Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế

Bài viết chỉ ra những thay đổi trong nhận thức về sức khỏe và các phương pháp

chăm sóc sức khỏe của dân thủy cư sông Lô ở Tuyên Quang. Nhận thức về nguyên nhân

gây bệnh liên quan đến thần linh, ma quỷ. đã giảm dần; chế độ dinh dưỡng và làm việc,

sự thay đổi thời tiết. cũng được coi là các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên

cạnh việc vẫn chữa bệnh theo cách truyền thống như sử dụng thuốc nam, cúng bái. như

trước đây, dân vạn chài hiện nay cũng đã sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại. Có sự chuyển

biến đó, một phần do tác động từ các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người nghèo của

Nhà nước; sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đời sống của dân chài sông Lô nói

riêng, còn phải kể đến những thay đổi trong nhận thức của chính đối tượng này.

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 1

Trang 1

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 2

Trang 2

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 3

Trang 3

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 4

Trang 4

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 5

Trang 5

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 6

Trang 6

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 7

Trang 7

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 8

Trang 8

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 9

Trang 9

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế
sống cố định tại đoạn sông Lô thuộc thành phố Tuyên Quang, người dân vạn chài 
được đăng ký hộ khẩu thường trú theo các đơn vị hành chính trên bờ nên việc chữa bệnh 
được người dân lựa chọn chủ yếu dựa vào các dịch vụ y tế địa phương. Việc trở thành 
những công dân chính thức của thành phố Tuyên Quang đã giúp người dân có điều kiện 
được tiếp cận tới hệ thống y tế và các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Công tác tuyên truyền 
của cán bộ y tế đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân vạn chài. Bởi vậy, khi bị 
đau ốm, thay bằng việc tự chữa, nhờ thầy lang, cúng bái, nay họ đã tìm đến các cơ sở y tế 
để khám, chữa bệnh. 
2.4.3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe 
2.4.3.1. Điều kiện chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài 
Ở Tuyên Quang có một bệnh viện đa khoa cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm chữa bệnh 
theo tuyến hoặc tiếp nhận các bệnh nhân ở vùng gần với bệnh viện. Dưới là các trung tâm 
y tế cấp huyện hoặc thành phố có nhiệm vụ quản lý về sức khỏe cho nhân dân trong huyện, 
thành phố. Bệnh viện tuyến huyện, thành phố gồm một phòng xét nghiệm, đơn vị chăm sóc 
sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Bệnh viện cấp huyện / thành phố là cơ sở 
đào tạo cho các cán bộ y tế làm việc ở các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế 
phường. Các trạm y tế phường chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban 
đầu, gồm công tác y tế dự phòng, điều trị nội trú, ngoại trú, chuyển các trường hợp phức 
tạp lên tuyến trên. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 113 
Kết quả khảo sát cho thấy, mỗi trạm y tế phường có từ 5 - 6 cán bộ dưới sự lãnh đạo 
của trạm trưởng. Trạm trưởng có thể là bác sĩ học chuyên tu hoặc y sĩ. Các trạm đều được 
xây dựng đủ các phòng chức năng như: phòng sản, phòng cho bệnh nhân lưu trú, phòng 
khám, phòng tiêm.Trạm y tế có vai trò rất quan trọng, một mặt là điểm tiếp xúc đầu tiên 
