Tiền công của người lao động làm thuê phi chính thức - So sánh với tiền lương tối thiểu vùng và lương đủ sống (Trường hợp người thu gom rác và thợ xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh)
Tiền công chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu và thấp hơn lương đủ sống là
kết quả chung của nhiều nghiên cứu về tiền lương, tiền công ở nhóm lao động
làm thuê phi chính thức. Nghiên cứu trường hợp lao động làm thuê phi chính
thức là người thu gom rác dân lập, người lao động trong ngành xây dựng ở
TPHCM cho thấy vì không có hợp đồng lao động nên họ chưa tiếp cận được bệ
đỡ “tiền lương tối thiểu”, tiền công được nhận theo thỏa thuận hai bên và trong
nhiều trường hợp thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. So với lương đủ sống tính
theo phương pháp Ankers thì nhóm thu gom rá c dân l ập chỉ chiếm 72% mức
lương đủ sống. Do đó, rất cần nghiên cứu sâu rộng, hướng đến vận động chính
sách, để đưa nhóm đối tượng này trở thành đối tượng của Bộ luật Lao động,
được đảm bảo mức lương đủ sống.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiền công của người lao động làm thuê phi chính thức - So sánh với tiền lương tối thiểu vùng và lương đủ sống (Trường hợp người thu gom rác và thợ xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh)
g đó có 2 người lao động tạo thu nhập và 2 người phụ thuộc). Lương đủ sống = các khoản thuế và nộp bảo hiểm xã hội + lương đủ sống thực hưởng Theo nguyên tắc tính lương của người lao động so với lương đủ sống của Ankers: không tính lương tăng ca; tiền trợ cấp, phụ cấp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thu nhập của hộ gia đình Với đặc điểm của hộ gia đình có hai vợ/chồng cùng có việc làm, thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình là 11.601.776 đồng; trong đó thu nhập ở nhóm xây dựng cao hơn so với nhóm thu gom rác, mức chênh lệch hơn 7 triệu đồng (12.537.032 đồng/ tháng/hộ so với 19.814.270 đồng/ tháng/hộ). Mức thu nhập bình quân hộ gia đình thấp nhất là 4.500.000 đồng/ tháng/hộ; trong đó ở nhóm thu gom rác là 4.500.000 đồng/ tháng và nhóm xây dựng là 6.000.000 đồng/tháng (Bảng 1). Bảng 1. Thu nhập bình quân hộ gia đình theo tháng (đvt: đồng) Hộ gia đình người thu gom rác Hộ gia đình thợ xây dựng Tổng Số hộ 63 89 152 Thu nhập bình quân (tháng) 12.537.032 19.814.270 11.601.776 Tối thiểu 4.500.000 6.000.000 4.500.000 Tối đa 30.900.000 39.200.000 39.200.000 Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019. Hình 1. Cấu phần của lương đủ sống theo phương pháp Ankers Nguồn: Đỗ Quỳnh Chi, 2016. Chi phí thực phẩm đủ dinh dưỡng Chi phí thực nhà ở đạt tiêu chuẩn Các chi phí cần thiết khác Chi phí sinh hoạt cơ bản đạt tiêu chuẩn của một người TB Lƣơng đủ sống cho ngƣời lao động Quy mô hộ gia đình Số người đi làm trên 1 cặp vợ chồng Chi phí phát sinh ngoài kế hoạch TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 16 Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình (Bảng 2), thu nhập từ việc làm được thuê mướn chiếm chủ yếu, ở nhóm xây dựng 96% thu nhập của hộ gia đình là từ tiền công (19.005.056 đồng/tháng cho 2 người lao động); ở nhóm thu gom rác thì tỷ lệ thu từ tiền công chiếm 66% (8.300.000 đồng/ tháng/2 người lao động), 31% còn lại là từ việc nhặt và bán phế liệu (cũng gắn với công việc được thuê mướn); các nguồn còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 3%. Như vậy, hầu như thu nhập của hộ gia đình chỉ có từ một nguồn duy nhất là tiền công và các khoản khác liên quan (trong đó thu từ tiền công là khoản cố định hàng tháng; còn thu từ các hoạt động khác mang tính biến động, không ổn định). Điều này cho thấy, các khoản chi tiêu của gia đình đều phụ thuộc chủ yếu vào tiền công lao động được thuê mướn. 3.2. Chi tiêu hộ gia đình Chi tiêu của các hộ gia đình được nhóm thành các khoản chi tiêu chính như sau: chi phí nhà ở, chi phí dành cho lương thực thực phẩm, chi phí về chăm sóc sức khỏe, chi phí giáo dục, tiền gửi về quê, giải trí, quần áo, xăng xe đi lại và một số khoản khác. Chi tiêu bình quân hộ gia đình là 12.713.875 đồng/tháng, và mức độ chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm