Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay

Immanuel Kant là một trong những nhà tư tưởng lỗi lạc của triết học cổ điển

Đức nói riêng và hệ thống triết học nói chung. Ông không chỉ là nhà triết học lớn mà

còn là nhà mỹ học lớn của nhân loại với những cống hiến vô cùng quan trọng. Trong

lĩnh vực mỹ học, Kant được suy tôn là ông tổ của chủ nghĩa lãng mạn. Những tư

tưởng của ông không chỉ có giá trị nhân văn sâu sắc mà còn để lại nhiều ảnh hưởng

cho nhiều khuynh hướng nghệ thuật sau này, đặc biệt là khuynh hướng lãng mạn.

Bài viết góp phần nhận thức rõ hơn những nội dung cơ bản trong triết học thẩm mỹ

của Kant và chỉ ra vai trò to lớn của giáo dục thẩm mỹ trong đời sống xã hội, đặc

biệt là giai đoạn hiện nay ở nước ta.

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay

Triết học thẩm mỹ của Immanuel Kant và ý nghĩa giáo dục của nó trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay
ây xúc động mạnh mẽ do 
những biểu tượng kinh thiên động địa, 
làm ta như bị xuất thần (không phải là 
mê ly) trong nguy hiểm. Cái đẹp là cái 
làm ta vui sướng, thỏa mãn. Còn cái cao 
cả làm ta nghẹt thở, tạo nên khoái cảm 
rùng rợn. Ta trực tiếp say mê cái đẹp 
nhưng ta không trực tiếp say mê cảm 
giác của những cái cao cả đem lại. 
Phán đoán về cái đẹp ta cảm thấy 
một sự hòa điệu kỳ diệu giữa lý trí và trí 
tưởng tượng. Phán đoán về cái cao cả, 
ta cảm thấy sự bất đồng giữa lý trí và trí 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 18 - 2020 ISSN 2354-1482 
44 
tưởng tượng. Đứng trước cảnh núi non 
hùng vĩ, đúng trước cái thăm thẳm của 
cái vô cùng và uy lực khủng khiếp của 
các hiện tượng trong thiên nhiên, lý trí 
của ta tự nhiên hướng đến những ý 
niệm siêu việt: vô cùng, vô hạn, toàn 
năng, và trí tưởng tượng cảm thấy 
ngay sự bất lực của chính nó. Nó cảm 
thấy ngột vì những cái vô cùng. Nó 
đành chịu thua và kính phục. Cái cao cả 
là đối tượng của tình cảm kính phục và 
cảm mến này. Khi chiêm ngưỡng cái 
đẹp ta khoan khoái nhìn thẳng vào biểu 
tượng của nó. Ngắm nhìn cái cao cả ta 
cảm thấy rờn rợn, sức sống của ta bị đè 
nén và sau cái đè nén, ngột thở này ta 
cảm thấy sức sống trào dâng mãnh liệt. 
Cái đẹp giải thoát ta những ràng buộc 
của thú vui cảm giác giác quan để dẫn 
ta đến chỗ vui thỏa tinh thần. Cái cao cả 
cũng giải thoát ra khỏi sự sợ hãi do uy 
quyền mãnh liệt của thiên nhiên dẫn ta 
tới chỗ chiến thắng những nếm trải của 
ta đối với thế giới hữu hình. 
Kant chia cao cả thành hai loại: Cái 
cao cả toán học: những cảnh tượng uy 
hùng, hùng vĩ, vĩ đại, thể hiện tính 
chất, số lượng. Cái cao cả động lực: 
những lực lượng vĩ đại, hãi hùng của tự 
nhiên như sấm sét, núi lửa, thể hiện 
uy lực sinh động. 
So sánh cái cao cả và cái vĩ đại, 
Kant cho rằng: “ta gọi là cao cả những 
cái gì tuyệt đối vĩ đại” [4, tr. 77], “vĩ đại 
là quan niệm tuyệt đối, không thể dùng 
cái gì để đo lường hay so sánh được. Vĩ 
đại là cái chỉ mình nó so sánh với nó, 
còn cái cao cả là cái nếu so sánh với bất 
cứ cái gì cũng bị coi là nhỏ” [4, tr. 79]. 
Không có cái gì do kinh nghiệm giác 
quan của ta sánh được với cái mà ta cho 
là vĩ đại. Hơn nữa, trí tưởng tượng của 
ta cũng bị bất lực, cái cao cả không ở 
trong sự vật mà ở trong tâm hồn. Khi 
