Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Những yêu cầu khắt khe trong việc tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp (CSR) tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như hiệp định đối tác toàn diện

và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và

liên minh Châu Âu (EVFTA). không ngừng tăng lên, sẽ là những áp lực rất lớn đối với hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế này đòi h i các doanh nghiệp cần

phải nhận thức và nghiêm túc thực hiện CSR, biến CSR làm công cụ đắc lực nh m tạo ra ưu

thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Trong bài viết nhóm tác giả đề cập đến các

quan điểm về CSR; những nội dung về CSR; những lợi ích c ng như những thách thức đặt ra

khi thực hiện CSR trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ

mới. Từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp đối với cơ quan nhà nước và đối với doanh

nghiệp nh m tăng cường thực hiện CSR ở Việt Nam.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 1

Trang 1

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 2

Trang 2

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 3

Trang 3

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 4

Trang 4

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 5

Trang 5

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 6

Trang 6

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 7

Trang 7

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 8

Trang 8

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 9

Trang 9

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
o động tại Việt Nam. 
2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội 
Trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã cho thấy, một 
số rào cản và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện trách nhiệm 
xã hội như: (i) Nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; (ii) Năng suất bị ảnh 
hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử COC (Code of Conduct); (iii) 
Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là 
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa); (iv) Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của trách 
nhiệm xã hội và Bộ luật Lao động; (v) Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực 
hiện các COC. [9] 
Những doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết vấn đề thực hiện 
trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay còn gặp một số khó khăn nhất định, trong đó nổi bật là 3 
thách thức chính: (i) Nhận thức về trách nhiệm xã hội mới dừng lại ở các hoạt động tài trợ; (ii) 
Thiếu những chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ phía Chính phủ; và (iii) Đánh giá từ chính doanh 
nghiệp là các hoạt động trách nhiệm xã hội không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. [8] 
Trước bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc 
tuân thủ những cam kết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dường như chưa được quan 
tâm đúng mức. Với nghiên cứu của WB và kết quả khảo sát của Vietnam Report có thể thấy 
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối khó khăn với 
ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân 
pháp lý. Diễn giải cụ thể hơn về những rào cản, thách thức từ những nguyên nhân nói trên đến 
việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam như sau: 
Trước hết, do sự hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội là chưa đầy đủ, 
nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là như một hoạt động từ thiện mà chưa hiểu rằng việc 
thực hiện trách nhiệm xã hội là phải thể hiện trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh 
987 
của doanh nghiệp. Do đó, không ít doanh nghiệp một mặt vẫn tham gia tích cực các hoạt động 
nhân đạo, từ thiện, nhưng mặt khác, vẫn lao vào vòng quay lợi nhuận, dẫn đến kinh doanh 
không lành mạnh theo kiểu buôn bán chụp giật, tranh thủ các khe hở của cơ chế, chính sách 
thị trường do Nhà nước ban hành để kiếm lời Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong 
kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng 
kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử 
lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các 
Công ty Miwon, Formosa Hà Tĩnh, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, 
công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa) Hay, các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại 
cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa 
phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi 
phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho 
người lao động đã và đang gây bức xúc cho xã hội. 
Thứ hai là thách thức về mặt kinh tế. Do các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là 
doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, không đủ tiềm lực tài chính, 
hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, chưa đạt được hiệu quả kinh tế và chỉ có 
thể cung ứng cho một số thị trường nhất định. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu cơ hội 
tiếp cận trực tiếp với các mạng lưới và thị trường quốc tế, tiềm năng kinh tế có hạn, do vậy bị 
thiếu hụt nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Những 
nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn do sức 
ép về giá cả và giá trị gia tăng thấp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương 
