Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam

I. CHAEBOL - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC

1. Quá trình hình thành của các Chaebol

Năm 1945, sau khi thoát khỏi ánh cai trị của Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt

thành hai miền Nam-Bắc. Ở miền Nam, Hàn Quốc rơi vào tình trạng kinh tế tồi tệ. Trong

những năm đó, chính phủ Mỹ nắm quyền kiểm soát đất nước này cho đến năm 1948 đã tư

nhân hóa các tài sản do chính phủ Nhật Bản và thường dân sở hữu trước đây. Khó khăn

càng tăng khi chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) diễn ra đã phá hủy phần lớn những cơ sở

hạ tầng do người Nhật để lại này. Thời kỳ đó, Hàn Quốc được nhận viện trợ của Mỹ, giúp

nước này xây dựng lại phần nào hạ tầng đó và giải quyết những khó khăn khác, ví dụ như

tình trạng thiếu nguyên liệu. Những khoản viện trợ này rất quan trọng bởi vì nó đã tạo cơ

hội cho doanh nghiệp Hàn Quốc phát triển và tích lũy vốn. Để khai thác sự trợ giúp này và

thúc đẩy kinh tế, Hàn Quốc quyết định học hỏi mô hình phát triển kinh tế của Nhật Bản và

thành lập nên các Chaebol.

Chaebol hay còn gọi là Tài phiệt, là tên gọi của các đại tập đoàn gia đình lớn tại Hàn

Quốc. Cụ thể hơn, Chaebol thường được đề cập tới một tập hợp các công ty độc lập chịu sự

kiểm soát về hành chính và tài chính chung của một gia tộc. Mặc dù vẫn còn một số ý kiến

khác biệt, nhưng hầu hết các học giả đồng ý rằng một chaebol được xác định bởi ba đặc

điểm cấu trúc doanh nghiệp: thứ nhất, nó bao gồm nhiều công ty liên kết hoạt động trong

nhiều ngành công nghiệp; thứ hai, quyền sở hữu và quyền kiểm soát của tập đoàn nằm

trong tay một gia đình thống trị; và cuối cùng, là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn

trong nền kinh tế quốc dân 1.

Trước năm 1960, nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu để tái thiết Hàn

Quốc từ thảm họa kinh tế do chiến tranh để lại. Thời điểm này, Hàn Quốc vẫn quyết định

thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa thay thế Nhập khẩu (ISI) với thuế quan và hạn

ngạch nhập khẩu, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước hơn so với

cho các công ty nước ngoài. Về cơ bản, ISI giúp phát triển các doanh nghiệp, nhưng không

giúp nâng cao mức sống của nhân dân. Lý do là các doanh nghiệp trong nước bắt đầu áp giá

cao hơn và hậu quả chính là kìm hãm tiêu dùng. Hơn nữa, rất nhiều doanh nhân, thông qua

chính sách này, đã cố gắng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách khai thác sự tha hóa của một số

chính trị gia. Hành vi này chỉ tạo ra rất nhiều hoạt động tìm kiếm lợi nhuận không hiệu quả

và không giúp gì cho đất nước.

Năm 1961, Tổng thống Park Chung-hee đã quyết định chuyển chiến lược từ Thay thế

Nhập khẩu sang Xúc tiến Xuất khẩu, ngay cả khi ISI vẫn chưa hoàn toàn bị chấm dứt. Chỉ

thị đầu tiên của ông là quốc hữu hóa tất cả ngân hàng và hỗ trợ các Chaebol bằng các khoản

vay và trợ cấp xuất khẩu. Các khoản vay được trao theo thứ tự ưu tiên theo lĩnh vực: trước

hết, được trao cho các công ty sản xuất hàng dệt may, thép và hóa dầu; sau đó, là các lĩnh

vực khác như chất bán dẫn và ô tô. Quyết định này được đưa ra dựa trên cơ sở những công

ty hoạt động ở các ngành mạnh nhất của Hàn Quốc và theo hiệu suất xuất khẩu của họ, giúp

nước này có thể trở thành một quốc gia cạnh tranh trên thế giới nhờ chiếm giữ được các

ngành của thị trường xuất khẩu. Về cơ bản, việc mở cửa ra thị trường thế giới này đã giúp

nền kinh tế Hàn Quốc trở nên quy củ hơn rất nhiều do phải tuân thủ theo luật ngoại thương

chung mà các bên đều phải tôn trọng. Nhờ những thay đổi này, các Chaebol bắt đầu giành

được thị phần và vì vậy họ đã được chọn làm công cụ chính để phát triển kinh tế. Hệ quả là,

các Chaebol bắt đầu phát triển, trở nên quan trọng và phù hợp với trong và ngoài nước.

