Triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo
Về lĩnh vực kinh tế, tuy tôn giáo không trực tiếp sản
xuất làm ra của cải vật chất nhưng tôn giáo cũng gián tiếp đóng
góp công sức trong việc tạo lập một xã hội ấm no hạnh
phúc. Theo tác giả, triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo là
một ngành, một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về sự chiêm
ngẫm, đúc rút thành những luận điểm cốt lõi nhất về vai trò của
tôn giáo đối với phát triển kinh tế của con người qua hoạt động
thực tiễn. Tuy nhiên, triết lý phát triển của kinh tế học tôn giáo
là một vấn đề rộng lớn, nên trong khuôn khổ của bài viết này,
tác giả chỉ tập trung trình bày ba nội dung: Kinh tế học tôn giáo
hướng tới phát triển một nền kinh tế nhân bản, nhân văn; Kinh
tế học tôn giáo phát triển một xã hội hài hòa; Kinh tế học tôn
giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế bảo vệ môi trường bảo
đảm cho sự phát triển bền vững.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo
ừ trước, một mục tiêu mà con người quả thật có thể triển khai nhưng không được phép phản bội”. Khi hành động như thế “con người thay vì thi hành vai trò của người cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo, sẽ tự đặt mình thay thế Chúa và rốt cuộc làm cho thiên nhiên phải phản lại, vì con người đã hành hạ hơn là cai quản thiên nhiên”. Nếu con người can thiệp vào thiên nhiên mà không lạm dụng hay phá hoại thiên nhiên, thì có thể nói “con người đã can thiệp không phải để làm thay đổi cho bằng tạo điều kiện cho thiên nhiên phát triển theo sự sống riêng của mình, sự phát triển của thụ tạo mà Thiên Chúa đã nhắm tới”. Nguyễn Hồng Dương. Triết lý phát triển kinh tế 35 Huấn quyền Kitô giáo xem việc khai thác thiên nhiên thể hiện tham vọng của con người muốn thống trị trên sự vật một cách vô điều kiện là việc khai thác “bệnh hoạn”. Huấn quyền nhấn mạnh tới trách nhiệm của con người trong việc bảo tồn một môi trường lành mạnh cho tất cả mọi người16. Còn quan điểm của Phật giáo thì sao? Một điều thú vị, không hẹn mà gặp, Đức Phật Thích Ca nhìn nhận thiên nhiên - môi trường tương tự như Huấn quyền Kitô giáo, đó là sự nhìn nhận chúng trong một chỉnh thể, trong mối quan hệ nội tại, gắn kết hoàn chỉnh, không tách rời giữa vạn vật sinh linh. Trong lý duyên sinh, Đức Phật chỉ rõ “cái này hiện hữu thì có cái kia hiện hữu, cái này không có thì cái kia không. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Từ lời dạy bao hàm đầy đủ khái niệm về sự vận động không ngừng của vũ trụ của Đức Phật, chúng ta không khó để nhận thấy vì chúng ta cũng là một thực thể của vũ trụ nên nếu ta gây tổn hại đến người khác, đến môi sinh thì không ai khác là chính chúng ta làm hại mình”17 Phật giáo thực hành không sát sinh. Không sát sinh là giới đầu tiên của Thập thiện giới. Không sát sinh có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo về Thuyết luân hồi, nhân quả. Luân hồi là vòng sinh tử hoặc sinh tử, chỉ những đời sống nối tiếp nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài Hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết Bàn. Nguyên nhân trói buộc trong luân hồi là các phép Bất thiện gồm có Ái Sân - Si hay Vô minh Nghiệp là động cơ tác động lên cơ chế của sự tái sinh. Trong Đại thừa, luân hồi được xem là thế giới của hiện tượng và thể tích của nó chính là thể tích của Niết Bàn. Cội nguồn của luân hồi từ đâu Hữu tính có từ bao giờ những câu hỏi này đã được nhiều người nêu lên nhưng Phật tuyệt đối không trả lời những thắc mắc vô lối này, vì theo Ngài, chúng chẳng giúp ích gì trên con đường tu tập. Niết Bàn sự giải thoát khỏi luân hồi chỉ có thể thực hiện trong kiếp người: trong tất cả con đường tái sinh khác chúng sinh không thể đạt Bồ đề vì không có đủ khả năng nhận thức được yếu tố luân hồi do vô minh18. Vòng sinh tử của con người - luân hồi có 6 đường tái sinh (lục đạo), người ta phân biệt ba “thiện đạo” và ba “ác