Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học

1. Phép biện chứng thời cổ đại

Phép biên chứng thời cổ đại là phép biện chứng tự phát, ngây thơi và mang nặng

tính trực quan được hình thành trên cơ sở quan sát tự nhiên, xã hội hoặc thông qua

kinh nghiệm của bản thân. Ba trung tâm triết học lớn nhất thời bấy giờ là: Triết học

Trung Hoa cổ đại, triết học ấn Độ cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại. Bên cạnh những

đặc điểm chung, do đặc điểm văn hoá cũng như hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên sự thể

hiện tư tưởng biện chứng trong học thuyết triết học mỗi trung tâm đều có những đặc

điểm riêng không giống nhau.

1.1 Triết học Trung Hoa cổ đại

Triết học Trung hoa cổ đại là một nền triết học lớn của nhân loại, có tới 103 trường

phái triết học. Do đặc điểm của bối cảnh lịch sử Trung Hoa lúc đó là xã hội loạn lạc,

đời sống nhân dân cơ cực, đạo đức suy đồi nên triết học Trung hoa cổ đại tập trung vào

giải quyết các vấn đề về chính trị - xã hội. Những tư tưởng biện chứng thời này chỉ thể

hiện khi các nhà triết học kiến giải những vấn đề về vũ trụ quan.

Một trong những học thuyết triết học mang tư tưởng biện chứng sâu sắc là Học

thuyết Âm - Dương. Đây là một học thuyết triết học được phát triển trên cơ sở một bộ

sách có tên là Kinh Dịch. Một trong những nguyên lý triết học cơ bản nhất là nhìn nhận

mọi tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối, mà cũng không phải trong sự

loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Trái lại tất cả đều bao hàm sự thống nhất của

các mặt đối lập - đó là Âm và Dương. Âm - Dương không loại trừ, không biệt lập, mà

bao hàm nhau, liên hệ tương tác lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Kinh dịch viết: "Cương

nhu tương thôi nhi sinh biến hoá", "Sinh sinh chi vi dịch". Sự tương tác lẫn nhau giữa

Âm và Dương, các mặt đối lập, làm cho vũ trụ biến đổi không ngừng. Đây là quan

điểm thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Học thuyết này cũng cho rằng chu trình vậnđộng, biến dịch của vạn vật trong vũ trụ diễn ra theo nguyên lý phân đôi cái thống nhất

như: Thái cực (thể thống nhất) phân đôi thành lưỡng nghi (âm - dương), sau đó âm -

dương lại tiến hành phân thành tứ tượng (thái âm - thiếu âm, thái dương - thiếu dương),

tứ tượng lại sinh ra bát quái, và từ đó bát quái sinh ra vạn vật.

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 1

Trang 1

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 2

Trang 2

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 3

Trang 3

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 4

Trang 4

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 5

Trang 5

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 6

Trang 6

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 7

Trang 7

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 8

Trang 8

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 9

Trang 9

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang xuanhieu 3100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học