chiêm ngưỡng cái cao cả toán học ta 
cảm thấy sự bé nhỏ và cao cả của ta. 
Đứng trước chúng ta không thể phát 
họa cái gì vĩ đại hơn thế nhưng ta lại 
thấy vui thỏa như khám phá ra một cái 
gì của mình nằm sâu, ẩn kín trong tâm 
hồn ta: đó là “khả năng chiêm ngưỡng 
cái tuyệt đối vĩ đại”. Chỉ bản thân ta 
mới có ý tưởng về cái tuyệt đối và cái vĩ 
đại của thiên nhiên vẫn chưa là gì so với 
tâm trí ta. Đối với cái cao cả động lực, 
những lực lượng ghê gớm của tự nhiên 
ta cảm thấy con người bé mọn và mong 
manh nhưng ta vẫn đứng thẳng và vui 
thỏa nhìn vào sức tàn phá ghê gớm kia, 
vì chúng ta biết mình có quyền năng và 
cao cả hơn chúng. 
Cái cao cả toán học và cái cao cả 
động lực có chung một điểm: cảnh vật 
thiên nhiên chỉ mở đường, dẫn đường ta 
vào cái cao cả. Cả hai chỉ phát sinh 
trong tâm hồn của ta, chỉ có con người 
mới nhận thức được về cái cao cả vì chỉ 
con người vừa biết mình vừa yếu hèn 
vừa cao sang. Như vậy, những hiện 
tượng được coi là cao cả chỉ là cái cớ để 
chúng ta cảm thấy cái cao cả đích thực 
của tâm hồn, của tinh thần con người, 
cái tinh thần ấy ưu việt hơn hẳn so với 
tự nhiên. 
Triết học thẩm mỹ của Kant là sự 
đề xuất mới với những ý tưởng sâu sắc 
và độc đáo, là bước tiến rất quan trọng 
trong sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ. 
Lý thuyết về thiên tài nghệ thuật mặc dù 
dựa trên cơ sở duy tâm chủ nghĩa nhưng 
về mặt nhận thức luận lại quan trọng ở 
chỗ nó bác bỏ xu hướng tĩnh quan đặc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 18 - 2020 ISSN 2354-1482 
45 
tính của lý thuyết sao chép tự nhiên. Xu 
hướng chủ yếu trong phép phân tích cái 
đẹp thuần khiết là xu hướng hình thức, 
nhưng phép phân tích ấy đã vạch rõ chỗ 
khác nhau của chủ nghĩa duy tâm siêu 
nghiệm nói về tính tất yếu và tính phổ 
biến của phê phán thẩm mỹ – với xu 
hướng tương đối chủ nghĩa của cảm 
giác luận duy tâm chủ quan. Với lý 
thuyết về cái đẹp nương tựa – cái cao cả 
chứng tỏ trong chừng mực nào đó, Kant 
đã tiến sát tới quan niệm biện chứng và 
những phạm trù thẩm mỹ, những mối 
liên hệ lẫn nhau giữa những yếu tố 
khách quan và chủ quan trong những 
khái niệm thẩm mỹ. 
Tóm lại, triết học thẩm mỹ của 
Kant đã hướng tới con người với tư 
cách là một chủ thể từ tồn tại đến hoạt 
động. Kant đã tạo ra một cách nhìn mới, 
đánh giá mới về con người. Và ông 
cũng dự báo được hoạt động thực tiễn 
của con người là điều kiện tồn tại của 
xã hội. 
2.3. Ý nghĩa giáo dục của triết học 
thẩm mỹ Kant đối với việc giáo dục 
thẩm mỹ trong đời sống xã hội ở nước 
ta hiện nay 
Những quan điểm cơ bản của Kant 
về cái đẹp, cái cao cả, về giáo dục thẩm 
mỹ có ý nghĩa không chỉ trong thời đại 
của ông mà còn nguyên giá trị trong 
thời đại hiện nay. Chúng ta tìm thấy 
trong triết học thẩm mỹ của ông nhiều 
giá trị cho việc đẩy mạnh giáo dục thẩm 
mỹ trong đời sống xã hội ở nước ta hiện 
nay. 
Xây dựng con người, tạo dựng nhân 
cách là chức năng cơ bản và cũng là 
mục tiêu cuối cùng của mọi nền văn 
hóa. Một trong những nhiệm vụ quan 
trọng phải thực hiện trong suốt thời kỳ 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là 
xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra một 
đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú 
cho toàn thể nhân dân lao động và xây 
dựng con người mới với những tiêu chí 
cơ bản sau: “Có ý thức làm chủ, có 
trách nhiệm công dân; có tri thức, sức 
khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, 
nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân 
chính” [5, tr. 20]. 
Ngày nay, chúng ta đang sống trong 
những thập niên đầu thế kỷ XXI – thế 
kỷ của “Sự phục hưng văn hóa vĩ đại”, 
như các nhà tương lai học dự đoán. 
Hành trang của con người Việt Nam 
phải là “con người phát triển cao về trí 
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú 
về tinh thần, trong sáng về đạo đức,”, 
nghĩa là một nhân cách phát triển toàn 
diện. Chính con người ấy, nhân cách ấy 
mới là “động lực của sự nghiệp xây 
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu 
của chủ nghĩa xã hội” [6, tr. 346]. 
Đại hội XI của Đảng đã xác định: 
“Chú trọng xây dựng nhân cách con 
người Việt Nam về lý tưởng, đạo đức, 
trí tuệ, lối sống, thể chất, lòng tự tôn 
dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp 
hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” 
[7, tr. 126]. Để nâng cao hiệu quả giáo 
dục thẩm mỹ nhằm xây dựng con người 
mới, cần phải quan tâm đến việc làm 
phong phú tình cảm thẩm mỹ cho nhân 
dân lao động và các tàng lớp nhân dân 
khác. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội 
sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu 
sự phong phú tinh thần của mỗi người, 
thiếu sự tham gia tích cực của nhân dân 
lao động – chủ thể sáng tạo nền văn hóa 
mới. Chính vì thế, việc xây dựng một 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 18 - 2020 ISSN 2354-1482 
46 
chiến lược giáo dục thẩm mỹ hướng tới 
toàn dân là một trong những nhiệm vụ 
của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên 
lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. 
Kế thừa quan điểm trên, Đại hội 
XII của Đảng tiếp tục khẳng định: 
“Xây dựng nền văn hóa và con người 
Việt Nam phát triển toàn diện, hướng 
đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh 
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và 
khoa học” [8, tr. 126]. “Xây dựng con 
người Việt Nam phát triển toàn diện 
phải trở thành một mục tiêu của chiến 
lược phát triển. Đúc kết và xây dựng 
hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn 
mực của con người Việt Nam thời kỳ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế; tạo môi trường và điều 
kiện để phát triển về nhân cách, đạo 
đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, 
tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ 
công dân, ý thức tuân thủ pháp luật 
Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt 
đẹp, tích cực, cao thượng, nhân rộng 
các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu 
tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, 
thấp hèn, lạc hậu; chống các quan 
điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh 
hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, 
làm tha hóa con người” [8, tr. 127]. 
Tình cảm thẩm mỹ mới còn được 
xây dựng trên trên cơ sở tình cảm đạo 
đức mới, đó là đạo đức của giai cấp 
công nhân, quan hệ bình đẳng, đồng 
chí, anh em. Nguyên tắc của nó là: 