của người dân với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mặt khác làm nhiệm vụ thực hiện trực 
tiếp các hoạt động dự phòng như chương trình tiêm chủng cho trẻ em, cung cấp thuốc, 
vitamin A, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng. Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe 
ban đầu và tuyên truyền các chương trình của Nhà nước được thực hiện thông qua hình 
thức: truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các chiến dịch truyền 
thông và tư vấn trực tiếp. Những người tổ trưởng tổ dân phố làm nhiệm vụ tuyên truyền 
thông báo đến các hộ gia đình vạn chài về các chương trình y tế. Khi có hoạt động khám 
sức khỏe thì tập hợp dân cư thành nhóm để cán bộ y tế trạm thực hiện các hoạt động chăm 
sóc sức khỏe. Hàng năm, cán bộ y tế phát cho mỗi hộ gia đình vạn chài số lượng phèn nhất 
định để tẩy chất bẩn trong nước sinh hoạt của người dân, vận động dân chài ăn chín uống 
sôi để tránh một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. 
Ngoài các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc lĩnh vực nhà nước, tại thành phố Tuyên 
Quang xuất hiện các dịch vụ y tế tư nhân. Đó là các phòng khám tự do một số bác sĩ mở tại 
nhà. Trên địa bàn các phường có một số cửa hiệu bán thuốc Đông y và Tây y. Trong chợ 
Tam Cờ có nhiều ki ốt bán thuốc nam, thuốc bắc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho người 
dân trong thành phố. Những gói thuốc này được biết là nhập từ nhiều nguồn khác nhau, từ 
các thầy lang ở Na Hang, Chiêm Hóa hoặc nhập từ trên tỉnh Hà Giang. 
2.4.3.2. Các loại hình chăm sóc sức khỏe của người dân vạn chài 
Thông qua việc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, chúng tôi thấy xuất hiện 3 loại hình 
chăm sóc sức khỏe mà người dân vạn chài sông Lô ở thành phố Tuyên Quang thường áp 
dụng. Trước tiên là mô hình sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế phường: Đội ngũ cán bộ y tế 
phường trực tiếp đảm nhận việc khám chữa bệnh cho người dân, tuy nhiên loại hình này 
chỉ đáp ứng nhu cầu giải quyết những bệnh nhẹ, phổ biến như: cảm cúm, đau đầu, đau mắt, 
rối loạn tiêu hóa hoặc công tác đỡ đẻ... 
Điều đáng lưu ý ở đây là mức độ quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ 
vạn chài được đánh giá theo nhiều ý kiến khác nhau. Theo trưởng trạm y tế phường Minh 
Xuân thì việc chăm sóc sức khỏe cho dân chài được tiến hành định kỳ 3-4 lần/năm cùng 
chung với cư dân trên bờ. Đó là các công tác: tiêm vắc xin cho trẻ em, khám sức khỏe cho 
bà mẹ, phụ nữ mang thai, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình... Từ những năm 2010, trạm 
đã cử một số cán bộ y tế xuống tận nhà bè để khám chữa bệnh cho các hộ và thực hiện 
công tác tuyên truyền vận động người dân giữ vệ sinh ăn uống và sinh hoạt. 
114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
Tuy nhiên, chính những người dân vạn chài lại phản ánh những thông tin khác về việc 
cán bộ y tế xuống thuyền khám chữa bệnh: “Có mấy cô ở trạm y tế xuống phát cho chúng 
tôi phèn để lọc nước cộng thêm mấy gói dung dịch vệ sinh phụ nữ, làm được đâu 2 năm thì 
chẳng thấy tăm hơi các cô ấy đâu nữa. Việc khám chữa bệnh chỉ thực hiện ở một số hộ 
nghèo của làng chài thôi, chúng tôi cũng khó khăn lắm nhưng chưa đến lượt được cái sổ 
hộ nghèo nên không được khám chữa bệnh” (Phỏng vấn bà Lê T L, nhà bè tổ 4, phường 
Tân Quang, TP Tuyên Quang). Khi khảo sát một số hộ dân chài khác, chúng tôi cũng thu 
