Tình hình kinh doanh online hiện nay và mối liên hệ giữa kinh doanh online, marketing online
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh online là một trong những lĩnh vực nổi bật được
nhiều người hướng đến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức kinh doanh này. Muốn
nó đạt hiệu quả cao thì cần phải làm gì? Vì vậy tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình, nhận định
những nhân tố có tác động tích cực, tiêu cực đến tình trạng kinh doanh online dựa trên các số liệu,
và những kiến thức thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế. Trong đề tài này, tác giả còn sử
dụng các phương pháp như so sánh, thống kê các quan điểm bán hàng nhằm làm rõ mối liên hệ
giữa marketing và kinh doanh online. Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp hiệu quả và giải
đáp tất cả những thắc mắc của các bạn về kinh doanh online.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình kinh doanh online hiện nay và mối liên hệ giữa kinh doanh online, marketing online
2329 TÌNH HÌNH KINH DOANH ONLINE HIỆN NAY VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA KINH DOANH ONLINE, MARKETING ONLINE Huỳnh Đức Trường, Vũ Thị Minh Khánh, Ngô Châu Dung, Châu Kim Ngân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Y n TÓM TẮT Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh online là một trong những lĩnh vực nổi bật được nhiều người hướng đến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức kinh doanh này. Muốn nó đạt hiệu quả cao thì cần phải làm gì? Vì vậy tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình, nhận định những nhân tố có tác động tích cực, tiêu cực đến tình trạng kinh doanh online dựa trên các số liệu, và những kiến thức thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế. Trong đề tài này, tác giả còn sử dụng các phương pháp như so sánh, thống kê các quan điểm bán hàng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa marketing và kinh doanh online. Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp hiệu quả và giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn về kinh doanh online. Từ khóa: Giải pháp, kinh doanh online, khảo sát, nhân tố, quan điểm. 1 KINH DOANH ONLINE LÀ GÌ? Trong Thời đại 4.0 với sự phát triển công nghệ chắc hẵn là tất cả mọi người đặc biệt là các bạn trẻ không còn xa lạ gì với việc mua sắm, kinh doanh online. Vậy kinh doanh online là gì? Kinh doanh online là hoạt động kinh doanh mua bán trực tuyến thông qua internet và các kênh bán hàng phổ biến như: Shopee, Lazada, Tiki, 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH ONLINE HIỆN NAY Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, số lượng người thất nghiệp lên đến trên 1 triệu người, chiếm tỷ lệ khoảng 2,2%, ngoài ra nền kinh tế của Việt Nam và cả thế giới đang chịu sự ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 thì việc kinh doanh kiếm được lợi nhuận kha khá vô cùng khó khăn. Nhiều người đã tận dụng sự phát triển công nghệ chuyển sang hướng kinh doanh online. Mới đây vào năm 2019, Việt Nam có hơn 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có ít nhất 1 tài khoảng đăng ký trên sàn TMĐT. Trên một số sàn TMĐT tiêu biểu Lazada có trên 50.000 nhà bán tại Việt Nam, Sendo có hơn 80.000 gian hàng với 3 triệu sản phẩm,... Đến năm 2020 lượng người tham gia kinh doanh online tiếp tục tăng cao tạo sức ép vô cùng lớn đối với thị trường kinh doanh online.[1] 2330 Chính vì thị trường kinh doanh online gia tăng ồ ạt dần xuất hiện các hiện tượng buôn bán hàng giả, kém chất lượng. Nhiều nhà bán sử dụng các chiêu trò lừa đảo khách hàng nhằm thu lợi nhuận trong thời gian ngắn sau đó tiến hành đóng shop ảnh hưởng lớn đến uy tín bán hàng các trang thương mại điện tử. Theo dự đoán từ năm 2019-2020 trở về sau là thời điểm vàng của thương mại điện tử cũng như hình thức kinh doanh online khi người tiêu dùng đã quen với hình thức mua sắm online và sự phát triển không ngừng của TMĐT. Có đến 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến 1 lần.[1] Việt Nam đến năm 2020 có đến 80% dân số sử dụng điện thoại di động, đứng đầu tăng trưởng điện thoại di động, theo bà Tammy Phan hoạt động kinh doanh online tăng 40% nhưng chỉ có 20% công ty vừa và nhỏ có Website hỗ trợ bán hàng trực tuyến. Phần lớn là các chủ nhà bán tự đầu tư kinh doanh nhằm kiếm thêm thu nhập.