Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại
Trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và một nền văn hóa đặc sắc, tư tưởng triết học
tôn giáo Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển. Người ta đã phân chia quá trình đó của triết học tôn
giáo Ấn Độ thành hai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Veda - Sử thi (từ năm 1500 đến năm 600 tr.
CN); thời kỳ thứ hai là thời kỳ Cổ điển hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo (từ năm 600 tr. CN đến thế
kỷ III CN). Đó là một nền triết học lâu đời, phong phú, đa dạng; đề cập đến hầu hết các vấn đề của triết
học, từ thế giới quan đến nhân sinh quan; từ bản thể luận, nhận thức luận đến đạo đức, luân lý xã hội.
Trong đó một trong những vấn đề nổi bật đó là triết lý đạo đức nhân sinh và vấn đề giải thoát con người.
Vì thế triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại
vốn có, 7. Hư vô. Ba phạm trù đầu tồn tại một cách hiện thực. Ba phạm 96 trù tiếp theo là sản phẩm của tư duy lô gich. Thực thể là phạm trù cơ bản phản ánh bản chất của các vật thể. Thực thể có thuộc tính cố định là chất lượng, nó tồn tại tự nó và là nguyên nhân sinh ra các vật thể. Thế giới bao gồm những thực thể có chất lượng và vận động. Thực thể có chín dạng: đất, nước, lửa, gió, không khí hay ê te, thời gian, không gian, linh hồn và trí tuệ. Trong đó, có năm loại thực thể là yếu tố vật lý, đó là: đất, nước, lửa, khí, ê te, có đặc tính riêng biệt mà cảm giác có thể lĩnh hội được. Thực thể ê te có thuộc tính riêng biệt là âm thanh. Ê te tràn đầy không gian giữa các nguyên tử. Nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất cấu tạo nên các thực thể vật lý. Chúng được phân chia theo bốn loại, tùy theo nguồn gốc và gây nên bốn loại cảm giác: xúc giác, vị giác, thị giác và khứu giác. Nguyên nhân tác động, kết hợp các nguyên tử để tạo thành vạn vật, biến vũ trụ từ hỗn độn thành trật tự, đó là do một năng lực vô hình, còn gọi là “Linh hồn thế giới”. Có hai loại linh hồn, “Linh hồn cá biệt” và “Linh hồn tối cao”. “Linh hồn tối cao” chỉ có một, là toàn năng, là nguyên nhân sáng tạo ra vũ trụ, chỉ huy thế giới các nguyên tử và linh hồn cá biệt. Song song với thế giới các nguyên tử có một thế giới linh hồn cá biệt. Số phận, phẩm chất của các linh hồn cá biệt như thế nào thì “Linh hồn tối cao” cũng tạo ra hay hủy diệt vạn vật trong vũ trụ cho phù hợp với phẩm chất và số phận của linh hồn cá biệt như thế ấy. Phái Vaisesika giải thích rằng, linh hồn cá biệt trú ngụ trong con người thường bị những ham muốn dục vọng che lấp, nên làm cho linh hồn cá biệt bị vây hãm bởi thế giới vật dục, không giữ được bản chất thanh tịnh, bản nhiên vốn có của mình. Đó chính là nghiệp. Vì vậy, để giải thoát cho linh hồn, con người ta phải tu luyện đạo đức và trí tuệ, tự chế dục theo phương pháp yoga. Trong lý luận nhận thức, Vaisesika đưa ra bốn loại nhận thức có thể đem lại cho ta chân lý, đó là: tri giác, kết luận, ký ức và trực giác. Trường phái khác trong hệ thống chính thống là phái Yoga. Yoga nguyên nghĩa tiếng Phạn có nghĩa là “cái ách”, “sự cột vào”, “sự liên kết” hay “hợp nhất tâm thể về một mối”. Phái này cho rằng để cho tinh thần thoát khỏi sự chi phối của thể xác và thế giới vật dục, đạt tới sự thanh khiết trong tinh thần, giác ngộ và giải thoát, người ta phải tu luyện kiên trì theo tám phương pháp, gọi là “Bát bảo tu pháp”, gồm: 1. Chế giới (yama), 2. Nội chế (niyamà), 3. Tọa pháp (asàna), 4. Điều tức pháp (pranyàma), 5. Chế cảm pháp (pràtyahara), 6. Tổng trì pháp (dhàrana), 7. Thiền định (dhỳana), 8. Bát nhã (samadhi)(4). Một trong những trường phái có quan điểm riêng về con đường và cách thức giải thoát trong hệ thống chính thống là phái Mimànsà. Trường phái này cho rằng, đời sống chân chính đưa tới cái gọi là giải thoát hoàn toàn linh hồn khỏi sự ràng buộc của thể xác và thế giới nhục dục là không thể đạt được chỉ bằng trí tuệ và mọi sự cố