định đầu tư). Cơ quan thẩm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra.
- Đối với các dự án do tổ chức kiểm toán thẩm tra, thì tổ chức kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả thẩm tra; cơ quan tài chính chịu trách nhiệm nội dung kiểm tra lại.
* Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: thực hiện theo phân cấp hiện hành của UBND Tỉnh.
- Đối với dự án nhóm C: thời gian lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư chậm nhất là 3 tháng sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; Thời gian thẩm tra quyết toán vốn đầu tư không quá 01 tháng sau khi nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hợp lệ; Thời gian phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 15 ngày sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư do cơ quan chủ trì thẩm tra.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị quyết toán dự án hoàn thành quy định hiện hành.
- Đối với các dự án đầu tư và xây dựng do các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, giá trị quyết toán công trình trong mọi hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu hoặc tự làm, đều không được vượt tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình đã được duyệt. Trường hợp phát sinh bất khả kháng vượt tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt, phải lập hồ sơ gửi đến cơ quan chức năng thẩm định và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định phê duyệt bổ sung dự án, dự toán.
3.10. Thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm:
a. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư và xây dựng thực hiện theo Điều 26 Quyết định số 08 của UBND tỉnh Lào Cai, bao gồm một số nội dung như sau:
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Pháp luật về hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố Lào Cai và báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
- Các sở có xây dựng chuyên ngành tùy theo chức năng, thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
b. Xử lý vi phạm: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN TRONG THÀNH PHỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN.
1. Phòng Tài chính  - Kế hoạch 
- Tổng hợp, báo cáo nhu cầu về vốn kế hoạch chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư XDCB trình UBND thành phố và các ngành chức năng xem xét quyết định.
- Thẩm định nhiệm vụ thiết kế, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư các dự án (có tổng mức vốn đầu tư dưới 1,5 tỷ đồng) hoàn thành, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt.
2. Phòng quản lý Đô thị.
- Thẩm định thiết kế - dự toán các dự án đầu tư XDCB thuộc phạm vi thành phố quản lý (không khống chế tổng mức đầu tư), trình UBND thành phố xem xét phê duyệt.
- Tùy theo quy mô, tính chất các dự án đầu tư có kết cấu phức tạp, Phòng Quản lý đô thị tham mưu UBND thành phố cho phép các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý vốn thuê tổ chức tư vấn có đủ tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế - dự toán các dự án đầu tư XDCB, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt.
3. Ban quản lý dự án các công trình XDCB thành phố: Thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án theo các quy định hiện hành.
V. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ CÁC QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ TRÌNH TỰ, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THEO NGUỒN VỐN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ.
1. Phạm vi áp dụng:
- Nội dung của hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư, thuộc các nguồn vốn do thành phố quyết định đầu tư theo phân cấp hiện hành của UBND tỉnh.
- Đối với các nguồn vốn đầu tư có quy định riêng, thì thực hiện quản lý đầu tư các dự án theo các quy định đó.
2. Một số các quy định riêng về trình tự, chế độ quản lý đầu tư theo nguồn vốn và chương trình đầu tư:
2.1. Nguồn vốn 135: Thực hiện theo Quyết định số 120 ngày 02/04/2002 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định tạm thời về quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 tỉnh Lào Cai.
Quyết định số 154/QĐ.UB ngày 24/4/2002 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quy định thực hiện dự án, hỗ trợ chất lợp và giải quyết nước ăn cho hộ đói nghèo vùng đặc biệt khó khăn.
2.2. Nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương: Thực hiện theo Quyết định số 245 ngày 28/8/2000 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương thủy lợi tỉnh Lào Cai.
Hướng dẫn số 01 ngày 5/3/2001 của liên ngành Sở NNPTNT - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính về việc tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương thủy lợi tỉnh Lào Cai.
2.3. Nguồn vốn WB: Thực hiện theo Quyết định 123, 124 ngày 23/3/2004 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc phân cấp thực hiện các công trình xây lắp và GPMB; ban hành quy chế tạm thời về thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán, đánh giá tác động môi trường, giám định đầu tư các công trình thuộc dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai.
2.4. Nguồn vốn 134: Thực hiện theo quyết định số: 133/2005/QĐ-UB ngày 25/3/2005 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định về quản lý vốn đầu tư và thực hiện đề án 134 hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Lào Cai.
2.5. Nguồn kiên cố hóa trường lớp: Thực hiện theo quyết định số: 80/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.6. Nguồn giao thông liên thôn: Thực hiện theo quyết định số: 77/QĐ-UB ngày 07/3/2005 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng đường giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.7. Riêng đối với nguồn vốn khác (vốn tự có, liên doanh ) đầu tư vào khu thương mại Kim Thành thì gửi về ban quản lý khu thương mại Kim Thành, các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp thì gửi về Ban quản lý các cụm công nghiệp là đầu mối thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận đầu tư.
Những dự án thuộc các nguồn vốn khác đầu tư ngoài khu Thương mại Kim Thành và các cụm công nghiệp thuộc thành phố quản lý, thì thực hiện theo Quyết định 08 của UBND tỉnh và Hướng dẫn số 23/HDLN cùng thực hiện với Hướng dẫn này.
VI. XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP:
1. Đối với dự án mới chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - dự toán phải thực hiện đúng quy định của Quyết định số 08 của UBND tỉnh và hướng dẫn này.
2. Đối với các Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán, Quyết định trúng thầu hoặc chỉ định thầu thì các bước tiếp theo phải thực hiện theo đúng quy định của Quyết định số 08 của UBND tỉnh và hướng dẫn này.
3. Đối với các dự án do UBND thành phố Lào Cai đã quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng, nếu phải điều chỉnh dự án thì Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai phê duyệt bổ sung dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 và Điều 16 Quyết định số 08 của UBND tỉnh.
4. Việc thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đối với tất cả dự án (không phân biệt nguồn vốn) do UBND thành phố tự tổ chức thẩm định và phê duyệt cho các dự án thuộc phạm vi quản lý.
Trên đây là hướng dẫn về trình tự quản lý đầu tư trên địa bàn thành phố Lào Cai. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về UBND thành phố nghiên cứu giải quyết.

File đính kèm:

  • doctrinh_tu_quan_ly_dau_tu_xay_dung_co_ban_tren_dia_ban_thanh_p.doc