[2] Mặc dù kinh doanh online phát triển nhưng không phải tất cả nhà bán đều thành công trong việc thu lợi nhuận, có rất nhiều nhà bán đã thua lỗ và đóng shop để dừng cuộc chơi ‚kinh doanh online‛ bởi không dễ dàng gì có được chỗ đứng vững trên thương trường kinh doanh online. Để mọi người có nhìn nhận, kiến thức rõ hơn về kinh doanh online trước khi quyết định đầu tư để có thể đủ sức cạnh tranh với các ‚ông tr m‛ kinh doanh online trong thời đại hiện nay chúng ta tìm hiểu một số nội dung sau: 2.1 Kinh doanh online hoạt động như thế nào? Kinh doanh online cơ bản giống như kinh doanh truyền thống chỉ khác nhau ở môi trường hoạt động và cách thức bán hàng. Ở môi trường truyền thống người mua hàng cần đến cửa hàng, trung tâm thương mại,.. để mua hàng còn ở môi trường online khách hàng chỉ cần truy cập vào website, kênh người bán bấm vào từ khóa sản phẩm cần tìm trên các công cụ tìm kiếm. Sau đó khách hàng tiến hành lựa chọn sản phẩm, đặt hàng và lựa chọn phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản,..), bước cuối cùng là xác nhận thông tin đơn hàng. Nhân viên giao hàng mang sản phẩm đến tận địa chỉ mà khách hàng đã đặt. 2.2 Những thuận lợi và khó hăn gặp phải khi kinh doanh online Thuận lợi: – Kinh doanh online tạo ra một thị trường kinh doanh rộng lớn cả trong và ngoài nước. Điển hình một số sàn thương mại điện tử nổi tiếng Việt Nam và quốc tế như: Tiki, Lazada, Shopee, Amazon, Alibaba, và các trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, chính vì thế việc tiếp cận khách hàng trở nên thuận lợi hơn. – Chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí nhân công, mặt bằng. – Vốn đầu tư tùy theo khả năng người kinh doanh, dễ dàng xoay sở nguồn vốn. – Trên thị trường kinh doanh online đem lại lượng sản phẩm hàng hóa vô cùng đa dạng vì lý do không tốn mặt bằng để trữ hàng hóa. 2331 – Nắm bắt được tâm lý mua sắm khách hàng thông qua việc tiếp nhận đóng góp của khách hàng sau khi mua sản phẩm nhằm nâng cao dịch vụ, chất lượng sản phẩm. – Tạo cho nhà bán có khoảng thời gian linh hoạt hơn, có thể bán hàng bất cứ đâu và vào mọi khoảng thời gian chỉ cần sở hữu điện thoại thông minh có truy cập mạng internet. Khó hăn: – Vì phạm vi kinh doanh, thị trường rộng lớn tạo sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi nhà bán phải có kỹ năng và đầu tư thời gian, công sức: chạy quảng cáo, quản lý hàng tồn, tính toán lượng hàng cần nhập, – Hình thức bán hàng online khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm nên còn e ngại về giá và chất lượng vì thế việc xây dựng niềm tin vô cùng khó khăn. – Đối với người mới kinh doanh online việc tìm được nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý để nhập về bán cho khách hàng mà có thể thu lợi nhuận ổn định là cả thử thách lớn. – Kinh doanh online đòi hỏi nhà bán cần bắt kịp xu thế công nghệ và phát huy nó ở mức tối đa thì việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao. – Nhiều nhà kinh doanh online sở hữu cho mình đa kênh bán hàng nhằm thu lợi nhuận từ nhiều kênh nhưng chính yếu tố đó tạo sự khó khăn trong việc quản lý đa kênh. 3 Mối quan hệ giữa marketing online và kinh doanh online 3.1 Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng Khái niệm: Quan điểm này cho rằng người tiêu dùng thường bảo thủ nên hay có thái độ ngần ngại trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mãi và khả năng thuyết phục của người bán cần được nâng cao. 2332 Theo khảo sát Vietnam Report, có đến 98% số doanh nghiệp bán lẻ cho rằng toang bộ doanh thu đến từ cửa hàng, đại lý chỉ có 2% đến từ bán hàng qua kênh thương mại điện tử. Hiện tại thị trường bán lẻ Việt Nam đang có hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi, hơn 8.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ. Tổng doanh thu bán lẻ dự kiến đạt 180 tỷ USD vào năm 2020, tương đương mức tăng 26,6% từ năm 2018.[4] Thời điểm xuất hiện: Quan điểm này xuất hiện khá sớm, có tầm ảnh hưởng đến định hướng phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp lâu dài. Đây được coi là quan điểm marketing truyền thống. Đánh giá quan điểm: Theo quan điểm này cho rằng yếu tố để quyết định đến sự thành công của một đơn vị kinh doanh là tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Từ đó quan điểm này luôn khuyến cáo các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn trong khâu tiêu thụ, sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi, xây dựng các cửa hàng hiện đại, tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có kỹ năng lôi kéo và thuyết phục khách hàng để nhanh chóng vượt qua trở ngại tâm lý của khách hàng bằng bất kì cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc, thậm chí là căn cứ xác định mức tiền thưởng và sự thăng tiến. (Theo Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) 3.2 Quan điểm kinh doanh theo cách thức Marketing online Khái niệm: Kinh doanh theo cách thức Marketing là hình thức tiếp thị trực tuyến thông qua công cụ trên internet, tận dụng tất cả các phương tiện điện tử để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng. Một số công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Bing, Cốc Cốc,, thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Google Plus, Twitter,, quảng cáo đặt banner trên các Website lớn, Cụ thể, theo Báo cáo Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam của Asia Plus năm 2018 có 72% sử dụng các ứng dụng trên điện thoại, 55% sử dụng trình duyệt Web, 70% người dùng mua sắm trên Facebook, trong số đó họ mua sắm trực tuyến trên cả Zalo và Facebook chiếm 33% đây là tiền đề cho sự phát triển của các trang thương mại điện tử.(3) Kinh doanh theo cách thức Marketing được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đa số các công ty sử dụng Marketing để tăng năng suất đầu ra cho sản phẩm. Nhiều người nghĩ Marketing chính là bán hàng, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lệnh. Thực tế Marketing đối lập hoàn toàn với bán hàng, bán hàng chỉ việc tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt còn Marketing chính là bộ phận tạo ra khách hàng cho công ty. Thời điểm xuất hiện: Marketing xuất hiện vào đầu năm 1900 và được phát triển trên nhiều hình thức như: Mobi Marketing, Social Media Marketing, Search Engine Marketing, E-Mail Marketing, Quan điểm này khẳng định chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là xác định nhu cầu và mong muốn thị trường từ đó tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường bằng nhiều phương thức tối ưu hơn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Kinh doanh theo cách 2333 thức Marketing tức là đảm bào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường-nhu cầu và ước muốn khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. 3.3 So sánh quan điểm bán hàng và Marketing online Có thể so sánh Marketing và bán hàng dựa trên 4 tiêu chí như sau: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện và mục tiêu đạt tới mỗi hình thức: Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của bán hàng tại nhà máy thì Marketing lại lấy thị trường-nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm. Hai là trung tâm chú ý: Trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại Marketing tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng và Marketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhà Marketing nổi tiếng: ‚Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của nhà sản xuất, họ nói rằng ‚Đây là cái do tôi làm ra sao bạn không vui lòng mua nó đi?‛ Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì người mua hàng lại hỏi: ‚Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất?‛‛ Ba là các biện pháp thực hiện: Hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Marketing với việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán ra sản phẩm còn ở Marketing mang tầm vĩ mô hơn, hướng tăng lợi nhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Việc sử dụng hình thức Marketing online làm cho thị trường kinh doanh online phát triển ở mức hai con số. Theo eMarketer, năm 2017 kinh doanh online tăng 24,8% so với năm trước, doanh số toàn cầu trên toàn thế giới đạt 2,304 nghìn tỷ USD.[5] TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Những sàn thương mại điện tử đáng chú ý năm 2019-2020, Link bài viết: https://www.mshopkeeper.vn/tin-tuc/ban-hang-da-kenh/4286/nhung-san-thuong-mai- dien-tu-dang-chu-y-trong-cuoi-nam-2019-va-2020/ [2] Nửa dân số dùng Internet, mới có 20% doanh nghiệp Việt làm Website, Link bài viết: https://vnexpress.net/nua-dan-so-dung-internet-moi-co-20-doanh-nghiep-viet-lam- website-3413017.html [3] Xu hướng làm giàu từ kinh doanh online, Link bài viết: https://blog.remitano.com/xu-huong- lam-giau-tu-kinh-doanh- online/?fbclid=IwAR057DpfrFSHkq_CiGV4rOsCU5Zf4HHCoh4VZWYJMmB1DhHLamqkC- 1hFGw 2334 [4] Năm xu hướng tác động đến ngành bán lẻ, Link bài viết: kinh-doanh/5-xu-huong-tac-dong-den-nganh-ban-le- 313883.html?fbclid=IwAR1D9D2_r5b4j09hQYTXmBvnwjfjVbQ0A0sfyWzguYBJdTUuwbwhFRYjleE [5] Kinh doanh online và những điều cần biết để thành công, Link bài viết: https://blog.printub.com/kinh-doanh-online-va-goi-y/.
File đính kèm:
- tinh_hinh_kinh_doanh_online_hien_nay_va_moi_lien_he_giua_kin.pdf