Thêm vào đó, tỷ trọng trong GDP của ngành sản xuất tăng từ 9% lên 27%, trong khi tỷ

trọng nông nghiệp lại giảm từ 45% xuống 25%.

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang xuanhieu 7600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam

Tổng luận số 2/2021: Phát triển các tập đoàn đầu tàu ở một số nước tiêu biểu và kinh nghiệm cho Việt Nam
ng hơn 30 năm phát triển, nước ta đã xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân 
lớn, hoạt động đa ngành, mang tầm cỡ quốc tế. Ngày 5/12/2018, Vietnam Report công bố 
Bảng xếp hạng - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018 (VNR500), trong đó, 
10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất lần lượt là Vingroup, Thế giới Di động, Vinamilk, DOJI, 
Thaco, Hòa Phát, FPT, Vietjet, VP Bank và Masan. 
Giai đoạn 2014 - 2017, tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của Top 500 doanh nghiệp 
tư nhân lớn nhất Việt Nam đạt 21,8%; 5 nhóm ngành đứng đầu về doanh thu năm 2018 là 
tài chính; thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản; thép và 
viễn thông, tin học, công nghệ thông tin. 5 nhóm ngành này chiếm 64,2% doanh thu và 
75,5% lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp tư nhân 
Sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam khá đa dạng, một số đi lên từ bất 
động sản nhờ vào tích lũy vốn từ đất đai, số khác khởi nghiệp bằng kinh doanh thương mại, 
mở các cửa hàng bán buôn, bán lẻ ở trong nước và xuất nhập khẩu; không ít doanh nghiệp 
nhờ vào tích lũy vốn từ kinh doanh ở nước ngoài. Một số ví dụ tiêu biểu bao gồm: 
- Tập đoàn Đèo Cả là điển hình của quá trình phát triển từ hợp tác xã đến tập đoàn kinh 
tế vững mạnh. Từ Hợp tác xã xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch (ra đời năm 1985) phát 
triển thành Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả. Tập đoàn Đèo Cả có đủ năng lực thi công 
các công trình đường hầm lớn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại như hầm 
Đèo Cả (dài 4.125 m), hầm Cổ Mã (dài 500 m), hầm đường bộ qua Đèo Hải Vân 2, hầm Cù 
Mông. 
- Tập đoàn FPT (Tiền thân là Công ty TNHH hội chợ và xúc tiến thương mại) là điển 
hình thành công của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sau này trở thành tập 
đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, đang kinh doanh khá thành công ở nhiều 
nước công nghiệp phát triển. FPT làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của 
mình, đang sở hữu trên 1.000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ 
hàng đầu thế giới và phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng, cung cấp dịch 
vụ điện tử cho cộng đồng công dân điện tử (E-citizen). 
- Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) là điển hình của quá trình phát triển từ một 
46 
công ty công nghiệp quy mô nhỏ thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành chế tạo. Thaco 
sản xuất, lắp ráp, phân phối, cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô gồm xe 
thương mại (xe tải và xe bus); xe du lịch các thương hiệu Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật 
Bản), Peugeot (Pháp), BMW (Đức) với tỷ lệ nội địa hóa 16 - 50%. Năm 2014 và 2015, 
Thaco là doanh nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt 
Nam (VAMA). 
- Tập đoàn Vingroup kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, 
vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, nông nghiệp, sản xuất ô tô, xe máy điện, 
smartphone... Vingroup đã công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - 
công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028 sẽ trở thành tập đoàn công nghệ - công nghiệp - 
dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Hệ sinh thái của Vingroup rất đa dạng, gần như có thể đáp ứng 
hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, Vingroup đã xây dựng cho mình 
thương hiệu mạnh. Có thể nói, con đường phát triển của Vingroup có rất nhiều nét tương 
