Tình trạng thiếu container rỗng trong ngành Vận tải biển: Nguyên nhân và giải pháp cho Việt Nam
Cuối năm 2020, ngành vận tải biển thế giới phải đối mặt với một vấn đề
nghiêm trọng, đó là tình trạng thiếu container rỗng, đặc biệt tại khu vực châu Á.
Điều này dẫn tới chi phí vận tải đường biển container trên toàn cầu tăng lên mức
cao kỷ lục. Chi phí vận tải ban đầu chỉ chưa tới 1.000 USD/container 40ft, nay đã
tăng lên tới 8.000- 10.000 USD/container 40ft (An Tôn, 2021). Đại dịch Covid-19
khiến các nhà máy phải ngừng sản xuất, các tàu hàng phải ngừng vận chuyển,
tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xảy ra trên quy mô toàn cầu. Bài viết này tập
trung làm rõ tác động của dịch bệnh đến tình trạng thiếu container rỗng trong mùa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tình trạng thiếu container rỗng trong ngành Vận tải biển: Nguyên nhân và giải pháp cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng thiếu container rỗng trong ngành Vận tải biển: Nguyên nhân và giải pháp cho Việt Nam
y Covid-19 dù có tác động lớn nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Mùa vụ cao điểm xuất khẩu là nguyên nhân chính được 60% doanh nghiệp lựa chọn. Với lượng hàng hóa tăng đột biến hơn trong giai đoạn này, nhu cầu về container cũng tăng lên, nhưng bởi ảnh hưởng của dịch bệnh mang tính thời điểm, có tác động mạnh hơn vào thời điểm tháng 5 và tháng 9/2020 (Mỹ Nhân và Quang Anh, 2021), khiến cho các container mắc kẹt ở bên kia bán cầu. Hơn thế nữa, việc Việt Nam đang trong giai đoạn xuất siêu cũng khiến lượng container đi nhiều hơn lượng container về, Hình 4. Khảo sát về mức thiếu hụt container rỗng ở các bộ phận trong doanh nghiệp Nguồn: Mỹ Nhân và Quang Anh (2021) Tình trạng thiếu container rỗng trong ngành vận tải biển: Nguyên nhân và giải pháp cho Việt Nam 34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 càng làm trầm trọng thêm vấn đề này. Nguyên nhân thứ hai là các hãng tàu kiểm soát từ Depot chưa tốt. Depot hay Inland Container Depot (ICD) là cảng cạn, hay còn gọi là cảng nội địa, là điểm thông quan hàng hóa sâu trong đất liền, giúp giải phóng cảng biển nhanh chóng và giúp các doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhận hàng nhanh chóng hơn. Ở Việt Nam hiện nay, tuy đã có các ICD hoạt động trên toàn quốc, nhưng năng lực tiếp nhận hàng hóa trực tiếp từ cảng nước sâu còn hạn chế, khiến cho khả năng luân chuyển container rỗng chưa được như kỳ vọng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng chưa tận dụng hiệu quả tối đa container rỗng nằm chờ tại ICD do thiếu thông tin giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tại Việt Nam, luôn có độ trễ nhất định sau khi nhà nhập khẩu bốc dỡ, thu nhận hàng hóa xong, trước khi nhà xuất khẩu đưa hàng để sắp xếp vào container. Không chỉ có thiếu sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mối liên hệ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý cảng biển và các hãng tàu cũng chưa thực sự tốt để cùng tìm ra giải pháp giảm chi phí và tăng nguồn cung ứng container rỗng. 4. Một số kiến nghị, giải pháp đối với Việt Nam Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Ở góc độ toàn cầu, các Chính phủ tại châu Á, nổi bật là Trung Quốc đã gây áp lực lên các công ty vận tải để đảm bảo bình ổn cước phí. Quan điểm của các quốc gia là việc giữ mức giá hợp lý, các công ty nhỏ có thể tham gia thị trường, từ đó tạo cạnh tranh và làm giảm chi phí chung trong bối cảnh hiện tại (Jones, 2021). Tại Việt Nam, Chính phủ cũng rất quan tâm và chỉ đạo sát sao vấn đề này. