Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam

nói chung và cụ thể là những người sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành với cỡ mẫu

là 315, dữ liệu được phân tích theo quy trình từ kiểm định độ tin cậy của thang đo lường, phân tích nhân

tố đến phân tích hồi quy: yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến ý định đặt phòng trực tuyến là mong đợi về giá

cả, sau đó lần lượt là nhận thức tính dễ sử dụng, cảm nhận niềm tin, nhận thức rủi ro liên quan đến giao

dịch trực tuyến, hệ thống thanh toán và nhận thức về sự hữu ích có tác động thấp nhất. Nếu muốn thúc

đẩy ngành du lịch điện tử có bước tiến rõ rệt thì các nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp nên quan tâm

đến các yếu tố trên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 1960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến của người Việt Nam nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
ợc thấy. 
 .877 
RR5 
Tôi lo lắng mất thêm chi phí cho 
việc thay đổi khách sạn khi chất 
lượng không đảm bảo. 
 .844 
RR3 
Tôi lo lắng thông tin cá nhân không 
được bảo mật. 
 .810 
RR4 
Tôi lo lắng thông tin tài chính, giao 
dịch không được bảo mật. 
 .739 
Giá cả GC 
(+) 
GC1 
Khi đặt phòng khách sạn trực tuyến, 
tôi quan tâm nhiều đến giá cả. 
 .822 
GC5 
Tôi thấy giá cả trên hệ thống đặt 
phòng trực tuyến đa dạng, phù hợp 
với nhiều tầng lớp dân cư. 
 .783 
GC2 
Khi đặt phòng khách sạn trực tuyến, 
tôi sẽ tham khảo và so sánh giá cả 
giữa các hệ thống đặt phòng khách 
sạn khác nhau và chọn nơi có giá rẻ 
nhất. 
 .749 
GC3 
Khi đặt phòng trực tuyến, tôi có 
được giá tốt hơn so với đặt phòng 
truyền thống. 
 .737 
Niềm tin 
NT (+) 
NT1 
Tôi có niềm tin vào thương hiệu và 
uy tín của trang web hay ứng dụng 
đặt phòng khách sạn trực tuyến. 
 .876 
NT3 
Tôi có niềm tin vào hoạt động đặt 
phòng trực tuyến và hệ thống bảo 
mật. 
 .872 
NT5 Tôi cảm thấy hệ thống đặt phòng 
trực tuyến luôn cố gắng thõa mãn 
 .860 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
126 
Tên biến và 
kì vọng 
Kí 
hiệu 
Tên các nhân tố 
Nhóm nhân tố 
1 2 3 4 5 6 
nhu cầu, mong muốn của khách 
hàng. 
Hệ thống 
thanh toán 
TT (+) 
TT1 
Tôi thấy quy trình thực hiện thanh 
toán đơn giản, nhanh chóng. 
 .881 
TT3 
Tôi thấy các hình thức thanh toán 
phù hợp với thói quen của tôi. 
 .877 
TT4 
Việc thanh toán khi đặt phòng 
khách sạn trên mạng nói chung 
thuận tiện. 
 .833 
Nguồn: kết quả xử lí số liệu khảo sát 2020 
3.4. Phân tích hồi quy 
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, 
tác giả sử dụng hệ số Pearson để xem xét 
các mối tương quan giữa tất cả các biến, 
xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng 
biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa biến 
độc lập với nhau. Ma trận hệ số tương quan 
cho thấy, có mối tương quan khá chặt giữa 
biến phụ thuộc ý định đặt phòng trực tuyến 
(YD) với các biến độc lập (HI, SD, NT, TT, 
RR, GC) với độ tin cậy 99% (tất cả các biến 
đều có giá trị Sig. < 0.05). 
Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan Pearson 
Correlations 
 YD HI SD NT TT RR GC 
Y Pearson 
Correlation 
1 .383** .573** .405** .321** -.251** .623** 
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 
N 315 315 315 315 315 315 315 
Nguồn: kết quả xử lí số liệu khảo sát 2020 
Kết quả mô hình hồi quy bội cho thấy 
hệ số xác định R2, R2 hiệu chỉnh và sai số 
chuẩn đều đạt yêu cầu với R2 = 0.618, R2 
hiệu chỉnh = 0.611 tức là 6 biến độc lập HI, 
SD, NT, TT, RR, GC giải thích 61.1% sự 
biến thiên của biến phụ thuộc YD, còn lại 
38.9% là do các biến ngoài mô hình và sai 
số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin - Watson = 
1.888 gần bằng 2, tức là mô hình không có 
hiện tượng tự tương quan. 
NGÔ THỊ LAN - NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN - NGÔ HOÀNG ĐAN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
127 
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy 
Coefficientsa 
Model Unstandardized 
Coefficients 
Standardized 
Coefficients 
t Sig. 
Collinearity 
Statistics 
B 
Std. 
Error 
Beta Tolerance VIF 
1 Constant .892 .172 5.198 .000 
HI .085 .028 .116 3.041 .003 .847 1.181 
SD .266 .030 .346 8.962 .000 .831 1.203 
NT .113 .025 .167 4.448 .000 .881 1.135 
TT .078 .023 .129 3.474 .001 .906 1.104 
RR -.106 .027 -.141 -3.936 .000 .969 1.032 
GC .330 .036 .370 9.284 .000 .779 1.284 
a. Dependent Variable: YD 
Nguồn: kết quả xử lí số liệu khảo sát 2020 
Kiểm định F (bảng ANOVA) với Sig. 
= .000. Như vậy, mô hình hồi quy phù hợp 
với tổng thể. Giá trị Sig. của các yếu tố đều 
nhỏ hơn 0.05, nghĩa là các biến độc lập đều 
có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc 
YD trong mô hình. Các giá trị VIF đều nhỏ 
hơn 2, do vậy giữa các khái niệm độc lập 
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 
Mức độ tác động của các yếu tố đến ý 
định đặt phòng trực tuyến được xếp theo 
thứ tự giảm dần như sau: mong đợi về giá 
cả có mức tác động cao nhất với Beta là 
0.370, tiếp đến lần lượt là nhận thức tính dễ 
sử dụng (Beta = 0.346), cảm nhận niềm tin 
(Beta = 0.167), nhận thức rủi ro liên quan 
đến giao dịch trực tuyến (Beta = -0.141), 
hệ thống thanh toán (Beta = 0.129) và nhận 
thức về sự hữu ích (Beta = 0.116). 
Trong việc dò tìm sự vi phạm các giả 
định hồi quy tuyến tính, biểu đồ phân tán 
Scatterplot cho thấy, phần dư không thay 
đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự 
đoán, chúng phân tán ngẫu nhiên chứ 
không tạo thành một hình dạng nào, giả 
thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi 
phạm. Hệ số tương quan hạng Spearman 
của giá trị tuyệt đối phần dư và các biến 
độc lập: giá trị Sig. của các hệ số tương 
quan với độ tin cậy 95% đều lớn hơn 0.05. 
Kết quả này cho thấy phương sai của sai số 
không thay đổi, giả định không bị vi phạm. 
Biểu đồ Histogram cho thấy, phần dư có 
phân phối chuẩn với giá trị trung bình rất 
nhỏ, gần bằng (Mean = -3,79E-16) và độ 
lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (SD=0.990), 
đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát 
thực tế tập trung sát đường chéo những giá 
trị kì vọng, có nghĩa là dữ liệu phần dư có 
phân phối chuẩn 
3.5. Kiểm định sự khác biệt theo các 
đặc điểm nhân khẩu học 
Nghiên cứu sử dụng mô hình t-test để 
kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai 
đám đông, cụ thể là nhóm giới tính, nhóm 
NGÔ THỊ LAN - NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN - NGÔ HOÀNG ĐAN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
128 
đã từng đặt phòng trực tuyến hay chưa và 
mô hình ANOVA để so sánh trung bình từ 
ba đám đông trở lên như nơi ở, độ tuổi, 
tình trạng gia đình, trình độ học vấn, nghề 
nghiệp, thu nhập. 
