Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, internet đang từng

bước khẳng định tầm quan trọng. Trong đó xuất hiện ngày càng một nhiều là các trang mạng xã

hội như: facebook, youtube,. Mạng xã hội đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta có thể sử dụng

mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ lúc nào họ rảnh. Mạng xã hội như là một phần

không thể thiếu trong cuộc sống và việc sử dụng mạng xã hội như một thói quen hàng ngày dần

trở thành một công cụ giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn sinh viên. Mạng xã hội là

con dao hai lưỡi, nó mang lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại, đặc biệt nó ảnh

hưởng rất lớn đến ý thức học tập của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Vậy với tính hai mặt

của mạng xã hội thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý thức học tập của sinh viên Đại học

HUTECH.

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 1

Trang 1

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 2

Trang 2

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 3

Trang 3

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 4

Trang 4

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 5

Trang 5

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 6

Trang 6

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 10640
Bạn đang xem tài liệu "Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech

Tính hai mặt của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến ý thức học tập của sinh viên trường Đại học Hutech
y đã cũ. Nó cũng đóng vai 
trò quan trọng trong lĩnh vực học tập, giúp cho chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian hay có thể dễ 
dàng trao đổi trực tiếp với giảng viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp. Không chỉ vậy, rất 
nhiều sinh viên khác nhau trên mọi miền Tổ quốc đã lập ra những trang giúp đỡ học tập tiếng anh 
hoặc các môn học chuyên ngành. Đây là kênh giúp giúp các bạn nâng cao hiệu quả học tập, chia 
sẻ kiến thức và tài liệu. 
MXH giúp chúng ta dù ở đâu thì chúng ta vẫn có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc 
người thân bằng cách kết bạn với họ trên mạng xã hội. Cũng có thể kết bạn giao lưu và gặp gỡ với 
tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng 
mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt. Bên cạnh đó MXH còn có thể giúp 
cho sinh viên tìm kiếm các công việc làm thêm phù hợp, cung cấp thông tin về nhà tuyển dụng và 
giúp sinh viên dễ dàng trong việc tìm hiểu. 
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì MXH còn gây ra những mặt tiêu cực đối với sinh viên. 
MXH khiến cho nhiều sinh viên xao nhãng việc học tập. Quỹ thời gian tự học của các bạn giảm đi 
do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên MXH. MXH còn tiềm ẩn khi những thông tin, 
nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ cùng người thân, bạn bè,... nhưng vô 
tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng MXH chưa có ý thức, 
vô trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến sinh viên. Thay 
1103 
vì chú tâm tìm kiếm kiến thức để chuẩn bị hành trang cho tương lai bằng cách học hỏi những kỹ 
năngcần thiết, các bạn trẻ lại chăm chú trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. 
Ngoài ra, việc đăng tải thông tin ”giật gân” nhằm câu like không còn là chuyện xa lạ. MXH cũng 
góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghĩ và nó cướp đi đáng kể thời gian của 
mọi người. Tất cả những vấn đề này có tác động tiêu cực đến đời sống và việc học của sinh viên. 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của MXH và tốc độ của người tham gia vào MXH, có thể nói xu 
hướng phát triển của MXH ngày càng được nâng cao và thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Vì vậy, để 
thực sự có hiệu quả với MXH, những văn bản quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và 
cá nhân sử dụng internet như một công cụ hữu ích cho công việc và sinh hoạt. Bên cạnh đó cần 
phải biết phân bổ thời gian sử dụng MXH một cách hợp lý và khoa học. Tuy nhiên, không thể phủ 
nhận những mặt tích cực mà MXH mang lại, nó giúp sinh viên tiếp thu và nâng cao tầm hiểu biết 