đồng với tập đoàn Samsung của Hàn Quốc. Ngày 6/9/2018, Vingroup đã được Tạp chí 
Forbes vinh danh trong Bảng xếp hạng 50 doanh nghiệp hàng đầu châu Á. 
Tuy vậy, dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong khoảng10 năm gần đây, nhưng 
các tập đoàn kinh tế Việt Nam hầu hết đều có quy mô nhỏ, chưa đầu tư nhiều vào nghiên 
cứu và phát triển, chưa làm chủ được công nghệ hiện đại, và còn quá ít tập đoàn có vị thế 
trong khu vực. 
Thực tiễn phát triển của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi 
hỏi phải có hành lang pháp lý điều chỉnh, để vừa thực hiện đúng đường lối của Đảng ta đối 
với kinh tế tư nhân, vừa tạo tiền đề để có nhiều tập đoàn kinh tế hùng mạnh đạt đến tầm cỡ 
khu vực và tiếp đến là thế giới. 
Do tập đoàn kinh tế mới được hình thành ở nước ta, nên có cấu trúc khá đa dạng, tùy 
thuộc vào chủ doanh nghiệp, vì thế, cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn để luật 
pháp hóa mô hình tập đoàn kinh tế, quy định các điều kiện hình thành và cơ chế hoạt động 
của tập đoàn như quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết, quyền lợi và 
nghĩa vụ của tập đoàn. 
Từ những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cách thức quản trị tập đoàn cũng như những 
bài học trong quá trình phát triển của các Chaebol Hàn Quốc, Keiretsu của Nhật Bản hay 
những tập đoàn tài phiệt lâu đời của Mỹ, một số kiến nghị sau có thể có ích cho quá trình 
phát triển các doanh nghiệp lớn của nước ta: 
Thứ nhất, nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập 
47 
đoàn trong các lĩnh vực công- nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt chú trọng tới các doanh 
nghiệp đầu tư mạnh cho NC&PT và đổi mới sáng tạo hay những doanh nghiệp nỗ lực làm 
chủ các công nghệ lõi 
Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, các tập đoàn kinh tế đóng góp khoảng 40% chi tiêu 
NC&PT của quốc gia, thành lập các trung tâm hoặc viện nghiên cứu chuyên ngành, thu hút 
các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu để triển khai các đề tài khoa học và công nghệ, kinh 
doanh và quản trị doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển của tập đoàn. 
NC&PT là yếu tố quyết định thành công của tập đoàn theo hướng đổi mới và sáng tạo, 
luôn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Samsung là một thành công 
điển hình để các doanh nghiệp Việt Nam học tập. Từ một thương hiệu điện tử không nổi 
tiếng, bằng việc tập trung nguồn lực vào NC&PT, chỉ trong khoảng 10 năm, Samsung trở 
thành thương hiệu số 1 trên thị trường thế giới, không chỉ trong lĩnh vực điện tử, mà còn 
trong lĩnh vực viễn thông. 
Như nêu trên, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay chỉ phát triển 
nhờ các dự án bất động sản, các hoạt động thương mại và hầu như không chi tiêu cho 
NC&PT. Điểm sáng hiếm hoi là Tập đoàn Vingroup với việc dịch chuyển định hướng sang 
mảng công nghệ, công nghiệp. Vingroup đã tung ra thị trường những sản phẩm như ôto, xe 
máy điện Vinfast, điện thoại di động thông minh,... đã gây dựng được chỗ đứng trên thị 
trường trong nước và đang vươn ra nước ngoài. Ngoài ra, Vingroup còn nỗ lực đầu tư vào 
hoạt động NC&PT và đổi mới sáng tạo, thông qua việc thành lập Viện Nghiên cứu Trí tuệ 
nhân tạo, Viện Dữ liệu lớn (Big Data) và hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nhiều 
lĩnh vực công nghệ tiên tiến khác. Chính vì thế, từ một tập đoàn chuyên về các sản phẩm 
nghỉ dưỡng, bất động sản, Vingroup đang dần dịch chuyển và định vị mình ở các sản phẩm 
công nghệ cao có thương hiệu trong và ngoài nước. 
Thứ hai, nhà nước cần ban hành những quy định minh bạch về mối quan hệ tài chính 
giữa các công ty con trong nội bộ tập đoàn để đề phòng và xử lý kịp thời tình trạng “chuyển 
giá”, trốn thuế, sở hữu chéo, hình thành mối quan hệ “sân sau” giữa doanh nghiệp với 
doanh nghiệp, với ngân hàng và với cơ quan nhà nước. Tập đoàn kinh tế cần được khuyến 
khích phát triển thành công ty đại chúng đa sở hữu nhằm giải quyết vấn đề về tích lũy vốn, 