“Mỗi người vì mọi người, mọi người vì 
mỗi người”. Đó là các tư tưởng đạo đức 
khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
làm cho cái thiện thắng cái ác trong mỗi 
con người. Nhân dân ta có một truyền 
thống đạo đức lâu đời, đó là tinh thần 
yêu nước bất khuất, kiên cường, mưu 
trí, kiên quyết đấu tranh cho độc lập, tự 
do; đó là tình thương yêu giữa những 
người lao động; là đức tính cần cù, sáng 
tạo; tình cảm lạc quan, yêu đời. Từ ngày 
có Đảng, những giá trị đó được phát 
huy cao độ và không ngừng được bổ 
sung những nhân tố mới. Chúng là cơ 
sở của các tình cảm thẩm mỹ. 
Cái đẹp chân chính đều bắt nguồn 
từ lao động, từ chiến đấu, từ cái thật, cái 
tốt. Những tình cảm đối lập với hạnh 
phúc con người, những tình cảm tự tư 
tự lợi, ích kỷ hại người đều không đưa 
đến chỗ hình thành tình cảm thẩm mỹ 
mới, bởi nó không hướng vào cái đẹp 
của cuộc sống, không trở thành phương 
tiện giao cảm giữa người với người, 
không thể thôi thúc sáng tạo nghệ thuật. 
Tuy nhiên, cũng như mọi tình cảm 
khác của con người, tình cảm thẩm mỹ 
không phải “nhất thành bất biến”. Nó là 
sản phẩm của thực tiễn lao động, chiến 
đấu và thường xuyên thúc đẩy thực tiễn 
ấy tiến lên. Trong cơ chế thị trường 
hôm nay, cái lợi đang tồn tại phổ biến 
trong mọi quan hệ của con người. Giáo 
dục thẩm mỹ cần thiết phải làm cho cái 
lợi dựa trên cơ sở cái đúng, cái đẹp, cái 
tốt. Đây là mục tiêu quan trọng của giáo 
dục thẩm mỹ của chúng ta hiện nay. 
Mỗi xã hội có mục đích giáo dục 
con người theo yêu cầu của mình. Mục 
đích của xã hội ta là chủ động tạo ra 
những cá nhân phát triển toàn diện và 
hài hòa tất cả các mặt thể chất lẫn tinh 
thần, đạo đức lẫn tài năng, làm cho mỗi 
con người dần dần trở thành vừa là sản 
phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của 
lịch sử, nghĩa là con người được tự do 
và có đủ điều kiện để cống hiến và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 18 - 2020 ISSN 2354-1482 
47 
hưởng thụ. Đó chính là chiến lược phát 
triển con người của Đảng ta: con người 
vừa là mục tiêu vừa là động lực phát 
triển của xã hội. Có nhiều hình thức 
giáo dục thẩm mỹ, mỗi hình thức giáo 
dục đều có hiệu quả khi nó vận dụng 
được phương pháp chung tương ứng với 
quá trình phát triển nhận thức của con 
người, đó là phương pháp thích hợp. Có 
thể kể đến các hình thức như: giáo dục 
thẩm mỹ qua lao động và hoạt động 
thực tiễn xã hội; qua các hình mẫu 
người tốt, việc tốt; giáo dục thẩm mỹ 
bằng môi trường; giáo dục thông qua 
học tập mỹ học và các bộ môn khoa học 
gần gữi; giáo dục thông qua nghệ thuật. 
Sự phát triển của triết học thẩm mỹ 
hướng vào mục tiêu hoàn thiện nhân 
cách con người sẽ góp phần có hiệu quả 
vào việc phát huy mặt tích cực, khắc 
phục mặt tiêu cực của kinh tế thị trường 
đối với nhân cách con người; bằng việc 
trau dồi nhạy cảm thẩm mỹ, tăng cường 
năng lực thẩm định trực giác, đánh thức 
các khả năng sáng tạo tiềm ẩn, thúc đẩy 
quá trình hình thành nhu cầu và thị hiếu 
thẩm mỹ lành mạnh, xây dựng thị hiếu 
thẩm mỹ tích cực để biến quá trình giáo 
dục thành quá trình tự giáo dục. Vì thế, 
tăng cường hơn nữa giáo dục thẩm mỹ 
là yêu cầu khách quan trong công cuộc 
đổi mới hiện nay nhằm “xây dựng nền 