gắng của ý thức, mà phải bằng cách gìn giữ và thực hiện đúng đắn, nghiêm túc mọi nghi thức của Veda, đồng thời phải triệt để chấp hành mọi nghĩa vụ, bổn phận, mọi luật lệ và giới luật về mặt xã hội và tôn giáo, tức “pháp” dharma, đã quy định mỗi đẳng cấp trong xã hội. Trường phái duy nhất có lập trường nhất nguyên luận duy tâm triệt để trong hệ thống chính thống là phái Vedànta. Tư tưởng chủ yếu của kinh Upanishad mà phái Vedànta lấy làm cơ sở cho học thuyết của mình là vấn đề trả lời cho câu hỏi, cái gì là bản nguyên của thế giới, là thực tại cao nhất mà khi nhận thức được nó sẽ biết 97 được mọi cái còn lại. Phái Vedànta cho rằng, cái là bản chất sâu xa, là nền tảng của mọi cái tồn tại, từ đó nảy sinh ra tất cả và cũng từ đó tất cả mọi cái nhập về sau khi mất đi, đó là “Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahmàn. Brahmàn là thực tại tuyệt đối, bất diệt, là linh hồn của vũ trụ, là nguồn sống của vũ trụ. “Linh hồn cá biệt” chỉ là sự biểu hiện khác nhau của “Linh hồn vũ trụ tối cao” nơi thể xác của chúng sinh. Để giải thoát linh hồn con người khỏi sự ràng buộc của thể xác và thế giới vật dục, con người phải dốc lòng tu luyện, suy tư chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh, nhận ra chân bản tính của mình, đưa linh hồn cá nhân trở về đồng nhất với “Linh hồn vũ trụ tuyệt đối tối cao”, hợp nhất với Đấng tối cao, bằng sự tu luyện trí tuệ prajnà - yoga, đạo đức karmà - yoga và niềm tin vào Đấng tối cao hay chủ nghĩa tín ái bhakti. Đó chính là giải thoát. Đối lập với sáu trường phái chính thống là hệ thống triết học không chính thống (The Heterodox Systems), thoát ly tư tưởng và văn hóa cổ truyền, không thừa nhận uy thế của Veda, Upanishad, phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn, phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, gọi là nas’tika (nghĩa là “cái đó không tồn tại”), gồm: Lokàyatà hay Càrvàka, Jaina, Phật giáo và các môn phái khác trong “Lục sư ngoại đạo”(5). Trước hết, đó là phái Lokàyatà, phái này cho rằng tất cả sự vật, hiện tượng trong thế giới đều do bốn yếu tố vật chất đầu tiên gồm đất, nước, lửa, khí tự tụ tự tán trong không gian mà thành. Các sự vật, hiện tượng sở dĩ đa dạng, phong phú khác nhau là do số lượng và thể thức kết hợp các nguyên tố đó khác nhau. Linh hồn cũng do các yếu tố đó kết hợp với nhau theo một cách thức đặc biệt, sau khi sinh vật chết đi thì sự kết hợp đó tan rã thành các nguyên tố và do đó linh hồn cũng mất đi. Bốn nguyên tố đó lại được cấu thành bởi những phần tử nhỏ bé, không phân chia, bất diệt gọi là các nguyên tử. Về nhận thức luận và lô gích học, phái Lokàyatà chỉ thừa nhận cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức. Theo họ, suy lý, kết luận hay những minh chứng của Veda đều là những phương pháp nhận thức sai lầm. Chỉ có cái gì cảm giác biết được thì mới tồn tại. Do đó, Lokàyatà đã phủ nhận tính hiện thực của Thượng đế, Phạm thiên. Về đạo đức, phái Lokàyatà phê phán học thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cách kiềm chế mọi dục vọng và hy vọng cuộc sống hạnh phúc nơi thế giới bên kia nào đó. Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống, hưởng thụ tất cả những gì trên cõi đời này, với cả những khổ đau và niềm hạnh phúc. Tiếp theo, đó là môn phái Jaina. Môn phái này cho rằng toàn bộ thế giới đa dạng đều bắt nguồn từ hai thực thể đầu tiên, đó là giva (linh hồn, tinh thần) và adgiva (không phải là linh hồn). Vật chất là một trong những biến dạng của adgiva, gồm các yếu tố vật lý như đất, nước, lửa, khí, chúng có những đặc tính như sờ mó được, có âm thanh, mùi vị và màu sắc. Các yếu tố vật chất lại được cấu thành bởi các nguyên tử anu. Anu có đặc tính cực kỳ nhỏ bé, không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn. Các thực thể vật chất hình thành đều do các nguyên tử tự tụ tán với nhau theo số lượng và cách thức khác nhau. Ngoài ra, còn có một thứ vật chất tinh