Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

1.1. Khái quát hệ thống TTNT

Đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về trí tuệ nhân tạo (TTNT). Tháng

11/2018, Nhóm chuyên gia TTNT của OECD (AIGO) đã đưa ra mô tả hệ thống TTNT

theo hướng dễ hiểu, chính xác về mặt kỹ thuật, trung tính về công nghệ (technologyneutral) và có thể áp dụng trước mắt và lâu dài. Phạm vi mô tả hệ thống đủ rộng để

bao trùm nhiều định nghĩa TTNT, thường được sử dụng bởi các cộng đồng khoa học,

doanh nghiệp và chính sách.

Quan điểm về khái niệm hệ thống TTNT

Mô tả hiện nay về hệ thống TTNT dựa trên quan điểm về khái niệm TTNT được

trình bày chi tiết trong cuốn sách “Trí tuệ nhân tạo: Phương pháp tiếp cận hiện đại”

do hai tác giả Stuart J. Russell và Peter Norvig viết và được phát hành năm 2009.

Quan điểm này phù hợp với định nghĩa TTNT được sử dụng rộng rãi, đó là TTNT

“nghiên cứu các tính toán giúp nó có thể nhận thức, suy luận và hành động” (Winston,

1992 [10]) và với các định nghĩa chung tương tự (Gringsjord và Govindarajulu, 2018 [

11]).

Quan điểm về khái niệm TTNT lần đầu tiên được trình bày dưới dạng cấu trúc

cấp cao của hệ thống TTNT chung (còn được gọi là “tác nhân thông minh”) (Hình 1).

Hệ thống TTNT bao gồm ba yếu tố chính: cảm biến, logic hoạt động và bộ truyền

động. Bộ cảm biến thu thập dữ liệu thô từ môi trường, trong khi bộ truyền động hoạt

động để thay đổi trạng thái của môi trường. Sức mạnh chính của hệ thống TTNT nằm

ở logic hoạt động của nó. Đối với một tập hợp các mục tiêu nhất định và dựa vào dữ

liệu đầu vào từ các cảm biến, logic hoạt động cung cấp đầu ra cho bộ truyền động. Kết