tạo lập nguồn lực để phát triển nhanh và hiệu quả cao, có chiến lược kinh doanh dài hạn, 
tầm nhìn toàn cầu, quản trị hiện đại và minh bạch, nhanh chóng mở rộng quy mô, nâng cao 
năng lực cạnh tranh. 
Thứ ba, tập đoàn kinh tế tạo ra sức mạnh quốc gia, nhưng cũng dễ phát sinh trạng thái 
48 
độc quyền nhờ vào tiềm lực vốn khổng lồ có thể mua lại hoặc sáp nhập các doanh nghiệp 
khác, cấu kết và thông đồng với nhau để triệt tiêu cạnh tranh, buộc người tiêu dùng phải trả 
giá cao hơn và lấy đi của họ quyền được lựa chọn (như trong trường hợp của Chaebol Hàn 
Quốc). Để khắc phục tình trạng đó, Chính phủ nên nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, ví dụ, 
Mỹ đã ban hành Đạo luật Chống độc quyền Sherman (năm 1890) và Đạo luật Chống độc 
quyền Clayton (năm 1914). Đây là một tập hợp các luật và quy định của chính phủ liên 
bang và chính quyền các tiểu bang Mỹ nhằm quy định việc thực hiện và tổ chức của 
các tập đoàn kinh doanh, để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của người tiêu 
dùng. Hàn Quốc đưa ra một số cải tổ để hạn chế quyền lực của gia tộc sở hữu Chaebol. 
Thứ tư, về vấn đề thúc đẩy hình thành thương hiệu - tài sản, yếu tố sống còn của một tập 
đoàn kinh tế. Các cơ quan hoạch định cần tư vấn, định hướng cho các tập đoàn hình thành 
nên chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Trong đó, trước hết là phải trở thành số 1 
trên thị trường trong nước bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giá cả cạnh tranh để chinh 
phục người tiêu dùng Việt Nam, trên cơ sở đó, từng bước vươn ra khu vực và toàn cầu. Đó 
là chiến thuật rất thành công của Keiretsu của Nhật Bản và các Chaebol của Hàn Quốc. 
Điển hình là Waltmart - nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ đã phải rút lui khỏi thị trường Hàn 
Quốc vì chiến thuật này của Lotte. Đó cũng là bài học được đúc rút từ kinh nghiệm của 
Vingroup khi một số tập đoàn Thái Lan mua lại các siêu thị như Metro, BigC. Chính bằng 
việc hình thành chuỗi cung ứng nông sản từ hợp tác xã sản xuất - nhà phân phối - siêu thị 
với chiết khấu thấp hơn nhiều so với Metro, BigC, nên Vingroup có được lợi thế cạnh tranh 
so với các ông chủ người Thái (mua lại Metro và BigC) ở thị trường nội địa. 
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ tập đoàn kinh tế xây dựng và phát 
triển thương hiệu, nhất là tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới để không chỉ gia tăng nhanh 
chóng quan hệ thương mại và đầu tư, mà còn có thể tham gia đầu thầu quốc tế những dự án 
quy mô lớn mà hiện nay nhiều tập đoàn kinh tế nước ta đủ sức thực hiện. 
Thứ năm, bên cạnh việc phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đầu tàu, Nhà nước cũng đặc 
biệt cần chú trọng tới việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp năng động, cũng 
như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty khởi nghiệp chính là nguồn đổi mới 
sáng tạo dồi dào, có thể bù đắp cho những yếu điểm của các tập đoàn lớn. Ngay cả chính 
phủ Hàn Quốc hiện tại cũng nỗ lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như 
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các Chaebol Hàn Quốc. Đồng 
thời việc ươm tạo và phát triển các công ty khởi nghiệp cũng có tiềm năng tạo ra những tập 
đoàn khổng lồ cho tương lai. Những ví dụ tiêu biểu có thể kể tới những tập đoàn nổi tiếng 
49 
toàn cầu như Facebook, Amazon của Mỹ; hay Tencent và Alibaba của Trung Quốc cách 
đây hơn chục năm đều là những công ty khởi nghiệp non trẻ. 
Thứ sáu, cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng 
tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có khả năng gia nhập 
vào vào phân đoạn có giá trị cao trong chuỗi giá trị để tăng năng suất lao động, tạo ra được 
mức tăng trưởng đột phá. 
Trong khi các tập đoàn kinh tế khổng lồ của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ có bề dày lịch 
sử phát triển hàng chục, thậm chí trăm năm, thì các tập đoàn kinh tế của nước ta mới chỉ 