có thêm kiến thức nhiều hơn khi còn trên ghế nhà trường. 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Hầu hết các nghiên cứu về phương tiện truyền thông xã hội, phân tích hành vi của người dùng 
MXH và phát triển các dịch vụ thông minh tự động cho người dùng đã trở thành một chủ đề rất 
thành công trong những năm gần đây. Thật vậy, MXH đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động 
lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. MXH đã trở 
thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, 
tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sự phổ biến của các trang MXH ngày càng 
tăng nhanh. 
2.1 Mặt tích cực của MXH 
Từ đầu thế kỷ 20, Georg S và Émile Durkheim là các nhà xã hội học đi tiên phong trong việc nghiên 
cứu tầm quan trọng của mô hình mối quan hệ kết nối các tác nhân xã hội. Họ đã phân tích khái 
niệm "mạng xã hội" trong việc kết nối các mối quan hệ phức tạp giữa các thành viên của các hệ 
thống xã hội ở mọi quy mô, từ cá nhân đến quốc tế. Trong nghiên cứu văn học, phân tích mạng đã 
được áp dụng bởi Anheier, Gerhards và Romo, Wouter De Nooy, và Burgert Senekal và phân tích 
mạng xã hội các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy các ứng dụng của nó trong các ngành học khác 
nhau cũng như các ứng dụng thực tế khác. 
Theo Leia Dolphy (2015), các trang web MXH còn gọi là các trang truyền thông xã hội như 
Facebook, Instagram, Ning và SuperClubPLUS rất thu hút giới trẻ phương tay ngày nay. Các trang 
này đều quen thuộc với sinh viên phương tây kể từ khi họ còn là học sinh cấp hai vì tính dễ sử dụng, 
dễ truy cập và còn có thể được kết hợp hoàn hảo vào môi trường học tập trực tuyến (OLE). Bằng 
cách đó, MXH có thể mở rộng việc học sang cách trải nghiệm năng động, thay đổi và chia sẻ vượt 
ra ngoài ranh giới của lớp học. Vậy nên, đó chính là phương tiện tích cực dùng để thu hút sinh viên, 
vì nhiều sinh viên đã theo dõi sự hiện diện trực tuyến của họ cho hoạt động hoặc bình luận thường 
xuyên trên trang các mạng. 
Một lợi thế của các trang MXH như kỹ thuật sư phạm dựa trên nghiên cứu (RPT) là giáo viên có thể 
dễ dàng kết hợp và chia sẻ đa phương tiện thông qua chúng, từ đó cung cấp trải nghiệm nội dung 
1104 
phong phú phù hợp với phong cách học tập và sở thích. Các trang web MXH cũng cung cấp một 
môi trường học tập hợp tác không bị ràng buộc bởi thời gian hạn chế, cho phép cơ hội học tập 
không chính thức tăng lên và hỗ trợ xây dựng kiến thức tích cực thông qua tương tác với các chuyên 
gia cũng như các đồng nghiệp. Bằng cách kết hợp các trang web MXH, giáo viên không chỉ tận 
dụng các kỹ năng mà học sinh đã sử dụng ngoài không khí trường học mà còn dựa trên sở thích và 
thói quen của học sinh, sinh viên. 
Kết quả các nghiên cứu của Casey & Evan (2011) và Ng’ambi (2013) cho thấy thông qua MXH, một 
cộng đồng học tập đã được xây dựng và đây chính là nơi học sinh học hỏi lẫn nhau; sinh viên tham 
gia với các chuyên gia từ cộng đồng chuyên nghiệp; tư duy và học tập của học sinh được kéo dài 
ngoài giờ học; giao tiếp giữa sinh viên và các chuyên gia được tạo điều kiện. Các trang web MXH 
cho phép sinh viên tương tác với nhau, xây dựng ý thức cộng đồng, phát triển nội dung cũng như 
yêu cầu sinh viên phải chủ động học tập thông qua việc tham gia, suy nghĩ và đóng góp. Họ đã 
nghiên cứu 900 học sinh trung học công lập trong độ tuổi từ 13 đến 16 với việc sử dụng trang MXH 
trực tuyến làm môi trường học tập trong một học kỳ. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng một trang 
web MXH dẫn đến các hoạt động tích cực sau đây: 
– Cơ hội cho sinh viên thành lập các nhóm học tập riêng; 
– Tạo ra kiến thức mới hỗ trợ sinh viên rút ra kiến thức liên quan, thích hợp; 
– Sinh viên có thể tự phản ánh và tự đánh giá; 
– Sử dụng các kỹ năng đã được trau dồi bên ngoài lớp học; 
– Mọi người có thể đọc và viết bình luận, đặt câu hỏi và tìm kiếm làm rõ vấn đề một cách linh 
hoạt, đồng thời cải thiện khả năng phê bình; 
– Tạo mới trang cá nhân, hình đại diện và yêu cầu kết bạn; 
– Việc dạy và học xảy ra không chính thức và chính thức; 
– Tăng tính sáng tạo và sử dụng đa phương tiện; 
– Tăng tính kết nối và giao lưu; 
– Thêm chiều sâu và hứng thú cho quá trình học tập. 