Tiểu luận Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong Triết học
p của các mặt đối lập" của Gioocdanơ Brunô (1548 -1600). Theo G.Brunô 
mọi cái đều liên hệ với nhau và đều vận động, kể từ các hạt vật chất nhỏ nhất - nguyên 
tử đến vô số thế giới của vũ trụ vô tận, cái này tiêu diệt cái kia ra đời. Nếu không theo 
nguyên tắc "các mặt đối lập phù hợp với nhau" thì dù là nhà toán học, nhà vật lý, cả 
nhà triết học cũng không làm việc được. 
Một trong những đại biểu của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại là Ph.Bêcơn (1561 - 
1626). Ph.Bêcơn khẳnh định vật chất không tách rời vận động, nhận thức bản chất của 
sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Ông đã tiến hành phân vận động thành 19 
loại. Tuy nhiên tính chất siêu hình của ông thể hiện: Ông quy mọi loại vận động về vận 
động cơ học. Song cống hiến của ông là ở chỗ coi đứng yên là một hình thức của vận 
động, coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất, ông là người đầu tiên nhận thấy tính 
bảo toàn vật chất của thế giới. 
Trong thời kỳ cận đại, khoa học tự nhiên đã phát triển và đi sâu mổ xẻ phân tích 
giới tự nhiên thành những bộ phận nhỏ để nghiên cứu. Những phương pháp đó đã tạo 
ra thói quen nghiên cứu xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời và bất biến. Từ 
khi Ph.Bêcơn và Lốccơ đem phương pháp trong khoa học tự nhiên áp dụng vào triết 
học thì phương pháp siêu hình trở thành phương pháp thống trị trong triết học. 
Phương pháp siêu hình đó đóng một vai trò tích cực nhất định trong quá trình nhận 
thức giới tự nhiên, phương pháp đó chỉ thích ứng với trình độ sưu tập, mô tả giới tự 
nhiên. Do đó khi khoa học chuyển sang nghiên cứu các quá trình phát sinh, phát triển 
của sự vật, hiện tượng thì nó bộc lộ rõ những hạn chế. Vì vậy nó không tránh khỏi bị 
phủ định bởi phép biện chứng của triết học cổ điển Đức với đỉnh cao là phép biện 
chứng Hêghen. 
3. Phép biện chứng cổ điển Đức 
Như Lênin đã từng đánh giá: Dù có sự thần bí hoá duy tâm, nhưng phép biện chứng 
cổ điển Đức đã đặt ra sự thống nhất giữa phép biện chứng và logic học và lý luận nhận 
thức. Trong các nền triết học trước C. Mác thì triết học cổ điển Đức có trình độ khái 
quát hoá và trừu tượng hoá cao với kết cấu hệ thống chặt chẽ, logic. Đây là tiến bộ của 
nền triết học Đức so với các nền triết học khác. Nền triết học cổ điển Đức bắt đầu từ 
Kantơ, đạt đỉnh cao ở Hêghen sau đó suy tàn ở triết học Phoiơbắc. 
Kantơ (1724 - 1804) là người sáng lập ra trường phái triết học cổ điển Đức. Ông 
cho rằng chỉ khi nhận thức ở trình độ lý tính thì mới có mâu thuẫn mà chưa thấy được 
rằng mâu thuẫn là vốn có trong hiện thực khách quan. Mâu thuẫn chưa phải là mâu 
thuẫn biện chứng giữa chính đề và phản đề, chưa có sự thống nhất và chuyển hoá lẫn 
nhau. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng trong vấn đề này Kantơ đã tiến gần đến phép 
biện chứng. 
Hêghen (1770 -1831) là nhà biện chứng lỗi lạc. Phép biện chứng của ông là một 
tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mácxit. Triết học của ông có ảnh hưởng rất 
mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học của ông được 
gọi là "tinh thần Phổ". Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm tức là 
phép biện chứng về sự vận động và phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất 
với biện chứng sự vật. Ông viết: "phép biện chứng nói chúng là nguyên tắc của mọi 
vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực. Cái biện chứng là 
linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính " 1 . Luận điểm xuyên suốt trong hệ 
thống triết học của Hêghen là: "Tất cả cái gì là hiện thực đều là hợp lý và tất cả những 
gì hợp lý đều là tồn tại" 2 . 
Hêghen là người đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và là người đầu 
tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, xã hội và tư duy một cách biện chứng, có nghĩa là 
trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Trong logic học, Hêghen không 
chỉ trình bày các phạm trù triết học như lượng - chất, vật chất - vận động mà còn đề 
cập đến các quy luật khác như lượng đổi dẫn đến chất đổi, quy luật phủ định biện 
chứng. Nhưng tất cả chỉ là những quy luật vận động, phạm trù của tư duy, của khái 
niệm. 
Khi nghiên cứu xã hội, Hêghen khẳng định sự phát triển cuả xã hội là sự đi lên. Quá 
trình phát triển của lịch sử có tính kế thừa. Lịch sử là tính thống nhất giữa tính khách 
quan và chủ quan trong hoạt động của con người. Hêghen đã có công xây dựng một hệ 
thống các phạm trù và quy luật của phép biện chứng như là những công cụ của tư duy 
biện chứng. 
Trong khi hệ thống triết học của Hêghen chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu 
sắc thì cách trình bày của ông lại mang tính duy tâm bảo thủ, thể hiện ở: Sự vận động 
của xã hội là do sự vận động của tư duy (ý niệm tuyệt đối) sinh ra. Do đó mà C.Mác 
gọi phép biện chứng của Hêghen là: "Phép biện chứng đi lộn đầu xuống đất". Vì vậy, 
cần phải đặt nó đứng bằng hai chân trên mảnh đất hiện thực, nghĩa là trên quan điểm 
duy vật. 
II. Phép biện chứng duy vật hay phép biện chứng Mác - xit 