đạo”. Ba thiện đạo gồm có cõi người Thiên và Atula. Ba “ác đạo” gồm Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sinh. Súc sinh: sinh làm súc vật. Một trong lục đạo, một 36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2017 trong tam ác thú, một trong Thập giới. Sự tái sinh này do những hành vi sai trái đã tạo ra kiếp trước quá nặng chủ yếu là do tính ngu si. Như vậy trong kiếp luân hồi - sinh tử, con người có thể tái sinh làm súc vật. Việc sát sinh rất có thể đã giết những người thân của mình đang trong vòng luân hồi sinh tử. Sau này sát sinh của giáo lý Phật Đà được Phật tử mở rộng hơn, đó là việc sát hại muông thú dẫn đến sự diệt vong của muông thú làm mất cân bằng sinh thái. Cần lưu ý rằng muông thú được Mẹ Thiên nhiên tạo ra bởi một sự cân bằng liên hữu. Chúng nuôi sống nhau nhưng lại tựa vào nhau. Chẳng hạn, rắn bắt chuột - loại sinh vật phá hoại cây trồng mùa màng. Diệt hết rắn, chuột sẽ phát triển gây tác hại cho mùa màng là rất lớn. Ăn chay, tránh ăn thịt mỗi người dân - Phật tử sẽ đóng góp lớn cho biến đổi khí hậu. Bởi khi ngành chăn nuôi phát triển tới lợi nhuận tối đa sẽ tiêu thụ thức ăn và năng lượng nhiều hơn, trực tiếp cạnh tranh với sự khan hiếm đất, nước và tài nguyên thiên nhiên khác. Điều này có ý nghĩa sẽ căng thẳng hơn bao giờ hết trên các hệ sinh thái, phá rừng nhiều hơn và suy giảm đa dạng sinh học. Triết lý Phật giáo còn quan niệm sát sinh sẽ làm cho muông thú đau đớn và việc giết chúng là tàn nhẫn. Vào thời Đức Phật tại thế, để bảo vệ muông thú thậm chí cả sâu bọ, Đức Phật chọn mùa mưa - mùa hạ - 3 tháng để an cư. Mùa an cư là thời gian để các tỳ kheo sống hòa hợp tịnh trú, thăng tiến, tu học, hành trì tu tập. Chọn mùa hạ - mùa mưa là mùa cây cối phát triển đặc biệt là côn trùng, sâu bọ nảy nở nếu ra ngoài sẽ vô tình dẫn đạp chúng dẫn đến tội sát sinh. Có một triết lý Kinh tế học Phật giáo: “Bản thân kinh tế học Phật giáo là một mô hình tăng trưởng bền vững được chi phối bởi các nguyên tắc của Đức Phật, trong đó tập trung vào sự bình đẳng, công bằng xã hội và trao quyền”. Thay cho chính sách kinh tế chỉ chú trọng đến sự tăng trưởng thể hiện qua GDP (tổng sản phẩm trong nước) vốn được coi là một chỉ số phúc lợi, kinh tế học Phật giáo được áp dụng và định nghĩa bằng sự hạnh phúc và bền vững. Kinh tế học Phật giáo dựa trên con đường “Trung Đạo” (Middle Path) của Đức Phật chính là một mô hình tăng trưởng cân bằng giữa kinh tế và sinh thái, trong đó Nguyễn Hồng Dương. Triết lý phát triển kinh tế 37 “Trung Đạo” là sự phát triển bền vững có tính khách quan. Trung Đạo đó có nói đến việc tránh sự xa hoa thái quá cũng như khổ hạnh thái quá. Sự khác biệt chính yếu giữa kinh tế học Phương Tây và kinh tế học Phật giáo là ở chỗ, kinh tế học Phương Tây hướng tới tối đa hóa lợi ích, trong khi kinh tế học Phật giáo hướng tới tối đa hóa sự thỏa mãn. Trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt, của cải sẽ được tích lũy giống như ong mật thu gom phấn hoa từ những bông hoa, của cải tăng dần từng ngày cho đến khi không còn thiếu thốn”. Những người Phật tử nên tích lũy của cải cho các nhu cầu của mình giống như cách một con ong hút mật mà không làm hại đến bông hoa. Đây chính là hình ảnh của sự bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đây chính là tư tưởng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú (Dhammapada): “Giống như con ong, chỉ đến hút mật rồi bay đi mà không làm tổn hại đến hoa, mầu sắc cũng như hương thơm của hoa”. Tìm hiểu kinh tế học Phật giáo để tìm ra một giải pháp tốt hơn cho phát triển bền vững, không chỉ dành cho thế hệ hiện tại mà dành cho cả thế hệ tương lai. Và tìm được Trung đạo trong ba giai đoạn phát triển kinh tế: 1) Tạo dựng của cải; 2) Bảo tồn của cải; 3) Sử dụng của cải, tạo ra sự cân bằng, làm nền tảng cho phát triển bền vững19. Trong xã hội hiện tại và ngay cả khi con người bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng khoa