Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty

Hãy dùng dạng lịch sự "masu"-form

Ví dụ 1:

SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります.

ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~

Cách trên là cách nói với bạn bè, không phải là cách nói chuẩn mực. Với ~ので,~か

bạn phải dùng dạng ます trước đó:忙しかったですので,~

転職したいと思いますから,~

Bởi vì trước chúng là VẾ CÂU, nghĩa là bản thân vế câu này cũng đã phải là dạng

chuẩn mực ("masu") rồi.

Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため "tame" thì không phải dạng "masu" mà là Vdic

(động từ nguyên dạng):

忙しかったため,~

出張しているため,~

Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm

lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải kết thúc dạng "masu". Mà một câu thì có thể có nhiều vế

câu:

スキルアップをしたいですので,転職しようと思います.

Vế nào cũng phải là dạng chuẩn "masu"-form.

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 1

Trang 1

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 2

Trang 2

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 3

Trang 3

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 4

Trang 4

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 5

Trang 5

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 6

Trang 6

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 9300
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty
Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty 
Bạn đang đi dự phỏng vấn xin việc một công ty Nhật, hay bạn đang làm trong một công 
ty Nhật? Đã tới lúc bạn cần nói thứ tiếng Nhật chuẩn mực. 
"Chuẩn mực" ở đây hiểu theo nghĩa nói chuyện một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Một điểm 
mạnh của tôi khi nói tiếng Nhật là luôn nói một cách "chuẩn mực", mà thực ra thì tiếng 
nào tôi cũng nói "chuẩn mực" cả. Kể cả khi tiếng Anh, trong công việc hay khi nói 
chuyện với khách hàng thì bạn không nên xài "I want to ..." mà phải là "I'd like to ...", vì 
đây mới là chuẩn mực giao tiếp xã giao. Cuối thư hay email sẽ phải là "Best regards" 
hay "Yours sincerely" vào thì bạn mới có thể là biết giao tiếp được. 
Điều kỳ lạ là hóa ra đây lại là vấn đề KHÓ đối với nhiều người, vì họ đã định hình thói 
quen nói không chuẩn mực. Ví dụ, tiếng Nhật thì hầu hết mọi người sẽ học từ bạn bè, 
theo kiểu nói chuyện bạn bè. Sau đó họ bê nguyên thứ tiếng Nhật vào buổi phỏng vấn. 
Hay đi làm công ty, khi cấp trên người Nhật nói chuyện kiểu cấp trên với cấp dưới (hay 
người lớn tuổi với người trẻ tuổi) thì họ cũng bê nguyên như vậy. Một người lớn tuổi có 
thể hỏi người trẻ tuổi là "Cuối tuần không đi chơi à?" nhưng người trẻ tuổi thì không thể 
hỏi người lớn tuổi như vậy. 
Hôm nay, Takahashi sẽ bàn về vấn đề này. Đây là vấn đề không khó, nhưng bạn nên ý 
thức và chuẩn bị nếu định xin việc vào công ty Nhật, đi làm trong công ty Nhật hay giao 
tiếp với khách hàng Nhật. 
Hãy dùng dạng lịch sự "masu"-form 
Ví dụ 1: 
SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります. 
ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~ 
Cách trên là cách nói với bạn bè, không phải là cách nói chuẩn mực. Với ~ので,~か
ら bạn phải dùng dạng ます trước đó: 
忙しかったですので,~ 
転職したいと思いますから,~ 
Bởi vì trước chúng là VẾ CÂU, nghĩa là bản thân vế câu này cũng đã phải là dạng 
chuẩn mực ("masu") rồi. 
Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため "tame" thì không phải dạng "masu" mà là Vdic 
(động từ nguyên dạng): 
忙しかったため,~ 
出張しているため,~ 
Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm 
lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải kết thúc dạng "masu". Mà một câu thì có thể có nhiều vế 
câu: 
スキルアップをしたいですので,転職しようと思います. 
Vế nào cũng phải là dạng chuẩn "masu"-form. 
Dạng "masu" kể cả trong vế câu "Nếu" 
Ví dụ: 
メールが届いたら,~ meeru ga todoitara 
Ở đây là dạng nếu của "tokoku" (tới, đến), thì nên dùng là: 
メールが届きましたら,~ meeru ga todokimashitara 
Thay vì あったら attara (nếu có) thì sẽ là ありましたら (arimashitara) thì đúng chuẩn 
mực xã giao hơn. 
Không dùng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ thân mật, suồng sã 
Thường giới trẻ chuộng ngôn ngữ "trẻ" và nói tắt nhiều thứ, ví dụ: 
やはり yahari thì thành やっぱり yappari hay gọn hơn là やっぱ yappa. 
Bạn phải tuyệt đối tránh "yappa" mà phải dùng "yahari" nếu không sẽ bị đánh giá là bất 
lịch sự. Bạn cũng không nên xài "Naruhodo" vì đây là ngôn ngữ nói chuyện bạn bè, 
thay vào đó là: 
そうですか Thế ạ? 
Hoặc: そのとおりですね sono toori desu ne 
Không dùng どうもありがとう Doumo arigatou mà bắt buộc phải có ございます 
gozaimasu. 
Dùng từ ngữ lịch sự 
Từ ngữ lịch sự là cách biến một từ thành dạng lịch sự của nó. Cần phân biệt từ ngữ lịch 
sự và cách nói lịch sự với 尊敬語 sonkeigo (TÔN KÍNH NGỮ = từ ngữ tôn kính) và 謙
譲語 kenjougo (KHIÊM NHƯỜNG NGỮ = từ ngữ khiêm nhường) vì bản chất chúng 
khác nhau và được kết hợp với nhauđể thành tiếng Nhật chuẩn mực 
Ví dụ nói về "câu chuyện" thì không phải là 話 hanashi mà phải là お話 ohanashi, điện 
thoại thì thay vì dùng 電話 denwa phải là お電話 odenwa, "liên lạc" là ご連絡 gorenraku 
thay vì 連絡 renraku, "thông báo" phải là お知らせ o-shirase. 
Ví dụ: 
"Tôi sẽ liên lạc" => ご連絡をします gorenraku shimasu hay lịch sự hơn là ご連絡をいた
します gorenranku wo itashimasu. 
"Tôi sẽ gửi" thì nên là お送りします o-okuri shimasu thay vì 送ります okurimasu. 
いいですか ii desu ka (Có được không ạ?) thì nên là よろしいですか yoroshii desu ka: 
"yoroshii" là dạng lịch sự của "ii". 
Từ ngữ tôn kính, từ ngữ khiêm nhường 
Khi nói về đối phương thì bạn nên dùng từ ngữ tôn kính (sonkeigo), khi nói về bản thân 
thì dùng từ ngữ khiêm nhường (kenjougo), ví dụ: 
Cùng là する (suru = làm) nhưng dạng tôn kính là "nasaru", còn dạng khiêm nhường là 
"itasu". 
"Anh đã liên lạc chưa?" => ご連絡をなさいましたか?go-renraku wo nasaimashitaka 
"Tôi đã liên lạc rồi" => ご連絡をいたしました go-renraku wo itashimashita. 
Ở đây "go-renraku" là dạng lịch sự của "renraku", dùng trong cả hai trường hợp. 
Từ ngữ tôn kính và từ ngữ khiêm nhường là cái bạn phải nhớ, vì RẤT DỄ DÙNG 
NHẦM. Ví dụ "xem" (見る miru) khi nói về hành động của bản thân (KHIÊM NHƯỜNG) 
thì là 拝見する haiken suru (BÁI KIẾN), còn nói về hành động của đối phương (TÔN 
KÍNH) thì là ご覧になる go-ran ni naru (kanji: LÃM). Chú ý là "go-ran ni naru" mới chỉ là 
từ ngữ tôn kính, chưa phải DẠNG LỊCH SỰ. Dạng lịch sự thì phải là: ご覧になります 
Go-ran ni narimasu. 
Bạn nên phân biệt 3 thứ trên: Dạng lịch sự, Từ ngữ tôn kính, Từ ngữ khiêm 
nhường. Đây là bộ ba không thể tách rời. Thạo ba thứ này là bạn có thể nói tiếng Nhật 
chuẩn mực được rồi. 
Bạn có thể tìm trên Google, ví dụ tìm dạng tôn kính của 見る thì chỉ cần tìm với từ khóa 
見る 尊敬語 là sẽ ra. 
TIẾNG NHẬT PHỎNG VẤN 
Khi mở cửa vào thì bạn nên chào họ là: 
今日は![Tên bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします. 
Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu. 
= Chào các anh chị! Tôi là XYZ. Xin nhờ mọi người giúp đỡ. 
Có thể lịch sự hơn là "onegai itashimasu". Ở đây 申します moushimasu là dạng khiêm 
nhường của 言います iimasu. 
Khi ra về: 失礼します shitsurei shimasu = Tôi xin phép (ra về) (kanji: THẤT LỄ) 
Chú ý là, trong cuộc phỏng vấn có thể người tuyển dụng sẽ sử dụng cách nói lịch sự, ví 
dụ: 