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết 
luận: 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
của các đặc điểm cá nhân về giới tính, 
trong đó nhóm giới tính nữ có ý định đặt 
phòng nhiều hơn nhóm giới tính nam. 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
của các đặc điểm cá nhân về nhóm tuổi, 
trong đó nhóm tuổi từ 26 – 35 tuổi có ý 
định đặt phòng cao nhất trong tất cả các 
nhóm tuổi còn lại. 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
của các đặc điểm cá nhân về tình trạng gia 
đình, trong đó nhóm độc thân có ý định đặt 
phòng nhiều hơn nhóm có gia đình, chưa 
có con và nhóm có gia đình, có con. 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
của các đặc điểm cá nhân về trình độ học 
vấn, trong đó nhóm trình độ đại học và sau 
đại học có ý định đặt phòng nhiều hơn 
nhóm cao đẳng, trung học phổ thông và 
trung cấp nghề. 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
của các đặc điểm cá nhân về nghề nghiệp, 
cụ thể nhóm cá nhân kinh doanh tự do có ý 
định đặt phòng cao nhất so với các nhóm 
nghề nghiệp còn lại. 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
của các đặc điểm cá nhân về thu nhập, cụ 
thể nhóm cá nhân có thu nhập trên 20 triệu 
đồng có ý định đặt phòng cao hơn so với 
các nhóm thu nhập dưới 20 triệu đồng. 
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê của các đặc điểm cá nhân về 
nhóm nơi ở. 
3.6. Phân tích kết quả 
Kết quả nghiên cứu cho biết, mong đợi 
về giá cả có tác động thuận chiều lên ý 
định đặt phòng khách sạn trực tuyến, nghĩa 
là nếu mong đợi về giá cả tăng lên 1 đơn vị 
thì ý định đặt phòng trực tuyến tăng lên 
0.330 đơn vị (cao nhất trong số các yếu tố). 
Điều này chứng tỏ yếu tố về giá cả ảnh 
hưởng lớn nhất và mạnh nhất đến việc thôi 
thúc ý định; bao gồm: quan tâm đến giá cả, 
tham khảo và so sánh giá giữa các hệ thống 
đặt phòng khác, được giá tốt hơn so với đặt 
phòng truyền thống và mức độ đa dạng của 
các mức giá, phù hợp với nhiều tầng lớp. 
Yếu tố tác động mạnh hàng thứ hai sau 
mong đợi giá cả là nhận thức tính dễ sử 
dụng. Nếu nhận thức tính dễ sử dụng tăng 
lên 1 đơn vị thì ý định đặt phòng trực tuyến 
sẽ tăng lên 0.266 đơn vị. Nếu tính dễ sử 
dụng càng cao, không phức tạp hay gây 
khó khăn cho người tiêu dùng khi sử dụng 
thì ý định đặt phòng trực tuyến của họ càng 
cao. Các cảm nhận của người tiêu dùng về 
tính dễ sử dụng: quy trình đặt phòng nhanh 
chóng, đơn giản, dễ dàng thay đổi hoặc hủy 
phòng, tìm kiếm thông tin, giao diện của hệ 
thống thân thiện, dễ sử dụng. 
Yếu tố cảm nhận niềm tin có tác động 
đứng hàng thứ ba. Nếu cảm nhận niềm tin 
tăng lên 1 đơn vị thì ý định đặt phòng trực 
tuyến sẽ tăng lên 0.113 đơn vị. Thiếu niềm 
tin, thiếu cảm giác an toàn sẽ làm giảm cơ 
hội người dùng tham gia đặt phòng trực 
tuyến. Các biến quan sát của cảm nhận 
niềm tin là: niềm tin vào uy tín, thương 
hiệu của hệ thống đặt phòng trực tuyến, hệ 
thống bảo mật, khả năng thỏa mãn nhu cầu, 
mong muốn của khách hàng. 