thu gom rác và xây dựng không quá lớn: ở nhóm thu gom rác là 12.169.651 đồng/tháng, nhóm xây dựng là 13.099.112 đồng/tháng (Bảng 3). Nếu so sánh giữa các dòng chi cho lương thực thực phẩm thì ở 2 nhóm lao động có sự khá tương đồng. Khoản gửi về quê ở nhóm xây dựng cao hơn so với nhóm thu gom rác bởi như đề cập ở quy mô hộ gia đình; tỷ lệ di cư hộ gia đình ở nhóm này thấp hơn nhóm thu gom rác; tức nhóm xây dựng thông thường di cư theo mô hình cha mẹ đi làm, con cái ở lại quê; nên có thể lý giải là số tiền gửi về quê cho con cái nhiều hơn. Bảng 2. Nguồn thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình Hộ gia đình người thu gom rác Hộ gia đình thợ xây dựng Thu nhập bình quân hộ gia đình (đồng) % Thu nhập bình quân hộ gia đình (đồng) % Tiền công 8.300.000 66 19.005.056 96 Phụ cấp, trợ cấp từ Nhà nước - 0 32.584 0 Kinh doanh, buôn bán, dịch vụ 95.238 1 224.719 1 Con cái/người thân cho 87.302 1 28.090 0 Bán ve chai, nhặt phế liệu 3.896.825 31 - 0 Người dân cho 152.381 1 - 0 Thầu xây dựng hỗ trợ - 0 46.067 0 Khác 5.286 0 477.753 2 Tổng 12.537.032 100 19.814.270 100 Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019. NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – TIỀN CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 17 Nếu chia chi tiêu hộ gia đình thành 3 nhóm chi tiêu cơ bản theo tiêu chí tính lương đủ sống của Ankers, thì cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình trong tháng sẽ bao gồm: chi cho lương thực thực phẩm chiếm 45%, chi cho nhà ở là 18% và 37% còn lại chi cho các khoản phi thực phẩm và nhà ở cần thiết khác. Cơ cấu chi tiêu (Biểu đồ 1) phản ánh đúng với đặc điểm nhóm lao động, chẳng hạn chi phí về nhà ở của nhóm thu gom rác cao hơn nhóm xây dựng bởi tỷ lệ người thu gom rác sống theo hộ gia đình tại TPHCM cao hơn nên chi phí dành cho nhà ở cũng cao hơn. Thu nhập và chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình (Biểu đồ 2) cho thấy tổng thu nhập bình quân hộ gia đình trong tháng đáp ứng đủ mức chi tiêu bình quân trong tháng; cũng có một tỷ lệ khá cao gửi tiết kiệm từ khoản chênh lệch này. Chẳng hạn ở nhóm xây Bảng 3. Các khoản chi tiêu cơ bản bình quân hàng tháng của hộ gia đình (đvt: đồng) Các khoản chi phí bình quân hàng tháng/hộ Hộ gia đình người thu gom rác Hộ gia đình thợ xây dựng Tổng Nhà ở 2.501.429 1.979.326 2.195.724 Lương thực, thực phẩm 5.592.857 5.559.551 5.573.355 Chăm sóc sức khỏe 298.302 278.989 286.993 Giáo dục 426.452 251.163 324.595 Gửi về quê 1.381.371 2.402.636 1.980.513 Giải trí 676.855 954.386 839.673 Quần áo 179.758 406.270 313.265 Khác 287.692 834.000 618.788 Xăng xe đi lại 146.032 163.636 156.291 Tổng chi 12.169.651 13.099.112 12.713.875 Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019. Biểu đồ 1. Cơ cấu chi tiêu bình quân hộ gia đình trong tháng phân theo tiêu chí tính lương đủ sống của Ankers Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019. Biểu đồ 2. Thu - chi hộ gia đình Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 18 dựng, có số chênh lệch thu chi khá lớn, gần 6,8 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm thu gom rác thì hầu như thu chỉ đủ chi. 3.3. Tiền công của lao động làm thuê phi chính thức trong so sánh với tiền lƣơng tối thiểu vùng Theo chính sách lương tối thiểu, tất cả người lao động tại TPHCM làm việc theo chế độ hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động được hưởng lương tối thiểu vùng I. Mức lương tối thiểu vùng này tăng dần qua các năm, từ năm 2015 là 3.100.000 đồng/tháng, năm 2017 tăng lên 3.750.000đồng/ tháng. Từ ngày 1/1/2018, theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP, hầu hết các quận huyện tại TPHCM đều áp dụng mức lương tối thiểu vùng I là 3.980.000 đồng/tháng, trừ huyện Cần Giờ thuộc vùng II có mức lương tối thiểu là 3.530.000 đồng/tháng. Từ ngày 1/1/2019 lương tối thiểu vùng I tăng lên 4.180.000 đồng/tháng. Trong tổng thu nhập từ việc làm, nếu chỉ tính tiền công, không tính khoản tiền làm ngoài giờ, tăng ca hay phụ cấp, thì tiền công bình quân của lao động thu gom rác là 4.351.048 đồng/ tháng/người và