quả đầu ra tồn tại dưới dạng các khuyến nghị, dự đoán hoặc quyết định có thể ảnh

hưởng đến hiện trạng môi trường

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 1

Trang 1

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 2

Trang 2

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 3

Trang 3

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 4

Trang 4

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 5

Trang 5

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 6

Trang 6

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 7

Trang 7

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 8

Trang 8

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 9

Trang 9

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 45 trang xuanhieu 4980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tổng luận 4-2021: Những cân nhắc chính sách thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo
i 
Trách nhiệm giải trình Đảm bảo các nhà thiết kế và vận hành AIS theo hướng có 
trách nhiệm và chịu trách nhiệm giải trình 
Tính minh bạch Đảm bảo AIS vận hành theo phương thức minh bạch 
Lạm dụng AIS và nhận 
thức về điều đó 
Giảm thiểu rủi ro do lạm dụng AIS 
Source: IEEE (2017[51]), Ethically Aligned Design (Version 2), 
Nguyên tắc TTNT được đưa ra tại Hội nghị Asilomar, bao gồm 23 nguyên tắc 
cho sự phát triển an toàn và có lợi cho xã hội của TTNT trước mắt và lâu dài, là kết 
quả từ hội nghị của Viện Nghiên cứu sự sống tương lai vào tháng 1/2017. Hội nghị 
Asilomar đã lựa chọn các nguyên tắc cốt lõi từ các cuộc thảo luận, phản ánh và tài liệu 
do IEEE, học viện và các tổ chức phi lợi nhuận cung cấp. 
Các vấn đề được phân thành ba lĩnh vực. Vấn đề nghiên cứu kêu gọi tài trợ 
nghiên cứu TTNT bao gồm những khó khăn trong khoa học máy tính; các nghiên cứu 
kinh tế, luật và xã hội học; “liên kết khoa học-chính sách”; và văn hóa hợp tác nghiên 
cứu kỹ thuật, độ tin cậy và tính minh bạch. Đạo đức và giá trị đòi hỏi phải thiết kế và 
vận hành hệ thống TTNT an toàn và bảo mật, minh bạch và có trách nhiệm, bảo vệ 
quyền tự do của cá nhân, quyền riêng tư, phẩm giá con người, quyền và đa dạng văn 
hóa, trao quyền trên phạm vi rộng và chia sẻ lợi ích. Các vấn đề lâu dài đặc biệt là 
tránh đưa ra những giả định chắc chắn giới hạn trên về khả năng của TTNT trong 
tương lai và lập kế hoạch thận trọng về sự phát triển theo dự báo của TTNT tổng hợp 
(AGI). Bảng 4 cung cấp danh sách các Nguyên tắc TTNT của Asilomar. 
OpenAI, công ty nghiên cứu TTNT phi lợi nhuận được thành lập cuối năm 2015, 
sử dụng 60 nhà nghiên cứu toàn thời gian với sứ mệnh “xây dựng AGI an toàn và đảm 
bảo lợi ích của AGI được phân phối rộng rãi và đồng đều nhất có thể”. 
Sáng kiến TTNT do tổ chức phi lợi nhuận Future Society đưa ra vào năm 2015, 
giúp xây dựng khung chính sách TTNT toàn cầu. Sáng kiến TTNT đặt nền tảng trực 
tuyến cho thảo luận và tranh luận dân sự đa ngành. Nền tảng này giúp hiểu được động 
lực, lợi ích và rủi ro của công nghệ TTNT để đưa ra các khuyến nghị chính sách. 
Ngoài ra còn có nhiều sáng kiến học thuật tại tất cả các nước OECD và nhiều nền 
kinh tế đối tác. Ví dụ, Sáng kiến Nghiên cứu chính sách Internet của MIT giúp thu hẹp 
khoảng cách giữa các cộng đồng kỹ thuật và cộng đồng chính sách. Trung tâm 
Berkman Klein tại Đại học Harvard đã công bố Sáng kiến Đạo đức và Quản trị TTNT 
41 
vào năm 2017. MIT Media Lab đang tập trung vào các thuật toán và tư pháp, xe tự 
động cũng như tính minh bạch và khả năng giải thích của TTNT. 
Bảng 4. Các nguyên tắc TTNT của Asilomar 
 Vấn đề nghiên cứu Đạo đức và giá trị Vấn đề lâu dài 
Tiêu đề của các 
nguyên tắc 
- Mục tiêu nghiên 
cứu 
-Tài trợ nghiên cứu 
- Liên kết khoa học - 
chính sách 
- Văn hóa nghiên cứu 
-Tránh chạy đua (race 
avoidance) 
- An toàn 
- Tính không minh bạch 
- Minh bạch tư pháp 
- Trách nhiệm 
- Liên kết giá trị 
- Quyền riêng tư cá nhân 
- Tự do và quyền riêng tư 
- Lợi ích chung 
- Thịnh vượng chung 
- Kiểm soát con người 
- Đảm bảo năng lực 