học lần thứ 4, tôn giáo vẫn có vai trò trong phát triển kinh tế. Trước hết kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế nhân bản, nhân văn. Nền kinh tế phải được đặt con người vào trọng tâm, tôn trọng con người quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người. Hoạt động kinh tế không lợi dụng, bóc lột những người khác. Hoạt động kinh tế phải tôn trọng, yêu thương, bảo vệ chúng sinh, đặt con người trong mối tương liên với môi sinh. Đạo đức của người dân - tín đồ không chỉ với tha nhân mà con người phải có đạo đức với đất đai, sinh thái, có tình yêu với đất đai, sinh thái, cây cỏ, chim muông. Với người Phật tử đó là làm theo lời dạy của Đức Phật: Nguyện mang tình thương đến muôn loài. Cầu mong hết thảy đều lợi lạc. Chia sẻ chan hòa không bỏ sót. 38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2017 Người ốm yếu và người khỏe mạnh. Loài cao to, hoặc ngắn, hoặc dài. Loài trung bình, bé nhỏ, tế, thô. Dù có tướng hay không hình tướng. Dù ở gần hoặc tận nơi xa. Vừa mới sinh hoặc đã sinh ra. Cũng nguyện cầu thảy đều an lạc”20. Kinh tế học Phật giáo phát triển một xã hội hài hòa, trước tiên đó là kinh tế của sự chia sẻ, kinh tế của của tinh thần vô ngã vị tha. Với người Kitô hữu “của cải hoàn thành chức năng phục vụ con người khi chúng được định hướng tới việc đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội”. Triết lý kinh tế học tôn giáo nhấn mạnh đến quan hệ hài hòa chủ thợ. Yêu cầu một công ty, một doanh nghiệp không chỉ là một tổ chức (hay cộng đồng) sản xuất, kinh doanh mà còn là một tổ chức (hay cộng đồng) xã hội, ở đó nhân vị con người được coi trọng. Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Môi trường theo quan niệm của tôn giáo là toàn thể vũ trụ - thiên nhiên, kể cả ánh sáng và bóng tối. Với Kitô giáo, con người được Thiên Chúa đặt trong mối tương liên với thiên nhiên môi trường. Thiên nhiên - môi trường mà Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa trao ban cho con người gìn giữ. Con người được Thiên Chúa đặt trên chóp đỉnh của thiên nhiên - môi trường. Con người phải có trách nhiệm trước Thiên Chúa bảo vệ thiên nhiên - môi trường. Huấn quyền Công giáo quan niệm thiên nhiên - môi trường là một thể thống nhất, là một chuỗi mắt xích đã được sắp đặt, chúng có quan hệ hữu cơ, quan hệ nội tại. Một mắt xích bị đứt kéo theo thay đổi một trật tự - đã được Thiên Chúa sắp đặt sẵn. Quan niệm trên của Huấn quyền Công giáo về cơ bản tương hợp với quan niệm của Phật giáo với quan niệm Lý duyên sinh. Thiên nhiên là một thực thể của vũ trụ. Trong bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững tư tưởng của Đức Phật trong Kinh Cú pháp thể hiện rõ điều này khi Đức Phật nói: “Giống như con ong chỉ đến hút mật rồi bay đi mà không làm tổn hại đến hoa, mầu sắc cũng như hương thơm của hoa”. Thật không có sự ví von nào hay hơn./. Nguyễn Hồng Dương. Triết lý phát triển kinh tế 39 CHÚ THÍCH: 1 Phạm Xuân Nam (2008), Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 12. 2 Theo tác giả bài viết: Có 5 nguyên tắc mà giáo lý Phật giáo cho là cần được đưa vào chính sách kinh tế của một nhà nước thực hành kinh tế học Phật giáo. Nhà nước đó không được công khai hoặc bí mật khuyến khích hay thực thi năm lĩnh vực hoặc loại hình hoạt động kinh tế sau đây: 1) Sản xuất và bán vũ khí đạn dược (vũ khí); 2) Sản xuất chất độc; 3) Sản xuất phân phối và bán rượu và các loại thuốc nguy hiểm; 4) Nuôi động vật để giết thịt; 5) Buôn bán thịt động vật. 3 Chandan Kumar (2014), “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc: Phát triển bền vững cho thế hệ tương lai trong bối cảnh kinh tế học Phật giáo”, trong Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: 117-118. 4 Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội (2007), Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 234. 5 Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội (2007), Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Sđd: 237. 