tế, không thể nhận biết bằng cảm giác, nó quyết định mối liên hệ giữa linh hồn và thể xác. Jaina không thừa nhận có “Linh hồn tối cao”. Trong thế giới có số lượng lớn và cố định những linh hồn, được thể hiện trong các thực thể sống hoặc 98 không được thể hiện ra. Linh hồn cũng như vật chất không do ai tạo ra, tồn tại ngay từ đầu và tồn tại mãi mãi. Dưới dạng tiềm năng và bản chất của nó, linh hồn là một lực lượng toàn năng, thâm nhập được tất cả, hiểu biết tất cả. Nhưng khả năng ấy của nó lại bị thân xác cụ thể với những ham muốn, dục vọng, ý chí mà linh hồn trú ngụ trong đó hạn chế. Muốn giải phóng linh hồn ra khỏi sự ràng buộc bởi những ham muốn của thể xác và sự lôi kéo của thế giới vật dục, người ta phải tu luyện trí tuệ và đạo đức theo luật ahimsà (bất tổn sinh), sống khổ hạnh ép xác, giữ đạo đức và linh hồn trong sạch, khi đó con người có thể đạt tới giải thoát. Nổi bật trong hệ thống không chính thống đó là Phật giáo. Phủ nhận tư tưởng về sự tồn tại của Đấng sáng tạo Brahmà trong kinh Veda, Upanishad và đạo Bàlamôn, Phật giáo cho rằng thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng, theo chu trình sinh, thành, hoại, diệt, gọi là một kiếp (kalpa) hay một satna (ksana), không do ai tạo ra và cũng không có cái gì là tồn tại vĩnh viễn cả. Nguyên nhân của sự biến đổi ấy của vạn pháp, đó là do sự chi phối và tác động của luật nhân quả. Do đó mà thế giới, vạn vật cứ sinh hóa không ngừng. Triết học Phật giáo gọi đó là “chư hành vô thường”. Theo triết lý Phật giáo, con người cũng do nhân duyên tạo ra bởi hai thành phần: phần sinh lý và phần tâm lý, hay phần hình chất và phần tinh thần. Trong đó, phần sinh lý tức thể xác gọi là “sắc” (rupa), được tạo bởi bốn yếu tố (tứ đại) là: thủy, hỏa, địa, phong; sắc tạo nên thân thể, các giác quan và đối tượng của chúng. Phần tâm lý hay tinh thần chỉ có tên gọi mà không có hình chất nên gọi là “danh”. Danh cũng do bốn yếu tố hợp thành đó là: thụ, tưởng, hành, thức. Quá trình hợp, tan của ngũ uẩn do nhân duyên tác động tạo ra sự sinh thành, diệt vong của mỗi chúng sinh. Vì thế sự tồn tại của vạn pháp, thực chất cũng chỉ là giả hợp, không có cái gì là thực thể, không có cái gì tồn tại tuyệt đối cả, cho nên gọi là “vạn pháp vô ngã”. Vì không nhận thức được rằng cái tôi có mà không; nên người ta lầm tưởng rằng cái gì cũng thường định, cái tôi, cái ta tồn tại mãi và cái gì cũng là của ta, nên con người cứ khát ái, tham dục, gây nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ luân hồi (samsàra). Từ đó Phật giáo đã chỉ ra nguồn gốc nỗi khổ của con người và con đường diệt khổ để được giải thoát, qua học thuyết “Tứ diệu đế” (Catvàri àrya satyàni), “Thập nhị nhân duyên” (Dvàdasanidàna) và “Bát chánh đạo” (Astàngika màrga). “Tứ diệu đế” là bốn chân lý cao thượng, chắc chắn, gồm: Khổ đế (Dukkha satya), là chân lý về nỗi khổ của chúng sinh, có tám điều khổ, đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, sở cầu bất đắc khổ, oán tăng hội khổ, ngũ uẩn chấp thủ là khổ. Tập đế (Sammudaya satya), là chân lý giải thích nguồn gốc nỗi khổ của chúng sinh. Phật giáo đã đưa ra thuyết “Thập nhị nhân duyên” để chỉ ra nguồn gốc của những nỗi khổ ấy. Mười hai nhân duyên đó là: 1. Vô minh (avidyà), 2. Hành (samskàra), 3. Thức (vijnàna), 4. Danh sắc (nàma rùpa), 5. Lục căn (sadàyatana), 6. Xúc (sparsa), 7. Thụ (vedanà), 8. i (trsnà), 9. Thủ (upàdàna), 10. Hữu (bhàva), 11. Sinh (jàti) và 12. Lão tử ( arà-marana). Như vậy, theo triết lý Phật giáo, nguyên nhân trực tiếp của nỗi khổ chính là do ái dục, là lòng tham, sân, si của con người. Còn nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân nhận thức chính là do sự “vô minh” của con người. Diệt đế (Dukkha nirodha satya), là chân lý về sự diệt khổ, khẳng định rằng, chúng sinh có thể diệt được đau khổ, chấm 99 dứt được nghiệp báo, luân hồi bằng những nỗ lực trong tu luyện để diệt dục vọng, dứt bỏ vô minh, đạt đến trạng thái Niết bàn (Nirvana). Đạo đế (Màrga satya), là chân lý về con đường, hay phương pháp diệt khổ. Đó là sự tu luyện trí tuệ, đạo đức, thực nghiệm tâm linh, trực giác, nhằm xoá “vô minh”, diệt dục vọng, đạt tới cái giác ngộ, giải thoát. Có tám con đường tu luyện chân chính để giải thoát, gọi là “Bát chánh đạo”, gồm: Chính kiến (samyak drsti), Chính tư duy (samyak samkalpa), Chính ngữ (samyak vàcà), Chính nghiệp (samyak karmanta), Chính mệnh (samyak àjiva), Chính tinh tiến (samyak vyàyàma), Chính niệm (samyak smrti), Chính định (samyak samàdhi). Tám con đường ấy, quy về ba môn học (Tam học): giới (s’ìla), định (dhyàna), tuệ (prajnà). Phật giáo đã trở thành một trong những ngọn cờ tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội. Trong lĩnh vực tư tưởng, đạo Phật đã phủ nhận quan điểm Phạm thiên là lực lượng tối cao sáng tạo và chi phối thế giới, khẳng định vạn pháp do nhân duyên tác động mà tồn tại, biến đổi vô thường, vô ngã. Trong lĩnh vực xã hội, đạo Phật là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, đòi sự bình đẳng xã hội. Tuy nhiên do chưa giải thích được đúng nguyên nhân nỗi khổ của con người, do đó Phật giáo chưa đưa ra được phương pháp hiện thực để xóa bỏ đau khổ, bất công của con người thời bấy giờ. 3. Kết luận Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại chứng tỏ, đó là một nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời, phản ánh sâu sắc tính chất sinh hoạt của xã hội Ấn Độ cổ đại, có nội dung và hình thức phong phú, đa dạng. Nó đã đề cập đến hầu hết những vấn đề cơ bản từ thế giới quan đến nhận thức luận và nhân sinh quan, từ vấn đề luân lý đạo đức đến các vấn đề xã hội, tôn giáo, với các trào lưu triết học tôn giáo thể hiện các khuynh hướng tính chất khác nhau; có trường phái đa nguyên, nhưng cũng có trường phái nhất nguyên luận; có trường phái duy tâm nhưng cũng có những trường phái duy vật. Dù dưới những hình thức, khuynh hướng muôn màu, muôn vẻ, nhưng hầu như các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại đều tập trung vào lý giải cái bản chất sâu kín, uyên nguyên của vũ trụ, vạn vật; quan tâm tìm hiểu bản chất giá trị đời sống đạo đức, tâm linh con người, tìm căn nguyên nỗi khổ và vạch ra cách thức, con đường để giải thoát con người ta khỏi nỗi khổ của cuộc đời. Vì thế có thể nói, triết học tôn giáo Ấn Độ thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chú thích 1) The Upanishads, Volume 2, Svetàsvatara Upanishad, Chapter 1, Bonanza Books, New York, 1951, p. 71. 2) Doãn Chính: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 26. 3) S. Radhakrisnan and Ch.A.Moore: A Sourcebook in India Phylosophy, Princeton University Press, USA, 1973, p. 349. 4) Will Durant: Our Oriental Heritage, Simon and Schuster, New York, 1954, p. 543-544. 5) S. Radhakrishnan and Ch.A. Moore: A Sourcebook in India Phylosophy, Princeton University Press, USA, 1973, p. 224. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Doãn Chính (2008), Tư tưởng giải thoát trong Triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100 2. Đại tạng kinh Việt Nam (1993), Tương ưng bộ kinh, 5 tập, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 3. Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu (2010), Từ điển Phật học, Nxb Thời đại, Hà Nội. B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 4. Jawaharlal Nehru (1954), The Discovery of India, Oxford University Press, India. 5. S.Radhakrishnan (1999), Indian Philosophy, Vol. 1, Oxford University Press, New Dehli. 6. S. Radhakrishnan and Ch. A. Moore (1973), A Sourcebook in India Philosophy, Princeton University Press, USA. 7. The Upanishads, Volume 2, Bonanza Books, New York, 1951. 8. Will Durant (1954), Our Oriental Heritage, Simon and Schuster, New York. Ngày nhận bài: 14/12/2015 Biên tập xong: 15/02/2016 Duyệt đăng: 20/02/2016
File đính kèm:
- tim_hieu_qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_triet_hoc_to.pdf