Yếu tố nhận thức rủi ro liên quan đến 
giao dịch trực tuyến có tác động hàng thứ 
tư đến ý định đặt phòng trực tuyến. Nhận 
thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực 
tuyến có tác động ngược chiều lên ý định 
đặt phòng khách sạn trực tuyến. Nhận thức 
rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến 
tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc sẽ 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
129 
giảm đi 0.106 đơn vị. Những vấn đề làm 
người tiêu dùng e ngại khi đặt phòng trực 
tuyến: chất lượng không đảm bảo, không 
giống trong quảng cáo, thông tin cá nhân, 
thông tin tài chính, giao dịch không được 
bảo mật, ngoài ra có thể tốn thêm chi phí 
để thay đổi phòng khi chất lượng không 
đáp ứng được yêu cầu của người dùng. 
Thành phần hệ thống thanh toán có 
ảnh hưởng không lớn đến ý định đặt phòng 
trực tuyến. Cảm nhận về hệ thống thanh 
thanh toán tăng lên 1 đơn vị thì ý định đặt 
phòng sẽ tăng theo 0.078 đơn vị. Người 
tiêu dùng chỉ mong muốn khi đặt phòng 
trực tuyến thì quy trình thanh toán phải đơn 
giản, nhanh chóng, thuận tiện và phù hợp 
với thói quen thanh toán của họ. 
Nhận thức về sự hữu ích có tác động 
nhỏ nhất đến ý định đặt phòng trực tuyến. 
Nhận thức về sự hữu ích tăng lên 1 đơn vị 
thì ý định đặt phòng trực tuyến sẽ tăng lên 
0.085 đơn vị. Điều này cho thấy người tiêu 
dùng chưa thật sự cảm nhận được nhiều sự 
hữu ích, tiện lợi của việc đặt phòng trực 
tuyến. Người tiêu dùng cần thấy rõ việc đặt 
phòng trực tuyến giúp họ tiết kiệm được 
thời gian, có thể đặt phòng mọi lúc mọi 
nơi, họ có nhiều sự lựa chọn khi sử dụng 
hệ thống đặt phòng trực tuyến, đồng thời 
thông tin về phòng khách sạn phải luôn 
được cập nhật. 
3.7. So sánh với các công trình 
nghiên cứu trước 
Thành phần nhận thức về sự hữu ích, 
nhận thức tính dễ sử dụng có tác động 
thuận chiều lên ý định đặt phòng khách sạn 
trực tuyến. Kết quả này cũng tương tự với 
kết quả của công trình Nghiên cứu các 
nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng 
khách sạn trực tuyến của người Việt Nam – 
Nghiên cứu tại địa bàn Đà Nẵng (Lê 
Thanh Hồng, 2016). 
So với công trình Nghiên cứu các nhân 
tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách 
sạn trực tuyến của người Việt Nam – 
Nghiên cứu tại địa bàn Đà Nẵng (Lê 
Thanh Hồng, 2016), tác giả đã thêm vào 
mô hình nghiên cứu 3 yếu tố: cảm nhận 
niềm tin, hệ thống thanh toán và mong đợi 
về giá cả. Kế thừa và phát huy công trình 
nghiên cứu nói trên của tác giả Lê Thanh 
Hồng quyết định kết hợp giữa nhận thức 
rủi ro về hàng hóa/dịch vụ và nhận thức rủi 
ro giao dịch trực tuyến thành yếu tố nhận 
thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực 
tuyến (Lê Thanh Hồng, 2016). Kết quả 
nghiên cứu cho thấy: 
- 3 yếu tố cảm nhận niềm tin, hệ thống 
thanh toán, nhận thức rủi ro liên quan đến 
giao dịch trực tuyến có tác động thuận 
chiều lên ý định đặt phòng khách sạn trực 
tuyến, tương tự với kết quả của công trình 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt 
phòng khách sạn qua mạng của khách du 
lịch nội địa (Võ Thái Minh, 2016). 