mại tự do thế hệ mới. Những áp lực này tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp thực 
hiện trách nhiệm xã hội. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp là gánh nặng, là trách nhiệm phải thực hiện hơn là cơ hội phát triển. 
Thứ ba là trách nhiệm pháp lý, hiện nay trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ 
pháp luật của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Những quy định về trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp đã được đề cao và có nhiều tiến bộ, song việc tuân thủ pháp luật hay các quy 
định vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc. Số vụ việc vi phạm 
trách nhiệm xã hội liên quan đến việc sản xuất, mua bán hàng hóa dịch vụ như gian lận trong 
kinh doanh, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường để tối đa hóa lợi 
nhuận; nợ đọng bảo hiểm xã hội, không đảm bảo quyền lợi về lương, thưởng, thời gian làm 
thêm, nghỉ giữa giờ và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động còn diễn ra khá phổ 
biến, trong khi việc xử lý các vi phạm này còn chưa triệt để và gặp nhiều khó khăn. Mặc dù 
đã có những cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và địa 
phương nhưng hiệu quả hoạt động của các tổ chức này là chưa cao và còn nhiều bất cập, khi 
xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng thường phải gánh chịu những thua thiệt và tự mình rút kinh 
nghiệm cho các hoạt động mua bán tiếp theo. Để xảy ra tình trạng này, một phần do nguồn 
lực của các cơ quan thẩm quyền còn khá hạn chế, tính chất phức tạp hoặc nhỏ lẻ của các vụ 
988 
việc, tính nghiêm minh của luật pháp, tinh thần thái độ thiếu trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp trong kinh doanh hiện nay chưa cao. 
3. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh 
Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới 
3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 
Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi bình 
đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Vai trò của Chính 
phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải tạo ra môi trường pháp luật 
hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, cung cấp thông tin, tư vấn, hướng 
dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện cho 
các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật 
đầu tư; đồng thời quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện 
hoàn thiện, nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế và các điều khoản trong các 
hiệp định thương mại. 
Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách 
nhiệm xã hội, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước 
phải có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp vi phạm trong việc 
thực hiện trách nhiệm xã hội. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gây ô 
nhiễm môi trường hoặc sản phẩm không đảm bảo chất lượng đặc biệt là nông sản, thực phẩm 
gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dung. Có chế tài xử lý nghiêm các 
doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức 
khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt trách 
nhiệm xã hội, như tặng giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu xanh , cấp chứng chỉ 
cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội 
trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng... 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, lợi ích 
của doanh nghiệp khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ 
quan truyền thông cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các 
chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ thực hiện công tác từ thiện. Phải làm sao cho 
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ 
doanh nghiệp. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như qua 
các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo khoa học...Tổ chức tập huấn về 
trách nhiệm xã hội cho các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo doanh 
nghiệp nhằm phổ biến, cập nhật thông tin về trách nhiệm xã hội, các bộ quy tắc ứng xử, các 
tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về 
CSR cho mọi thành phần trong xã hội sẽ có tác dụng đồng sáng tạo, tự điều chỉnh, tự tác 
động, quan hệ tương hỗ lẫn nhau, điều chỉnh giám sát lẫn nhau, tạo ra quyền lực mềm điều 
chỉnh giữa các bên trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội. 
989 
Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp đồng hành c ng doanh 
nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Đẩy mạnh vai trò, tăng cường sự phố hợp của các hiệp 
hội nghề như Hội Dệt may, Hội Da - Giày, Hội Xuất khẩu thuỷ sản; của Phòng Thương mại 
và Công nghiệp Việt Nam, các bộ, ngành trong việc hình thành các kênh thông tin về trách 
nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp; Tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện 
trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử 
3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 
Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thường xuyên tìm hiểu, 
cập nhật nội dung các nghĩa vụ trong thực hiện trách nhiệm xã hội, từng bước xây dựng đội 
ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, hiểu rõ mối quan hệ biện 
chứng, quan hệ nhân quả giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh 
với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thấy được lợi ích của việc thực 
hiện trách nhiệm xã hội, phân tích xu hướng và đòi hỏi của thị trường trong bối cảnh hội nhập 