được quan điểm tương tự, đó là việc chăm sóc sức khỏe cho dân chài của cán bộ y tế 
phường chỉ được thực hiện trong vài năm đầu, hầu hết chỉ chú trọng vào những hộ nghèo. 
Thứ hai, loại hình dịch vụ y tế ngoài cộng đồng, bệnh viện huyện, tỉnh đối với các 
trường hợp bệnh nặng. Với cư dân vạn chài, tài sản của họ thường thấp hơn những gia đình 
làm nông nghiệp trên bờ và trước những chi phí y tế, họ thường lựa chọn giải pháp: đau 
ốm nhẹ thì tự chữa hoặc để dần dần bệnh sẽ khỏi, trong trường hợp bệnh nặng thì mới đến 
các cơ sở y tế điều trị. Với người dân chài ở đây, họ có thể lên trạm y tế phường hoặc bệnh 
viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để chạy chữa, cách khu vạn chài khoảng 4 - 5 km. Với 
khoảng cách như vậy cũng phần nào tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân, họ có thể di 
chuyển bằng phương tiện tự có như thuyền, xe đạp, xe máy. 
Cuối cùng, chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian: Người dân thường đi đánh cá ở 
những vùng xa, có khi đậu tại một chỗ hàng tháng trời, những lúc như thế mà đột nhiên 
ngã bệnh thì họ không đủ thời gian cập thuyền vào bến để tìm thầy chữa trị. Bởi vậy, họ 
tích luỹ được nhiều bài thuốc dân gian đơn giản được chế bằng những cây thuốc vốn gần 
gũi, mọc ngay trên núi gần khu vực họ đánh cá để có thể kịp thời ứng cứu người bệnh. 
Chẳng hạn, trên thuyền có người đột nhiên bị tiêu chảy, người ta tìm lộc lá ổi nhai, nuốt 
lấy nước sau vài tiếng sẽ khỏi. Khi kéo lưới, bị cá đuối đốt thì dùng dây buộc chặt phần 
trên chỗ bị đốt để ngăn chất độc lan ra cơ thể, sau đó dùng gạo nếp nhai đắp vào vết 
thương, hoặc có thể dùng ngay dây quai chèo (bằng chạc thừng hoặc dây chuối khô) nấu 
lấy nước nhúng vào chỗ bị đốt. Bị bong gân, trẹo chân dùng lá náng vò nát rồi lấy nước 
tiểu của cha hay mẹ trộn vào nấu lên đắp vào vết thương hoặc lấy lá náng hơ vào lửa rồi 
cuốn vào vị trí bị bong gân. Phụ nữ bị băng huyết, người dân chài thường dùng lá của cây 
huyết dụ sắc lấy nước uống... Hình thức cúng bái chữa bệnh hiện nay không còn phổ biến 
nhưng đối với một số trường hợp bệnh nặng đi chữa ở bệnh viện không khỏi hoặc không 
đủ tiền để chữa trị triệt để, người dân chài cũng tiến hành các lễ cúng giải hạn cho người 
bệnh. Biện pháp này giống như một sự an ủi, xoa dịu cơn đau cho người bệnh, giúp trấn an 
tâm lý để họ có nghị lực chữa trị tiếp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 115 
2.4.3.3. Tác động của các loại hình chăm sóc sức khỏe đến đời sống của người dân 
vạn chài 
Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian của người dân chài 
vẫn được thực hành nhưng không còn phổ biến như trước. Nhờ sự tuyên truyền của cán bộ 
y tế địa phương nên nhận thức của người dân dần thay đổi. Từ đó, họ đã tìm đến các cơ sở 
y tế và sử dụng các phương pháp khám chữa bệnh của y học hiện đại. Trong nghiên cứu 
này, các hộ dân chài chủ yếu chọn cơ sở khám chữa bệnh là trạm y tế xã hoặc tự đi mua 
thuốc đối với các trường hợp bệnh nhẹ như cảm cúm, đau đầu, sốt,... còn trong trường hợp 
bệnh nặng thì người bệnh được đề nghị chuyển lên tuyến cao hơn hoặc người dân tự đi 
khám chữa ở bệnh viện huyện, tỉnh. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp chữa bệnh của y 
học hiện đại còn phụ thuộc rất nhiều vào mức sống của người dân. Nhóm hộ khá giả chọn 
hướng điều trị tuyến thành phố trở lên, nhóm hộ trung bình, hộ nghèo lựa chọn cơ sở trạm 
y tế, trong trường hợp bị bệnh nặng mà bệnh viện trả về hoặc chữa trị mất quá nhiều tiền 