 1 Triết học dành cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên nghành 
triết học, NXB Chính trị quốc gia, 1997, tập 1, tr331. 
(2) C.Mác -Ph.Ănghen, Tuyển tập, NXB Sự Thật, Hà nội, 1984, tr361. 
1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật 
Phép biện chứng duy vật ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ 
nghĩa đang phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã cung cấp thực 
tiễn cho C.Mác và Ph.Ănghen để đúc kết và kiểm nghiệm lý luận về phép biện chứng. 
Dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) đi vào 
hệ thống hoá tài liệu khoa học thực nghiệm. Đây là hai tiền đề thực tiễn rất quan trọng 
cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật. 
Tiền đề lý luận của phép biện chứng duy vật chính là phép biện chứng duy tâm của 
Hêghen. Các ông đã tách ra cái hạt nhân hợp lý vốn có của nó là phép biện chứng và 
vứt bỏ cách giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội và tư duy một cách thần thánh hoá tư 
duy, nói cách khác các ông đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâm 
Hêghen. 
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện 
chứng, trong khi đó các học thuyết triết học trước đây duy vật nhưng siêu hình (Triết 
học cận đại) hoặc biện chứng nhưng duy tâm (cổ điển Đức). Phép biện chứng duy vật 
không chỉ duy vật trong tự nhiên mà đi đến cùng trong lĩnh vực xã hội, do đó các ông 
đã xây dựng sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. 
2. Nội dung chính của phép biện chứng duy vật 
Theo C.Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng chủ quan (tư 
duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng khách quan, đây là sự 
khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với phép biện chứng duy tâm của 
Hêghen. C.Mác cho rằng ông chỉ làm cái công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của 
Hêghen "đứng trên hai chân của mình" tức là đứng trên nền tảng duy vật. 
Theo C.Mác thì phép biện chứng chính là "khoa học về mối liên hệ phổ biến trong 
tự nhiên xã hội và tự nhiên, trong tư duy". Theo Lênin thì phép biện chứng là "học 
thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, học thuyết về tính tương đối 
của sự vật". 
Ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1. Mối liên hệ cùng tồn 
tại và phát triển; 2. Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự khác nhau nhưng vẫn có 
sự giống nhau; 3. Mối liên hệ về sự chuyển hoá vận động và phát triển. Các mối liên hệ 
được khái quát thành các cặp phạm trù như( phần tử - hệ thống, nguyên nhân - kết quả, 
lượng - chất) và các quy luật (quy luật lượng - chất, quy luật đấu tranh và thống nhất 
của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định). 
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp của để bảo vệ 
lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Trong khi đó các nền triết 
học trước Mác che dấu lợi ích của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của một 
nhóm người thiểu số trong xã hội. 
Triết học C.Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không ngừng được 
bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và phát triển. Cùng với chính sự 
phát triển thực tiễn, học thuyết của C.Mác là kim chỉ nam cho hành động. 
Những nội dung chính của phép biện chứng được C.Mác và Ph.Ănghen luận chứng 
trong tác phẩm: "Biện chứng của tự nhiên" (1873 - 1883), "Chống Đuy -rinh" 
(1876 -1878), "Lút-vich Phoiơ Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" và một 
số tác phẩm do V.I.Lênin viết như: "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê 
phán" (1908 -1909), "Bút ký triết học". 
Tóm lại, phép biện chứng duy vật Mác - xít là kết quả của sự chín muồi về mặt lịch 
sử của nhận thức khoa học và của thực tiễn xã hội. Sự ra đời của nó đáp ứng nhu cầu 
về mặt lý luận của giai cấp công nhân. Giai đoạn mới trong sự phát triển của phép biện 
chứng gắn với tên tuổi của V.I.Lênin đã vận dụng thành công phép biện chứng Mác-xít 
trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Sự phát triển của 
V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật thể hiện trong lý luận cách mạng xã hội chủ 
nghĩa như là một công cụ sắc bén để cải tạo thế giới một cách cách mạng nhất. 
Iii. phép biện chứng duy vật trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế nước 
ta hiện nay. 
Phép biện chứng là một phương pháp nghiên cứu xem xét các sự vật hiện tượng 
trong mối liên hệ giữa các mặt và giữa các sự vật hiện tượng đó và trong sự đứng im 
tương đối. 
Việt Nam quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua sự phát triển của CNTB, 
xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển. Đó là con đường quá độ lâu dài, 
mà có thể nói mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ này là mâu thuẫn giữa xu hướng tự phát 
lên chủ nghĩa tư bản với xu hướng tự giác lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình đấu tranh 
giải quyết mâu thuẫn cơ bản trên đây của cách mạng nước ta là quá trình vừa phải kế 
thừa những mặt cần thiết hợp lý của chủ nghĩa tư bản để phát triển lực lượng sản xuất 
lại vừa phải đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực, mất nhân tính của chủ nghĩa tư bản. 