có liên quan đến trách nhiệm xã hội từ đó quan tâm hơn đến thực hiện trách nhiệm xã hội 
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt 
động kinh doanh. Một trong những nội dung thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là 
đảm bảo hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp và của nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế. Làm 
tốt các nghĩa vụ thuế, không trốn thuế, gia hạn thuế, mua bán hóa đơn, chứng từ chính là một 
trong những cách thực hiện trách nhiệm xã hội thiết thực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp 
phải tuân thủ nghiêm các bộ luật như Luật Thương mại, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật 
cạnh tranh, Luật doanh nghiệp... và các Nghị định của Chính phủ liên quan thể hiện rõ trách 
nhiệm về mặt pháp lý và đảm bảo nghĩa vụ kinh tế cho các bên liên quan đến các hoạt động 
thương mại sản phẩm – dịch vụ của mình. 
Đề cao ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các hiệu 
định thương mại tự do thế hệ mới, yêu cầu về bảo vệ môi trường phát triển bền vững được đặc 
biệt coi trọng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà có hành vi gây tổn hại đến môi trường sẽ 
không có cơ hội tham gia. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu đổi mới, ứng dụng công nghệ 
hiện đại, nghiên chỉnh tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì mục 
tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mà có hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường. 
Xây dựng bộ cam kết và triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp phải 
trung thực và quan tâm thực sự đến trách nhiệm xã hội; tiến hành xây dựng bộ cam kết trách 
nhiệm xã hội tới từng thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng bộ quy tắc ứng 
xử, phát triển các hoạt động thực thi trách nhiệm xã hội, coi đó làm nguyên tắc thực hiện, 
nâng cao nhận thức và thu hút nhân viên cam kết thực hiện. Trong quá trình hoạt động, doanh 
nghiệp phải gắn các nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm xã hội trong mọi giai đoạn triển khai hoạt 
động sản xuất kinh doanh, từ thu mua, sản xuất, tiêu thụ, thông tin sản phẩm, quảng cáo, giao 
nhận hàng, chất lượng, đấu thầu... Đồng thời, doanh nghiệp cần có hình thức thưởng phạt cụ 
thể với nhân viên khi thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc sử dụng các hệ thống thưởng phạt là 
990 
quan trọng để giữ nhân viên năng động và có trách nhiệm, tạo động lực cho nhân viên trong 
quá trình thực hiện trong trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp phải làm cho nhân viên của 
mình hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm xã hội và nỗ lực tập trung việc thực hiện. Với chế độ 
đánh giá và khen thưởng thỏa đáng, doanh nghiệp tạo cho nhân viên có động cơ làm việc và 
sẵn sàng tham gia trách nhiệm xã hội, từ đó sẽ giúp đạt được mục tiêu chiến lược trách nhiệm 
xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng cần chú ý tới ý kiến của các đối tượng hữu quan qua 
mạng xã hội, các kênh truyền thông về việc thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của 
doanh nghệp để tuyên truyền cũng như điều chỉnh thực hiện hiệu quả, thực hành việc đánh giá 
và cải tiến triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. 
Với thực tế tình hình hình thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam 
hiện nay và những yêu cầu khắt khe về việc tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đòi h i các doanh nghiệp cần phải nhận 
thức và nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội, biến trách nhiệm xã hội thành công cụ đắc 
lực nh m tạo ra ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Các doanh nghiệp không 
chỉ đơn thuần là đơn vị làm kinh tế, mà phải như một công dân có trách nhiệm xã hội cao và 
luôn phấn đấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp và b n vững hơn. Những doanh nghiệp thực 
hiện tốt trách nhiệm xã hội chính là chìa khóa, là cơ hội để có thể tiếp cận với thị trường 
quốc tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay của Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Carroll, A (1991), The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the 
Moral Management of Organizational Stakeholders‘, Business Horizons, Vol.34, (4), Pages 
39-48 
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Thực hiện trách nhiện xã hội trong 
lĩnh vực An toàn, bảo vệ sức kh e và bảo vệ môi trường cho người lao động tại các doanh 
nghiệp Việt nam,  truy cập ngày 21/12/2019 
3. Davis, K. (1973), The case for and against business assumption of social 
responsibilities. Academy of Management Journal, Vol.16 (2), pp.312-322 
4. Mạnh Hồng (2019), CSR thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp, Thời báo Ngân 
hàng, Website:https://thoibaonganhang.vn/csr-thuc-day-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-
84417.html, ngày truy cập 18/12/2019 
5. International Standard ISO 26000, Guidance on social responsibility, First edition, 
Nov. 2010 
6. Friedman, M. (1970). The social responsibility of business is to increase its profits, 
Corporate Ethics and Corporate Governance, Pages. 173-178, 
https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-540-70818-6_14, truy cập ngày 22/12/2019 
7. Sheehy, Benedict (2015). Defining CSR: Problems and Solutions. Journal of 
Business Ethics, Vol.131 (3), pages.625–648. 

File đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_trong_boi_canh_viet_nam.pdf