- Yếu tố mong đợi về giá cả có tác 
động thuận chiều lên ý định đặt phòng 
khách sạn trực tuyến. Kết quả tương đồng 
được tìm thấy ở công trình nghiên cứu Các 
nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng 
khách sạn qua mạng của khách du lịch nội 
địa (Võ Thái Minh, 2013). 
4. Kết luận và kiến nghị 
Ý định đặt phòng của người tiêu dùng 
đóng vai trò quan trọng, thôi thúc đưa ra 
quyết định chính thức. Ý định càng cao thì 
quyết định đặt phòng càng chắc chắn hơn. 
Chứng tỏ, ý định đặt phòng là yếu tố quan 
trọng mà doanh nghiệp cần chú ý để nâng 
cao khả năng thành công của mình trên thị 
trường. Kết quả nghiên cứu thu được từ 
việc khảo sát 315 người tiêu dùng tại 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
Dựa vào các tác động của các yếu tố, 
nghiên cứu đề xuất một số các giải pháp 
nhằm gia tăng ý định đặt phòng trực tuyến 
NGÔ THỊ LAN - NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN - NGÔ HOÀNG ĐAN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
130 
trong thời gian tới: điều chỉnh mức giá 
mang tính cạnh tranh; cải tiến hệ thống đặt 
phòng sao cho quy trình đặt phòng và sử 
dụng trở nên dễ dàng, quy trình thanh toán 
nhanh gọn; nâng cao dịch vụ hỗ trợ khách 
hàng; nâng cao khả năng bảo mật của hệ 
thống, tránh làm rò rỉ thông tin cá nhân, tài 
chính, thanh toán của khách hàng; đảm bảo 
chất lượng dịch vụ như những gì đã quảng 
cáo; tăng cường quảng bá các tính năng 
hữu ích của hệ thống đặt phòng nhằm nâng 
cao uy tín cho thương hiệu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human 
Decision Processes, 50(2), 179-211. 
Bakar, A. R. A., & Hashim, F. (2008). The Determinants of Online Hotel Reservations 
among University Staffs. Communications of the IBIMA, 4, 13-21. 
Bauer, R. A. (1967). Consumer behavior as risk taking. In Marketing: Critical 
Perspectives on Business and Management. 
Chatchotitham, T., & Soponprapapon, V. (2011). Consumer Behavior of Thai People 
Toward Hotel Reservation Online. 
David, F. D. (1985). A technology acceptance model for empirically testing new end-user 
information systems: Theory and results. Sloan School of Management. 
Lê Thanh Hồng (2016). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng khách 
sạn trực tuyến của người Việt Nam - Nghiên cứu tại địa bàn Đà Nẵng. Trường Đại 
học Đà Nẵng. 
Ivanov, S. (2008). Conceptual Marketing Framework for Online Hotel Reservation System 
Design. Tourism Today, 8, 7-32. 
Lee, D., Park, J., & Ahn, J. (2001). On the explanation of factors affecting e-commerce 
adoption. Twenty-Second International Conference on Information Systems, 109-120. 
Võ Thái Minh (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách 
sạn qua mạng của khách du lịch nội địa. Trường Đại học Nha Trang. 
Mohamed, I. S., Aziz, N. H. A., & Omar, N. (2010). Determinants of Online Reservation 
Acceptance: An Empirical Study. International Journal of Arts and Sciences, 3(12). 
Moon, J.-W., & Kim, Y.-G. (2001). Extending the TAM for a World-Wide-Web context. 
Information & Management, 38, 217-230. 
Sumanjeet, S. (2009). Emergence of payment systems in the age of electronic commerce: 
The state of art. Global Journal of International Business Research, 2(2), 17-26. 
Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Thị Lệ Thủy (2019). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt 
phòng trực tuyến của khách du lịch nội địa. Tạp chí Tài chính. 
Ngày nhận bài: 01/7/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_dat_phong_truc_tuyen_cua_ngu.pdf