6 Công đồng Vatican II, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2016: 231. 7 Xem: Phạm Thị Chuyền (2014), “Quan hệ thống nhất và mâu thuẫn giữa Phật giáo và kinh tế”, Phật học Từ Quang, tập 7, tháng 1: 193-194. 8 Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Bùi Văn Sơn Nam, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội: 26. 9 Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Sđd: 311, 312. 10 Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội , Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Sđd: 240. 11 Chandan Kumar, Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc: Phát triển bền vững cho thế hệ tương lai trong bối cảnh kinh tế học Phật giáo, Sđd: 116. 12 Thượng tọa Thích Phước Đạt (2012), “Sự phát triển kinh tế nhìn từ triết lý Phật giáo” trong: Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Hội đồng Trị sự, Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 387-389. 13 Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội, Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Sđd: 235-236. 14 Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội, Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Sđd: 235-236. 15 Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Sđd: 184-185. 16 Viết về Kitô giáo với bảo vệ môi trường chúng tôi căn bản dựa vào chương mười: Bảo vệ môi trường trong cuốn: Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Sđd: 312-335. 17 TT. Thích Huệ Thông, Phật giáo với mục tiêu phát triển bền vững bảo vệ môi trường, trong: Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, Sđd: 360. 40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2017 18 Ban Biên dịch Đạo Uyển, Từ điển Phật học, Công ty sách Thời Đại và Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2015: 336. 19 Viết về nội dung Kinh tế học Phật giáo chúng tôi dựa vào bài viết của Chandan Kumar, Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc: Phát triển bền vững cho thế hệ tương lai trong bối cảnh kinh tế học Phật giáo, Sđd. 20 Kinh Từ bi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Bác ái xã hội (2007), Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 2. Công đồng Vatican II, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2016. 3. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Bùi Văn Sơn Nam, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch, Nxb. Tri thức, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Văn phòng Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ đại hội đến đại hội, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2012. 5. Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Hội đồng Trị sự, Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2012. 7. Tùng thư Học viện Phật giáo Việt Nam 29, Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2014. 8. Ban Biên dịch Đạo Uyển, Từ điển Phật học, Công ty sách Thời Đại và Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2015. Abstract THE PHILOSOPHY OF ECONOMIC DEVELOPMENT OF RELIGIONS In the field of economy, religion does not directly produce material asset, however, it has indirectly contributed to creating a happy and prosperous society. According to the author, the philosophy of economic development of religions is a research field on contemplation, inference the most fundamental arguments of religion’s role in economic development through practical activity. However, the philosophy of economic development of religions is a large issue, so this article just focuses on three main contents: Religious economics is towards the development of a human economy; Religious economics develops a harmonious society; Religious economics aims to develop an economy that protects the environment for a sustainable development. Keywords: Economics, development, religion.
File đính kèm:
- triet_ly_phat_trien_kinh_te_hoc_cua_ton_giao.pdf