2.2 Mặt tiêu cực của MXH 
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài báo cáo rằng nhiều tác dụng phụ tiêu cực của các 
trang wed MXH thông qua việc sử dụng MXH thường xuyên. Nó vừ mất thời gian và làm hại đến 
sức khỏe của sinh viên và còn làm giảm khả năng học tập cũng như nghiên cứu, nhất là giảm khả 
năng giao tiếp của sinh viên. 
2.2.1 Giảm khả năng học tập và nghiên cứu 
Sinh viên đã bắt đầu dựa nhiều hơn vào thông tin có thể truy cập dễ dàng trên các trang MXH và 
web này. Điều này làm giảm khả năng học tập và nghiên cứu của họ. 
1105 
2.2.2 Đa việc (multitasking) 
Những sinh viên tham gia vào các hoạt động trên các trang truyền thông xã hội trong khi nghiên 
cứu dẫn đến việc giảm sự tập trung chú ý của họ. Điều này gây ra giảm hiệu suất học tập của họ, 
và tập trung để học tập tốt. 
 2.2.3 Giảm tiếp xúc thật sự của con người 
Sinh viên càng dành nhiều thời gian trên các trang truyền thông xã hội này, họ sẽ càng dành ít thời 
gian giao tiếp xã hội với người khác. Điều này làm giảm kỹ năng giao tiếp của họ. Họ sẽ không thể 
giao tiếp và giao tiếp xã hội hiệu quả với người khác. Các nhà tuyển dụng ngày càng không hài 
lòng với các kỹ năng giao tiếp của sinh viên mới tốt nghiệp vì lý do này. Các kỹ năng giao tiếp hiệu 
quả là chìa khóa thành công chỉ trong thế giới thực. 
2.2.4 Giảm khả năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng viết sáng tạo 
Học sinh chủ yếu sử dụng các từ lóng hoặc các dạng từ rút ngắn trên các trang MXH. Họ bắt đầu 
dựa vào các tính năng kiểm tra chính tả và ngữ pháp máy tính. Điều này làm giảm tương tác bằng 
ngôn ngữ và kỹ năng viết sáng tạo của họ. Thật vậy, các trang web truyền thông xã hội này đã trở 
nên phổ biến trong một thời gian ngắn như vậy bởi vì thông tin được công bố một cách nhanh 
chóng. Điều này thực sự đã tạo ra một thái độ lỏng lẻo cho việc sử dụng đúng chính tả cũng như 
ngữ pháp. Trong thực tế, các sinh viên không thể viết hiệu quả nếu không có sự trợ giúp của tính 
năng kiểm tra chính tả của máy tính. 
2.2.5 Lãng phí thời gian 
Sinh viên, trong khi tìm kiếm và học tập trực tuyến, bị thu hút khi sử dụng các trang truyền thông 
xã hội và đôi khi họ quên mất tại sao họ lại sử dụng internet. Quỹ thời gian tự học của các bạn bị 
giảm đi do dành quá nhiều cho việc lướt web và đôi khi sinh viên không thể thực hiện công việc 
của họ trong khung thời gian được chỉ định và quan trọng nhất là dẫn đến trình độ học thấp của 
sinh viên, kết quả bị điểm thấp ở trường do thiếu thông tin và kỹ năng viết mong muốn. 
2.2.6 Mất động lực trong học sinh 
Mức độ động lực học sinh của học sinh giảm do việc sử dụng các trang MXH này. Họ dựa vào môi 
trường ảo thay vì có được kiến thức thực tế từ thế giới thực. 
2.2.7 Ảnh hưởng đến sức khỏe 
Việc sử dụng quá mức các trang web này ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe, thể chất. 
Bởi dành nhiều thời gian để online, thị lực sẽ bị suy giảm, trí não phải làm việc liên tục. Việc lạm 
dụng hàng ngày các trang MXH này có xu hướng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tất cả học sinh 
vì nó khiến họ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau trong tương lai. Sinh viên sử dụng công 
nghệ bao gồm các trang MXH một cách thường xuyên có xu hướng lo lắng và trầm cảm, tự ái hơn 
bên cạnh nhiều rối loạn tâm lý khác, bao gồm các hành vi chống đối xã hội khác nhau cũng như xu 
hướng hung hăng. 
1106 
Như vậy, ngoài các mặt tích cực trong việc sử dụng MXH như một công cụ đắc lực trong công tác 
giảng dạy, đào tạo cho giảng viên và công cụ học tập năng động cho sinh viên, loại ẩn danh có 
sẵn trên internet đã khiến nhiều sinh viên quên rằng, họ cần chọn lọc những thông tin phù hợp mà 
họ cần đăng. Trên thực tế, nhiều trường đại học cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng có xu 
hướng điều tra các hồ sơ MXH của người nộp đơn trước khi họ chấp nhận bất kỳ cuộc phỏng vấn 
nào. Và có nhiều sinh viên không ngừng đánh giá nội dung mà họ đang xuất bản trực tuyến. Tất cả 
điều này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực ngay cả sau này trong cuộc sống của họ. 
2.3 Phương pháp nghiên cứu 