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi các Bộ, Ngành có trách nhiệm phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân tăng giá thuê container, xử lý sai phạm nếu có vi phạm. Ngoài ra, về dài hạn, Chính phủ cần giao Bộ ngành có văn bản quy định về việc niêm yết giá dịch vụ, song song với việc quản lý và thống kê mang tính cập nhật tại ICD cũng như lượng container rỗng tại Việt Nam. Đến năm 2020, Việt Nam có 9 cảng cạn và 16 điểm thông quan hàng hóa nhưng chủ yếu tập trung ở miền Bắc và một phần ở miền Nam, mới chỉ phần nào đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy, việc phát triển các cảng cạn là vô cùng cấp thiết để đảm bảo vận chuyển hàng hóa hiệu quả, tránh ùn tắc tại cảng biển, cửa khẩu, đô thị lớn. Theo quy hoạch tầm nhìn 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đạt 19 cảng cạn, thông quan được tối thiểu 15 - 20% nhu cầu vận tải container từ các cảng biển trên toàn quốc (Bộ Công Thương, 2020). Đối với người gửi hàng/ người nhận hàng Trong tình hình khó khăn chung của cả ngành logistics, bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nhận thức rõ về việc chi phí gia tăng và thời gian giao hàng chậm trễ. Do vậy, các công ty cần thiết lập lại kế hoạch kinh doanh, thông báo với khách Hình 5. Khảo sát nguyên nhân gây ra thiếu hụt container rỗng Nguồn: Mỹ Nhân và Quang Anh, 2021 TRẦN VIỆT AN - LƯƠNG VĂN ĐẠT 35Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hàng về ngày chờ nhận hàng dài hơn. Bên cạnh đó, các công ty có thể thành lập các mạng lưới thông tin với nhau, trao đổi về thời điểm bốc dỡ hàng hóa, từ đó nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng tiếp cận container rỗng trong thời gian sớm nhất, ngay sau khi nhà nhập khẩu hoàn thành việc lấy hàng, kể cả tại ICD và tại các cảng biển. Đối với cảng vụ và nhà điều hành kho bãi container Việc tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao các nguồn lực nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ vận chuyển container cả ở cảng biển và nội địa, rút ngắn thời gian quay vòng container đi và về chắc chắn là những nội dung cần được ưu tiên của các nhà quản lý cảng, kho bãi (Mỹ Nhân và Quang Anh, 2021). Đặc biệt, nâng cao năng lực vận chuyển trực tiếp, số lượng lớn một cách nhanh chóng các container rỗng giữa cảng biển và Depot cũng là một điều quan trọng cần được thực hiện. Đối với hãng tàu Mặc dù nhiều hãng tàu đã thực hiện thay đổi lộ trình, không ghé một số cảng đang có tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, nhưng cả hệ thống đã trở nên quá tải bởi Covid-19. Có một số giải pháp được được đưa ra là các hãng bổ sung thêm tàu và container rỗng, tuy nhiên, không dễ dàng để làm được điều này. Chính vì vậy, những giải pháp mang tính tình thế sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Một số nhà cung cấp dịch vụ logistics đã đưa vào sử dụng một số loại tàu, thuyền không chuyên dụng khác để chở container, làm giảm bớt áp lực cho lượng lớn container hiện nay. Những loại tàu này có vai trò trung chuyển, thay vì sử dụng tàu container để đi một chuyến dài, ghé qua các cảng theo lộ trình, thì tàu trung chuyển giúp đưa hàng trực tiếp trong các quãng đường ngắn hơn. Bên cạnh đó, việc các hãng tàu lớn trở nên quá tải cũng là cơ hội cho một số doanh nghiệp nhỏ hơn tiến hành cung cấp các lộ trình mới, tuy sức chứa nhỏ hơn nhưng đã phần nào giải quyết vấn đề. Một số hãng tàu còn thực hiện trao đổi hàng hóa trên tàu thông qua các thỏa thuận chia sẻ tàu (vessel sharing agreement) để tối ưu hóa công suất vận tải (Đặng Dương và Đan Thanh, 2021), tránh tắc nghẽn tại các cảng và giảm điểm dừng trên lộ trình. Tuy nhiên, về dài hạn, các hãng tàu phải có chiến lược để kết nối hiệu quả giữa các vùng, đưa ra chiến lược định vị container (container positioning) để luân chuyển một cách hợp lý các container rỗng giữa các cảng quốc tế với nhau, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho các đợt cao điểm, cũng như khi cần bổ sung tại một khu vực nào đó thì có thể phản ứng kịp thời. Đối với doanh nghiệp logistics liên quan Trong bối cảnh thiếu container rỗng, Việt Nam hoàn toàn bị động và phụ thuộc như hiện nay, việc doanh nghiệp Việt Nam có thể tự sản xuất được container là một trong những chiến lược dài hạn có hiệu quả cao. Hòa Phát với lợi thế về công nghệ sản xuất sắt thép, đã tuyên bố xây dựng nhà máy sản xuất vỏ container (sắt chiếm 55% giá thành sản xuất container) (Anh Duy, 2021) với công suất 500.000 TEU/năm, dự kiến cho ra những chiếc container thương hiệu Việt Nam đầu tiên vào năm 2022. Tại các cảng cạn, nếu có sự phối hợp tốt, thông tin minh