- Tầm quan trọng 
- Rủi ro 
- Tự cải tiến đệ quy 
(Recursive self-
improvement) 
- Lợi ích chung 
Nguồn: FLI (2017[53]), Nguyên tắc TTNT của Asilomar, https://futureoflife.org/ai-
principles/. 
Các sáng kiến của khu vực tư nhân 
Tháng 9/2016, Amazon, DeepMindGoogle, Facebook, IBM và Microsoft đã khởi 
động Liên minh Hợp tác TTNT mang lại lợi ích cho con người và xã hội (PAI). Mục 
đích của PAI là nghiên cứu và đưa ra các phương thức hiệu quả nhất dựa vào công 
nghệ TTNT, nâng cao hiểu biết của người dân về TTNT và đưa Liên minh trở thành 
nền tảng mở để thảo luận và thu hút sự chú ý đến TTNT và ảnh hưởng của nó đến con 
người và xã hội. Kể từ khi thành lập, Liên minh PAI bao gồm các bên liên quan đa 
ngành với hơn 80 thành viên từ các công ty công nghệ vì lợi nhuận đến đại diện của 
hiệp hội dân sự, các tổ chức học thuật và nghiên cứu và các công ty khởi nghiệp. 
Hội đồng Công nghiệp công nghệ thông tin (ITI) là hiệp hội kinh doanh gồm các 
công ty công nghệ đặt tại Washington, DC với hơn 60 thành viên. Tháng 10/2017, ITI 
đã công bố Nguyên tắc chính sách TTNT (Bảng 5), đã xác định trách nhiệm của ngành 
trong một số lĩnh vực nhất định và kêu gọi chính phủ hỗ trợ nghiên cứu TTNT và hợp 
tác công - tư. 
Bảng 5. Các nguyên tắc chính sách TTNT của ITI 
Trách nhiệm: 
Thúc đẩy phát triển và sử 
dụng có trách nhiệm 
Cơ hội cho chính phủ: 
Đầu tư và hỗ trợ hệ sinh thái 
TTNT 
Cơ hội hợp tác công - tư: 
Đẩy mạnh giáo dục suốt 
đời và tăng tính đa dạng 
- Thiết kế và triển khai có 
trách nhiệm 
- An toàn và khả năng kiểm 
soát 
- Dữ liệu đại diện và thiết thực 
- Khả năng diễn giải 
- Trách nhiệm của hệ thống 
TTNT 
- Đầu tư NC&PT TTNT 
- Cách tiếp cận quy định linh hoạt 
- Thúc đẩy đổi mới và bảo mật 
của Internet 
- An ninh mạng và quyền riêng tư 
- Các tiêu chuẩn toàn cầu và 
thông lệ tốt nhất 
- Dân chủ hóa quyền tiếp 
cận và tạo sự bình đẳng về 
cơ hội 
- Giáo dục khoa học, công 
nghệ, kỹ thuật và toán học 
- Lực lượng lao động 
- Hợp tác công - tư 
42 
Hiệp hội dân sự 
Liên minh Tiếng nói người dân do Trung tâm Thông tin quyền riêng tư điện tử 
thành lập, đã công bố Nguyên tắc chung về TTNT (UGAI) vào tháng 10/2018. Nguyên 
tắc này nhấn mạnh đến những thách thức ngày càng tăng của các hệ thống tính toán 
thông minh và đề xuất các khuyến nghị cụ thể để cải thiện và thông tin về thiết kế của 
hệ thống. Về bản chất, UGAI làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của 
các hệ thống TTNT và tìm cách đảm bảo cho mọi người nắm giữ quyền kiểm soát đối 
với các hệ thống mà họ xây dựng. Nguyên tắc UGAI đề cập đến các quyền và nghĩa vụ 
khác nhau. Các quyền này bao gồm quyền minh bạch và quyền quyết định của con 
người; các nghĩa vụ đối với việc nhận dạng; công bằng; đánh giá và trách nhiệm giải 
trình; độ chính xác, độ tin cậy và tính hợp lệ; chất lượng dữ liệu; sự an toàn của người 
dân; an ninh mạng. 
Các tổ chức lao động 
Liên minh công đoàn toàn cầu đại diện cho hơn 20 triệu công nhân từ hơn 150 
quốc gia trong các lĩnh vực kỹ năng và dịch vụ. Tương lai trao quyền cho người lao 
động và cung cấp công việc tốt là ưu tiên chính của Liên minh công đoàn toàn cầu. 
Liên minh đã xác định 10 nguyên tắc chính về Đạo đức TTNT nhằm đảm bảo các thỏa 
thuận tập thể, thỏa thuận khung toàn cầu và các liên minh đa quốc gia liên quan đến 
công đoàn, đại diện công đoàn và liên minh toàn cầu tôn trọng quyền của người lao 
động (Bảng 6). 
Bảng 6. Mười nguyên tắc hàng đầu cho trí tuệ nhân tạo có đạo đức (Liên minh công 
đoàn toàn cầu) 
1. Hệ thống TTNT 
cần minh bạch 
Người lao động có quyền yêu cầu sự minh bạch trong các quyết định và 
kết quả của hệ thống TTNT, cũng như các thuật toán cơ bản của chúng. 
Người lao động cũng cần được tư vấn về việc xây dựng và phát triển hệ 
thống TTNT. 
2. Hệ thống TTNT 
cần được trang bị 
“hộp đen” đạo đức 
Hộp đen đạo đức không chỉ chứa dữ liệu liên quan để đảm bảo tính 
minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống, mà cả dữ liệu và 