今までどんなお仕事をなさいましたか? Ima made donna oshigoto wo nasaimashita 
ka? 
Cho tới giờ bạn đã làm công việc như thế nào? 
Ở đây nasaimashita là lịch sự của shimashita mà thôi. 
Dạng tôn kính cũng thường trùng với bị động, nên bạn có thể bị hỏi là: 
どうして弊社を選ばれますか? Doushite heisha wo erabaremasu ka? 
Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi? 
Ở đây "erabareru" là dạng lịch sự (và trùng với dạng bị động) của "erabu" (lựa chọn). 
Bạn cũng nên học các từ như 弊社 heisha (TỆ XÃ) = "Công ty chúng tôi", 御社 onsha = 
"Quý công ty" (cách bạn gọi công ty kia) hay 貴社 kisha (QUÝ XÃ) = "Quý công ty". 
Bạn cũng cần biết các từ liên quan về tuyển dụng và xin việc như: 
応募 oubo (ỨNG MỘ) = ứng tuyển 
採用 saiyou (THẢI DỤNG) = tuyển dụng 
雇用 koyou (CỐ DỤNG) = thuê nhân viên 
転職 tenshoku (CHUYỂN CHỨC) = chuyển việc 
v.v... 
Nếu bạn không hiểu thì có thể hỏi: 
XYZ とは何ですか XYZ towa nan desu ka = XYZ nghĩa là gì ạ? 
Ví dụ 「雇用」とは何ですか. 
Hoặc là: 聞き取れませんでしたので,もう一度おっしゃっていただけますか? 
Kikitoremasen deshita no de, mou ichido osshatte itadakemasu ka? 
Vì tôi không nghe được nên anh/chị có thể nói lại lần nữa cho tôi được không ạ? 
おっしゃる ossharu là dạng tôn kính của 言う iu. Hoặc có thể bạn nói là もう一度お話
していただけますか (mou ichido o-hanashi shite itadakemasu ka) cho đơn giản cũng 
được. 
Kết luận: Chuẩn bị và diễn tập kỹ càng để có buổi phỏng vấn thành công (còn xin được 
việc hay không lại là chuyện khác nhé!). 
Phép xã giao thông thường 
Ví dụ khi đi ăn thì trước khi ăn người Nhật thường nói: 
- いただきます!itadakimasu = Lời xin phép ăn, như "Tôi ăn đây" 
Khi người khác chi trả tiền bữa ăn cho bạn thì bạn nói: ご馳走様でした Go-chisou 
sama deshita ("Cám ăn vì bữa ăn ngon"). Ở đây 馳走 chisou (TRÌ TẨU) nghĩa là chạy đi 
chạy lại một cách rất bận rộn, chỉ người làm bếp tất tả chuẩn bị bữa ăn ngon đãi khách. 
Do đó ご馳走様 go-chisou-sama là cách gọi lịch sự của người "chạy bếp" như thế. Nói 
theo nghĩa đen thì là "Cám ơn anh đã chạy bếp để tôi có bữa ăn ngon". 
Bước vào công ty 
おはいよございます!ohaiyo gozaimasu 
Đây là lời chào khi bạn bước vào công ty, bất kể là khi đó đã trưa hay chiều, thậm chí 
là tối. Tức là "ohaiyo gozaimasu" là cái chào khi lần đầu gặp nhau trong ngày, chứ 
không hẳn là buổi sáng. 
Ra về 
お先に osaki ni = Tôi về trước đây 
Hoặc: お先に失礼します osaki ni shitsurei shimasu = Tôi xin phép về trước (Nghĩa đen: 
Tôi thất lễ trước) 
Hoặc dài dòng hơn thì là: 「お疲れ様でした.お先に失礼します.」otsukare sama 
deshita. osaki ni shitsurei shimasu. 
Khi có người khác về trước 
Khi họ ra về bạn sẽ chào: お疲れ様でした otsukare-sama deshita = "Chào anh/chị" 
(Nghĩa đen: Anh/chị đã mệt rồi) 
Nếu là cấp trên thì có thể chào kiểu: お疲れさん! o-tsukare san! = "Chào nhé". Bạn 
không được dùng kiểu chào này với cấp trên nhé. 
Khi cám ơn người khác vì họ hoàn thành công việc (của họ) 
お疲れ様でした otsukare sama deshita 
Hoặc: ご苦労様でした go-kurou sama deshita (kanji: KHỔ LAO) 
=> "Cám ơn anh/chị nhé" / "Anh/chị đã vất vả quá", v.v... 
Cấp trên thì có thể nói với cấp dưới là ご苦労さん!go-kurou san! = "Cám ơn nhé". 
Nhìn chung, phép xã giao thì bạn cứ nhìn xung quanh mà xài là được. Có điều, bạn 
phải nắm rõ dạng lịch sự, từ ngữ tôn kính, từ ngữ khiêm nhường để có thể nói tiếng 
Nhật chuẩn mực. Nhìn chung, nói chuẩn mực trong mọi ngôn ngữ giúp bạn không làm 
phật lòng người đối thoại, tránh các tình huống hiểu lầm và thường được đánh giá là 
người hòa nhã, dễ hợp tác. 
Học nói chuẩn mực không khó (thật ra rất dễ), chỉ cần bạn có ý thức về nó thôi. Đọc bài 
viết này là đủ kiến thức căn bản để bạn nói chuẩn mực rồi đó. 

File đính kèm:

  • pdftieng_nhat_phong_van_va_tieng_nhat_trong_cong_ty.pdf