bạch giữa ban quản lý, các công ty xuất nhập khẩu và công ty giao nhận nội địa thì sẽ đảm bảo giảm chi phí và thời gian chờ nhận hàng. Cơ chế thưởng phạt do trễ hẹn, đặt lịch đăng ký cũng là những biện pháp tuy nhỏ nhưng góp phần tăng hiệu quả chung. Hoạt động sửa chữa container cũng nên được ủy quyền nhiều hơn cho các khu vực cảng cạn, tăng chất lượng và giảm thời gian chờ (VLA, 2021). Trong bối cảnh thiếu container rỗng, với các đơn hàng từ nước ngoài, đặc biệt là từ Tình trạng thiếu container rỗng trong ngành vận tải biển: Nguyên nhân và giải pháp cho Việt Nam 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 Mỹ và châu Âu hầu như đều gặp phải vấn đề giao hàng chậm. Do đó, các công ty giao vận nội địa cần điều chỉnh kế hoạch cung ứng dịch vụ, chăm sóc khách hàng và tính toán lại thời gian giao hàng dự kiến cho các mặt hàng. Việc phối hợp và trao đổi thông tin với các đối tác xuất nhập khẩu cũng vô cùng quan trọng để nhận hàng nhanh chóng nhất có thể. 5. Kết luận Thông qua việc phân tích và tìm hiểu thực tiễn, bài viết đưa tới kết luận rằng thực trạng thiếu container rỗng trên thế giới và tại Việt Nam đã trở nên trầm trọng hơn do sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Thông thường, việc thiếu container rỗng trong giai đoạn cuối năm, khi nhu cầu hàng hóa tăng cao, và dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc là có thể dự đoán được và chỉ mang tính chậm trễ do quá tải cục bộ. Tuy nhiên, Covid-19 đã làm cho hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ, phần lớn container khi chuyển sang Bắc Mỹ và châu Âu bị kẹt lại tại đây. Điều này dẫn tới các cảng biển giảm khả năng xử lý hàng hóa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, cán cân thương mại của một số quốc gia bị mất cân bằng, và đặc biệt, làm xuất hiện tình trạng đầu cơ trong lĩnh vực cho thuê container, trong khi chi phí sản xuất container mới vẫn còn cao. Bài viết tập trung nghiên cứu trường hợp của Việt Nam, là quốc gia tuy đã có hệ thống cảng biển và cảng cạn trên toàn quốc, nhưng chưa thực sự phát triển trong lĩnh vực logistics, chưa có các đội tàu chở hàng lớn, và chưa chủ động được nguồn cung container. Khuyến nghị được đề xuất bao gồm các giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ cần đảm bảo sự bình ổn giá cả thuê tàu và các chi phí liên quan tới hoạt động logistics, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công ty có liên quan cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp trong giai đoạn này, đặc biệt cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, hãng tàu và các doanh nghiệp. Về dài hạn, việc tiếp tục phát triển các cảng biển nước sâu, hệ thống cảng cạn nội địa và chính sách giá của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc tự sản xuất được container cũng như phát triển ngành hàng hải vẫn còn là nhiệm vụ rất khó khăn. Từ hạn chế nêu trên, tác giả hy vọng những nghiên cứu tiếp theo có thể theo hướng tổng hợp được kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics nói chung và giải pháp đảm bảo nguồn cung container hiệu quả trong các giai đoạn cao điểm. Bên cạnh việc khống chế và dập tắt dịch bệnh, các nhà lãnh đạo toàn cầu cần giải quyết được các vấn đề về đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó, container là một trong số các yếu tố quan trọng cần được quan tâm ■ Tài liệu tham khảo An Chi (2021), Xuất khẩu “lao đao” vì thiếu container, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://thoibaonganhang.vn/xuat- khau-lao-dao-vi-thieu-container-110556.html. An Tôn (2021), Khu vực phía Nam: “Hạ nhiệt” giá thuê container rỗng, truy cập ngày 14/3/2021, từ hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/989104/khu-vuc-phia-nam-ha-nhiet-gia-thue-container-rong. Anh Duy (2021), Doanh nghiệp Việt ‘vào cuộc’ sản xuất container, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://enternews.vn/ doanh-nghiep-viet-vao-cuoc-san-xuat-container-192247.html. Báo Đấu thầu (2020), Bộ Công Thương nói về tình trạng thiếu vỏ container xuất khẩu, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://baodauthau.vn/post-100899.html. Bộ Công Thương (2020), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020. Đặng Dương và Đan Thanh (2021), Các hãng tàu không có lỗi, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www. thesaigontimes.vn/313435/cac-hang-tau-khong-co-loi.html. TRẦN VIỆT AN - LƯƠNG VĂN ĐẠT 37Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Drewry (2021), World Container Index - 11 Mar, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.drewry.co.uk/supply- chain-advisors/supply-chain-expertise/world-container-index-assessed-by-drewry. Financial Times (2021), Trade/containers: the shipping forecast, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.ft.com/ content/c74ce81d-f822-4f92-b1f8-635baabf48ee. Hale, T. (2021), China trade surplus breaks record monthly level, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.ft.com/ content/fa09bc45-05ef-4450-9400-5360dbaa5844. Hillebrand (2021), Where Are All The Containers? The Global Shortage Explained, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.hillebrand.com/media/publication/where-are-all-the-containers-the-global-shortage-explained. Hòa và Hiền (2021), Thiếu container rỗng - doanh nghiệp xuất khẩu thêm khó khăn, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://haiquanonline.com.vn/thieu-container-rong-doanh-nghiep-xuat-khau-them-kho-khan-139788-139788. html. Jones, C. (2021), Why the sharp rise in shipping costs is likely to be temporary, truy cập ngày 14/3/2021, từ https:// www.ft.com/content/4056c1b5-e785-4b10-affa-856423c28cc7. Jones, C. và Steer, G. (2021), Port of LA adapts to the pandemic, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.ft.com/ content/545c1294-1fa8-4798-be77-c95961bfd21b. Liu, N. và Hale, T. (2021), China’s exporters hit by global shortage of shipping containers, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.ft.com/content/71818164-9f74-48ad-af10-88c3acf30190. Mỹ Nhân và Quang Anh (2021), Thực trạng thiếu hụt container rỗng và các giải pháp khắc phục, truy cập ngày 14/3/2021, từ Steer, G. và Romei, V. (2021), Shipping costs quadruple to record highs on China-Europe ‘bottleneck’, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.ft.com/content/ad5e1a80-cecf-4b18-9035-ee50be9adfc6. Stella Qiu, Singh, S. và Khasawneh, R. (2021), Boxed out: China’s exports pinched by global run on shipping containers, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.reuters.com/article/us-global-shipping-container/boxed-out- chinas-exports-pinched-by-global-run-on-shipping-containers-idUSKBN28K0UA. Taylor, D.B. (2021), A Timeline of the Coronavirus Pandemic, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.nytimes.com/ article/coronavirus-timeline.html. The Maritime Executive (2021), Drewry: Blanked Sailings Contributed to Container Shortage, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www.maritime-executive.com/article/container-shortage-is-logistical-due-to-blanked- sailings-says-drewry. Theofanis, S. và Boile, M. (2009), “Empty marine container logistics: facts, issues and management strategies”, GeoJournal, 74(1), pp.51–65. Thy Hằng (2021), Giải “cơn khát” container, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://enternews.vn/giai-con-khat- container-189648.html. Trần Nguyễn Hợp Châu (2018), Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hồng Đức. Trần Thanh Hải (2021), Vì sao Việt Nam chưa sản xuất container?, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://vnexpress.net/ vi-sao-viet-nam-chua-san-xuat-container-4223028.html. UNCTAD (2020), COVID-19 and maritime transport: Impact and responses. UNCTAD (2021), Review of maritime transport 2020. Văn Gia (2021), Doanh nghiệp thiếu container rỗng, vận chuyển hàng hóa gặp khó, truy cập ngày 14/3/2021, từ 3042275/. VLA (2021), Các giải pháp khắc phục hiệu quả khi thiếu hụt container rỗng, truy cập ngày 14/3/2021, từ https://www. vla.com.vn/cac-giai-phap-khac-phuc-hieu-qua-khi-thieu-hut-container-rong-.html.
File đính kèm:
- tinh_trang_thieu_container_rong_trong_nganh_van_tai_bien_ngu.pdf