thông tin rõ ràng về các cân nhắc đạo đức được tích hợp trong hệ thống. 
3. TTNT phải 
phục vụ con người 
và hành tinh 
Các quy tắc đạo đức để phát triển, ứng dụng và sử dụng TTNT là cần 
thiết trong toàn bộ quá trình vận hành. Hệ thống TTNT vẫn tương thích 
và làm tăng các nguyên tắc về phẩm giá con người, tính toàn vẹn, tự do, 
quyền riêng tư và sự đa dạng về văn hóa và giới tính cũng như quyền cơ 
bản của con người. 
4. Áp dụng phương 
pháp tiếp cận do 
con người chỉ huy 
Sự phát triển của TTNT phải có trách nhiệm, an toàn và hữu ích, trong 
đó máy móc duy trì hiện trạng pháp lý của các công cụ và pháp nhân 
giữ quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với những máy móc này 
mọi lúc. 
5. Đảm bảo TTNT 
không thiên vị, phi 
giới tính 
Trong thiết kế và bảo trì TTNT cũng như các hệ thống nhân tạo, hệ 
thống cần được kiểm soát ở khía cạnh thành kiến tiêu cực hoặc gây hại 
cho con người. Mọi thành kiến dù là giới tính, chủng tộc, khuynh hướng 
tình dục hoặc tuổi tác đều được xác định và không được hệ thống tuyên 
truyền. 
6. Chia sẻ những 
lợi ích của hệ 
thống TTNT 
Sự thịnh vượng kinh tế do TTNT tạo ra, nên được phân phối rộng rãi và 
bình đẳng để mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Do đó, các chính sách 
quốc gia cũng như toàn cầu nhằm thu hẹp khoảng cách kinh tế, công 
43 
nghệ và xã hội kỹ thuật số là cần thiết. 
7. Đảm bảo quá 
trình chuyển đổi 
công bằng và hỗ 
trợ các quyền và tự 
do cơ bản: 
Khi hệ thống TTNT phát triển và thực tế tăng cường được hình thành, 
người lao động và các công việc sẽ được thay thế. Điều quan trọng là 
các chính sách được xây đưa ra để đảm bảo quá trình chuyển đổi công 
bằng sang thực tế số, bao gồm các biện pháp cụ thể của chính phủ giúp 
người lao động bị di dời tìm việc làm mới. 
8. Thiết lập cơ chế 
quản trị toàn cầu 
Thành lập các cơ quan quản lý TTNT và việc làm theo cách có đạo đức 
gồm nhiều bên liên quan ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Các cơ quan này 
bao gồm các nhà thiết kế TTNT, nhà sản xuất, chủ sở hữu, nhà phát 
triển, nhà nghiên cứu, người sử dụng lao động, luật sư, các tổ chức xã 
hội dân sự và công đoàn. 
9. Cấm phân bổ 
trách nhiệm cho rô 
bốt 
Rôbốt phải được thiết kế và vận hành ở mức có thể tuân thủ các luật 
hiện hành cũng như các quyền và tự do cơ bản, bao gồm cả quyền riêng 
tư. 
10. Cấm chạy đua 
vũ trang TTNT 
Vũ khí tự động gây chết người, bao gồm cả chiến tranh mạng, nên bị 
cấm. Liên minh Công đoàn toàn cầu cho rằng cần có thỏa thuận toàn 
cầu về đạo đức TTNT giúp giải quyết và ngăn chặn những hậu quả tiêu 
cực ngoài ý muốn của TTNT, đồng thời nhấn mạnh lợi ích của nó đối 
với người lao động và xã hội. Con người và các tập đoàn là những tác 
nhân có trách nhiệm. 
KẾT LUẬN 
Hệ thống TTNT theo giải thích của Nhóm chuyên gia TTNT của OECD là “hệ 
thống dựa vào máy móc để đưa ra các dự báo, khuyến nghị hoặc quyết định ảnh 
hưởng đến môi trường thực hoặc ảo nhằm đạt được một tập hợp các mục tiêu nhất 
định do con người đặt ra. Hệ thống sử dụng đầu vào dựa vào máy móc và/hoặc con 
người để nhận thức môi trường thực và/hoặc ảo; trừu tượng hóa các nhận thức đó 
thành mô hình (theo cách tự động như với máy học hoặc theo cách thủ công; và sử 
dụng suy luận mô hình để đưa ra các tùy chọn cho thông tin hoặc hành động. Hệ 
thống TTNT được thiết kế để hoạt động với nhiều mức độ tự chủ khác nhau”. 
Các giai đoạn trong vòng đời của hệ thống TTNT bao gồm: i) lập kế hoạch và 
thiết kế, thu thập và xử lý dữ liệu, xây dựng và giải thích mô hình; ii) xác minh và xác 
nhận; iii) triển khai; và iv) vận hành và giám sát. Phân loại nghiên cứu TTNT phân 
biệt các ứng dụng TTNT như xử lý ngôn ngữ tự nhiên; các kỹ thuật đào tạo hệ thống 
TTNT như mạng nơ-ron; tối ưu hóa như học một lần; và nghiên cứu giải quyết các cân 
nhắc của xã hội như tính minh bạch. 
TTNT được ứng dụng trong nhiều ngành từ giao thông, khoa học đến y học và có 
triển vọng phát triển khi trở thành công nghệ đa dụng. Thông qua các dự đoán, khuyến 