trong quá trình phát triển ban đầu. Dù vậy, khát vọng tới năm 2045 nước ta sẽ có những 
doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ, có khả năng “vươn ra biển lớn” của Thủ tướng Nguyễn 
Xuân Phúc hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, nếu như ngay bây giờ chúng ta sớm hình 
thành nên những chính sách, cơ chế đồng bộ, xuyên suốt và có tính ổn định để hỗ trợ cho 
quá trình phát triển của những tập đoàn, doanh nghiệp được lựa chọn làm đầu tàu, có khả 
năng thúc đẩy, nâng tầm nền kinh tế. Là nước đi sau, Việt Nam có lợi thế là tránh được 
những sai lầm, cũng như thiếu sót của những nước đi trước, đồng thời có khả năng rút ngắn 
giai đoạn. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với những chủ trương, 
chính sách mới về phát triển KHCN và ĐMST được kỳ vọng là cơ hội để các doanh nghiệp 
Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành các tập đoàn lớn, có vị thế trong khu vực và toàn cầu. 
Trong hành trình ấy, vai trò và sự hỗ trợ của chính phủ có tầm quan trọng vô cùng to lớn. 
Biên soạn: ThS. Nguyễn Phương Anh 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Adelman, I. a. (2009). The Korean financial crisis of 1997-98. University of California 
at Berkeley, Deparment of Agricultural and Resource Economnics and Policy, no. 874. 
2. Bebenroth, R. a. (2004). Corporate Governance in Japan: Government Regulations 
(Vol. 54). Osaka Keidai Ronshu. 
3. Bennedsen, M. (2017). Samsung: Third Generation Chaebol Faces Unexpected 
Challenges. INSEAD. 
4. Caves, R. E. (1980). Industrial organization, corporate strategy and structure. Journal of 
Economic Literature, 64-92. 
5. Choi, H. (2017). Samsung, Lee Jae-yong’s Conviction, and How Business in South 
Korea Is Changing.Harvard Business Review: https://hbr.org/2017/09/samsung-lee-jae-
yongs-conviction-and-how-business-insouth-korea-is-changing 
6. Connell, S. P. (2014). Creating Korea's Future Economy: Innovation, Growth, and 
Korea- US Economic Relations. Asia Pacific Issues (111). 
7. Debnath, S. C. (2013). Value-Based Management in Japanese Keiretsu and Korean 
Chaebols. Ritsumeikan International Affairs, 11, p. 45-70. 
8. Doral, M. a. (2010). Chaebol and Korea's Industrial Finance. Journal of Global 
Initiatives: Policy, Pedagogy, Perspective, 5(2). 
9. Gerald, R. V. (2014). Comparing Japan (Keiretsu) and Korea (Chaebol) Economic 
Efficiency on their Financial Structures. European Journal of Contemporary Economics 
and Management, 1(2). 
10. Huh, C. G. (1993). Japan's Keiretsu and Korea's Chaebol. FRBSF Weekly Letter (93-
25). Inkpen, A. J. (2014). General Electric's Corporate Strategy. Thunderbird School of 
Global Management. 
11. Lee, P. S. (2000). Economic Crisis and Chaebol Reform in Korea. Columbia Business 
School. APEC Study Center. 
12. Long Le, P. C. (2016). The Growth of Korean Companies and Their Contributions to 
the Miracle of the Han River. International Journal of Multimedia and Ubiquitous 
Engineering, 253-266. 
13. Matsumoto, K. (1991). The Rise of the Japanese Corporate System. London: KPL. 
14. David Murillo, Yun-dal Sung, 2013. Understanding Korean Capitaism: Chaebols and 
their Corporate Governance. Esadegeo, september 2013 
15. Ahuja, G. Y. (2011). Explaining influence rents: the case for an institutions-based 
view of strategy. Organ Sci, 22(6), p. 1631-1652. 
16. TWB. (2016). Trade (% of GDP). 
https://data.worldbank.org/indicator/NE.TRD.GNFS.ZS 
17. Kim, J.-H. (2017). Kakao will add AI to its services. 
https://koreajoongangdaily.joins.com/2017/05/11/industry/Kakao-will-add-AI-to-its-
services/3033275.html 
18. Hong Y Park, Geo-Cheol Shin, Sung Hahs Suh (2008). Advantages and shortcomings 
of Korean Chaebols. International Business & Economics Research Journal, Volume 7, 
Number 1. 
19. Kim, Y. (2007, December). Pro-business Policy and Institutional Change of Japan. 
Korea Economic Research Institute, p. 1-131. 

File đính kèm:

  • pdftong_luan_so_22021_phat_trien_cac_tap_doan_dau_tau_o_mot_so.pdf