Để hiểu rõ thực trạng của vấn đề này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 112 sinh viên đang học 
tập tại Trường Đại học Công Nghệ (HUTECH). 
2.3.1 Kết quả khảo sát 
Trong 112 sinh viên được khảo sát có 52,7% sinh viên thường xuyên truy cập vào MXH. Những trang 
mạng được sinh viên sử dụng nhiều nhất là facebook, số còn lại là zalo, instagram, youtube,... 
Điểm đáng lưu ý cho nhà giáo dục lựa chọn MXH là kênh trao đổi học tập. 
Trung bình mỗi ngày có 60,7% sinh viên sử dụng MXH hơn 3 giờ/ngày. Sinh viên chủ yếu sử dụng 
MXH để tương tác kết nối với bạn bè 72,3%, người thân 16,1% .Trong đó có 62,5% sử dụng MXH bất 
cứ khi nào rảnh. Còn lại 0,9% sử dụng để làm việc và học tập. 
Mặt tích cực của MXH đến sinh viên HUTECH 
Theo khảo sát các bạn sinh viên có 42% sinh viên sử dụng MXH để cập nhật tin tức đời sống, 23,2% 
dùng trong việc trao đổi học tập, 14,3% kết nối với các mối quan hệ giữa bạn bè, người thân. Còn 
lại 20,5% sử dụng với mục đích khác. Ý kiến của các bạn sinh viên trong việc sử dụng MXH có giúp 
các bạn làm việc nhóm dễ dàng tiện lợi hơn hay không thì có 14,6% ý kiến tán thành và 54% không 
tán thành. Bên cạnh đó các bạn sinh viên kết nối với giảng viên thông qua MXH với mục đích chia 
sẻ tài liệu và học nhóm, học online. 
Mặt tiêu cực của MXH đến sinh viên HUTECH 
Có người cho rằng ”sử dụng MXH nhiều cũng sẽ bị nghiện”, theo kết quả khảo sát có 90,2% đồng ý 
với ý kiến này, có 9.8% sử dụng MXH cảm thấy việc học xao nhãng, 26,8% là lãng phí thời gian, 
ảnh hưởng đến vấn đề học tập. Về vấn đề bảo mật của MXH hiện nay, bên cạnh mặt tốt thì có 
24,1% là không tốt, vẫn chưa đảm bảo được tính an toàn. Khi không sử dụng MXH có 17% sinh viên 
cảm thấy khó chịu, bực tức, 3,6% có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng. MXH nó còn ảnh hưởng đến 
tâm lý 85%, tình cảm 15%. 
Đề xuất cho việc sử dụng MXH 
Trong ý kiến khảo sát từ các bạn sinh viên đã có rất nhiều đề xuất cho việc sử dụng MXH hiệu quả 
và tốt hơn như ”sử dụng MXH cho công việc xen kẽ với việc xem nó là một công cụ giúp giảm stress 
nhưng không bị nghiện MXH mà còn có hiệu quả trong công việc”, ”nên tận dụng lợi ích của MXH 
bằng cách tham gia các fanpages hoặc diễn đàn giúp ích cho việc học tập và phát triển bản thân. 
1107 
Nên sử dụng MXH một cách có kiểm soát và không quá đà”. Bên cạnh đó các bạn còn đưa ra các 
ý kiến về việc sử dụng đúng mục đích, biết điều chỉnh thời gian hợp lý, tự ý thức cá nhân không quá 
phụ thuộc vào MXH. 
3 KẾT LUẬN 
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên HUTECH cũng đang chịu tác động hai mặt của 
MXH như các bước theo các nghiên cứu ở Phần 2. Tuy nhiên, do ảnh hưởng kinh tế gia đình, một tỷ 
lệ không nhỏ sinh viên không có laptop riêng nên việc nghiện MXH chiếm tỷ lệ không cao ở sinh 
viên HUTECH. Về mặt tích cực, sinh viên HUTECH có sử dụng MXH như một công cụ học tập hữu ích 
trong việc tương tác với giảng viên và học nhóm. 
Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra tính hai mặt của MXH và ảnh hưởng của nó 
đến ý thức học tập của sinh viên đại học HUTECH. Kết hợp từ bài nghiên cứu cũng như qua khảo 
sát các bạn sinh viên MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Người 
dùng có thể dể chia sẻ, học tập và làm việc. MXH nó là phát minh hữu ích cho con người, nhưng 
nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách thì chúng sẻ gây tác hại vô cùng lớn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Designing for learning: Online social networks as a classroom environment. International 
Review of Research in Open and Distance Learning. 
[2] Techniques and Tools: Effectiveness of Research-based Pedagogical Techniques through 
Online Learning Tools with Secondary Students University of Northwestern – St. Paul, MN. 
[3] Effective and ineffective uses of emerging technologies: Towards a transformative 
pedagogical model. British Journal of Educational Technology, 44(4), 652-661. 
doi:10.111/bjet.12053. 
[4] Steve Armstrong (2012). Negative Effects of Social Networking Sites for Students. 
https://www.buýtiness2community.com/social-media/negative-effects-of-social-networking-
sites-for-students-0311887. 

File đính kèm:

  • pdftinh_hai_mat_cua_mang_xa_hoi_va_anh_huong_cua_no_den_y_thuc.pdf