của người làm xây dựng là 8.768.051 đồng/tháng/người. So với mức lương tối thiểu năm 2019 là 4.180.000 đồng/tháng, thì tiền công bình quân của người làm thuê thu gom rác dân lập chỉ cao hơn khoảng 200.000 đồng, trong khi ngành xây dựng thì thu nhập cao hơn gấp đôi so với lương tối thiểu. Trong nhóm làm thuê thu gom rác dân lập, 60,3% có thu nhập từ 1.333.000 đồng/tháng đến 4.000.000 đồng/tháng; chỉ có tỷ lệ 39,7% từ 4.500.000 đến 10.000.000 đồng/tháng. Tức khoảng 60% người thu gom rác dân lập có tiền công được trả từ làm thuê dưới mức lương tối thiểu; tiền công thấp nhất của người làm thuê thu gom rác là 1.300.000 đồng/tháng và mức cao nhất là 10.000.000 đồng/tháng. Đối với nhóm xây dựng, tiền công từ việc làm được thuê cao hơn nhiều so với nhóm thu gom rác và so với mức lương tối thiểu. Biểu đồ 4 cho thấy, hầu hết là trên mức lương tối thiểu, mức tiền công thấp nhất là 1 triệu đồng/tháng (chỉ có 1 trường hợp), 3 triệu đồng/ tháng cũng chỉ có 1 trường hợp; mức tiền công của thợ xây d ựng phổ biến ở mức từ 9 triệu đồng đến 10 triệu đồng; mức tiền công cao nhất là 18 triệu đồng/tháng. Biểu đồ 3. Tiền công từ việc làm thuê của người thu gom rác so với đường mức lương tối thiểu (đvt: triệu đồng) Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019 NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – TIỀN CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 19 Kết quả khảo sát cho thấy, tiền công của nhóm lao động phi chính thức làm công ăn lương ở nghề thu gom rác dân lập thấp hơn so với chính sách lương tối thiểu vùng. Tiền công của nhóm lao đôṇg này do thị trường điều tiết. 3.4. Tiền công và lƣơng đủ sống của lao động làm thuê phi chính thức ở TPHCM Căn cứ vào phương pháp tính lương đủ sống của Ankers, dựa vào thu nhập cũng như chi tiêu của hộ gia đình, kết quả tính lương đủ sống của nhóm lao động làm thuê phi chính thức trong mẫu khảo sát như sau: Qua Bảng 4 chúng ta thấy, lương đủ sống của hộ gia đình thu gom rác dân lập là 6.032.642 đồng/tháng và của hộ Biểu đồ 4. Tiền công từ việc làm thuê của thợ xây d ựng so với đường mức lương tối thiểu (đvt: triệu đồng) Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019 Bảng 4. Các khoản chi phí cơ bản của hộ gia đình tiêu biểu và lương đủ sống (đvt: đồng) Hô ̣gia đình người thu gom rác Hô ̣gia đình thợ xây dựng Chi phí lương thực, thực phẩm 5.592.857 5.559.551 Chi phí nhà ở 2.501.429 1.979.326 Các khoản cần thiết khác (giáo dục, y tế, giải trí, hiếu hỉ, gửi về quê cho con) 3.396.462 5.291.080 Tổng các khoản chi phí 11.490.748 12.829.957 Chi phí dự phòng phát sinh (5%) 574.537 641.498 Tổng chi phí cơ bản cho hộ gia đình tiêu biểu (* ) 12.065.285 13.471.455 Lương đủ sống (** ) 6.032.642 6.735.727 Lương đủ sống thực hưởng (*** ) 6.032.642 6.735.727 (*) Hộ gia đình tiêu biểu là hộ gồm có 4 người (2 người lao động và 2 người phụ thuộc). (**) Lương đủ sống = tổng chi phí cơ bản cho hộ gia đình tiêu biểu/số người lao động trong hộ gia đình (ở đây là 2 người) =Tổng chi phí cơ bản cho hộ gia đình tiêu biểu/2. (***) Lương đủ sống thực hưởng = Lương đủ sống + các khoản thuế + Bảo hiểm xã hội. Trong nghiên cứu này, người lao động phi chính thức không nộp các khoản thuế và bảo hiểm xã hội. Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, tính toán dựa vào kết quả khảo sát tháng 7 - 8/2019 và cách tính lương đủ sống của Ankers. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 10 (266) 2020 20 gia đình thợ xây dựng là 6.735.727 đồng/tháng. So sánh tiền công thực nhận hiện nay với mức lương đủ sống được tính toán ở trên (xem Bảng 5) thì tiền công của nhóm thu gom rác dân lập chỉ đáp ứng được 72% so với mức lương đủ sống; với nhóm xây dựng thì tiền công khá cao so với mức lương đủ sống, cao hơn 30%. Như vậy, có thể xem nhóm thu gom rác dân lập thuộc nhóm dễ bị tổn thương, bởi tiền công chưa đáp ứng được mức lương đủ sống, và thi ếu hụt về an sinh xã hội (không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...), môi trường làm việc độc hại. Với kết quả trên, làm thế nào để đảm bảo tiền công của nhóm người thu gom rác dân lập đáp ứng được mức lương đủ sống ở TPHCM? Vấn đề này có thể được giải quyết ở nhóm lao động chính thức với sự điều tiết của mức lương tối thiểu vùng. Song, đối với nhóm lao động phi chính thức, trường hợp ở đây là nhóm người thu gom rác dân lập, vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ; cần được thúc đẩy để đảm bảo cuộc sống đàng hoàng, đảm bảo an sinh xã hội. 4. THAY LỜI KẾT Cho đến nay, mức tiền công của nhóm lao động làm thuê phi chính thức hầu như phụ thuộc vào bàn tay vô hình của thị trường điều tiết về tiền công lao động, chưa có sự can thiệp của nhà nước như là nhóm lao động chính thức. Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, theo chúng tôi, cần đưa nhóm lao động phi chính thức vào đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động và được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, để xây dựng những luận cứ khoa học mang tính thuyết phục cao về mối tương quan giữa tính phi chính thức của việc làm và tình trạng nghèo; tạo nền tảng cơ sở để xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng sống, đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm lao động phi chính thức, cần nghiên cứu sâu những vấn đề như: - Nghiên cứu phân khúc vị thế nghề nghiệp của nhóm lao động phi chính thức và ảnh hưởng của nó đối với sự khác biệt lớn về tình trạng nghèo (bao gồm nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều) của những người này. - Phân tích tương quan giữa tình trạng phi chính thức và nghèo, các yếu tố nghèo của lao động phi chính thức; cả nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều theo lát cắt phân khúc vị thế nghề Bảng 5. So sánh tiền công thực nhận và lương đủ sống ở TPHCM Hô ̣gia đình người thu gom rác Hô ̣gia đình thợ xây dựng Tiền công thực nhận bình quân 4.351.048 8.768.652 Lương đủ sống 6.032.642 6.735.727 Chênh lệch tiền công/lương đủ sống 72% 130% Nguồn: Nguyễn Thị Minh Châu, 2019. NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – TIỀN CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 21 nghiệp. Các nghiên cứu về lao động phi chính thức cần xác định rõ vị thế nghề nghiệp cụ thể trong từng phân khúc của lao động phi chính thức. - Nghiên cứu phạm vi rộng về tiền lương/tiền công của nhóm lao động làm thuê, làm công ăn lương trong mối tương quan so sánh với mức sống tối thiểu và lương đủ sống, nhằm xác định mức tiền lương/tiền công đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động làm thuê phi chính thức. Nghiên cứu này cần đặt trong mối tương quan giữa thu nhập từ việc làm phi chính thức với vi ệc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và gi ảm nghèo bền vững; trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp vận động chính sách hướng đến đảm bảo thu nhập đủ sống. - Xác định mức lương đủ sống của người lao động tại TPHCM; trên cơ sở đó thiết kế chính sách tiền lương của nhóm lao động phi chính thức làm công ăn lương, đáp ứng lương đủ sống tại TPHCM. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Đỗ Quỳnh Chi. 2016. Global Living Wage Series Vietnam - Urban Ho Chi Minh City. Báo cáo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động. Tháng 3/2016. 2. ILSSA. 2013. Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020. Xuất bản bởi GIZ. 3. Maurizio, Roxana. 2010. “Lao động phi chính thức và nghèo đói ở Châu Mỹ Latinh”, trong Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển. Hà Nội: Nxb. Tri thức. 4. Nguyễn Thị Minh Châu. 2019. Tiền công của người lao động làm thuê phi chính thức tại TPHCM: So sánh với tiền lương tối thiểu vùng và lương đủ sống. Báo cáo đề tài cấp Viện. 5. Oxfam. 2018. Tiền lương không đủ sống và hệ lụy - Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu. 6. Tổng cục Thống kê và ILO. 2016. Báo cáo lao động phi chính thức 2016. Hà Nội: Nxb. Hồng Đức. 7. Viện Khoa học Thống kê. 2010. Tổng quan về kết quả điều tra thống kê khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và một số khuyến nghị về quản lý thông tin thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo kết quả nghiên cứu.
File đính kèm:
- tien_cong_cua_nguoi_lao_dong_lam_thue_phi_chinh_thuc_so_sanh.pdf