Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính

Sơ đồ trên trình bày một cách cơ bản cách thức đảo ống để chụp cận cảnh. Thông thường một

ống 50mm thu ánh sáng từ chủ thể và tái hiện trên cảm biến với kích cỡ nhỏ hơn nhiều lần. Việc

đảo ống kính khiến cho quy trình này cũng đảo ngược, ống 50mm lúc này sẽ phóng đại hình ảnh

thu được từ chủ thể, làm cho kích cỡ của nó trên cảm biến gần với kích cỡ thực tế hơn.

Có hai cách đảo chiều ống kính thông dụng.1. Dùng một ống

Vòng adapter đảo chiều.

Bằng việc sử dụng vòng adapter đảo chiều với một đầu vặn vào ống kính, một đầu có chấu nối

với thân máy, bạn có thể quay ngược ống kính đang dùng và lắp vào thân máy như bình thường.Ống kính sau khi đã được đảo chiều và lắp trên thân máy.

Phương pháp này hiệu quả nhất với các ống có vòng độ mở chỉnh tay. Do khoảng nét càng giảm

khi bạn càng gần đối tượng, vì thế, với độ phóng đại lớn hơn khi đảo chiều, bạn có thể khép bớt

khẩu độ để đảm bảo có khoảng nét hiệu quả.

Nếu ống kính không có vòng độ mở chỉnh tay, bạn sẽ không điều chỉnh khép khẩu được và phải

chấp nhận chụp với độ mở tối đa của ống kính. Tuy nhiên, nếu khéo léo, kể cả khoảng nét rất

mỏng với khẩu độ rộng nhất (với ống 50mm), bạn vẫn có thể có được ảnh cận cảnh ấn tượng như

bức ảnh dưới đây:

Ảnh của tác giả Roni / Digitalphotographyschool.2. Dùng 2 ống

Adapter để nối ống.

Cũng bằng việc sử dụng vòng chuyển adapter, bạn có thể đảo chiều một ống và nối vào ống kính

sẵn có của mình, tạo nên một tổ hợp ống có khả năng chụp cận cảnh rất cao (ảnh dưới). Để dễ

hình dung, trong khi các ống chuyên chụp cận cảnh thường chỉ có độ diop +10 (độ diop càng

cao, độ phóng đại càng lớn) thì một ống 50mm đảo chiều có thể đạt +20 diop, còn một ống

24mm đảo chiều có thể lên tới +41.6 diop.