thì họ tìm đến các thầy lang ở trong tỉnh để xin thuốc nam, cúng giải hạn hoặc không chữa 
trị gì. 
Những thay đổi trong quan niệm về bệnh tật, ốm đau và lựa chọn phương pháp chữa 
bệnh đã góp phần cải thiện sức khỏe của người dân chài hiện nay. Trẻ em mới sinh đã 
được bố mẹ đưa đến trạm y tế phường tiêm vắc xin theo định kỳ, nhờ vậy, đã giảm thiểu 
được nguy cơ mắc các dịch bệnh như sởi, viêm gan B, viêm màng não, ho gà, uốn ván, 
viêm não Nhật Bản... Việc ăn uống hợp vệ sinh, mắc màn khi ngủ, thường xuyên lau dọn 
bể nước và quanh khu vực cư trú đã phần nào đẩy lùi được dịch sốt rét vốn phổ biến trước 
đây. Đối với phụ nữ có thai, họ đã đi khám định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ y tế thành 
phố để theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi. Khi sắp trở dạ, sản phụ được đưa đến cơ 
sở y tế phường hoặc thành phố. Việc làm này có thể đảm bảo sự an toàn cho người mẹ và 
trẻ sơ sinh, giảm thiểu những rủi ro do sinh đẻ tại thuyền như trước kia. Ngoài ra, người 
dân hầu hết được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám sức khỏe thường xuyên theo thông báo 
của trung tâm y tế thành phố và được tiến hành ở từng phường / xã. Thông qua những lần 
khám sức khỏe, người dân có thể phát hiện sớm bệnh tật để kịp thời cứu chữa, hạn chế việc 
tốn kém chi phí và nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, người dân thường kết hợp giữa 
chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại với chữa thuốc nam. Sự kết hợp này nhằm tạo 
ra hiệu quả và rút ngắn thời gian cứu chữa cho bệnh nhân, góp phần nâng cao sức khỏe để 
người bệnh có thể tham gia lao động trở lại. Thêm vào đó, nhiều phương thuốc bổ giúp 
người dân tăng cường sức đề kháng, nâng cao chất lượng lao động, tăng sức sản xuất, đóng 
góp nguồn thu nhập cho gia đình. 
116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI 
Rõ ràng, sự thay đổi trong quan niệm về sức khỏe và liệu pháp chữa bệnh đã tạo ra 
những hiệu quả tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân chài. Tuy nhiên, bên 
cạnh những mặt tích cực đã đạt được từ việc sử dụng phương pháp y học hiện đại trong 
chăm sóc sức khỏe, dân vạn chài cũng đối diện với nhiều trở ngại, trong đó chi phí chữa 
bệnh là một vấn đề đáng chú ý. Theo ông Lê Trọng T (sinh năm 1946, nhà bè tổ 14 phường 
Minh Xuân) cách đây 5 năm đã phát hiện ra mình đau dạ dày và bệnh thận, khi đi khám 
sức khỏe tại trung tâm y tế của thị xã. Bệnh ngày càng nặng thêm, ông đã phải bán 2 lồng 
cá chiên được 16 triệu đồng năm 2010 để chữa bệnh. Hai lần đi trung tâm y tế thành phố, 
hai lần đi bệnh viện tỉnh chữa bệnh hết 12 triệu đồng. Mặc dù có bảo hiểm y tế nhưng việc 
đi lại, ăn ở, thuốc men và một số khoản phát sinh, gia đình ông vẫn phải tự chi. Chi phí 
chữa bệnh đã làm gia đình ông sa sút về của cải, sau khi chữa ở bệnh viện, ông về nhà hỏi 
người quen lấy thuốc nam chữa lâu dài (Kết quả phỏng vấn sâu, 2015). 
Như vậy, đau ốm, bệnh tật với cư dân vạn chài sông Lô ở thành phố Tuyên Quang 
thực sự là một trở ngại lớn trong cuộc sống của họ. Với những gia đình có của ăn của để, 
khi gặp đau ốm cũng đã khó khăn, huống chi với các gia đình nghèo, phải kiếm ăn từng 
bữa. Bài toán về ốm đau, bệnh tật và việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân quả là nan giải 
đối với họ. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân vạn chài không thể dự tính trước được 
khi nào sẽ đau ốm và càng không thể dự trù được chi phí cho khám chữa bệnh hết bao 