văn hóa và con người Việt Nam phát 
triển toàn diện, hướng đến chân – thiện 
– mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, 
nhân văn, dân chủ và khoa học” [9, tr. 
5]. Đó chính là những con người phát 
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể 
chất, trong sáng về đạo đức. Chính 
những con người ấy, nhân cách ấy là 
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội 
mới, đồng thời, là mục tiêu của chủ 
nghĩa xã hội. 
3. Kết luận 
Trong mỗi thời đại, sự phát triển 
của mỗi quốc gia luôn gắn liền với dòng 
chảy của các nền văn hóa lớn trên thế 
giới. Với phương châm “hòa nhập 
nhưng không hòa tan”, Việt Nam luôn 
chú trọng tới việc gìn giữ và phát huy 
những giá trị truyền thống tốt đẹp của 
dân tộc. Để làm được điều đó, mỗi cá 
nhân phải có lập trường vững vàng và 
nhận thức thẩm mỹ sâu sắc, không dễ 
dàng dao động bởi những trào lưu mới, 
tiêu cực. Vì vậy, những giá trị tư tưởng 
mỹ học mà Kant để lại là tài sản quý giá 
để chúng ta rèn luyện và tiếp thu trong 
quá trình hội nhập hiện nay. Sự hiện 
diện của triết học thẩm mỹ của Kant có 
ý nghĩa tích cực đối với việc giáo dục 
con người, đem lại cho họ niềm tin và 
sức mạnh, vào khả năng sáng tạo của 
chính con người, kích thích họ ở tính 
tích cực chủ quan, khơi dậy khát khao 
vươn tới những hành động cao thượng, 
đẹp đẽ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Immanuel Kant (2006), Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và mục đích 
luận), Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb Tri thức, Hà Nội 
2. Mác, Ăngghen tuyển tập (1984), tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội 
3. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Văn nghệ, Hồ 
Chí Minh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 18 - 2020 ISSN 2354-1482 
48 
4. Immanuel Kant (1898), Phê phán năng lực phán đoán, Nxb Xanhpetecbua, Nga 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội 
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội 
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thât, Hà Nội 
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp 
hành Trung ương khóa XI, Báo Hà Nội mới, ngày 2-6-2014 
IMMANUEL KANT’S AESTHETIC PHILOSOPHY AND 
EDUCATIONAL SIGNIFICANCE IN HUMAN CONSTRUCTION 
 IN VIETNAM TODAY 
ABSTRACT 
Immanuel Kant was one of the great thinkers of German classical philosophy in 
particular and the philosophical system in general. He is not only a great 
philosopher but also a great aesthetic of humanity with his tremendous 
contributions. In the field of aesthetics, Kant is considered the father of romanticism. 
His thoughts were not only of profoundly humanistic values, but also influenced 
many later artistic trends, especially romantic tendencies. The article makes clear 
the fundamental content of Kant's aesthetic philosophy and shows the great role of 
aesthetic education in social life, especially in the current period in our country. 
Keywords: Immanuel Kant, aesthetic philosophy, education cosmetic, build personality 
(Received: 19/12/2017, Revised: 16/3/2018, Accepted for publication: 6/8/2020) 

File đính kèm:

  • pdftriet_hoc_tham_my_cua_immanuel_kant_va_y_nghia_giao_duc_cua.pdf