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 1

Trang 1

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 2

Trang 2

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 3

Trang 3

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 4

Trang 4

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 5

Trang 5

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 6

Trang 6

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 7

Trang 7

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 8

Trang 8

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 10080
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính
Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo 
ngược ống kính 
 Nếu bạn sở hữu một ống kính tiêu cự cố định 50mm hoặc một ống kít kèm máy (thường là 
ống 18-55mm) thì việc đảo ngược ống để chụp macro là phương pháp kinh tế nhất. 
>>> Tìm hiểu chụp cận cảnh - Sử dụng kính cận cảnh 
Đảo ngược ống kính là việc tháo ống ra khỏi máy, quay chấu nối ra ngoài, đầu ống kính nối vào 
thân máy thông qua adapter, hoặc một ống kính lắp vào thân máy, một ống kính đảo đầu nối tiếp 
với đầu ống sẵn có bằng adapter thành một tổ hợp ống. 
 Sơ đồ cách thức đảo ống. 
Sơ đồ trên trình bày một cách cơ bản cách thức đảo ống để chụp cận cảnh. Thông thường một 
ống 50mm thu ánh sáng từ chủ thể và tái hiện trên cảm biến với kích cỡ nhỏ hơn nhiều lần. Việc 
đảo ống kính khiến cho quy trình này cũng đảo ngược, ống 50mm lúc này sẽ phóng đại hình ảnh 
thu được từ chủ thể, làm cho kích cỡ của nó trên cảm biến gần với kích cỡ thực tế hơn. 
Có hai cách đảo chiều ống kính thông dụng. 
1. Dùng một ống 
Vòng adapter đảo chiều. 
Bằng việc sử dụng vòng adapter đảo chiều với một đầu vặn vào ống kính, một đầu có chấu nối 
với thân máy, bạn có thể quay ngược ống kính đang dùng và lắp vào thân máy như bình thường. 
Ống kính sau khi đã được đảo chiều và lắp trên thân máy. 
Phương pháp này hiệu quả nhất với các ống có vòng độ mở chỉnh tay. Do khoảng nét càng giảm 
khi bạn càng gần đối tượng, vì thế, với độ phóng đại lớn hơn khi đảo chiều, bạn có thể khép bớt 
khẩu độ để đảm bảo có khoảng nét hiệu quả. 
Nếu ống kính không có vòng độ mở chỉnh tay, bạn sẽ không điều chỉnh khép khẩu được và phải 
chấp nhận chụp với độ mở tối đa của ống kính. Tuy nhiên, nếu khéo léo, kể cả khoảng nét rất 
mỏng với khẩu độ rộng nhất (với ống 50mm), bạn vẫn có thể có được ảnh cận cảnh ấn tượng như 
bức ảnh dưới đây: 
Ảnh của tác giả Roni / Digitalphotographyschool. 
2. Dùng 2 ống 
Adapter để nối ống. 
Cũng bằng việc sử dụng vòng chuyển adapter, bạn có thể đảo chiều một ống và nối vào ống kính 
sẵn có của mình, tạo nên một tổ hợp ống có khả năng chụp cận cảnh rất cao (ảnh dưới). Để dễ 
hình dung, trong khi các ống chuyên chụp cận cảnh thường chỉ có độ diop +10 (độ diop càng 
cao, độ phóng đại càng lớn) thì một ống 50mm đảo chiều có thể đạt +20 diop, còn một ống 
24mm đảo chiều có thể lên tới +41.6 diop. 
 Ống 50mm đảo chiều được gắn với ống 85mm. 
Bạn có thể dùng bất kỳ ống kính nào làm ống chính để nối với ống đảo chiều. Tiêu cự ống càng 
dài, độ phóng đại càng lớn. Vấn đề chỉ là sao cho đường kính ống giống nhau hoặc gần với nhau 
mà thôi (chẳng hạn cùng phi 58mm, hoặc phi 52mm và 58mm). Các adapter nối cùng phi và 
khác phi có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng phụ kiện máy ảnh với mức giá khá rẻ. 
Một lợi thế của việc sử dụng hai ống kính là dù cho khẩu độ trên ống đảo mở hết cỡ cũng không 
sao, bạn vẫn có thể chỉnh độ mở trên ống chính để tăng khoảng nét. Tùy thuộc vào các ống bạn 
dùng làm ống chính và ống đảo, bạn có thể có tổ hợp kính phóng đại được đối tượng lớn gấp 3 
lần kích thước thực tế. 
Một điều cần lưu ý là do ống đảo quay phần đuôi ống ra ngoài nên khi chụp phải hết sức thận 
trọng, tránh mọi tác động có thể có đến phần thấu kính cũng như các chấu tiếp xúc ở phần đuôi 
này. Nếu bạn có thêm cả ống nối (như bài trước), bạn có thể lắp thêm vào phần đuôi của ống đảo 
để đóng vai trò là phần bảo vệ cho ống đảo này (như ảnh dưới). 
Ống nối. 
Do kiểu đảo ống cho phép chụp chủ thể ở khoảng cách rất gần nên khó có thể đảm bảo máy 
không rung khi chụp cầm tay với phương pháp này. Vì thế tốt nhất bạn nên sử dụng chân máy và 
dây bấm hoặc điều khiển từ xa để chụp. Phương pháp cũng chỉ phù hợp với chụp trong nhà, bởi 
ngoài trời chỉ cần một hơi thở hay một cơn gió nhẹ cũng có thể làm rung đối tượng và làm hỏng 
bức hình cận cảnh của bạn. 
Để đàm bảo độ sắc nét, tốt nhất nên khép khẩu độ trên ống chính xuống khoảng f/4 để tránh khẩu 
độ quá lớn khiến khoảng nét mỏng và ảnh dễ bị mờ. 
Ảnh chụp từ phương pháp dùng 2 ống kính. 
Khi đã có chân máy, bạn có thể chỉ cần dùng ánh sáng tự nhiên để chiếu đối tượng mà không lo 
vấn đề tốc độ cửa trập. Nhưng nếu cần, bạn cũng có thể dùng thêm đèn flash với hộp softbox để 
chiếu sáng thêm đối tượng. 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_chup_can_canh_dao_nguoc_ong_kinh.pdf