nghị hoặc quyết định chính xác và ít tốn kém, TTNT hứa hẹn sẽ tăng năng suất, cải 
thiện sức khỏe và giúp giải quyết những thách thức phức tạp. Để khai thác TTNT cần 
bổ sung đầu tư cho dữ liệu, kỹ năng và quy trình làm việc được số hóa, cũng như 
những thay đổi đối với quy trình tổ chức. Do đó, phương thức triển khai có sự khác 
biệt giữa đơn vị và ngành công nghiệp. 
Ngoài những lợi ích, TTNT còn đặt ra các cân nhắc về chính sách công và cần nỗ 
lực để đảm bảo hệ thống TTNT lấy con người làm trung tâm, đáng tin cậy. TTNT, đặc 
biệt là một số loại máy học, làm dấy lên lo ngại mới về vấn đề đạo đức và công bằng. 
44 
Các vấn đề chủ yếu là tôn trọng nhân quyền, các giá trị dân chủ và những nguy cơ của 
việc chuyển giao các thành kiến từ thế giới vật lý sang thế giới kỹ thuật số. Một số hệ 
thống TTNT phức tạp đến mức không thể giải thích được các quyết định mà hệ thống 
đưa ra. Việc thiết kế các hệ thống minh bạch sử dụng TTNT và chịu trách nhiệm về 
kết quả của chúng là rất quan trọng. Hệ thống TTNT phải hoạt động đúng cách, an 
toàn và bảo mật. 
Các chính sách quốc gia đóng vai trò cần thiết để đẩy mạnh phát triển hệ thống 
TTNT đáng tin cậy, bao gồm cả chính sách khuyến khích đầu tư NC&PT TTNT có 
trách nhiệm. Ngoài công nghệ TTNT và khả năng tính toán, TTNT còn khai thác khối 
lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này làm tăng nhu cầu về môi trường kỹ thuật số cho 
phép truy cập vào dữ liệu, cùng với các biện pháp bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Hệ 
sinh thái được sự hỗ trợ của TTNT cũng có thể giúp DNVVN điều hướng quá trình 
chuyển đổi TTNT và đảm bảo môi trường cạnh tranh. 
TTNT sẽ thay đổi bản chất của công việc khi nó thay thế và thay đổi các thành 
phần của lực lượng lao động. Các chính sách sẽ cần tạo thuận lợi cho quá trình chuyển 
đổi khi mọi người chuyển từ công việc này sang công việc khác và đảm bảo giáo dục, 
đào tạo và phát triển kỹ năng liên tục. 
Nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược TTNT coi TTNT là động cơ tăng trưởng 
và phúc lợi, tìm cách đào tạo và tuyển dụng các nhà nghiên cứu thế hệ mới, đồng thời 
xem xét giải quyết hiệu quả những thách thức bắt nguồn từ TTNT. Các bên liên quan 
phi chính phủ - các tổ chức kinh doanh, kỹ thuật, học viện, xã hội dân sự và tổ chức 
công đoàn - và các tổ chức quốc tế bao gồm G7, G20, OECD, Ủy ban châu Âu và Liên 
hợp quốc cũng đang tích cực hành động. Tháng 5/2019, OECD đã thông qua Nguyên 
tắc TTNT, tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được sự đồng thuận của chính phủ các nước về 
việc quản lý TTNT đáng tin cậy theo cách có trách nhiệm. 
Biên soạn: Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công nghệ 
Tài liệu tham khảo chính: 
1. China (2017), Guideline on Next Generation AI Development Plan, Government of China, State 
Council,  
2. CIFAR (2017), Pan-Canadian Artificial Intelligence Strategy, CIFAR, https://www.cifar.ca/ai/pan-
canadian-artificial-intelligence-strategy. 
3. Colclough, C. (2018), “Ethical Artificial Intelligence – 10 Essential Ingredients”, A.Ideas Series, 
No. 24, The Forum Network, OECD, Paris, https://www.oecd-forum.org/channels/722- 
digitalisation/posts/29527-10-principles-for-ethical-artificial-intelligence. 
4. FLI (2017), Asilomar AI Principles, Future of Life Institute (FLI), https://futureoflife.org/ai- 
principles/. 
5. ITI (2017), AI Policy Principles, Information Technology Industry Council, 
https://www.itic.org/resources/AI-Policy-Principles-FullReport2.pdf. 
6. OECD (2019), Artificial Intelligence in Society, OECD Publishing, Paris, 
https://doi.org/10.1787/eedfee77-en 
7. OECD (2019), Recommendation of the Council on Artificial Intelligence, OECD, Paris. 
8. Price, A. (2018), “First international standards committee for entire AI ecosystem”, IE e-tech, Issue 
03, https://iecetech.org/Technical-Committees/2018-03/First-International-Standards- committee-for-
entire-AI-ecosystem. 

File đính kèm:

  • pdftong_luan_4_2021_nhung_can_nhac_chinh_sach_thuc_day_phat_tri.pdf