Con đường quá độ lên CNXH ở nước ta đòi hỏi phải chủ động và tự giác phát triển và 
sử dụng CNTB làm khâu trung gian, làm phương tiện để đi lên CNXH, nhất là hướng 
tư bản đi vào con đường tư bản Nhà nước. Đó chính là sự thống nhất của các mặt đối 
lập thông qua các biện pháp trung gian và quá độ. 
Trong công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta không thể phủ định sạch trơn CNTB, 
không thể cho rằng cái gì đó có trong CNTB là không thể có trong CNXH, càng không 
thể áp dụng nguyên vẹn mô hình CNXH ở nước khác để xây dựng nước ta. Chúng ta 
phải nhận thức được tính tất yếu của sự phát triển. Do đó, để xây dựng thành công 
CNXH, chúng ta phải lấy lý luận của C.Mác - Lênin làm kim chi nam cho hành động, 
đồng thời phải học hỏi, nghiên cứu tình hình thực tế của các XHCN, TBCN trên thế 
giới để áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. 
Trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta lại gặp phải 
một mâu thuẫn cần phải giải quyết đó là: Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phát 
triển xã hội. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị 
trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của thị trường thông qua hoạt động của 
các quy luật kinh tế vốn có của nó. Cơ chế thị trường có ưu điểm ở chỗ là phát huy 
được tính năng động sáng tạo của mọi chủ thể kinh tế trong việc đáp ứng nhu cầu ngày 
càng phong phú của xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường đồng thời kích thích đầu cơ, 
làm sai lệch các quan hệ thị trường, gây ra khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ô nhiễm 
môi trường, tệ nạn xã hội. Một trong những đặc điểm của nền kinh tế XHCN là xây 
dựng một Nhà nước "của dân, do dân, vì dân", xây dựng một xã hội "công bằng văn 
minh". Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 
VIII đã khẳng định: "Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là 
thành tựu của nền văn minh nhân loại tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây 
dựng chủ nghĩa xã hội và ngay cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng" 1 . Để giữ 
vững bản chất CNXH trong phát triển kinh tế Nhà nước cần sử dụng các công cụ của 
mình để tiến hành điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo mọi thành viên 
trong xã hội được hưởng thành quả trong phát triển kinh tế. Nhà nước có thể sử dụng 
các công cụ như thuế thu nhập cao, trợ cấp, bảo hiểm để tiến hành phân phối lại thu 
nhập xã hội; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế đi liền với xây dựng kế hoạch phát 
triển xã hội. Đây chính là công cụ, phương tiện quan trọng để tác động giải quyết mâu 
thuẫn trên làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN. 
 1 Văn kiện Đại hội lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc 
gia, 1997, tr25 
Kết luận 
Bằng việc trình bày lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học, có thể 
khẳng định: Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ hình thành và phát triển từ 
phép biện chứng tự phát, thô sơ cổ đại cho đến phép biện chứng duy tâm Hêghen 
của triết học cổ điển Đức và đạt đến đỉnh cao là phép biện chứng duy vật mác - xít 
thì phép biện chứng luôn là công cụ sắc bén, là chìa khoá giúp con người nhận thức 
và cải tạo thế giới để phục vụ nhu cầu chính bản thân con người. 
Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công 
nghiệp hoá - hiện đại hoá, thì việc nghiên cứu phép biện chứng một cách có hệ thống, 
nhất là việc nắm vững các nguyên tắc và vận dụng những nguyên tắc cơ bản của phép 
biện chứng duy vật là một yêu cầu bức thiết để đổi mới tư duy, là định hướng tư 
tưởng và mang lại cho chúng ta công cụ tư duy sắc bén để đấu tranh chống lại tư duy 
siêu hình, bảo thủ lạc hậu và thực hiện thắng lợi mục tiêu XHCN của cách mạng nước 
ta. 
Phép biện chứng là một phát hiện lớn của nhân loại trong quá trình nhận thức tự 
nhiên, xã hội và tư duy. Nghiên cứu lịch sử của phép biện chứng trong triết học là một 
vấn đề rất lớn trong triết học, đòi hỏi có nhiều công sức của các nhà triết học với nhiều 
công trình khảo cứu sâu sắc. 
Tài liệu tham khảo 
1. Tập bài giảng triết học dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không 
thuộc chuyên nghành triết học. NXB Chính trị quốc gia 1997 
2. Lịch sử phép biện chứng (tập 1, 2, 3), Viện triết học Liên Xô (cũ) 
Mục lục 
 Trang 
 Lời nói đầu 2 
Phần I- Các phép biện chứng trước triết học Mác 3 
 1. Phép biện chứng tự phát ngây thơ thời cổ đại 3 
1.1 Triết học Trung hoa cổ đại 3 
1.2 Triết học ấn Độ cổ đại 5 
1.3 Triết học Hy Lạp cổ đại 6 
2. Phép biện chứng Tây Âu thế kỷ XIV - XVIII 9 
 3. Phép biện chứng cổ điển Đức 
10 
 Phần II. Phép biện chứng duy vật hay phép biện chứng Mác – xit 11 
 1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của phép duy vật biện 
chứng 
11 
 2. Nội dung chính của phép biện chứng duy vật 
12 
Phần III. Phép biện chứng duy vật trong sự vận động và phát triển 
của nền kinh tế nước ta hiện nay 
13 
Kết luận 
15 
Tài liệu tham khảo 
16 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_lich_su_phat_trien_cua_phep_bien_chung_trong_triet.pdf