nhiêu. Với những cư dân nghèo, những rủi ro về sức khỏe kéo theo rất nhiều hệ lụy khác, 
chẳng hạn, họ không chỉ tốn kém chi phí cho việc tiếp cận dịch vụ y tế mà thu nhập thường 
ngày của gia đình còn giảm sút do thiếu nhân lực lao động cộng thêm gánh nặng bệnh tật. 
Dường như trong cuộc sống của họ, nghèo đói tỉ lệ thuận với nguy cơ đau ốm, bệnh tật. 
3. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiện nay đã có những chuyển biến đáng kể trong 
quan niệm, nhận thức về sức khỏe, bệnh tật và việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe của 
người dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang. Việc kết hợp chữa bệnh theo các cách thức 
truyền thống với tiếp cận các phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh tật của y học hiện đại 
đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng này. Để có thể 
chăm sóc tốt sức khỏe cho mọi người, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho mọi 
người nói chung, cư dân vạn chài sông Lô nói riêng, rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ thiết 
thực của mọi cấp, ngành, trong đó, có ngành y tế Tuyên Quang. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 117 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Hồng Hạnh (2002), “Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc Nam của người Dao đỏ 
(Nghiên cứu ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)”, Tạp chí Dân tộc học, số 5/2002. 
2. Hanne O. Mogensen, Tine Gammeltoft và cộng sự (2005), Nhập đề về nhân học xã hội trong 
bối cảnh Việt Nam: Nghiên cứu về giới và sức khoẻ sinh sản ở khu vực ven biển miền Bắc 
trung bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội. 
3. Nguyễn Thị Tám (2014), “Những thách thức về đời sống của dân thủy cư sông Lô (Nghiên 
cứu ở khu vực Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang)”, Tạp chí Dân tộc học, số 5/2014, 
Hà Nội. 
4. Nguyễn Thị Tám (2014), Một số vấn đề về dân số và sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô, 
Luận văn tập sự, Viện Dân tộc học, Hà Nội. 
5. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), “Nhân học y tế - hướng tiếp cận nghiên cứu về chăm sóc sức 
khỏe cộng đồng ở vùng các tộc người thiểu số Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Kỷ yếu 
Tọa đàm khoa học “Nhân học trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 
LEARNING AWARENESS AND PRACTICING HEALTH CARE 
OF LO RIVER FISHERMEN AT TUYEN QUANG PROVINCE 
THROUGH MEDICAL ANTHROPOLOGY PERSPECTIVES 
Abstract: This article points out the changes in the concept of health care methods of Lo 
Rive fishermen in Tuyen Quang: The conception about cause of the disease related to 
gods, ghosts... were descending, instead, the other factors such as diet, work, and weather 
change can also be affected to health. Besides the popular application of traditional 
healing methods such as traditional medicine use, spiritual worship... fishermen also use 
modern health services. In order to have this change, partly due to the impact of the State 
policies in the field of health care to poor communities. In addition, due to the impact of 
economic - social factors, fishermen's life has improved and their awareness has raised 
dramatically than before. 
Keywords: health care, fishing village, fishermen, Lo River, Tuyen Quang Province, 
Medical, Anthropology. 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_nhan_thuc_va_thuc_hanh_cham_soc_suc_khoe_cua_cu_dan.pdf